Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng lớn trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đọc hiểu đúng bảng cân đối kế toán có thể thu được nhiều thông tin có giá trị về tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp (tình trạng hàng tồn kho, các tài khoản, sự sẵn có của tiền mặt, đầu tư, …). Chính vì thế, bảng cân đối kế toán giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát vốn đầu tư, phân tích và lập kế hoạch tổ chức quản lý, hỗ trợ các ngân hàng và các chủ nợ khác đánh giá sự ổn định tài chính của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể và cần thiết về bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tóm tắt ngắn gọn về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm có/ sở hữu (tài sản) và những khoản nợ ở một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, vì vậy người ta coi bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh toàn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm thường là cuối năm, cuối quý hoặc cuối tháng.
>>>Xem thêm: Kế toán trong kinh doanh
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần bao gồm: Phần tài sản và phần nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối (Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn).
Hình thức chung của bảng cân đối kế toán
Theo quy định hiện hành, bảng cân đối kế toán gồm 4 phần lớn:
Bảng cân đối kế toán hiện sử dụng ước tính giá trị ròng. Bảng cân đối kế toán đưa ra ước tính chỉ định về số tiền mà doanh nghiệp xử lý. Đánh giá này không phản ánh lượng tiền mặt thực sự của tài sản. Ví dụ, trong trường hợp thanh lý “giá” tài sản hiện tại được xác định bởi các điều kiện thị trường và có thể đi lệch so với bảng cân đối, đặc biệt là trong quá trình xảy ra lạm phát.
>>>Xem thêm: Does The Balance Sheet Always Balance
Phân tích dữ liệu trong bảng cân đối kế toán có thể giúp chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý thu được nhiều thông tin hữu ích về tình hình của doanh nghiệp.
Trong đa số trường hợp, một bảng cân đối kế toán “đẹp” đồng nghĩa với tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt.
>> Xem thêm:
12 Chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp doanh nghiệp
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện
Phân tích bảng cân đối kế toán theo cả chiều ngang và chiều dọc đưa ra nhiều chỉ số quan trọng đặc trưng cho cấu trúc và động lực của tình trạng tài chính doanh nghiệp. Phân tích này cho phép người sử dụng đưa ra một số kết luận quan trọng cần thiết cho cả việc thực hiện các hoạt động tài chính và kinh tế hiện tại và đưa ra các quyết định quản lý cho tương lai.
Một bảng cân đối kế toán được đánh giá là tốt nếu:
Từ các dữ liệu trong bảng cân đối kế toán, chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý hoàn toàn có thể rút ra kết luận về vị thế tài chính của doanh nghiệp. Phân tích vị thế tài chính của doanh nghiệp giúp xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp, có khả năng phá sản không, và nếu có, thì vấn đề phát sinh ở đâu.
Khi phân tích vị thế tài chính, doanh nghiệp cần chú ý đến tính thanh khoản, khả năng thanh toán và các chỉ số liên quan đến khả năng phá sản của doanh nghiệp. Có thể mục tiêu của bất kỳ tổ chức thương mại nào là sinh lời, nhưng điều kiện để tồn tại lại phụ thuộc vào khả năng trả nợ.
Việc phân tích cân bằng thanh khoản phát sinh liên quan đến nhu cầu đánh giá khả năng thanh toán hiện tại của doanh nghiệp:
+ Thanh khoản của doanh nghiệp được hiểu là mức độ bao phủ của tài sản đối với các khoản nợ của doanh nghiệp. Nó khác với thanh khoản tài sản – thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản thành tiền mặt. Càng mất ít thời gian để loại tài sản này biến thành tiền, tỉnh thanh khoản của chúng càng cao.
+ Phân tích khả năng thanh toán đánh giá khả năng dự kiến cuối cùng sẽ trả hết nợ của doanh nghiệp.
Có thể nói phân tích thanh khoản và khả năng thanh toán chính là phân tích vốn lưu động. Phân tích điều kiện tài chính giúp đánh giá khả năng của của doanh nghiệp trong việc giải quyết kịp thời và đầy đủ tất cả các nghĩa vụ tài chính của mình, có xác suất tiến đến bờ vực phá sản hay không.
Phân tích sự ổn định tài chính của doanh nghiệp là đánh giá mức độ độc lập từ các nguồn tài chính vay mượn dựa trên các khoản mục được liệt kê trong bảng cân đối kế toán.
Hoạt động phân tích này trả lời các câu hỏi: mức độ độc lập của doanh nghiệp theo quan điểm tài chính, mức độ độc lập này tăng hay giảm, và điều kiện tài sản và nợ phải trả có đáp ứng các mục tiêu của hoạt động tài chính và kinh tế hay không.
Các chỉ số đặc trưng cho tính độc lập của tài sản cho phép đo lường xem doanh nghiệp có ổn định về tài chính hay không.
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp và tổ chức mà vốn lưu động hữu hình chiếm phần lớn trong tài sản, thì có thể áp dụng phương pháp đánh giá sự đầy đủ của các nguồn tài chính để hình thành vốn lưu động hữu hình.
Với sự đa dạng của các quy trình tài chính, sự đa dạng của các chỉ số, sự khác biệt về mức độ quan trọng, mức độ sai lệch so với các giá trị thực tế của các hệ số và những khó khăn phát sinh trong vấn đề đánh giá tình hình tài chính của tổ chức, việc đánh giá riêng lẻ nhiều lúc có thể không chính xác. Vì vậy nên thực hiện đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bản chất của việc này là phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro tài chính, nghĩa là, bất kỳ doanh nghiệp được phân tích nào cũng có thể được phân loại vào một nhóm đại diện nhất định tùy thuộc vào điểm số dựa trên các giá trị thực tế của các chỉ số tài chính.
Có 6 nhóm chính:
Một trong những khía cạnh rất được quan tâm trong việc đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp đó là mức độ quay vòng kinh doanh của nhiều đối tượng: vốn, tiền mặt, nguyên vật liệu, … Các chỉ số này được thể hiện dưới dạng tốc độ quay vòng và chu kỳ quay vòng. Quay vòng càng nhanh thì càng tiết kiệm chi phí.
Khi tiến hành phân tích mức quay vòng kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần chú ý đến chu kỳ tài chính. Khoảng cách giữa ngày đáo hạn thanh toán nợ cho nhà cung cấp và nhận tiền từ người mua là một chu kỳ tài chính. Chu kỳ tài chính đại diện cho việc lưu thông tiền mặt, chu kỳ càng ngắn, chứng tỏ tiền mặt thật sự nằm trong tay doanh nghiệp càng “linh hoạt, năng động”.
Từ việc xem xét tính toán chu kỳ tài chính, chủ doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp
để tài chính có thể quay vòng nhanh hơn theo 3 hướng chính:
Có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau để phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phương pháp thường dùng trong việc phân tích bảng cân đối kế toán là:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế. Dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này thường dùng kỹ thuật so sánh sau:
Lấy số liệu ở cột đầu năm trừ đi cột cuối năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT. Kết quả so sánh sẽ phản ánh quy mô hoặc khối lượng các chỉ tiêu phân tích. Cụ thể: nó thể hiện mức độ tăng hay giảm của các chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Là tỷ lệ % hoặc số lần của mức biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Là tỷ trọng của một chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh.
Phương pháp này dựa trên đánh giá sự biến đổi các tỷ lệ đại lượng tài chính. Phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Ví dụ:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả |
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán các khoản nợ hay không? Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao, thể hiện tình hình tài chính lành mạnh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xuất hiện nhiều mối quan hệ cân đối. Phương pháp cân đối sẽ mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp này dùng để tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi chúng có quan hệ tổng với chỉ tiêu phân tích. Vậy nên mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là độc lập.
Qua việc so sánh này, nhà quản lý sẽ liên hệ với tình hình kinh doanh. Để đánh giá mức độ sự biến động của tổng tài sản và nguồn vốn theo từng chỉ tiêu. Xem chúng có hợp lý hay là không.
Về lý thuyết, nhà quản lý sẽ xác định hết những nhân tố trên Bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên việc đó tốn rất nhiều thời gian. Ưu tiên chọn những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn sẽ giúp nhà quản trị xác định được: Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở vị trí nào? Đâu là nguồn hình thành tài sản chủ yếu của doanh nghiệp? Tình hình tài chính và công nợ như thế nào?
Ví dụ, một trong những điều đầu tiên nhà quản lý quan tâm là tài khoản 131 và tài khoản 331. Mục đích xác định xem công nợ phải thu của khách hàng và phải trả nhà cung cấp có khớp hay không.
Ngoài ra, ở các mục quan trọng, nhà quản lý cần phải kiểm tra mức độ hợp lý giữa thời giá (giá trị mua bán trên thị trường) với các giá trị ghi trên sổ quyết toán của các mục đó. Bảng cân đối kế toán còn là tài liệu để nhà quản lý kiểm tra các mối rủi ro đối với doanh nghiệp như khả năng hàng tồn kho có thể bán được với giá cao hơn giá trên sổ hay mức độ chính xác giá trị của tài sản được tính bằng ngoại tệ.
Trong bảng cân đối kế toán, yếu tố quan trọng là tiền mặt và hàng tồn kho. Do vậy cần thường xuyên kiểm tra số dư hai danh mục này. Tiền mặt và tiền gửi là tổng của các khoản như tiền mặt, tiền gửi thông thường, tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ … Hàng tồn kho được chia thành các hạng mục nhỏ riêng biệt như là hàng hoá và thành phẩm, bán thành phẩm (hàng hoá dạng trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu, hàng lưu kho …)
Nhà quản lý cần kiểm tra thật kỹ lưỡng và hiểu những giới hạn trong kinh doanh như “nếu khoản tiền mặt và tiền gửi ít hơn một mức nào đó, công ty sẽ rất nguy hiểm vì không còn khả năng chi trả các chi phí”, hoặc “nếu hàng tồn kho cứ tăng lên cao hơn mức này sẽ rất nguy hiểm cho công ty vì hàng tồn đọng sẽ cũ đi và giảm chất lượng” … Nhờ vậy, nhà quản lý cũng sẽ sớm đưa ra được những phán đoán hay biện pháp để giải quyết vấn đề.
>>Xem thêm:
Báo cáo tài chính trong kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trên đây, TACA đã cung cấp tới bạn đọc tổng quan sơ bộ về thông tin có thể nhận được từ việc đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, để thực sự hiểu và tối ưu hóa trong việc biến những con số vô tri thành những con số biết nói nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác, TACA hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc “Dịch vụ tư vấn kế toán”.
Chi tiết dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ tư vấn kế toán (taca.com.vn)
Với xuất phát điểm là Học viện đào tạo kế kiểm toán hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty đã xử lý công việc hiệu quả, thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chúng tôi cam kết mang lại kết quả cải thiện hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tương lai theo từng giai đoạn phát triển của quý doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn kế toán, vui lòng liên hệ với TACA theo:
Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911