Thuyết minh báo cáo tài chính (Financial statement footnotes) là một phần không thể thiếu trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bảng báo cáo này như một minh chứng để chứng minh cho sự tồn tại của con số xuất hiện trên bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, hay báo cáo kết quả kinh doanh. Nói cách khác, thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận không thể tách rời khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp, nhằm giải trình chi tiết hay cung cấp các thông tin còn thiếu trong báo cáo.
Thông thường, bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các thông tin liên quan đến đặc điểm của doanh nghiệp, phương pháp kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, các chính sách kế toán áp dụng, hay những thông tin khác mà doanh nghiệp thấy cần thiết cho việc giải trình báo cáo tài chính. Những thông tin này tuy có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định quản trị doanh nghiệp nhưng thường không được đưa trực tiếp vào báo cáo tài chính mà được thuyết minh ngoài khi cần, để tránh gây nhầm lẫn cho người đọc.
>>> Xem thêm:
What Are Footnotes to Financial Statements? Types and Importance
Thông tin trong thuyết minh báo cáo tài chính thường được chia ra làm 2 mảng: Mảng thứ nhất đưa ra thông tin về phương pháp kế toán mà công ty áp dụng, ví dụ như phương pháp ghi nhận doanh thu; và mảng thứ hai giải thích cụ thể về các kết quả tài chính cũng như hoạt động doanh nghiệp quan trọng.
Bởi vậy, muốn phân tích thuyết minh báo cáo tài chính, chủ doanh nghiệp cần chú ý đến 2 vấn đề dưới đây:
– Thứ nhất:
Điều chỉnh các yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính nói chung và thuyết minh báo cáo tài chính nói riêng. Hiện nay, Chế độ Kế toán Việt Nam đưa ra các biểu mẫu báo cáo tài chính thống nhất bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, trên thế giới, chuẩn mực kế toán mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải có trong báo cáo tài chính nhưng không đưa ra những biểu mẫu báo cáo bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải tuân theo vì các doanh nghiệp có quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh rất khác nhau.
– Thứ hai:
Hoàn thiện nội dung kế toán liên quan đến một số khoản mục được trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính. Từ thực tế về thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, kết hợp với những quy định về chính sách, chế độ kế toán hiện hành và những quy định của IFRS, việc trình bày một số nội dung kế toán liên quan đến khoản mục được trình bày trên thuyết minh báo cáo tài chính cần được bổ sung để thông tin đến tay người sử dụng báo cáo một cách hữu ích hơn.
– Thứ ba:
Thuyết minh báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa tính hữu ích của thông tin cung cấp cho người sử dụng báo cáo. Ngoài ra, việc xây dựng báo cáo này cần tiếp tục kế thừa những thành tựu trên cơ sở tiếp cận và hội nhập có chọn lọc với những nguyên tắc và thông lệ phổ biết của quốc tế.
Tuy nhiên, để phát huy tốt các giải pháp trên, doanh nghiệp cần đầu tư cho việc tổ chức kế toán nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin, đảm bảo sự phân bổ nhân lực hợp lý, xây dựng quy trình kế toán rõ ràng, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin… Chẳng hạn như việc áp dụng hệ thống ERP. Dù rằng việc lựa chọn và áp dụng ERP đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp lớn, trong đó lợi ích về cung cấp thông tin là một lợi ích rất đáng được quan tâm trong lĩnh vực kế toán. Nhờ đó, kế toán giảm bớt khối lượng và thời gian xử lý số liệu cũng như việc cung cấp các thông tin tài chính kịp thời chi tiết, phong phú và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện tốt các khâu như tuyển dụng nhân sự làm công tác kế toán. Đội ngũ kế toán cũng cần được thường xuyên tập huấn, đào tạo để nắm bắt và vận dụng các chính sách, mới chế độ kế toán một cách có hiệu quả. Đồng thời, có chế độ đãi ngộ xứng đáng nhằm giữ chân những nhân viên có năng lực.
Thực tế, thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo dài nhất trong hệ thống báo cáo tài chính với rất nhiều nội dung thuyết minh bên trong. Do vậy, cần cụ thể vị trí của phần chính sách kế toán áp dụng và vị trí của từng mục của phần thông tin bổ sung của thuyết minh báo cáo tài chính để việc tìm hiểu thông tin của người sử dụng báo cáo được dễ dàng hơn. Việc tuyên bố doanh nghiệp tuân thủ các chính sách, chế độ kế toán và các quy định pháp lý phải được thực hiện triệt để trong công tác kế toán chứ không phải chỉ là một tuyên bố mang tính hình thức như một số doanh nghiệp đã thuyết minh.
Thuyết minh báo cáo tài chính giúp nhà quản lý nắm bắt cụ thể chi tiết các thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin quan trọng khác.
Thuyết minh báo cáo tài chính có vai trò quan trọng nhưng trên thực tế, nhà quản lí chưa tận dụng được hết những lợi ích, và công dụng của bản thuyết minh báo cáo tài chính mang lại trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Để cải thiện điều này, các nhà quản lý hãy cùng TACA phân tích các ví dụ từ đó làm tiền đề để cải thiện và phát huy điểm sáng mà bảng thuyết minh báo cáo tài chính mang lại cho doanh nghiệp:
Thông thường nhà quản lý sử dụng các dữ liệu sẵn có trên Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để nắm bắt và phân tích thông tin doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có những nhận xét chính xác các nhà quản lý còn phải sử dụng thông tin từ thuyết minh báo cáo tài chính để có thể xác định được sự thay đổi của từng khoản mục nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu, giá trị của các khoản nợ phải thu phải trả quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi được…
Ví dụ 1: Khi phân tích bảng cân đối kế toán
>>> Xem thêm: Bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp
Cụ thể, để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, chỉ tiêu phân tích sử dụng là
Hệ số khả năng thanh toán ngay = (Tiền/Nợ đến hạn và quá hạn)
Chỉ tiêu Tiền được lấy từ mã số 111 trên Bảng cân đối kế toán, nợ quá hạn và đến hạn thì phải lấy từ thuyết minh Báo cáo tài chính hoặc từ các sổ kế toán chi tiết.
Bảng Mô phỏng phân tích nội dung khoản mục tiền và tương đương tiền
Nhà quản lý phân tích khái quát bảng cân đối kế toán để thấy được sự biến động của tài sản giữa các thời điểm, từ đó biết được tình hình đầu tư của doanh nghiệp… Bên cạnh đó, thông qua nguồn số liệu sử dụng từ thuyết minh báo cáo tài chính, các nhà quản lý mới có thể nhận xét chính xác hơn những nội dung bên trong ảnh hưởng đến từng khoản mục tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho, với giá trị bao nhiêu, nội dung nào ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến khoản mục phân tích.
Ví dụ 2: Khi phân tích khái quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
>>> Xem thêm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nếu chỉ căn cứ vào nguồn số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ không thể biết được chính xác nguồn phát sinh doanh thu, thu nhập và chi phí để đưa ra nhận xét chính xác.
Bảng Minh họa phân tích khoản mục thu nhập khác
Tương tự như khi phân tích bảng cân đối kế toán, nếu nhà quản lý chỉ sử dụng dữ liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà không sử dụng thông tin từ thuyết minh báo cáo tài chính thì sẽ không thể biết được nội dung nào có ảnh hưởng đến báo cáo, nội dung nào ảnh hưởng tích cực tiêu cực đến khoản mục phân tích.
Sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà quản lý tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…
Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…
Đối với các doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán có một số các chỉ tiêu mà nhà quản lý cũng như nhà đầu tư cần quan tâm:
Để xác định những giá trị theo từng nội dung thì hầu hết các doanh nghiệp sử dụng nguồn dữ liệu từ báo cáo tài chính chủ yếu từ bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phục vụ cho nội dung phân tích ROA, ROE….
Tuy nhiên, đối với một số chỉ tiêu, các nhà quản lý phải sử dụng tới thuyết minh báo cáo tài chính mới có thể phân tích được, ví dụ chỉ tiêu Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS), P/E của cổ phiếu…
>>> Xem thêm: Bảng lưu chuyển tiển tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập ra để giải thích và bổ sung cho các thông tin về tình hình tài chính, cung ứng- kinh doanh, kết quả marketing của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà trong bản báo cáo không thể mô tả chi tiết rõ ràng được.
Thuyết minh báo cáo tài chính của mọi loại hình doanh nghiệp đều phải bảo đảm 6 nội dung chính. Tuy nhiên, nội dung cụ thể bên trong mỗi phần sẽ được thay đổi tùy theo từng doanh nghiệp. Ví dụ, thuyết minh báo cáo tài chính công ty TNHH sẽ có hình thức sở hữu vốn hay cấu trúc doanh nghiệp khác với công ty nhà nước.
Nhà quản lý có thể tham khảo mẫu thuyết minh dưới đây để đảm bảo cung cấp đầy đủ 6 nội dung cho bản báo cáo theo quy chuẩn:
Đối với trường hợp cần cung cấp thông tin cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà quản lý là người ngoại quốc, doanh nghiệp cần dịch và cung cấp bản thuyết minh báo cáo tài chính tiếng Anh theo đúng yêu cầu, bản Thuyết minh bằng tiếng Anh về cơ bản vẫn bao gồm các nội dung chính đã được đề cập trong thuyết minh báo cáo mẫu.
Như vậy, TACA đã chia sẻ đến quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu hỗ trợ chủ doanh nghiệp nắm bắt thông tin chi tiết nhất và cách thức phân tích bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, để được tư vấn sâu hơn theo ngành và có cho mình những bước tiến đột phá về kế toán, tài chính cho công ty, bạn có thể liên hệ tới dịch vụ tư vấn kế toán của chúng tôi theo số Hotline CSKH: 0982 518 586. Hoặc Vui lòng truy cập dịch vụ của chúng tôi theo đường link: Dịch vụ tư vấn kế toán
Với xuất phát điểm là Học viện đào tạo kế kiểm toán hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động cung cấp dịch vụ, công ty đã xử lý công việc hiệu quả, thành công cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Chúng tôi cam kết mang lại kết quả cải thiện hiệu quả nhất phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tương lai theo từng giai đoạn phát triển của quý doanh nghiệp.
Hãy theo dõi TACA để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911