Thực hiện đúng quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO giúp mỗi doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hoàng hóa cam kết, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản xuất hàng hóa tuân thủ đúng các quy định và yêu cầu của quốc gia nhập khẩu.
Bởi thế việc nắm rõ quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO là vô cùng quan trọng, thực hiện chuẩn quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian thông quan hàng hóa, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Dưới đây TACA sẽ gửi đến quý doanh nghiệp bài viết chi tiết nhất về quy trình khai báo và cấp giấy CO chính xác!
Quy trình khai báo cà cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO
Quy trình khai báo cà cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO
Việc nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO của Doanh nghiệp (doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân cho tổ chức cấp CO) và việc trả kết quả xử lý hồ sơ cho Doanh nghiệp sẽ được thực hiện trên hệ thống COMIS.
Cấp lần đầu
– Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ thương nhân, gồm kỹ năng quản lý nhân sự:
+ Bản sao ĐKKD
+ Đơn xin cấp CO (theo mẫu VCCI)
+ Danh sách người đại diện ký HS CO (theo mẫu VCCI)
+ Danh sách người được ủy quyền ký HS CO (theo mẫu VCCI)
– VCCI xét duyệt HS và sẽ cấp cho doanh nghiệp một tài khoản đăng nhập trực tuyến và mã đăng nhập (mặc định là MST của doanh nghiệp)
– Doanh nghiệp khai báo qua web: covcci.com.vn sau khi có thông tin đăng nhập
Cấp lần 2: Doanh nghiệp đăng nhập vào web và khai báo trực tuyến
– Hồ sơ xin cấp CO mẫu gồm: mẫu 08- MST (thông tư 95/2016/TT-BTC)
+ Đơn xin cấp CO trực tuyến 1 bản
+ Mẫu CO bản gốc 1 bản
+ Bảng giải trình tiêu chí xuất xứ 1 bản
+ Mẫu CO bản sao 4 bản
+ Hóa đơn thương mại bản gốc 1 bản
+ Chi tiết đóng gói bản gốc 1 bản
+ Vận đơn bản sao 1 bản
+ Tờ khai bản sao 1 bản
Giấy tờ khác nếu có 1 bản sao (mang bản gốc đối chiếu) như: hóa đơn đỏ, xác nhận làng nghề, quy trình sản xuất, bảng kê nguyên phụ liệu mã hs code là gì
Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ phải có chữ ký trực tiếp và dấu, những giấy tờ bản sao thì phải có dấu sao y bản chính và chữ ký + dấu đỏ của công ty
Bước 1: Khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO
– Doanh nghiệp khai báo hồ sơ trên hệ thống Comis gồm:
1. Scan các file đính kèm bao gồm:
+ Hoá đơn thương mại;
+ Tờ khai hải quan xuất khẩu;
+ Định mức sử dụng nguyên phụ liệu;
+ Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra.
+ Hóa đơn mua bán và tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào.
2. Lưu ý về định dạng và dung :
+ Định dạng: .doc, .xlsx, .jpeg, .png, .rar, …
+ Dung lượng tối đa: không quá 10mb
Bước 2: Tự động cấp số
– Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống Comis.
+ Tiếp nhận số: Hệ thống doanh nghiệp tiếp nhận số để tiếp tục các bước tiếp theo.
+ Sửa hồ sơ: Doanh nghiệp có thể sửa đổi hồ sơ trước khi nhận được xác nhận xử lý từ chuyên viên VCCI.
Bước 3: Gửi hồ sơ
– Sau khi hoàn thiện, doanh nghiệp gửi hồ sơ CO đã khai báo lên hệ thống.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ
– Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống doanh nghiệp.
Bước 5: Xét duyệt hồ sơ
– Chuyên viên VCCI thực hiện xem xét hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ: chuyển sang bước 6.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ: chuyển sang bước 7.
Bước 6: Từ chối hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ CO không đủ điều kiện, chuyên viên VCCI sẽ “từ chối hồ sơ” và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin.
– Yêu cầu nhập: Lý do từ chối.
– Quy trình sau khi hồ sơ bị từ chối:
+ Nhận Thông báo từ chối hồ sơ: Doanh nghiệp nhận Thông báo từ chối từ hệ thống VCCI và thực hiện bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu ở bước 6.
+ Bổ sung, chỉnh sửa thông tin: Doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu, sau đó gửi lại hồ sơ. Quy trình quay trở lại bước 3 để gửi lại hồ sơ sau khi đã bổ sung thông tin.
Bước 7: Duyệt cấp:
– Khi hồ sơ CO đầy đủ và đạt yêu cầu, chuyên viên VCCI sẽ xem xét và duyệt cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO cho doanh nghiệp.
Bước 8: Ký và đóng dấu trên form C/O
– VCCI sẽ thực hiện ký và đóng dấu trên form CO và trả lại cho doanh nghiệp.
– Trường hợp Cấp lần đầu
+ Đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử và tài khoản tham gia hệ thống cấp C.O – ecosys
+ Mua bộ chữ ký điện tử
– Bộ hồ sơ xin cấp CO gồm:
+ Tờ khai hải quan
+ Vận đơn
+ Bảng kê hàm lượng cấu thành sản phẩm
+ Hóa đơn và chi tiết đóng gói tự học kế toán thuế
Bước 1: Đăng nhập vào trang web http://www.ecosys.gov.vn/Homepage/HomePage.aspx.
Bước 2: Thực hiện khai báo giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tuyến trên hệ thống.
Bước 3: Tải lên hệ thống các hồ sơ cần thiết.
Bước 4: Trình ký bằng bộ chữ ký số.
Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa hồ sơ nếu cần thiết.
Bước 6: Hoàn thành quá trình khai báo và hồ sơ được duyệt.
Bước 7: Mang hồ sơ gốc đến phòng Quản lí Xuất nhập khẩu. Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác, sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C.O) gốc theo form tương ứng.
1. Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.
– Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn
+ Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
+ Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;
+ Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy.
– Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy;
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ.
– Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện, thời gian trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 24 giờ làm việc kể từ khi cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư.
2. CO cấp sau
– CO được phép cấp sau ngày xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp sau:
+ CO không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do lỗi hoặc thiếu sót khách quan và lý do hợp lệ khác.
+ Nhà xuất khẩu chứng minh với cơ quan có thẩm quyền về việc CO đã được cấp nhưng bị từ chối tại thời điểm nhập khẩu do lỗi kỹ thuật.
+ Cảng đến cuối cùng của hàng hóa chưa xác định được tại thời điểm xuất khẩu và chỉ xác định được trong quá trình hàng hóa đang vận chuyển, lưu kho hoặc sau khi chia nhỏ lô hàng.
– Để được cấp CO sau ngày xuất khẩu hàng hóa, nhà xuất khẩu ghi ngày, nơi xuất khẩu hàng hóa và nêu rõ lý do trên đơn đề nghị cấp CO.
– CO cấp sau thể hiện tại Ô số 7 nội dung bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROSPECTIVELY”.
3. CO cấp lại
– Trong trường hợp CO bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp lại CO dựa trên hồ sơ lưu tại cơ quan, tổ chức cấp CO.
– CO cấp lại thể hiện tại Ô số 7 nội dung bằng tiếng Anh: “DUPLICATE”.
– CO cấp lại thể hiện ngày cấp của CO bản gốc và có hiệu lực tính từ ngày cấp CO bản gốc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa ngày 08/03/2018, thương nhân tiến hành khái báo cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo trình tự sau:
Thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa khai báo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo biểu mẫu điện tử sẵn có trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền. Mã HS của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã HS của nước xuất khẩu. Trường hợp mã HS của nước xuất khẩu khác với mã HS của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã HS của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.
Trên thực tế, thương nhân thực hiện xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng nhiều hình thức khác nhau, do đó, với mỗi trường hợp cụ thể, sẽ có một quy trình cấp giấy chứng nhận khác nhau. Cụ thể như sau:
a.Trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được Bộ Công Thương ủy quyền.
Đối với trường hợp này, quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện như sau: thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, trong thời hạn 6 ngày làm việc cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân. Khi đã nhận được thông báo hợp lệ của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng xuất xứ hàng hóa, thương nhân tiến hành nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 (Nghị định 31/2018/NĐ-CP) và mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh dưới dạng bản giấy đến cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày những được bản giấy hợp lệ đối với hai loại giấy tờ nói trên thì cơ quan ccos thẩm quyền trả kết quả giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng bản giấy cho thương nhân.
Đối với trường hợp này, hiện nay đã được hướng dẫn cụ thể tại khoản 2, Điều 16 Nghị đính số 31/2018/NĐ-CP như sau:
“a) Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử. Các chứng từ này phải được thương nhân xác thực bằng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bản giấy của các chứng từ này không cần phải nộp lại cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo trên hệ thống kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân;
c) Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy”.
b.Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trực tiếp tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Quy trình cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp này được thực hiện theo các bước sau đây:
– Thương nhân nộp các chứng từ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng bản giấy. Do nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Vì vậy bắt buộc thương nhân phải nộp bằng bản giấy.
– Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trả kết quả cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đầy đủ và hợp lệ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và xác nhận hồ sơ đã đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
c.Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua bưu điện.
Đây là hình thức trên thực tế hiện nay rất ít người sử dụng. Chủ yếu các thương nhân sẽ lựa chọn hình thức đăng kí qua trực tuyến. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp thương nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện, sau khi được bộ hồ sơ hợp lệ của thương nhân, sau 24 giờ làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân.
Lưu ý rằng, việc xác định ngày gửi, ngày cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo con dấu ngày gửi có trên bưu phẩm.
d.Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không rõ ràng, không chứng minh được hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận về chuyển tải, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp trước đó.
Trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa rõ ràng, không chứng minh được hành hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ, có dấu hiệu gian lận… Lúc này, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành việc kiểm tra hồ tại cơ sở sản xuất. Theo quy định của pháp luật, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ của hàng hóa hiện được quy định tại Điều 28 nghị định số 31/2018/NĐ-CP như sau:
“1. Bộ Công Thương hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân trong các trường hợp sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Bộ Công Thương cấp hoặc do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp hoặc do thương nhân tự chứng nhận xuất xứ theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu;
b) Phối hợp kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này không được chấp nhận;
c) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân trước khi được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân đề nghị tham gia tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước khi xem xét việc cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
d) Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân sau khi được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân sau khi phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
đ) Chủ trì cùng các cơ quan hữu quan trong nước, phối hợp với các cơ quan chức năng Điều tra của nước nhập khẩu để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
2.Bộ Tài chính hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan trong các trường hợp sau:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa khai báo đúng xuất xứ. Trong trường hợp có nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, Bộ Tài chính thông báo với Bộ Công Thương để phối hợp trong việc chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
– Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu;
– Gửi yêu cầu kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu một cách ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính chính xác của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tính xác thực của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa thuộc diện nghi ngờ;
– Thành lập đoàn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất của thương nhân nước xuất khẩu theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong trường hợp không chấp nhận kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Bộ Công Thương để phối hợp.”
Sau khi kiểm tra xác minh xong, nếu hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hợp lệ, đúng theo quy định của pháp luật, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thương nhân đã đề nghị.
Trên đây TACA đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp toàn bộ quy trình khai báo và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO từ đó nêu ra chi tiết các bước thực hiện giúp doanh nghiệp khai báo và xin cấp giấy CO tại VCCI và Bộ Công thương cũng như các quy định hiện hành tại Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Từ đó, góp phần giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trên con đường hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên để thực sự hoàn thiện giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO chính xác và có lợi cho doanh nghiệp lại là điều vô cùng khó khăn do quy trình xin cấp CO khá phức tạp đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần nhanh nhạy trong việc am hiểu và tuân thủ đồng thời nhiều quy định biến động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thu thập và các minh chính xác các thông tin trong chuỗi cung ứng, từ đó, hợp tác linh hoạt giữa các nhà cung cấp với đối tác kinh doanh và các bên liên quan nhằm kiếm soát tối ưu các rủi ro gian lận cũng như chi phí và thời gian một cách hợp lý.
Hiểu được những khó khăn đó, TACA hân hạnh giới thiệu đến quý doanh nghiệp dịch vụ rà soát CO theo liên kết dưới đây:
Hoặc vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911