Báo cáo tài chính được ví như “thư ký” thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và ngân sách của doanh nghiệp. Đồng thời, bảng báo cáo này còn như một bộ sơ yếu lí lịch về doanh nghiệp giúp nhà quản lý nắm bắt được những thông tin chi tiết về tình hình kinh doanh, cơ cấu tài sản cũng như dòng tiền của doanh nghiệp. Đây chính là các thông tin hữu ích giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó điều chỉnh và đưa ra các quyết định chính xác trên con đường phát triển doanh nghiệp lớn mạnh.
Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán trình bày dưới dạng các bảng biểu để cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Như vậy từ định nghĩa báo cáo tài chính là gì từ đó các bạn có thể biết được chức năng của báo cáo tài chính. Đó chính là việc cung cấp thông tin tài chính, kinh doanh và luồng tiền của doanh nghiệp để chủ doanh nghiệp dựa vào đó để quản lý cũng như đưa ra các quyết định kinh tế như: Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh hay thu hẹp…
Báo cáo tài chính (BCTC) phải cung cấp những thông tin của doanh nghiệp về: Tài sản, Nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh (lãi, lỗ) cũng như luồng tiền của doanh nghiệp.
=> Xem thêm: 5 hạn chế của báo cáo tài chính
Bước 1. Xác định phạm vi thời gian của báo cáo tài chính
Đầu tiên, hãy xác định xem báo cáo này cho biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nào. Thông thường, khoảng thời gian của báo cáo sẽ được đề cập ngay trên cùng hoặc trong phần tiêu đề của báo cáo
>>> Xem thêm:
How & Why Managers financial statements
Bước 2: Đọc ý kiến kiểm toán
Ý kiến kiểm toán đem đến cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ trên những nhận xét của kiểm toán viên phần nào thể hiện tình trạng của doanh nghiệp. Nhìn chung, có các loại ý kiến kiểm toán như sau:
Sau khi có được cái nhìn tổng quan về báo cáo tài chính, nhà quản lý đi sâu vào phân tích cụ thể từng yếu tố cấu thành báo cáo tài chính như sau:
Bước 3: Đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán
>>> Xem thêm chi tiết cách đọc hiểu và phân tích bảng cân đối kế toán tại đây: Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán thể hiện rõ nhất tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, đồng thời giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả của các chính sách đầu tư.
Ngoài việc đánh giá chi tiết từng khoản mục trọng yếu trên bảng cân đối kế toán, doanh nghiệp còn cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa các khoản mục.
Đối với Tài sản và Nguồn vốn: cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong kỳ phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu NWC (vốn lưu động), hay còn gọi là nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp:
+ Với chỉ tiêu NWC giảm tiến đến âm, thể hiện doanh nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng Nợ dài hạn, tiến đến sử dụng Nợ ngắn hạn tài trợ cho Tài sản dài hạn. Phương thức tài trợ này làm giảm chi phí sử dụng vốn, nhưng đồng thời khả năng ổn định tài chính của doanh nghiệp cũng giảm theo do sự chênh lệch giữa tốc độ quay vòng Nợ ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
+ Ngược lại, sử dụng Nợ dài hạn tài trợ cho Tài sản ngắn hạn (sau khi tài trợ cho toàn bộ Tài sản dài hạn) giúp doanh nghiệp đạt được an toàn tài chính, tuy nhiên cũng đem lại áp lực về chi phí sử dụng vốn cao.
Các hệ số trên bảng cân đối kế toán còn phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cụ thể:
Bước 4: Đọc hiểu và phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
>>> Xem thêm chi tiết cách đọc hiểu và phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại đây: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thông qua phân tích sự biến động của các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhà quản lý có thể đánh giá được tốc độ tăng giảm của các khoản mục cũng như nhân tố chính ảnh hưởng đến tốc độ đó, tuy nhiên, để đưa ra ý kiến chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý cần quan sát hệ thống chỉ tiêu hiệu quả hoạt động (khả năng sinh lời), cụ thể bao gồm các chỉ tiêu chính sau:
Bước 5: Đọc hiểu và phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ
>>> Xem thêm chi tiết cách đọc hiểu và phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ tại đây: Bảng lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đem lại cái nhìn chi tiết nhất về tình hình biến động dòng tiền của doanh nghiệp từ đó giúp nhà quản trị lý giải sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, bảng lưu chuyển tiền tệ thể hiện chi tiết dòng tiền vào ra của doanh nghiệp, phản ánh đúng lượng tiền hiện có tại doanh nghiệp cũng như biến động dòng tiền trong kỳ. Thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ, nhà quản lý làm rõ được doanh thu thực tế thu được bằng tiền trong kỳ. Tiền thuần trong kỳ của doanh nghiệp nếu âm liên tiếp trong nhiều năm cảnh báo tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở mức đáng báo động, tiền thu không đủ bù đắp chi.
Bước 6: Đọc thuyết minh báo cáo tài chính
>>> Xem thêm chi tiết cách đọc Thuyết minh báo cáo tài chính tại đây:Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp cho nhà quản lý thông tin chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày ở các bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo chuẩn mực kế toán cụ thể.
LƯU Ý 6 TIPS SỬ DỤNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ CHO NHÀ QUẢN LÝ
Tips sử dụng báo cáo tài chính hiệu quả
Tips sử dụng báo cáo tài chính hiệu quả
Là người quản lý, điều quan trọng là phải có một phương án để theo dõi những quyết định kinh doanh, những nỗ lực của bạn đã tác động đến lợi nhuận của công ty như thế nào. Hãy xem báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và lưu ý các chi phí trực tiếp tương ứng với doanh thu trong khoảng thời gian đó.
Có lẽ bạn đã mua một phần mềm mới, yêu cầu chi tiêu nhiều hơn cho quảng cáo hoặc thuê một chuyên gia cho một dự án lớn. Những chi phí đó có dẫn đến thu nhập ròng mà bạn đang nhắm mục tiêu không? Tiếp bước tương lai, bạn có thể học hỏi từ những sai lầm của mình và nhân đôi số tiền đầu tư đã được đền đáp.
Báo cáo tài chính cũng hữu ích khi quản lý và lập kế hoạch ngân sách.Thực tế, ngân sách là một danh sách tất cả các khoản chi phí và doanh thu được tổng hợp bằng cách ước lượng, dự đoán, tính toán trước. Nó cũng chính là một kế hoạch chi tiêu, nhằm cung cấp góc nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng các báo cáo tài chính trước đây làm nơi bắt đầu cho các ngân sách trong tương lai. Nhưng thực tế thì bối cảnh tài chính luôn thay đổi, các chuyên gia tài chính tại TACA luôn đưa lời khuyên đến khách hàng chủ doanh nghiệp rằng :“Dữ liệu lịch sử là điều cần thiết để xây dựng ngân sách, nhưng nên được sử dụng làm điểm tham chiếu và không nhất thiết phải là điểm bắt đầu,”
Thật vậy, sự hiểu biết về lịch sử và sức khỏe tài chính của công ty bạn là cần thiết khi lập ngân sách và nên được kết hợp với tư duy cầu tiến và tầm nhìn tương lai.
Việc có thể xem từng dòng chi phí của công ty bạn trên cả báo cáo thu nhập và lưu chuyển tiền tệ có thể làm nổi bật những lĩnh vực có thể cắt giảm chi phí. Có thể bạn đã trả tiền thuê bao hàng tháng cho một dịch vụ mà bạn không còn cần nữa hoặc các chuyến đi chơi nhóm của bạn có thể được tiết kiệm lại để có lợi cho các hoạt động ít tốn kém hơn. Xem danh sách mọi chi phí và cách nó tác động đến thu nhập ròng của công ty bạn có thể là cơ hội giúp bạn tiết kiệm tiền và phân bổ lại chi tiêu ở những nơi cần thiết nhất.
Luôn ghi nhớ sức khỏe tổng thể của công ty là điều tối quan trọng trong việc quản lý kinh doanh. Phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể cho phép bạn hiểu chi tiết về tình hình tài chính của công ty và cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh rõ ràng hơn để định hướng quá trình thiết lập mục tiêu và ra quyết định.
Báo cáo tài chính của công ty bạn có thể được sử dụng để đảm bảo nhiều phòng ban ở trên cùng một mục tiêu quản lý. Khi các nhà quản lý từ mỗi bộ phận đã phân tích các báo cáo, các cuộc thảo luận về mục tiêu và ngân sách có thể tập trung vào sự hiểu biết chung về tình hình tài chính hiện tại của tổ chức và đưa ra quan điểm về các mục tiêu và động lực của các nhà quản lý khác.
Sử dụng báo cáo tài chính của công ty bạn làm công cụ để thúc đẩy và gắn kết nhóm của bạn. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể cho thấy dự án của nhân viên tác động tích cực đến doanh thu của công ty như thế nào, điều này có thể thúc đẩy hiệu suất và động lực của họ.
Khi đặt mục tiêu cho nhóm, hãy tận dụng các báo cáo tài chính để cung cấp lý do vì sao mục tiêu đã được hiện thực hóa và quá trình suy nghĩ đằng sau kế hoạch của bạn để đạt được chúng. Truyền cho nhân viên tư duy nhìn xa trông rộng như bạn và nói cho họ biết rằng những nỗ lực của họ tạo ra sự khác biệt rõ rệt cho công ty.
B/S – bảng cân đối kế toán, P/L – báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và C/F – báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng không độc lập với nhau mà có mối quan hệ mật thiết. Nếu nhà quản lí hiểu được mối quan hệ của chúng, nhà quản lí cũng sẽ hiểu được cấu tạo của báo cáo tài chính, ngoài ra bạn cũng có thể nắm bắt một cách kịp thời sự thay đổi trong tình hình tài chính của công ty thông qua sự bất thường của những con số kế toán.
Về cơ bản B/S và P/L chỉ là hai phần trong kết quả ghi chép lại hoạt động giao dịch bằng kế toán kép, nên chúng có mối quan hệ là điều đương nhiên. C/F phản ánh sự xuất nhập của tiền trong một năm, và số dư tiền mặt cuối kỳ là kết quả sau khi gia giảm các tài khoản của nguồn vốn, tài sản và nợ phải trả trong B/S, cũng như chi phí lợi nhuận trong P/L. Như vậy, quả thực là B/S và P/L có mối liên hệ với nhau.
Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đầu tiên, nhà quản lý nhìn vào tài sản thuần (hay còn gọi là nguồn vốn chủ sở hữu) ở phía dưới cùng bên phải của bảng B/S. Đoạn mũi tên từ “vốn điều lệ” đến “lợi nhuận giữ lại” là “tài sản thuần đầu kỳ”, tuy nhiên trải qua 1 năm, chúng ta cộng thêm “lợi nhuận ròng (lợi nhuận trong kỳ)” từ bảng P/L ta sẽ có “tài sản thuần cuối kỳ”. Như vậy, lợi nhuận mà một công ty sinh ra trong một năm sẽ được lưu lại trong mục tài sản thuần ở bảng B/S dưới tên “lợi nhuận thặng dư” (lợi nhuận giữ lại).
Về khoản lợi nhuận giữ lại (khoản lợi nhuận thuần được doanh nghiệp giữ lại), ý nghĩa của khoản này là khoản lợi nhuận doanh nghiệp sẽ không sử dụng mà tích lũy với nhiều mục đích.
Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ
Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ
Để thành lập một công ty, thứ quan trọng chính là tiền. Đầu tiên nhà quản lý (1) đi thu hút nguồn vốn đầu tư, sau đó là vay tiền ngân hàng hoặc dùng tới lợi nhuận để có được nguồn vốn để đi vào (2) đầu tư và vận hành. Đầu tư chủ yếu sẽ sử dụng tiền cho tài sản trong bảng B/S như là việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng: mua mới trang thiết bị, xây dựng công trường… “Vận hành” ở đây nghĩa là sử dụng tiền cho các hoạt động kinh doanh.
Sau khi đầu tư và vận hành, nhà quản lý sẽ (3) tăng doanh thu, (4) tạo ra lợi nhuận và cả hai điều này đều được ghi lại trên P/L. Sau một năm, giá trị lợi nhuận thu được này sẽ được tích trữ ở mục lợi nhuận thặng dư trong phần tài sản thuần ở bảng B/S. Mặt khác, sau khi doanh thu tăng, khoản doanh thu tiền mặt thu hồi được sẽ được ghi chép vào bảng C/F. Tiếp theo, nhà quản lý sẽ trừ đi các khoản chi tiền mặt để có được phần chênh lệch thu chi. Sau đó, nhà quản lý cần cộng số chênh lệch này với số dư tiền mặt đầu kỳ để có (5) số dư tiền mặt cuối kỳ. Số dư tiền mặt cuối kỳ trong bảng C/F sẽ cùng một giá trị với tiền mặt và tiền gửi trong bảng B/S.
Có rất nhiều chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp được sử dụng như một phương pháp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của công ty. Tuy nhiên trong thực tế, việc phân tích vẫn sẽ khó khăn nếu chỉ sử dụng những chỉ số đó. Để biết được tình trạng sức khỏe của công ty, nhà lãnh đạo cần phải phân tích từ nhiều góc nhìn:
Thứ 1: Kiểm tra sự thay đổi của ba loại bảng báo cáo tài chính
Khi quan sát tình hình tài chính nhà quản lý nên quan sát các báo cáo tài chính trong suốt 3 năm, bên cạnh đó nhà quản lý hãy chú ý vào sự tăng giảm của tổng tài sản ở bảng B/S, sự tăng giảm của doanh thu và lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh chính ở bảng P/L, và sự tăng giảm của số dư tiền mặt ở bảng C/F. Cho dù tổng tài sản trong 3 năm tăng lên nhiều, nhưng nếu doanh thu và lợi nhuận không tăng lên, thì khi đó cái tăng lên lại là các khoản nợ, tiền đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị, và đầu tư chứng khoán – điều này có thể không giúp ích gì cho việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, cho dù tổng tài sản không tăng lên quá nhiều, nhưng nếu doanh thu và lợi nhuận tăng cao, thì đó cũng là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đó đã hoạt động hiệu quả.
Thứ 2: So sánh thực thu với dự toán
Nhà quản lí cần so sánh kết quả kinh doanh trên thực tế (thực thu) với dự toán (mục tiêu) dựa trên bảng P/L. Nếu thực thu ít hơn mục tiêu, nhà quản lý cần phải điều tra kỹ lưỡng và ghi chép lại lý do của sự chênh lệch đó. Đặc biệt là sự chênh lệch của doanh thu, giá vốn hàng bán, và chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Cho dù doanh thu có lớn hơn so với mục tiêu, nhưng do giá vốn hàng bán tăng mạnh nên lợi nhuận tổng lại giảm xuống, trường hợp như vậy nhà quản lý cần hết sức chú ý.
Thứ 3: Phân chia theo cửa hàng và theo mặt hàng
Cũng vẫn trong bảng P/L, để hiểu được tình trạng sức khỏe của công ty, nhà quản lí có thể phân tích bằng nhiều góc độ như: theo các địa điểm kinh doanh (chi nhánh công ty, cửa hàng, đại lý), theo từng mặt hàng và theo từng khách hàng. Từ việc phân tích như vậy, nhà quản trị sẽ có thể đưa ra được đối sách củ thể cho công việc kinh doanh của mình.
Thứ 4: Tạo bảng quyết toán trên từng nhân viên công ty
Nhà quản lý sẽ thay thế những con số trên bảng quyết toán bằng giá trị tương ứng với một nhân viên. Nói cách khác, nhà quản lý đang tạo ra những con số gần gũi hơn và thử suy nghĩ về nó.Nếu nhà quản lý chia toàn bộ các mục trong bảng B/S và P/L cho số nhân viên trong công ty và thu được giá trị trên đầu người. Sau đó, nhà quản lý đánh giá những con số đó. Khí đó nhà quản lý sẽ có những cảm nghĩ như: “bản thân đã công hiến cho công ty mức doanh thu như thế này sao? Hoặc “doanh thu và lợi nhuận ít như thế này liệu có được không?”
Thứ 5: Sử dụng chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Tỷ số thanh toán hiện thời (%) (Current ratio)
Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn ×100 |
2. Hệ số/ Chỉ số thích ứng dài hạn (%) (Fixed-assets-to long-term-liabilities ratio)
Tài sản cố định / (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) × 100 |
3. Kỳ thu tiền bình quân/ Thời gian quay vòng khoản phải thu (tháng) (Receivables turnover period)
(Phải thu khách hàng + Thương phiếu phải thu) / Doanh thu trung bình 1 tháng |
4. Thời gian quay vòng hàng tồn kho/ Thời gian tồn kho bình quân (tháng) (Inventory turnover period)
Hàng tồn kho / Doanh thu trung bình 1 tháng |
5. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (%) (ROA)
Lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế) / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) × 100 |
6. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu (%)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh / Doanh thu × 100 |
7. Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản/ Hệ số tự tài trợ (%)
Tài sản thuần (Vốn chủ sở hữu) / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) ×100 |
8. Vòng quay tổng tài sản (lần)
Tổng doanh thu / Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) |
9. Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu (%)
(Doanh thu kỳ này – Doanh thu kỳ trước) / Doanh thu kỳ trước × 100 |
10. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (%)
(Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này – Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước) / Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỷ trước ×100 |
11. Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS: Earning Per Share)
Lợi nhuận ròng / Số cổ phiếu phát hành |
12. Giá trị sổ sách trên 1 cổ phiếu) (Book Value per Share)
Tài sản thuần / Số cổ phiếu phát hành |
Ngoài ra, còn chỉ số ROE – tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữ hay tỷ số lợi nhuận trên vốn. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn dĩ họ có vốn chủ sở hữu ít hơn so với các công ty niêm yết, nên ROE của họ sẽ cao. Do vậy chỉ số ROE không hẳn có thể giữ chức năng như là một KPI (Key Performance Indicators = chỉ số đo lường, đánh giá Hiệu quả công việc).
=> Xem thêm:
Trên đây, TACA đã cung cấp cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để bảng báo cáo tài chính thông qua cách đọc, cách kiểm tra tình trạng của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số thể hiện trong bảng báo cáo tài chính. Đây là việc vô cùng quan trọng giúp chủ doanh nghiệp nhìn nhận quá trình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những đề xuất và hướng phát triển mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối ưu hóa trong việc biến những con số vô tri thành những con số biết nói nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác, TACA hân hạnh giới thiệu đến quý bạn đọc “Dịch vụ tư vấn kế toán”.
Với xuất phát điểm là Học viện đào tạo kế kiểm toán hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty đã xử lý công việc hiệu quả, thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chúng tôi cam kết mang lại kết quả cải thiện hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tương lai theo từng giai đoạn phát triển của quý doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn kế toán, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc liên hệ chi tiết dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ tư vấn kế toán
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911