Dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sau thông quan – Xoáy sâu vào thực trạng từng DN từ để bóc tách và xử lý tận gốc từng rủi ro “tiềm ẩn” trong mỗi DN xuất nhập khẩu thông qua 3 giai đoạn khép kín trước – trong – sau kiểm tra.
Lúc DN xử lý triệt để mọi chênh lệch/ sai sót trong số liệu, thông tin hải quan một cách “nhất quán” và hợp thức hóa theo “đúng” quan điểm của đơn vị Hải quan. Cũng là lúc DN nắm trọn trong tay 92% thành công – 8% còn lại phụ thuộc vào năng lực tham vấn của DN >>> Hoặc DN có thể giải phóng 100% áp lực trên theo cách tiết kiệm nguồn lực hơn mà vẫn đảm bảo vừa tăng tốc dòng chảy, vừa giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn trong dài hạn.
Với kinh nghiệm gần 2 thập kỷ thực chiến cùng đội ngũ tập đoàn đa quốc gia, làm việc cùng nhiều cục Hải quan lớn và hỗ trợ hơn 500++ DN hàng đầu giải trình chênh lệch – giảm thiểu số thuế bị truy thu (lên đến trăm tỷ đồng). TACA nhận thấy: “Năm 2024, 2025 sẽ là năm bùng nổ mạnh mẽ của nhiều cuộc kiểm tra sau thông quan cả về “số lượng” cũng như mức độ “nghiêm ngặt” do ảnh hưởng của Covid, suy thoái kinh tế toàn cầu và sự dịch chuyển của nhiều DN FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm hưởng lợi từ hiệp định FTA.
Nguy hiểm hơn, theo thống kê của Tổng Cục Hai quan cho thấy tỷ lệ DN vi phạm các cuộc Kiểm tra sau thông quan đạt “báo động” khi chiếm đến 91% các cuộc kiểm tra sau thông quan trong những năm gần đây.
Thực tế cho thấy, phần đa các DN khi tham gia vào quá trình kiểm tra sau thông quan, thường tập trung quá nhiều vào việc đẩy nhanh tốc độ “thông quan” mà vô tình lờ đi việc kiểm định hồ sơ, chứng từ. Điều này đồng nghĩa với việc họ quên mất rằng: “Bất cứ lúc nào cơ quan Hải quan cũng có thể “gõ cửa” doanh nghiệp để thực hiện hậu kiểm, khi ấy doanh nghiệp mới “tá hỏa” tìm đường lui thì mức phạt đã lên đến cả TỶ ĐỒNG, thậm chí nhiều DN bị “phá sản” do số tiền phạt quá lớn.
– Truy thu thuế, phạt hành chính 20%, phạt chậm nộp 0,03%/ ngày.
– Giảm mức độ “uy tín” trong danh sách tuân thủ hải quan khiến DN bị tạm dừng thông quan, liên tục rơi vào luồng đỏ hoặc bị đình chỉ chế độ doanh nghiệp ưu tiên…
Những điều trên ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ nhập – xuất khẩu và sản xuất của DN. Từ đó, làm giảm lợi thế cạnh tranh và vị thế của DN trên thị trường quốc tế. Hoặc dẫn tới phải đóng cửa tạm dừng kinh doanh vì không thể xuất – nhập được hàng hoá.
1. Thực trạng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung:
Hòa cùng tốc độ toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, số lượng hàng hóa lưu chuyển qua cửa khẩu hải quan gia tăng chóng mặt, tạo sức ép rất lớn lên cơ quan Hải quan:
Cách đây 20 năm quá trình xuất khẩu của Việt Nam đi lên từ 30 tỷ lên 700 tỷ (2022) – gấp 23,33 lần.
Không những thế việc trì hoãn kiểm tra sau thông quan trong 3 năm qua đã thâm hụt nghiêm trọng vào ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng Cục Kiểm tra sau thông quan “ráo riết” tiến hành thanh tra “nhiều hơn” và “sát sao” hơn. Nhiều cuộc kiểm tra sau thông quan vào cuối năm 2023 được lùi sang đầu năm 2024:
2. Đơn vị thứ ba (Logistics, cung cấp nguyên vật liệu, tư vấn dịch vụ Hải quan kém chất lượng và đôi khi là cơ quan hải quan nơi DN mở tờ khai)
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang trong tình trạng “báo động đỏ” về hồ sơ sổ sách chứng từ khi đặt toàn bộ công tác chuẩn bị và thực hiện triển khai thủ tục hải quan cho các đơn vị thứ 3 mà không hề rà soát lại hoặc không có khả năng rà soát lại tính chính xác của các thông tin trên hồ sơ, chứng từ Hải quan của doanh nghiệp mình.
3. Chính DN (nhân sự và nội bộ DN xuất nhập khẩu)
Mặc dù xuất nhập khẩu là ngành nghề rất “HOT” và tồn tại vài thập kỷ, tuy nhiên nhân sự chất lượng trong ngành này lại “tương đối hiếm”. Cụ thể:
+ Nhân sự phòng xuất nhập khẩu: không nắm vững kiến thức chuyên môn (từ thông số kỹ thuật và bản chất hàng hóa của DN mình đến các quy định pháp luật hải quan mới nhất) để phục vụ cho quá trình chuẩn bị, triển khai và rà soát toàn bộ hồ sơ chứng từ Hải quan. Hơn nữa, việc luân chuyển công tác/ đổi nghề giữa chừng của nhân viên phụ trách phòng xuất nhập khẩu trong vòng 5 năm khiến DN gặp khó khăn trong việc kiểm soát và theo dõi dữ liệu hàng hóa của DN.
+ Nội bộ doanh nghiệp xuất nhập khẩu: lỏng lẻo dẫn đến thiếu “nhất quán” trong thông tin kê khai giữa các phòng ban (kho – kế toán – xuất nhập khẩu), giữa nơi xuất xứ – nhập khẩu – xuất khẩu, giữa các lần kê khai.
Nguy hiểm hơn, sự yếu kém trong nhân sự và tổ chức nội bộ doanh nghiệp cũng có thể gây ra những sai sót nghiêm trọng như: Khai sai/ không đồng nhất mã HS Code/ đơn vị tính/ số lượng hàng hóa/mã loại hình của nguyên vật liệu và thành phẩm .. giữa các phòng ban; không phân tách rõ ràng nguồn gốc nguyên vật liệu, định mức thực tế không phản ánh rõ tình hình sản xuất, không ghi nhận thông tin tiêu hủy phế liệu phế phẩm, vật tư dư thừa trên biên bản/giám sát hải quan; và nhiều sai sót khác (xuất giao gia công, xuất chờ hủy, nhập bù/trả NVL cho NCC, không mở tờ khai; Mở tờ khai sai loại hình; Ghi nhận vật tư tiêu hao và vật tư đóng gói vào tài khoản đầu 632/ 642…)
– Rà soát và đối chiếu hồ sơ chứng từ theo biên độ (tháng, quý,..), bao gồm:
+ Kiểm tra, đối chiếu số lượng thực tế nhập kho, xuất kho với chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu, khai bổ sung tờ khai sau thông quan theo số lượng thực tế Nhập – Xuất kho;
+ Đối chiếu số liệu kiểm kê theo quý, tìm nguyên nhân chênh lệch. Theo dõi chi tiết riêng cho từng loại hình, tách số liệu kho chứng từ và kho vật lý để quan lý, chuyển đổi loại hình trước khi sử dụng NVL miễn thuế không đúng mục dích ban đầu;
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu khai báo trên tờ khai hải quan XNK và các sổ sách hạch toán theo dõi của bộ phận kế toán kho, tìm nguyên nhân chênh lệch, xử lý chênh lệch;
+ Kiểm tra đối chiếu nguyên liệu tự cung ứng đối với những loại nguyên liệu phải chịu thuế xuất khẩu, quy đổi và khai báo.
Đồng thời, doanh nghiệp cần nhìn nhận bao quát lại toàn bộ năng lực của nhân sự phòng xuất nhập khẩu và bộ máy vận hành nội bộ phòng xuất nhập khẩu nhằm:
+ Nâng cao chuyên môn của nhân sự và quản lý phòng xuất nhập khẩu qua các buổi tập huấn nghiệp vụ, và;
+ Thiết lập được hệ thống phần mềm chung, kết nối các phòng ban liên quan, giảm thiểu các lỗi phát sinh từ chênh lệch ghi nhận số liệu, đơn vị, bảng mã,… cũng như hỗ trợ công tác rà soát và đối chiếu;
Hoặc nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực từ các chuyên gia, đơn vị tư vấn chất lượng/ chuyên nghiệp / có chuyên môn và kỹ năng thực chiến cao hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ mọi vướng mắc trong quá trình kiểm tra sau thông quan.
Hiểu rõ trở ngại và áp lực của doanh nghiệp trước các cuộc hậu kiểm, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực Hải quan TACA mang đến cho bạn giải pháp “Dịch vụ hỗ trợ kiểm tra sau thông quan” với những bước đi mang tính “Đột phá” trong công tác rà soát trước – trong – sau Kiểm tra sau thông quan. TACA xoáy sâu vào thực trạng từng DN từ đó bóc tách và xử lý tận gốc từng rủi ro “tiềm ẩn” trong mỗi DN xuất nhập khẩu thông qua BỘ CÔNG CỤ VÀNG:
1. Rà soát trước kiểm tra sau thông quan (Pre-PCA) – nâng cao năng lực cốt lõi thúc đẩy DN thăng hạng cấp độ DN trong danh sách tuân thủ hải quan
– Quản lý rủi ro để luôn chủ động đón đầu mọi thay đổi liên lục về quy định Hải quan tác động lên hệ thống nội bộ/ phòng ban xuất nhập khẩu của DN.
– Soát xét trước hậu kiểm từ đó tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp hỗ trợ DN giải trình chính xác, hiệu quả sự chênh lệch giữa hồ sơ hải quan, sổ sách kế toán và thực tế với đơn vị Hải quan;
– Khám xét, vạch rõ các vấn đề còn tồn tại trong DN nhằm cải tổ hệ thống, chất lượng dữ liệu, tăng cường thông suốt và minh bạch giữa các phòng ban: Kế toán, XNK, Kho, Kỹ Thuật;
– Đánh giá tình hình tuân thủ hải quan hiện tại, ước tính rủi ro thuế (nếu có);
– Hỗ trợ DN chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, soát xét lại dữ liệu trước khi cung cấp cho cơ quan Hải quan;
– Nâng cao hiệu quả quản lý, ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế và vi phạm luật hải quan (nếu có);
2. Trong quá trình kiểm tra sau thông quan (On-site PCA) – giảm bớt gánh nặng cho nhân sự phòng xuất nhập khẩu nhờ tận dụng thế mạnh vượt trội của TACA
– Rà soát các thông tin và dữ liệu để hỗ trợ cho vấn đề hiện tại của DN;
– Nghiên cứu các luật, quy định hiện hành, công văn và tiền lệ hải quan để tư vấn cho DN các giải trình về mặt kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu hoặc chất vấn của đoàn kiểm tra hải quan;
– Soát xét biên bản làm việc theo ngày, đưa ra các ý kiến về rủi ro tiềm ẩn liên quan tới những phát hiện của đoàn kiểm tra hải quan; làm việc cùng DNDN để ước lượng rủi ro thuế tiềm ẩn, nếu cần thiết;
– Đề xuất và kiến nghị các kế hoạch/phương pháp/chiến lược trong quá trình kiểm tra;
– Tham gia (các) cuộc họp làm việc với cơ quan hải quan để hỗ trợ Công ty giải trình, làm rõ các yêu cầu, vấn đề của cơ quan hải quan (nếu được yêu cầu)
3. Hỗ trợ khiếu kiện, kiến nại (Customs controversy) – Bảo vệ tối đa lợi ích của DN trước vòng xoáy lao lý (nếu được yêu cầu).
– TACA nghiên cứu sâu trường hợp tương tự để đưa ra lời khuyên/cách tiếp cận chiến lược nhất nhằm đảm bảo quy trình khiếu nại của DN hiệu quả và thành công.
– Hỗ trợ DN lấy ý kiến làm rõ/xác nhận bằng công văn với Tổng Cục Hải Quan về một số biện pháp xử lý hải quan khi có bất kỳ trường hợp không chắc chắn nào trong việc áp dụng/diễn giải quy định hải quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN.
Trước cuộc cạnh tranh khốc liệt của các đơn vị xuất nhập khẩu nhằm hướng đến và giữ vững vị thế DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN. Bất cứ DN nào cũng hiểu sâu sắc việc: “An toàn vượt qua cánh cửa Kiểm tra sau thông là mấu chốt quan trọng nhất quyết định mức độ tuân thủ và vị thế của mỗi DN.” Vì vậy, hãy trang bị đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp ngay hôm nay để an tâm nâng hạng cấp độ DN, sẵn sàng chinh phục mọi lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Giải pháp TIẾT KIỆM tiền THUẾ nhiều nhất có thể cho mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tối ưu các nghiệp vụ hải quan. TACA còn đưa đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát và chi tiết nhất về tình trạng hiện tại của hệ thông nội bộ của danh nghiệp từ đó thảo luận với ban giám đốc nhằm đưa ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như những rủi ro và cơ hội trong lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động.
Đồng thời, các chuyên gia hàng đầu của TACA sẽ đưa ra lời khuyên và kiến nghị giúp ban giám đốc có được quyết định và đưa ra những chính sách rà soát trước kiểm tra sau thông quan nhằm tối ưu hóa toàn bộ hồ sơ chứng từ Hải quan, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa số thuế phải nộp và đảm bảo tuân thủ pháp luật Hải quan thường xuyên cũng như thuận lợi xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả nhất.
TACA hỗ trợ doanh nghiệp từ các ngành nghề và quy mô khác nhau; đồng thời, với kinh nghiệm thực tiễn trong việc xử lý các tình huống hải quan khác nhau qua đó cung cấp kiến thức – kỹ năng – mối quan hệ toàn diện về dịch vụ hải quan mang đến cho mọi DN xuất nhập khẩu gói dịch vụ giá trị nhất đáp ứng tối đa kỳ vọng và mong muốn của doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia thực chiến của TACA đều đảm bảo:
+ Kinh nghiệm làm việc với các cục Hải quan lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Bình Dương, Bắc Giang, … cũng như Tổng cục Hải quan;
+ Kinh nghiệm làm việc với các đội ngũ của các tập đoàn đa quốc gia;
+ Kinh nghiệm tư vấn đa ngành cho các DN hàng đầu trong lĩnh vực: ô tô, xe máy, điện tử, điện thoại, linh kiện, F&B, dược, thiết bị y tế, …
+ Kinh nghiệm thu thập thông tin, phân tích và đưa ra ý kiến chuyên gia chuyên sâu nhằm trao đổi với ban điều hành / bộ phận xuất nhập khẩu các vấn đề liên quan đến điều chỉnh trị giá ảnh hưởng trị giá hải quan.
Đội ngũ chuyên gia của TACA với 15 năm kinh nhiệm, từng làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia đã phục vụ cho những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam “tiết kiệm” ước tính lên đến cả TRĂM TỶ ĐỒNG. Điển hình cho sự hợp tác này có thể kể đến:
+ TACA hỗ trợ doanh nghiệp hàng không nội địa số 1 Việt Nam truy thu ước tính hơn 30 tỷ
+ TACA hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất máy in hàng đầu thế giới giải trình truy thu ước tính 70 tỷ,
+ TACA hỗ trợ doanh nghiệp ô tô hàng đầu thế giới có mặt ở Việt Nam giải trình truy thu ước tính 100 tỷ;
+ TACA hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xe máy giải trình truy thu ước tính 700 tỷ,…
TACA cam kết hỗ trợ mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
– Đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm lâu năm: TACA cung cấp đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Họ là những chuyên gia được tuyển chọn kỹ lưỡng với đầy đủ kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm thực chiến trong nước và quốc tế nhằm hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp mọi vấn đề liên quan đến hải quan đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu doanh nghiệp và tuân thủ mọi quy định pháp luật hải quan hiện hành. Bên cạnh đó, chuyên gia của chúng tôi rất am tường về thị trường Việt Nam và quốc tế từ đó tháo gỡ triệt để mọi khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.
– Hỗ trợ trước – trong và sau dịch vụ: TACA cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp đánh giá rà soát lại hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán lưu trữ tại nội bộ DN từ đó đưa ra đề xuất cải tiến tốt nhất phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mà vẫn tuân thủ pháp luật Hải quan hiện hành. Đồng thời, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp trang bị đầy đủ hồ sơ chứng từ chứng minh tính chính xác của các thông tin hải quan trước mọi cuộc tham vấn giá.
– Chính xác: TACA đảm bảo hỗ trợ DN nghiên cứu thị trường từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất cách thức triển khai thông tin hải quan trên hồ sơ chứng từ một cách minh bạch, rõ ràng đảm bảo tính phù hợp nhất với pháp luật hiện hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng mọi ưu đã thuế quan và hiệp định thương mại tự do FTA. Góp phần, nâng cao năng lực chuyên môn nhân sự, hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh tối đa mọi rủi ro và an toàn thoát khỏi “vòng xoáy” kiện tụng với cơ quan Hải quan.
– Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm chi phí tuyển dụng, đào tạo nhân sự. Tối ưu thời gian, chi phí khi doanh nghiệp làm việc với đơn vị hải quan từ đó mang lại giá trị tốt nhất giúp doanh nghiệp yên tâm, ưu tiên dồn mọi nguồn lực cho việc sản xuất và thương mại quốc tế.
– Nhanh chóng & kịp thời: Bám sát thực tiễn hoạt động rà soát hàng hóa, chứng từ và sổ sách kế toán để kịp thời đề xuất phương án hiệu quả, toàn diện, nhanh chóng. Đồng thời, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình tổng hợp, đánh giá, xác định trị giá hải quan và tham vấn với đơn vị Hải quan.
– Bảo mật: TACA cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng.
Giai đoạn 1: Tiền phỏng vấn nhu cầu khách hàng
+ Phỏng vấn nhu cầu khách hàng
+ Phỏng cấn về nhu cầu, vướng mắc của khách hàng.
Giai đoạn 2: Thương thảo về hạng mục công việc trong Dịch vụ tư vấn hải quan và hợp đồng
– Sau khi năm bắt được nhu cầu, cũng như quy mô, và ước tính khối lượng công việc, TACA sẽ gửi Thư chào dịch vụ bao gồm:
+ Chi tiết hạng mục công việc và sản phẩm TACA sẽ bàn giao;
+ Thời gian cung cấp dịch vụ tư vấn hải quan ước tính;
+ Đội ngũ nhân sự tham gia;
+ Giá dịch vụ rà soát và xác định trị giá hải quan.
– Khách hàng có thể dựa vào hạng mục công việc nhằm yêu cầu điều chỉnh mức phí phù hợp.
Giai đoạn 3: Thực hiện hạng mục Dịch vụ hải quan
– TACA sẽ gửi các tài liệu cần cung cấp để thực hiện soát xét cho doanh nghiệp
– Tùy từng loại hình dịch vụ, TACA sẽ:
+ Phỏng vấn/ xin chứng từ tại thực địa của doanh nghiệp (3 – 5 ngày. tùy vào phạm vi hợp đồng);
+ Các buổi trao đổi, làm rõ thêm về vấn đề với doanh nghiệp qua các hình thức trực tuyến (team, meeting, calls)
+ Dựng các Working papers tương ứng với phạm vi dịch vụ.
Giai đoạn 4: Lên kế hoạch thực hiện dịch vụ phù hợp tình hình từng doanh nghiệp. Tập trung giải quyết tận gốc các vấn đề tồn tại, đưa ra lộ trình triển khai cụ thể và ứng dụng ngay vào doanh nghiệp.
– Sau khi đã hoàn thành soát xét, TACA sẽ gửi bản Dự thảo Báo cáo để các tầng cán bộ chuyên môn của doanh , bao gồm các thông tin:
+ Vấn đề tìm được;
+ Căn cứ pháp lý;
+ Rủi ro thuế ước tính;
+ Khuyến nghị.
– Bản báo cáo chính thức sẽ được thuyết trình trực tiếp với ban quản trị tại doanh nghiệp
Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ dàng vượt qua được “vòng xoáy hải quan”, TACA đề xuất một số giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp rà soát, cải tiến và phát triển bền vững như:
– Quán triệt lại toàn bộ tư tưởng, tác phong, kỷ luật làm việc của bộ phận xuất nhập khẩu từ quản lý đến toàn thể công nhân viên về tầm quan trọng và cần thiết của việc am hiểu và tuân thủ pháp luật Hải quan Việt Nam, qua đó cần cẩn trọng và làm việc theo đúng những quy chuẩn doanh nghiệp đặt ra.
– Triển khai các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn hỗ trợ nhân sự nâng cao và tự nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự phát triển và biến động không ngừng của thị trường và pháp luật hải quan. Từ đó đẩy mạnh, nâng cao tính tự học của mỗi nhân sự trong doanh nghiệp. Đảm bảo cam kết mọi nhân sự trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều hiểu chính xác luật hải quan cũng như các đặc điểm riêng biệt của hàng hóa doanh nghiệp cũng như hàng hóa tương đương trên thị trường.
– Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại nhằm số hóa mọi chứng từ, hồ sơ hải quan giúp doanh nghiệp giảm bớt sức người và thời gian tìm kiếm thông tin hải quan, qua đó gia tăng tính chính xác và hiệu quả cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp.
– Đảm bảo tính ổn định và đồng nhất về mặt nhân sự của doanh nghiệp trong dài hạn, hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp vướng mắc và khó khăn tạm thời nhằm giữ chân và chiêu mộ nhiều nhân sự có kiến thức chuyên môn cao.
– Tạo ra “bộ quy” được thống nhất rõ ràng về quy ước thông số kỹ thuật, cách tính, cách lưu trữ sổ sách chứng từ, cách thức kê khai thông tin hải quan trên chứng từ… hỗ trợ doanh nghiệp đồng thất số liệu giữa các phòng ban xuất nhập khẩu – kho – kế toán – quản lý sản xuất.
– Đối với bảng BOM – Bill of Materials, doanh nghiệp cần chú trọng cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng từ thông tin (nguyên vật liệu, số lượng, đơn vị đo, và các thông số kỹ thuật khác) đến cách tính toán tỷ lệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm tài liệu chứng minh tính chính xác và hợp pháp của hồ sơ hải quan trước pháp luật.
– Đối với các hồ sơ, tài liệu chứng minh tính chính xác của các thông tin trên chứng từ hải quan, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ, minh bạch và được lưu trữ (tối thiếu 5 năm).
– Đồng thời, mọi thông tin về hồ sơ hải quan và các thông tin hải quan của doanh nghiệp cũng cần được rà soát , đối chiếu và kiểm tra thường xuyên theo biên độ (quý, năm) nằm đảm bảo sự thống nhất và tuân thủ pháp luật hiện hành.
– Liên tục cập nhật thông tin thị trường và xu hướng hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa tương đương với lĩnh vực DN đang vận hành, tận dụng triệt để mạng lưới hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu tối đa những vấn đề có thể phát sinh. Đồng thời, DN cũng nên mời các chuyên gia thị trường/ dịch vụ phân tích thị trường hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến hỗ trợ DN rút ngắn thời gian, chi phí.
– Không ngừng cập nhật và phổ biến các thông tin mới nhất về sự biến động không ngừng của thị trường, của tỷ giá, quy định pháp luật Hải quan về mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh, nhằm xác định chính xác mã HS Code, C/O, trị giá hải quan phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tuân thủ mức giá cơ sở của cơ quan Hải quan.
– Tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” nhằm giải đáp mọi thắc mắc, và vạch rõ những điểm, những quy định dễ gây hiểu lầm trong quy định pháp luật từ đó tìm câu trả lời phù hợp để đưa ra quyết định chính xác nhất với pháp luật hải quan.
Nếu doanh nghiệp cần một cộng sự, một cố vấn giàu kinh nghiệm thực chiến, với những nước đi thông minh hãy liên hệ ngay với TACA. Nơi có những chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến hỗ trợ doanh nghiệp rà soát lại toàn bộ sức khỏe hải quan và từng bước giúp doanh nghiệp tháo gỡ “nút thắt” còn tồn đọng trong doanh nghiệp.
Cung cấp cho doanh nghiệp một “HỆ SINH THÁI” đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các Tổng cục Hải quan lớn.”
Liên hệ Dịch vụ kiểm tra sau thông quan TACA
Quý doanh nghiệp nếu đang vướng mắc liên quan đến mọi vấn đề về kiểm tra sau thông quan nói riêng và vấn đề về hải quan nói chung xin vui lòng liên hệ ngay với TACA để được đội ngũ chuyên gia về dịch vụ tư vấn và xử lý nhanh nhất.
Để được báo giá “Dịch vụ kiểm tra sau thông quan” nhanh nhất xin vui lòng liên hệ với TACA qua Hotline CSKH: 0982 518 586
Các dịch vụ hải quan khác của TACA, bao gồm:
1. Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan (CUSTOMS REPORT SERVICE)
2. Dịch vụ Hỗ trợ Kiểm tra sau thông quan (PCA Support Service)
3. Dịch vụ hoàn thuế XNK – GTGT
4. Dịch vụ đánh giá và đề xuất mã HS (mã số hàng hóa)
5. Dịch vụ rà soát và xác định trị giá hải quan
7. Dịch vụ đào tạo hải quan
9. Dịch vụ tư vấn tối ưu, chuẩn bị công văn gửi hải quan
10. Dịch vụ đánh giá tuân thủ và kiểm tra sức khỏe hải quan
11. Dịch vụ hỗ trợ xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Bao gồm:
– Chuyên đề các mặt hàng nhập khẩu có 2 HS code và mức thuế suất;
– Chuyên đề thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc nhập khẩu;
– Chuyên đề mặt hàng lốp dùng cho ô tô chở hàng, ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc;
– Chuyên đề phế liệu nhập khẩu;
– Chuyên đề máy móc thiết bị qua sử dụng nhập khẩu;
– Chuyên đề xuất xứ hàng xuất khẩu đi Mỹ và chuyên đề xuất xứ hàng xuất khẩu đi Ấn Độ.
– Không giải trình chênh lệch xuất nhập tồn nguyên vật liệu.
– Bác bỏ C/O.
– Khai sai mã HS.
– Thiếu giấy phép nhập khẩu.
– Thiếu kiểm tra chất lượng.
– Kê khai tờ khai sai, phạt hành chính.
– Xác định sai trị giá hải quan.
– Chưa đăng ký cơ sở sản xuất.
– Chưa đăng ký kho của EPE.
– Giao gia công không thông báo.
– Không đủ điều kiện hoàn/ miễn thuế.
– Các giấy tờ về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, giấy phép đầu tư;
– Tờ khai hải quan đã thông quan, tờ khai sửa, tờ khai hủy, bảng kê chi tiết các tờ khai xuất khẩu,
nhập khẩu đã thông quan, tờ khai hủy, tờ khai sửa đổi, bổ sung sau thông quan;
– Hợp đồng xuất – nhập khẩu.
– Giấy chứng nhận xuất xứ.
– Phiếu đóng gói, vận đơn.
– Giấy báo hàng đến, tài liệu kỹ thuật, thông báo kết quả phân tích phân loại, hồ sơ đã kiểm tra
sau thông quan
– Giấy phép, kết quả kiểm tra chuyên ngành (nếu có), hồ sơ đã kiểm tra thuế của cơ quan thuế
nội địa,..
– Biên bản đã tham vấn giá.
– Bảng kê chi tiết tờ khai, mặt hàng xuất khẩu được cấp:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ;
+ Tự chứng nhận xuất xứ;
+ Tiêu chí áp dụng.
– Sổ chi tiết các tài khoản kế toán.
– Báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư và thành phần sản xuất từ nguồn nhập khẩu.
– Hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến xử lý NVL dư thừa, phế liệu, phế phẩm.
– Quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
– Quy trình quản lý nguyên liệu, vật tư sản phẩm.
– Quy trình xây dựng định mức, sử dụng định mức trong thực tế sản xuất và quyết toán nguyên
liệu vật tư.
– Định mức thực tế sản xuất, định mức thông báo đến cơ quan hải quan toàn bộ mã sản phẩm đã
và đang sản xuất.
– Chứng từ kế toán: Sổ kế toán và chứng từ thanh toán; phiếu giao nhận hàng hóa; các biên bản
kiểm kê kho; dữ liệu, sổ sách theo dõi kho.
– Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
– Bảng kê chi tiết các hóa đơn GTGT hàng tháng.
– Bảng kê chi tiết tính giá thành các mã sản phẩm.
– Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn nguyên liệu, vật tư, thành phẩm.
– Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
– Biên bản kiểm kho NVL thành phần, bán thành phẩm.
– Hồ sơ đã thanh tra, kiểm tra
– Các hồ sơ, chứng từ, tài liệu khác có liên quan.
– Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
+ Thời gian kiểm tra tối đa là 05 ngày làm việc.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, người ra quyết định kiểm
tra phải ký thông báo kết quả kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.
– Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
+ Thời hạn kiểm tra sau thông quan: Thời hạn kiểm tra sau thông quan tối đa là 10 ngày làm việc, nội dung phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 10 ngày làm việc;
+ Trình tự, thủ tục KTSTQ:
Công bố quyết định kiểm tra sau thông quan khi bắt đầu tiến hành kiểm tra;
Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra sau thông quan;
Lập biên bản kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra;
Trong thời hạn 15 ngày dương lịch kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, người quyết định kiểm tra phải ký kết luận kiểm tra và gửi cho người khai hải quan.
Trường hợp kết luận kiểm tra cần có ý kiến về chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải qua
Quy trình kiểm tra sau thông quan bao gồm 8 bước như sau:
+ Bước 1: Thu thập, phân tích, nhận định thông tin.
+ Bước 2: Đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro
+ Bước 3: Người có thẩm quyền quyết định
+ Bước 4: Thực hiện kiểm tra
+ Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm tra
+ Bước 6: Kết luận kiểm tra
+ Bước 7: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra
+ Bước 8: Cập nhật phản hồi hệ thống và lưu trữ.
Quyết định 575/QĐ-TCHQ ngày 21/3/2019 của Tổng cục HQ về Quy trình kiểm tra sau thông
quan, có hiệu lực thi hành từ 1/4/2019.
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911