Lập kế hoạch tài chính là khâu quan trọng để doanh nghiệp có thể tổng hợp dự kiến trước các nhu cầu tài chính cho hoạt động trong tương lai. Với cơ chế thị trường thì ngày nay hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lập kế hoạch tài chính cho mình. Một kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp quản lý và sử dụng nguồn tiền doanh nghiệp được hiệu quả, đi đúng mục tiêu và định hướng phát triển, đạt được các bước tiến về kinh doanh như mở rộng thị trường, doanh số, lợi nhuận…
Trong bài viết này TACA sẽ đưa ra những căn cứ để DN lập kế hoạch tài chính được tốt nhất và chỉ ra 2 phương pháp lập kế hoạch tài chính cốt lõi:
Trong mỗi phương pháp chính này sẽ có nhiều phương pháp nhỏ liên quan đến yếu tố thời gian ngắn & dài hạn rất hữu ích cho doanh nghiệp bạn..
>> Xem thêm: Kế hoạch tài chính và ngân sách
Quy trình lập kế hoạch tài chính
Để lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp theo bất kì phương pháp nào, chủ doanh nghiệp đều cần phải dựa vào những căn cứ từ bản kế hoạch doanh thu, các hệ số tài chính và kết quả phân tích tài chính kỳ trước, các chính sách tài chính chiến lược của doanh nghiệp và các chế độ tài chính, chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp, ngoài ra cũng cần chú ý đến các yếu tố khác thuộc môi trường kinh doanh.
+ Kế hoạch doanh thu là kế hoạch có tác động trực tiếp và là kế hoạch xương sống cho toàn bộ kế hoạch tài chính.
+ Để chuẩn bị cho việc lập kế hoạch tài chính, công ty phải lập được kế hoạch doanh thu cho các điều kiện khác nhau, thường là được chia thành 3 khả năng: Khả quan – Trung bình – Bi quan
Dưới đây là một ví dụ của công ty cổ phần GIPXAN đã lập ra bản kế hoạch doanh thu khi dựa vào 2 căn cứ chính là :Dự báo nhu cầu về sản phẩm phân bón hữu cơ mà công ty cung cấp cho thị trường & Giá bán của sản phẩm phân bón mà công ty dự kiến bán cho khách hàng. Nhận thức được những khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh như dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước, công ty GIPXAN đã lập ra bản kế hoạch doanh thu như sau:
Theo dõi các hệ số tài chính như cơ cấu nợ ngắn hạn, các tỷ lệ thanh toán, khả năng luân chuyển vốn,…đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mỗi doanh nghiệp. Khi nắm bắt rõ được việc này giúp bạn đánh giá hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Bên cạnh đó, kết quả phân tích tài chính của kỳ trước sẽ là cơ sở để lên dự báo cho nhà quản lý phục vụ cho việc lập kế hoạch tài chính.
Chính sách chiến lược tài chính thường được xây dựng khi doanh nghiệp đã vượt qua 3 năm đầu tiên và hoàn thành tốt chặng đường khởi động. Chiến lược đúng đắn sẽ thúc đẩy công ty tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Có hai loại hình tài chính khác nhau là Tài chính đầu tư & Quản trị tài chính, doanh nghiệp cần phân biệt rõ ràng và dựa vào chúng để có căn cứ kế hoạch cụ thể.
>> Xem thêm: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, với chức năng và vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước phải có định hướng sử dụng toàn bộ các khâu của hệ thống tài chính để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng trên, đó là các chính sách kinh tế vĩ mô liên quan để sự vận động của các dòng vốn, tiền tệ và các nguồn lực tài chính, qua đó tác động vào các hoạt động của nền kinh tế và doanh nghiệp theo định hướng của Nhà nước đã xác định. Do đó, chủ doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố này và môi trường kinh doanh biến đổi để lập kế hoạch tài chính chính xác.
Kế hoạch tài chính dài hạn được lập ra khi dựa vào mục đích, chiến lược, tình hình kinh tế,… trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm. Lập kế hoạch dài hạn là một phương tiện để tư duy một cách hệ thống về tương lai và dự đoán các vấn đề có thể xảy ra giúp cho công ty tránh được tình trạng kiệt quệ tài chính và phá sản trong tương lai.
Chính vì vậy, chúng ta có 3 phương pháp đi sâu vào mục tiêu lập kế hoạch tài chính dài hạn là Phương pháp hồi quy tuyến tính đơn, Phương pháp hồi quy tuyến tính mở rộng & Phương pháp dự báo tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.
Sử dụng phương pháp hồi quy, các nhà phân tích sử dụng số liệu quá khứ, dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy.
Khi áp dụng phương pháp hồi quy tuyến tính giản đơn, nhà quản lý sẽ xuất phát từ việc dự báo doanh thu, do vậy sự hợp lý của dự báo chỉ gắn liền với những loại vốn có quan hệ tuyến tính với doanh thu. Nội dung phương pháp:
Lưu ý: Thứ nhất, cần loại bỏ những yếu tố bất hợp lý, những yếu tố bất thường để đảm bảo tính so sánh được của số liệu. Thứ hai, kết quả dự báo phụ thuộc khá lớn vào việc dự báo doanh thu của doanh nghiệp.
Dưới đây là VD minh họa về Công ty CP X có số liệu doanh thu và số vốn kinh doanh bình quân trong 5 năm, từ đó ta theo dõi được đồ thị dự báo để lập kế hoạch tài chính:
Bảng số liệu doanh thu và số vốn kinh doanh bình quân trong 5 năm của Công ty CP X
Bảng số liệu doanh thu và số vốn kinh doanh bình quân trong 5 năm của Công ty CP X
Liên hệ giữa Doanh thu và Vốn kinh doanh trong 5 năm
Liên hệ giữa Doanh thu và Vốn kinh doanh trong 5 năm
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hàng ngày các nhà quản lý doanh nghiệp phải ra những quyết định không chắc chắn về tài chính như phải cần dự trữ bao nhiêu tiền mặt cho hoạt động ? cần bổ sung bao nhiêu vốn ? doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận?.Đối với những quyết định như vậy, nhà quản lý phải ước đoán tốt nhất những gì sẽ xảy ra để từ đó phân tích và ra quyết định.
Phương pháp hồi quy tuyến tính mở rộng sẽ giúp nhà quản lý dự báo tài chính được chính xác.
Bước 1: Thiết lập các giả định cho việc dự báo tài chính
Để dự báo tài chính, nhà quản trị tài chính phải thiết lập các giả định cho từng khoản mục vốn, từng yếu tố chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản mục để dự báo kết quả kinh doanh & các khoản dự báo nhu cầu vốn (để lập bảng cân đối kế toán)
Dưới đây là bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo kết quả kinh doanh:
Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo kết quả kinh doanh
Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo kết quả kinh doanh
Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo bảng cân đối kế toán – phần tài sản
Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo bảng cân đối kế toán – phần tài sản
Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo bảng cân đối kế toán – phần nguồn vốn
Bảng mô tả chi tiết các khoản mục để dự báo bảng cân đối kế toán – phần nguồn vốn
Bước 2: Thực hiện dự báo tài chính
Dự kiến Báo cáo kết quả kinh doanh, nhà quản lý dựa vào doanh thu dự kiến và các tỷ lệ giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay phải trả, thuế suất thuế thu nhập để tính ra báo cáo kết quả kinh doanh.
Dự kiến Bảng cân đối kế toán, nhà quản lý căn cứ vào tỷ lệ % doanh thu trong quá khứ để làm cơ sở cho dự báo các khoản mục tài sản có mối quan hệ chặt với doanh thu. Ngoài ra, Nợ phải thu, Hàng tồn kho, Nợ phải trả nhà cung cấp, tổng tài sản, nhu cầu vốn tăng lên, lợi nhuận để tái đầu tư,.. cũng cần phải chú ý.
Bước 3: Thực hiện điều chỉnh dự báo tài chính
Bước 3 là thực hiện điều chỉnh các giả định, các chính sách để đảm bảo cân đối giữa nhu cầu vốn và nguồn tài trợ vốn. Sau khi hoàn thành kết quả dự báo lần đầu, nhà quản trị thực hiện đánh giá và điều chỉnh các dự báo sau khi phân tích các kết quả dự báo.
Bước 4: Đánh giá rủi ro trong các dự báo tài chính
Do dự báo nhu cầu tài chính trong tương lai nên các chính sách dự kiến, quy mô hoạt động dự kiến không hoàn toàn là chắc chắn người ta sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để đánh giá rủi ro trong các dự báo tài chính.
• Các kỹ thuật phân tích rủi ro trong các dự báo tài chính:
Phân tích tình huống: Đòi hỏi phải đưa ra các khả năng có thể xảy ra dựa trên các dự đoán trên cơ sở kinh nhiệm về các kết quả có thể mang lại.
+ Khi phân tích tình huống, thông thường người ta giả định như sau:
Bảng giả định phân tích tình huống dự báo tài chính
Bảng giả định phân tích tình huống dự báo tài chính
Tương ứng với từng tình huống là mức xác suất mà nhà quản trị tài chính dự tính. Trên cơ sở đó, chúng ta đo lường được nhu cầu vốn kỳ vọng
Phân tích độ nhạy
+ Phân tích độ nhạy là xác định mức độ tác động của một biến số nào đó tới kết quả dự báo tài chính.
+ Để tiến hành phân tích độ nhạy, ta thực hiện thay đổi các biến số giả định và xác định lại nhu cầu vốn tương ứng với biến số giả định mới.
Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh thu tăng thêm 20% Điều gì sẽ xảy ra nếu điều chỉnh chính sách chi trả cổ tức từ 40% lên 60% …
Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và luôn mong muốn hệ thống chỉ tiêu tài chính này được hoàn thiện. Do vậy, để dự báo nhu cầu vốn và tài sản cho kỳ kế hoạch, người ta xây dựng hoặc dựa vào một hệ thống chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn cần phải có tương ứng với một mức doanh thu nhất định.
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là doanh nghiệp mới được thành lập. Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng được sử dụng ở đây có thể là các tỷ số trung bình của ngành hoặc của doanh nghiệp cùng loại (doanh nghiệp này cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một vùng địa lý, thị trường có thể so sánh được), hoặc là tự xây dựng từ thông tin quá khứ của doanh nghiệp.Bên cạnh đó, thông qua các chỉ số này, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để đánh giá hiệu quả trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Từ đó có một cơ sở thống nhất trong việc điều phối các nguồn lực của doanh nghiệp.
Các bước thực hiện phương pháp:
Bước 1: Chuẩn bị các chỉ tiêu tài chính chuẩn để làm cơ sở cho việc dự báo tài chính.
Bước 2: Trên cơ sở doanh thu dự kiến, dự báo các khoản mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán
Bước 3: Lập bảng kế toán mẫu trên cơ sở các khoản mục đã tính toán được
– Nội dung chi tiết của phương pháp: Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính trung bình của ngành, hoặc của doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành, căn cứ vào kết quả dự báo về doanh thu dự kiến, nhà quản trị tài chính sẽ tính toán và xác định được các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán như: Tổng tài sản, TSNH, TSDH, Nợ phải thu, Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn, Vốn chủ sở hữu…Như vậy, kết quả của việc dự báo là xây dựng được một bảng cân đối kế toán mẫu với số liệu dự kiến cho một doanh nghiệp phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Bảng cân đối kế toán mẫu cho biết doanh nghiệp muốn đạt doanh thu dự kiến và các tỷ số tài chính đặc trưng thì cần phải có lượng vốn bao nhiêu, được hình thành từ các nguồn nào và đầu tư vào các loại tài sản gì.
Cần chú ý rằng, cùng một hệ số tài chính nhưng doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến bảng cân đối kế toán mẫu khác nhau. Do đó có thể lập ra nhiều bảng cân đối kế toán mẫu để dự báo nhu cầu tài chính theo những mức doanh thu khác nhau.
– Điều kiện để áp dụng phương pháp này: là phải biết rõ ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp và sau đó là quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (được đo lường bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm). Kết quả dự báo theo phương pháp này được thể hiện trên bảng cân đối kế toán mẫu.
>>> Xem thêm: 12 chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp
Vốn lưu động là phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng trước đó để có thể mua sắm, hình thành tài sản lưu động, cần thiết của doanh nghiệp, tài sản lưu động là một phần của vốn hoạt động, cũng như là yếu tố cần thiết để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra ổn định và phát triển.
Để duy trì hoạt động kinh doanh, tất cả các đơn vị đều cần phải có vốn lưu động để có thể đảm bảo hoạt động của đơn vị được vận hành liên tục không bị gián đoạn. Nếu vốn lưu động quá ít, doanh nghiệp của bạn có thể gặp vấn đề. Nếu vốn lưu động quá cao, doanh nghiệp của bạn đang sử dụng dòng tiền chưa hiệu quả. Vì thế dự báo nhu cầu vốn lưu động luôn là điều quan trọng.
Nhu cầu vốn lưu động còn được gọi là nhu cầu vốn luân chuyển theo thuật ngữ tiếng Anh là working capital requirement, đây là thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức, phát sinh nhu cầu vốn ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.
Theo phương pháp này dự báo nhu cầu vốn lưu động trực tiếp, người ta xác định nhu cầu vốn lưu động dựa trên cơ sở tính toán trực tiếp từng bộ phận cấu thành vốn lưu động của doanh nghiệp .
Nhà quản lý có thể ước tính nhu cầu vốn lưu động qua công thức: Nhu cầu vốn lưu động = Nợ phải thu + Hàng tồn kho – Nợ phải trả nhà cung cấp
Công thức thể hiện rõ vai trò của Nhu cầu vốn lưu động là một thông số tài chính thể hiện số tiền cần thiết để chi tiêu trong một kỳ kinh doanh. Bộ phận cấu thành nên nó bao gồm Nợ phải thu, Hàng tồn kho và Nợ phải trả nhà cung cấp >> cho biết bạn cần bao nhiêu tiền để lấp khoảng trống giữa chi phí thanh toán cho nhà phân phối và nguồn thu về từ khách hàng.
Trong đó, các yếu tố liên quan đến khoản nợ phải thu + hàng tồn kho có thể gồm:
Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp có thể bao gồm:
2. Phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động gián tiếp
A. Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu
+ Cơ sở phương pháp: Sự biến động cùng chiều của vốn lưu động và doanh thu + Tài liệu dùng để dự báo nhu cầu tài chính bao gồm: Báo cáo tài chính các kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kế hoạch
Đây là một phương pháp dự báo nhu cầu vốn ngắn hạn và đơn giản. Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, tính chất của sản phẩm, tính thời vụ…) và phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Tài liệu dùng để dự báo bao gồm: các báo cáo tài chính kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau:
Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ thực hiện
Bước 2: Chọn các khoản mục trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
Bước 3: Dùng tỷ lệ phần trăm đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch.
Bước 4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn kinh doanh trên cơ sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.
Nguồn trang trải nhu cầu vốn tăng thêm gồm 2 phần: trước hết là nguồn lợi nhuận để lại của năm kế hoạch, sau nữa là nguồn huy động từ bên ngoài.
B. Phương pháp dự báo dựa vào vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động cho thấy mối quan hệ giữa số vốn lưu động bỏ ra với doanh thu của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp ứng tiền để đầu tư vốn lưu động vào đầu chu kỳ sản xuất và thu tiền thông qua việc bán hàng và cung ứng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ. doanh nghiệp thu được giá trị tăng thêm hay chính là lợi nhuận sau một chu kỳ luân chuyển vốn. Vì vậy, tính trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm) nếu số vòng quay vốn lưu động đạt được càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng lớn.
Phương pháp dự báo nhu cầu vốn lưu động dựa vào vòng quay vốn lưu động là sử dụng thông tin về vòng quay vốn trong quá khứ để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong tương lai.Thời gian vận động của vốn lưu động càng dài thì lượng vốn lưu động mà doanh nghiệp phải tài trợ càng nhiều để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên.
Vòng quay VLĐ (Working Capital Turnover Ratio)= Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân (Net Sales/Average Working Capital)
Sau khi có số liệu của Vòng quay vốn lưu động cùng VLĐ thường xuyên dự tính thì ta sẽ dự tính được Nhu cầu VLĐ TX tăng thêm năm nay.
Giải pháp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp TACA cùng với sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp bạn tạo dựng kế hoạch tài chính kinh doanh định kỳ chi tiết cho các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp và có được mô hình tài chính khi vận dụng tối ưu phương pháp lập kế hoạch tài chính tạo ra sự chuẩn bị & tìm kiếm giải pháp tài chính kinh doanh từng tháng, quý năm, ngăn ngừa rủi ro & đánh giá chất lượng kế hoạch để nghiệm thu hiệu quả. Khi đó, doanh nghiệp có thể chuyển từ quản lý kinh doanh bị động sang vận hành kinh doanh chủ động đem đến hiệu quả tài chính kinh doanh trong cả mục tiêu ngắn và dài hạn.
Bạn có thể theo dõi chi tiết dịch vụ tại link:
Nếu bạn muốn trao đổi trực tiếp với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn kế hoạch tài chính doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc đăng kí tư vấn TẠI ĐÂY
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911