Quản trị tài chính như thế nào để quản lý rủi ro tài chính cho doanh nghiệp? Có rất nhiều câu hỏi về quản trị tài chính: quản trị tài chính là gì? mục tiêu của quản trị tài chính? các nguyên tắc quản trị tài chính? Hay làm cách nào để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả?
Có thể nói, quản trị tài chính dường như là khâu quan trọng nhất trong quản trị doanh nghiệp.
Quản trị tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định khác đều dựa trên những kết quả rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, có nhiều vấn đề tài chính này đòi hỏi các nhà quản lý phải đưa ra quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy doanh nghiệp mới phát triển vững chắc.
>>> Xem thêm:
Phân tích tài chính doanh nghiệp để quản lý hiệu quả
Tài chính doanh nghiệp dành cho CEO
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện
Lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế là một trong các chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá được về hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Thông qua đây có thể nhận ra rằng doanh nghiệp đó đang làm ăn có lãi hay là bị thua lỗ.
Thế nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế cũng chưa phải là một yếu tố đánh giá được tất cả tình hình kinh doanh trong doanh nghiệp được chính xác nhất. Vì thế cần phải sử dụng quản trị tài chính để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp sau thuế.
Đây là một trong những cách giúp hạn chế được những gì có thể xảy ra đối với các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế của mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng vẫn còn một số các hạn chế nhất định nếu như bạn không chú ý tới yếu tố giá tiền tệ hoặc những phát sinh ngoài ý muốn.
Do đó mục tiêu tối đa hóa giá trị thị trường của cổ phiếu được xem là một mục tiêu thích hợp nhất cho việc quản trị tài chính. Bởi nó chú ý tới nhiều yếu tố khác nhau như thời gian, rủi ro, các chính sách của cổ tức, một số yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu.
Quản trị tài chính doanh nghiệp có 3 nội dung chính, bao gồm: Quản trị vốn, quản trị nguồn vốn và quản trị doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quản trị vốn của doanh nghiệp bao gồm quản trị vốn cố định và quản trị vốn lưu động. Trong đó, quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản trị vốn của các doanh nghiệp. Vì vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn và có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Quản trị vốn cố định bao gồm quản trị vốn hình thành nên tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính và các khoản tài sản dài hạn khác.
Quản trị vốn lưu động bao gồm quản trị vốn tồn kho dự trữ, quản trị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu và quản trị các khoản đầu tư ngắn hạn.
Quản trị nguồn vốn là một trong các quyết định quan trọng của quản trị tài chính nhằm mục đích tài trọ cho nhu cầu của doanh nghiệp. Nội dung chính của quản trị nguồn vốn là xác định quy mô, cơ cấu nguồn vốn, lựa chọn các loại nguồn vốn tài trợ và hình thức huy động từng nguồn vốn.
Quản trị doanh thu là xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu, các biện pháp tăng doanh thu trên cơ sở tài sản các doanh nghiệp.
Quản trị chi phí là xác định được các khoản phải chi phải bỏ ra để tạo nên doanh thu, từ đó xác định lợi nhuận của doanh nghiệp, tính toán xu hướng thay đổi của các khoản chi phí, từ đó có những báo cáo, phân tích, đánh giá chi phí, hoạch định kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp, có sự điều chỉnh hợp lý giữa các loại chi phí.
Quản trị lợi nhuận là tính toán chính xác các khoản lợi nhuận, đề xuất các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở điều kiện về tài sản, nguồn vốn sẵn có và các quyết định phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
Xem thêm:
3 Kinh nghiệm quản lý thu – chi hiệu quả
Cách xây dựng hệ thống báo cáo quản trị doanh thu – chi phí – lợi nhuận
Các nhà quản trị tài chính có nhiệm vụ dự báo về lượng vốn cần thiết. Điều này phụ thuộc tới chi phí cũng như là lợi nhuận dự kiến, những chương trình và một số chính sách tương lai… Mọi ước tính này cần được thực hiện một cách đầy đủ nhất để có thể làm tăng thêm nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.
Nhà quản lý tài chính sẽ có một số lựa chọn để có thể huy động vốn cho công ty. Khi đó cần phải lựa chọn một nguồn vốn nào có thể mang tới khả năng kiếm tiền lớn với mức chi phí thấp. Đồng thời cần phải tạo ra một đòn bẩy để tối đa hóa giá trị của cổ đông.
Người quản lý tài chính sẽ xác định về số quỹ lương cần thiết đối với mỗi lĩnh vực tài chính sau đó phân bổ quỹ lương đó sao cho phù hợp. Bất kỳ sự thay đổi nào của quyết định tài chính làm tăng hay giảm số tiền được phân bố đều có thể thực hiện tại một thời điểm. Người quản lý cần phải cố gắng giữ tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
Người quản lý tài chính sẽ phải đưa ra những quyết định về phân bổ dòng tiền vào các dự án mang tới lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc mang về doanh thu lớn nhằm tạo ra sự an toàn về đầu tư cũng như là lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế.
Thông thường nhà quản lý tài chính sẽ đưa ra những quyết định lợi nhuận ròng dựa theo 2 cách sau:
+ Tuyên bố cổ tức: Đó là việc xác định về tỷ lệ của mỗi cổ tức cũng như các lợi ích khác của tiền thưởng.
+ Lợi nhuận giữ lại: Khối lượng cần phải được giải quyết phụ thuộc vào những kế hoạch mở rộng, đổi mới và sự đa dạng hóa trong công ty.
Nhà quản lý tài chính sẽ đưa ra một số quyết định có liên quan tới việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được mọi người sử dụng cho các mục đích khác nhau chẳng hạn như việc thanh toán tiền lương, trả lương, thanh toán về tiền điện và nước, đáp ứng một số khoản vay ngắn hạn…
=> Xem thêm: Cách quản lý dòng tiền mặt trong doanh nghiệp
Nhà quản lý tài chính không chỉ có nhiệm vụ lập kế hoạch cho việc sử dụng tài chính mà còn cần kiểm soát về tài chính. Việc làm này sẽ được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật khác nhau như phân tích về tỷ lệ dự báo nguồn tài chính, chi phí và kiểm soát về lợi nhuận…
=> Xem thêm: Báo cáo dòng tiền: làm sao để quản trị dòng máu doanh nghiệp hiệu quả?
Có 4 nguyên tắc quản trị tài chính trong doanh nghiệp:
Bất kỳ một quyết định nào được đưa ra cũng tồn tại các rủi ro nhất định. Khi tiềm năng lợi nhuận trong một dự án càng lớn thì nó cũng đồng nghĩa với các rủi ro thất bại của dự án đó cũng sẽ càng cao. Do đó để đầu tư được hiệu quả tốt nhất các nhà quản trị phải biết cách chấp nhận về mức độ rủi ro đó.
Một khi đã đưa ra các quyết định đối với việc phân bổ khoản tiền tương đối lớn cho một dự án đầu tư nào thì không chỉ phải chuẩn bị một khoản chi phí lớn, doanh nghiệp còn phải chịu thêm cả sự tác động của những yếu tố lạm phát.
Thuế được xem là một trong các vấn đề tất yếu mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng sẽ có trách nhiệm phải hoàn thành nó. Tuy nhiên thuế cũng có thể là một đòn bẩy khiến cho doanh nghiệp không thể đạt được những chỉ tiêu về doanh số như mong muốn và nó cũng có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí đối với hoạt động kinh doanh.
Khi chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu cho việc đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể nào tránh được việc phải đối mặt với các rào cản.
Do đó để có thể tối ưu hóa được về mức lợi nhuận thì những nguồn vốn vay hay là đòn bẩy tài chính sẽ là công cụ quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh.
Nếu như áp dụng không hiệu quả thì nó cũng có thể tạo ra nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp. Vì thế nhà quản trị trước khi đưa ra một quyết định vay vốn nào thì cũng cần phải tính toán sao cho thật kỹ để tránh và giảm tải về các rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp của mình.
Để quản trị tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần quản lý rõ 3 phần chính: NHẬN DIỆN RỦI RO, PHÂN TÍCH RỦI RO và NGĂN NGỪA, XỬ LÝ RỦI RO.
Rủi ro tài chính luôn rình rập khắp nơi trong môi trường kinh doanh. Rủi ro có thể là khách quan, tức luôn hiện diện sẵn, bất chấp ý chí chủ quan của doanh nghiệp; nhưng cũng có thể là chủ quan, do doanh nghiệp tự tạo ra cho mình chính từ ý thức khinh suất, coi thường quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Mặc dù có rất nhiều loại hình rủi ro khác nhau, rủi ro tài chính có thể được xem là “ông trùm” của mọi rủi ro, vì suy cho cùng, mọi rủi ro xảy ra đều dẫn đến thiệt hại về tài chính (trước mắt hay lâu dài) cho doanh nghiệp.
=> Chi tiết rủi ro tài chính & quản trị rủi ro tài chính xem tại đây: https://taca.com.vn/rui-ro-tai-chinh/
Trên thực tế cho thấy, quản trị và phân tích tài chính là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia. Nếu bạn cần trợ giúp cho quá trình quản trị của doanh nghiệp được tối ưu, nhanh chóng thì hãy để đội ngũ chuyên gia TACA hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý tài chính, am hiểu môi trường kinh doanh trong & ngoài nước giúp bạn qua giải pháp Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn tài chính doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc đăng kí tư vấn TẠI ĐÂY
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911