Dịch vụ rà soát CO – Khai thác triệt để lợi ích tiềm năng của hiệp định thương mại tự do FTA đối với việc giảm/xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu bằng cách tối ưu tính “hợp lệ” của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm ngăn chặn bác bỏ C/O và xử phạt vi phạm hành chính.
Doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường thương mại quốc tế nhờ ưu thế vượt trội từ 17 hiệp định thương mại tự do FTA >> Thông qua việc rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm đảm bảo tính phù hợp và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Sau 15 năm hỗ trợ hơn 869++ doanh nghiệp rà soát thành công giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. TACA nhận thấy: “Hiện nay, Bộ Công thương cho phép doanh nghiệp xin cấp/tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hệ thống eCoSys và chấp thuận khai báo/ nộp hồ sơ C/O điện tử. Tuy nhiên, mặt trái của sự “đơn giản hóa quy trình, thủ tục” xin cấp/nộp C/O lại hàm chứa nhiều sai sót và rủi ro tiềm ẩn.”
Thực tế, đa số doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều “tốn kém” nhiều thời gian – chi phí – nguồn lực để chỉnh sửa/ hoàn thiện C/O theo đúng quy định pháp luật nhằm đẩy nhanh tiến độ thông quan và hưởng mức thuế ưu đãi. Thế nhưng:
+ Một số doanh nghiệp không có khả năng đấu tranh và phải “ngậm ngùi” nhận thông báo “Bác bỏ C/O”
+ Số khác dù được chấp thuận C/O và được hưởng trọn vẹn ưu đãi giảm/ hoàn thuế khi thông quan. Tuy nhiên, đến kỳ kiểm tra sau thông quan, ⅓ doanh nghiệp trong số đó, phải chịu xử phạt hành chính do những sai sót trong giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
– Chính sách pháp luật: Hiện nay các quy định về biểu mẫu/ cách trình bày/ nội dung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cập nhật và sửa đổi liên tục khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc cập nhật/ hoàn thiện C/O theo quy định hiện hành. Ngoài ra nhiều điều khoản chưa cụ thể, rõ ràng, dễ gây hiểu lầm giữa doanh nghiệp và cơ quan thanh tra Hải quan.
– Bất đồng giữa các quốc gia: Một số quy định khác nhau về C/O giữa các quốc gia khiến doanh nghiệp gặp nhiều “rào cản” trong tuân thủ hải quan. Điển hình như: Theo quy định của Trung Quốc, người được ủy quyền phải đứng tên trên “C/O form E nhập khẩu”. Nhưng về Việt Nam thì trường hợp này C/O sẽ xem như bị bất hợp lệ.
– Nhân sự và hệ thống phòng xuất nhập khẩu: Có nhiều “lỗi sai” điển hình trong giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xuất phát từ:
+ Nhân sự phòng xuất nhập khẩu: thiếu kiến thức chuyên môn về C/O dẫn đến sai sót trong cách trình bày và kê khai sai thông tin so với quy định pháp luật hải quan. Đồng thời, nhiều nhân sự thiếu kỹ năng, quy trình và năng lực kiểm tra, rà soát và kiểm soát tính chính xác của thông tin trên C/O.
+ Hệ thống phòng xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp thiếu “hệ thống chuẩn hóa” thông tin giữa các phòng ban – các chứng từ – các lần kê khai. Kê khai sai thông tin “BOM kỹ thuật” và sai tên hàng, mã HS Code, trị giá hải quan, số lượng trọng lượng, … Yếu kém trong kiểm soát tồn kho giữa chứng từ và thực tế…
– Thiếu tính thống nhất giữa các thông tin kê khai trong các chứng từ thuộc bộ hồ sơ nhập khẩu (như: tờ khai, vận đơn, hóa đơn,…) với chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên CO dẫn đến việc doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi;
– CO có hóa đơn nước thứ ba nhưng không khai báo tại Ô số (7)
– Bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia (*)
– Trường hợp không phải là mua bán qua bên thứ ba nhưng người xuất khẩu đứng tên trên CO không phải người phát hành hóa đơn, không phải là người xuất khẩu trên tờ khai hải quan
– Đánh dấu “issued retroactively” đối với CO cấp sau trong một số mẫu CO – Chữ ký của cơ quan cấp CO không hợp lệ (không thống nhất với dữ liệu của cơ quan Hải quan)
– Đối với CO mẫu VK, KV có hóa đơn thương mại do nước không phải thành viên Hiệp định phát hành nhưng khai báo trên CO nội dung “third country/party invoicing” thay vì khai báo “non-party invoicing”.
– Có CO tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp
– CO form E ủy quyền: một số nhà sản xuất ở Trung Quốc phải ủy quyền cho công ty dịch vụ đứng tên xin CO và làm thủ tục xuất khẩu. Theo quy định của Trung Quốc, người được ủy quyền phải đứng tên trên CO form E. Nhưng về Việt Nam thì trường hợp này CO sẽ xem như bị bất hợp lệ.
– Không xác định đúng mã HS dẫn đến sai sót trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)
– Sử dụng BOM kỹ thuật khi tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình:
+ Thiếu/thừa các đầu mã nguyên vật liệu so với thực tế
+ Sai sót về hệ số định mức so với thực tế
– Tên hàng, mã HS trên bảng BOM giải trình không giống với tờ khai và các chứng từ trong hồ sơ hải quan.
– LVC/RVC không phản ánh đúng hàm lượng nội địa/khu vực của sản phẩm xuất khẩu, và thiếu các chứng từ chứng minh nguồn gốc của các nguyên vật liệu đầu vào.
– Không kiểm soát tồn với các tờ khai, hóa đơn đưa vào chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hiểu rõ những khó khăn đó, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến của chúng tôi mang đến giải pháp “ Dịch vụ rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O” xoáy sâu vào thực trạng từng doanh nghiệp nhằm ngăn chặn mọi rủi ro – khai phá tiềm năng FTA – và hợp thức hóa mọi C/O theo đúng quy định pháp luật hiện hành thông qua 4 bước:
– Bước đầu tiên, mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đảm bảo quán triệt lại toàn bộ tư tưởng, tác phong, kỷ luật làm việc của toàn thể công – nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu về tính quan trọng và cần thiết của việc am hiểu và tuân thủ pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc lựa chọn mẫu CO phù hợp với pháp luật Hải quan quy định, qua đó giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thông nội bộ và phát triển bền vững.
– Bên cạnh đó, mỗi phòng ban xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp cần được đào tạo, nâng cao kiến thức trong việc lập CO và kiểm tra chi tiết các giấy tờ liên quan, đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành.
– Đồng thời, doanh nghiệp cần nâng cao tầm quan trọng của bảng BOM trong quá trình tổng hợp, phân tích, tống kê và rà soát chi tiết từng thông tin trên bảng BOM (từ các nguyên vật liệu, số lượng, đơn vị đo, và các thông số kỹ thuật khác) để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy trong quá trình tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình.
– DN liên tục cập nhật thông tin, quy định và văn bản mới nhất liên quan đến việc xác định và rà soát CO chính xác, hiệu quả… từ đó không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực chiến của mỗi nhân sự phòng xuất nhập khẩu, nhằm am hiểu rõ các vấn đề còn tồn đọng trong việc xác định sai mẫu CO, triển khai sai nội dung trên CO hoặc sai cách thức trình bày trên CO, từ đó, đề xuất giải pháp hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chính xác tuyệt đối theo quy định của pháp luật hiện hành
– Doanh nghiệp cần rà soát và đối chiếu hồ sơ chứng từ CO theo biên độ (v.d. tháng, quý,…), bao gồm:
+ Bút toán nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu giữa kế toán và hải quan;
+ Công cụ rà soát trừ lùi các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất thành phẩm xuất theo CO,
– DN tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” nhằm giải đáp mọi thắc mắc, và vạch rõ những điểm, những quy định dễ gây hiểu lầm trong văn bản quy định pháp luật hải quan đối với công tác xác định và rà soát CO từ đó tìm câu trả lời phù hợp để đưa ra lý lẽ và minh chứng sắt đáng phù hợp nhất với doanh nghiệp và pháp luật hiện hành nhằm chứng minh tính chính xác trong thông tin được kê khai trên CO.
– Ngoài ra doanh nghiệp có thể nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia am hiểu sâu sắc về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO nhằm rà soát lại và tìm ra những lỗi sai trong việc chọn mẫu CO chính xác, cách thức trình bày và nội dung CO theo đúng quy định của pháp luật hải quan mới nhất.
– Đặc biệt, DN nên chọn một đơn vị tư vấn hải quan chất lượng, uy tín để hỗ trợ xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên, thay vì “đơn phương độc mã” chinh chiến trên thương trường. Bởi lẽ, để DN thực sự được chấp thuận hay được tiếp tục gia hạn là doanh nghiệp ưu tiên không chỉ dựa vào sự phát triển đúng theo tiêu chuẩn đặt ra của pháp luật mà còn cần đến sự cố vấn của cả đội ngũ chất lượng hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập đúng hồ sơ chứng từ chứng minh năng lực của doanh nghiệp từ đó đưa ra những lập luận sắc bén, chuyên sâu và bám sát vào hệ thống pháp luật Việt Nam, mà doanh nghiệp còn cần cả “mạng lưới mối quan hệ” vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và tỷ lệ chấp thuận từ cơ quan Hải quan sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, tất cả những giải pháp trên chỉ là “điều kiện cần” giúp DN ngăn ngừa thiệt hại và tránh việc kê khai sai thông tin trên CO. Còn để DN thực sự xác định và rà soát CO chính xác, phù hợp với kế hoạch kinh doanh mà vẫn đáp ứng tuân thủ pháp luật hiện hành một cách bền vững và lâu dài thì giải pháp tối ưu nhất là DN tìm đến những chuyên gia có chuyên môn sâu, thấu hiểu sâu sắc về ngành hàng, về thị trường quốc tế và quy định luật pháp hải quan quốc tế nhằm tập trung tháo gỡ từng “nút thắt” ảnh hưởng đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO, hỗ trợ doanh nghiệp hướng được tối đa các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do FTA.
Giải pháp toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp khai thác triệt để ưu đãi thuế quan – tăng tỷ lệ chấp thuận C/O – giảm thiếu rủi ro và xử phạt vi phạm.
Xoáy sâu vào thực trạng từng doanh nghiệp nhằm ngăn chặn mọi rủi ro – khai phá tiềm năng FTA – và hợp thức hóa mọi C/O theo đúng quy định pháp luật hiện hành thông qua:
– Kiểm tra, rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O
– Nghiên cứu/ đề xuất giải pháp sửa chữa lỗi sai tồn đọng trên C/O
– Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống chuẩn hóa thông tin hải quan và BOM kỹ thuật (nếu có)
– Nâng cao năng lực nhận sự trong kiến thức chuyên môn – quy trình – kỹ năng rà soát/ kiểm tra thông tin trên C/O
– Hỗ trợ giảm thiểu chi phí – thời gian – nguồn lực hoàn thiện C/O tuân thủ pháp luật hải quan, đảm bảo tăng tỷ lệ chấp thuận C/O ngay từ lần nộp đầu tiên
– Khai thác triệt để ưu đãi hoàn/xóa/ giảm thuế xuất nhập khẩu từ hiệp định thương mại tự do FTA
Đồng thời, TACA còn đưa đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát và chi tiết nhất rủi ro tiềm ẩn trong chứng nhận xuất xứ hàng hóa và đề xuất giải pháp khắc phụ nhằm củng cố hệ thống nội bộ phòng xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường quốc tế.
Đồng thời, các chuyên gia hàng đầu của TACA sẽ đưa ra lời khuyên và kiến nghị giúp ban giám đốc có được quyết định và đưa ra những chính sách hỗ trợ kịp thời giúp doanh nghiệp thực hiện thành công giải quyết mọi vấn đề hải quan thường xuyên cũng như thuận lợi xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả nhất.
Các dịch vụ hải quan của TACA, bao gồm:
1. Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan (CUSTOMS REPORT SERVICE)
2. Dịch vụ Hỗ trợ Kiểm tra sau thông quan (PCA Support Service)
3. Dịch vụ hoàn thuế XNK – GTGT
4. Dịch vụ đánh giá và đề xuất mã HS (mã số hàng hóa)
5. Dịch vụ rà soát và xác định trị giá hải quan
7. Dịch vụ đào tạo hải quan
9. Dịch vụ tư vấn tối ưu, chuẩn bị công văn gửi hải quan
10. Dịch vụ đánh giá tuân thủ và kiểm tra sức khỏe hải quan
11. Dịch vụ hỗ trợ xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
TACA hỗ trợ doanh nghiệp từ các ngành nghề và quy mô khác nhau; đồng thời, với kinh nghiệm thực tiễn trong việc xử lý các tình huống hải quan khác nhau qua đó cung cấp kiến thức – kỹ năng – mối quan hệ toàn diện về dịch vụ hải quan mang đến cho mọi DN xuất nhập khẩu gói dịch vụ giá trị nhất đáp ứng tối đa kỳ vọng và mong muốn của doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia thực chiến của TACA đều đảm bảo:
+ Kinh nghiệm làm việc với các cục Hải quan lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Bình Dương, Bắc Giang, … cũng như Tổng cục Hải quan;
+ Kinh nghiệm làm việc với các đội ngũ của các tập đoàn đa quốc gia;
+ Kinh nghiệm tư vấn đa ngành cho các DN hàng đầu trong lĩnh vực: ô tô, xe máy, điện tử, điện thoại, linh kiện, F&B, dược, thiết bị y tế, …
+ Kinh nghiệm rà soát CO nhằm trao đổi với ban điều hành / bộ phận xuất nhập khẩu các vấn đề liên quan đến điều chỉnh giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chính xác theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
TACA đã trực tiếp hỗ trợ nhiều doanh nghiệp lớn, từ đó, hỗ trợ họ tiết kiệm ước tính lên đến cả nghìn tỷ. Điển hình cho sự hợp tác này có thể kể đến: TACA hỗ trợ doanh nghiệp điện tử tiết kiệm 300 tỷ (CO xuất mẫu AI, CO liên quan đến vấn đề Made in Viet Nam…), hỗ trợ doanh nghiệp F&B tiết kiệm 400 tỷ (liên quan đến tính hợp lệ, bác bỏ CO nhập… và TACA đã làm việc với cục thương mại đưa ra hướng dẫn với doanh nghiệp FDI…
TACA cam kết hỗ trợ mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Giai đoạn 1: Tiền phỏng vấn nhu cầu khách hàng
+ Phỏng vấn nhu cầu khách hàng
+ Phỏng cấn về nhu cầu, vướng mắc của khách hàng.
Giai đoạn 2: Thương thảo về hạng mục công việc trong Dịch vụ rà soát và hợp đồng
– Sau khi năm bắt được nhu cầu, cũng như quy mô, và ước tính khối lượng công việc, TACA sẽ gửi Thư chào dịch vụ bao gồm:
+ Chi tiết hạng mục công việc và sản phẩm TACA sẽ bàn giao;
+ Thời gian cung cấp dịch vụ rà soát CO ước tính;
+ Đội ngũ nhân sự tham gia;
+ Giá dịch vụ rà soát CO.
– Khách hàng có thể dựa vào hạng mục công việc nhằm yêu cầu điều chỉnh mức phí phù hợp.
Giai đoạn 3: Thực hiện hạng mục Dịch vụ rà soát CO
– TACA sẽ gửi các tài liệu cần cung cấp để thực hiện soát xét cho doanh nghiệp
– Tùy từng loại hình dịch vụ, TACA sẽ:
+ Phỏng vấn/ xin chứng từ tại thực địa của doanh nghiệp (3 – 5 ngày. tùy vào phạm vi hợp đồng);
+ Các buổi trao đổi, làm rõ thêm về vấn đề với doanh nghiệp qua các hình thức trực tuyến (team, meeting, calls)
+ Dựng các Working papers tương ứng với phạm vi dịch vụ.
Giai đoạn 4: Lên kế hoạch thực hiện dịch vụ phù hợp tình hình từng doanh nghiệp. Tập trung giải quyết tận gốc các vấn đề tồn tại, đưa ra lộ trình triển khai cụ thể và ứng dụng ngay vào doanh nghiệp.
– Sau khi đã hoàn thành soát xét, TACA sẽ gửi bản Dự thảo Báo cáo để các tầng cán bộ chuyên môn của doanh , bao gồm các thông tin:
+ Vấn đề tìm được;
+ Căn cứ pháp lý;
+ Rủi ro thuế ước tính;
+ Khuyến nghị.
– Bản báo cáo chính thức sẽ được thuyết trình trực tiếp với ban quản trị tại doanh nghiệp
Dưới đây là phương pháp TACA hỗ trợ doanh nghiệp rà soát CO – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Phương pháp TACA hỗ trợ doanh nghiệp rà soát CO – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Phương pháp TACA hỗ trợ doanh nghiệp rà soát CO – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ dàng vượt qua được “vòng xoáy” pháp lý trên, TACA đề xuất một số giải pháp tối ưu “soi đường” giúp doanh nghiệp rà soát, cải tiến và phát triển bền vững như:
+ Quán triệt lại toàn bộ tư tưởng, tác phong, kỷ luật làm việc của bộ phận xuất nhập khẩu từ quản lý đến toàn thể công nhân viên về tầm quan trọng và cần thiết của việc am hiểu và tuân thủ pháp luật Hải quan Việt Nam, qua đó cần cẩn trọng và làm việc theo đúng những quy chuẩn doanh nghiệp đặt ra.
+ Triển khai các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn hỗ trợ nhân sự nâng cao và tự nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với sự phát triển và biến động không ngừng của thị trường và pháp luật hải quan. Từ đó đẩy mạnh, nâng cao tính tự học của mỗi nhân sự trong doanh nghiệp. Đảm bảo cam kết mọi nhân sự trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều hiểu chính xác luật hải quan cũng như các đặc điểm riêng biệt của hàng hóa doanh nghiệp cũng như hàng hóa tương đương trên thị trường.
+ Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại nhằm số hóa mọi chứng từ, hồ sơ hải quan giúp doanh nghiệp giảm bớt sức người và thời gian tìm kiếm thông tin hải quan, qua đó gia tăng tính chính xác và hiệu quả cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo tính ổn định và đồng nhất về mặt nhân sự của doanh nghiệp trong dài hạn, hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp vướng mắc và khó khăn tạm thời nhằm giữ chân và chiêu mộ nhiều nhân sự có kiến thức chuyên môn cao.
+ Tạo ra “bộ quy” được thống nhất rõ ràng về quy ước thông số kỹ thuật, cách tính, cách lưu trữ sổ sách chứng từ, cách thức kê khai thông tin hải quan trên chứng từ… hỗ trợ doanh nghiệp đồng thất số liệu giữa các phòng ban xuất nhập khẩu – kho – kế toán – quản lý sản xuất.
+ Đối với bảng BOM – Bill of Materials, doanh nghiệp cần chú trọng cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng từ thông tin (nguyên vật liệu, số lượng, đơn vị đo, và các thông số kỹ thuật khác) đến cách tính toán tỷ lệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thêm tài liệu chứng minh tính chính xác và hợp pháp của hồ sơ hải quan trước pháp luật.
+ Đối với các hồ sơ, tài liệu chứng minh tính chính xác của các thông tin trên chứng từ hải quan, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị đầy đủ, minh bạch và được lưu trữ (tối thiếu 5 năm).
+ Đồng thời, mọi thông tin về hồ sơ hải quan và các thông tin hải quan của doanh nghiệp cũng cần được rà soát , đối chiếu và kiểm tra thường xuyên theo biên độ (quý, năm) nằm đảm bảo sự thống nhất và tuân thủ pháp luật hiện hành.
+ Liên tục cập nhật thông tin thị trường và xu hướng hàng hóa đặc biệt là các hàng hóa tương đương với lĩnh vực DN đang vận hành, tận dụng triệt để mạng lưới hợp tác quốc tế nhằm giảm thiểu tối đa những vấn đề có thể phát sinh. Đồng thời, DN cũng nên mời các chuyên gia thị trường/ dịch vụ phân tích thị trường hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến hỗ trợ DN rút ngắn thời gian, chi phí nghiên cứu thị trường mà vẫn đạt hiệu quả cao trong việc rà soát và xác định trị giá hải quan.
+ Không ngừng cập nhật và phổ biến các thông tin mới nhất về sự biến động không ngừng của thị trường, của tỷ giá và các mặt hàng tương đương với mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh, nhằm xác định mức trị giá hải quan phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tuân thủ mức giá cơ sở của cơ quan Hải quan.
+ Tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” nhằm giải đáp mọi thắc mắc, và vạch rõ những điểm, những quy định dễ gây hiểu lầm trong trị giá hải quan đối với mặt hàng của DN từ đó tìm câu trả lời phù hợp để đưa ra quyết định chính xác nhất với pháp luật hải quan.
Nếu doanh nghiệp cần một cộng sự, một cố vấn giàu kinh nghiệm thực chiến, với những nước đi thông minh hãy liên hệ ngay với TACA. Nơi có những chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến hỗ trợ doanh nghiệp rà soát lại toàn bộ sức khỏe hải quan và từng bước giúp doanh nghiệp tháo gỡ “nút thắt” còn tồn đọng trong doanh nghiệp.
Cung cấp cho doanh nghiệp một “HỆ SINH THÁI” đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữ doanh nghiệp với các Tổng cục Hải quan lớn.”
Liên hệ Dịch vụ rà soát CO – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Quý doanh nghiệp nếu đang vướng mắc liên quan đến mọi vấn đề về rà soát CO – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xin vui lòng liên hệ ngay với TACA để được đội ngũ chuyên gia về dịch vụ tư vấn và xử lý nhanh nhất.
Để được báo giá “Dịch vụ rà soát CO” nhanh nhất xin vui lòng liên hệ với TACA qua Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911