Báo cáo quản trị doanh thu được trình bày với mục đích phục vụ các yêu cầu của nhà quản lý, quản trị DN về tình hình doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo xác định tình hình thực hiện doanh thu thực tế, kế hoạch để theo dõi được % hoàn thành doanh thu theo kế hoạch, giá trị giảm trừ, lợi nhuận gộp, doanh thu theo ngành hàng, nhân sự,… trong một giai đoạn nhất định. Nằm trong hệ thống báo cáo quản trị của doanh nghiệp, báo cáo doanh thu góp phần quan trọng vẽ ra được bức tranh kinh doanh toàn cảnh ở thời điểm hiện tại.
Thực tế, trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, hành vi người tiêu dùng cũng thay đổi theo. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành tăng lên, nhu cầu mở rộng kinh doanh,.. khiến cách các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ cũng phải thay đổi. Hơn nữa, cho dù bạn quản lý một doanh nghiệp, hay một chuỗi cửa hàng lớn bạn cũng phải hiểu thị trường địa phương và đối thủ cạnh tranh cũng như đặt mức giá phù hợp để mang lại doanh thu tối đa cho cơ sở kinh doanh của bạn.
Một thực trạng trong doanh nghiệp mà hầu hết CEO thường tâm sự với TACA rằng, mặc dù họ được trình bày số liệu kế toán và đọc báo cáo từ bộ phận kế toán, kinh doanh mỗi tháng, tuy nhiên, tình hình doanh số vẫn không cải thiện. Nhân viên thường phổ biến những thông tin chung chung, không cụ thể và khó để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. ví dụ như “Chi phí ngày càng tăng”, “Lợi nhuận giảm sút”, “Doanh số giảm sút bắt đầu từ quý 1”, “Hàng này không bán được”,…
Những báo cáo còn thủ công, chậm trễ, thiếu chi tiết và không đưa ra được các nguyên nhân, giải pháp cụ thể này khiến các nhà quản lý không chỉ lo âu mà còn rất khó khăn trong việc giám sát, đánh giá, ra quyết định kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không thể hiểu rõ được tình trạng kinh doanh hiện tại của mình, CEO sẽ khó lòng đưa ra các phương án cải thiện và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thị trường. ‘’Sai một ly đi một dặm’’, ‘’Ai nhanh mạnh nhất’’, nếu không kịp thời đưa ra những giải pháp triệt để, những đối thủ ‘’kền kền’’ liên tục ‘’săm soi’’ doanh nghiệp ngoài kia sẽ chỉ ‘’chờ chực’’ để giành lấy miếng bánh tăng trưởng mà chúng ta không kịp ‘’chớp lấy’’.
Nhất là đối với ngành bán lẻ khi thường xuyên gặp phải tình trạng mất khách hàng, sụt giảm doanh số và lợi nhuận, mất thị phần vào tay đối thủ,..mà không tìm ra được nguyên nhân, giải pháp kịp thời sẽ phải cắt giảm nhân viên, đóng cửa nhiều cửa hàng vĩnh viễn khi tình hình thị trường biến động khôn lường. Trong ngành sản xuất, nếu doanh số không cải thiện, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ trong quá trình sản xuất và các vấn đề liên quan đến tài chính, đặc biệt là nếu chi phí sản xuất tăng lên mà doanh thu không tăng tương ứng sẽ dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động sản xuất và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Danh tiếng của doanh nghiệp lúc này cũng bị ảnh hưởng, niềm tin của các cổ đông và khách hàng ngày càng ‘’lao dốc’’.
Để tăng trưởng doanh thu bền vững, TACA hiểu những vấn đề thực sự mà chủ doanh nghiệp cần kiểm soát hàng ngày để ra quyết định thường là:
– Tỉ suất lợi nhuận giảm vì nguyên nhân gì? Có phải do cửa hàng nào, doanh thu hay chi phí, hoặc do nhóm sản phẩm nào?
Lúc này, bạn cần phân tích nguyên nhân từng cửa hàng, nhóm sản phẩm và các chi phí liên quan để tìm ra giải pháp cải thiện. Ví dụ, nếu chi phí vận chuyển tăng cao hơn do giá xăng dầu tăng, có thể xem xét giảm chi phí bằng cách tối ưu hóa hệ thống vận chuyển hoặc tìm kiếm nhà cung cấp giá rẻ hơn.
– Tình hình thực hiện doanh thu so với kế hoạch đến đâu rồi, có bám sát chưa? Liệu có cần tái cấu trúc lại nhân sự chăm sóc khách hàng để đạt được tỷ lệ doanh thu/mỗi nhân viên tốt hơn không?
Khi đó, nhà quản trị cần đánh giá, theo dõi dữ liệu từ quá khứ đến hiện tại xem tương lai có cần sắp lại nhân sự chăm sóc khách hàng phù hợp theo năng lực để tăng tỷ lệ doanh thu/mỗi nhân viên hay không.
– Doanh số toàn công ty tăng, nhưng liệu có cửa hàng nào đang sụt giảm không? Và nguyên nhân sụt giảm là do khâu nào trong chuỗi cung ứng không hiệu quả? Tỷ lệ sụt giảm là bao nhiêu? Số liệu sụt giảm so với đâu? Nguyên nhân sụt giảm là do truyền thông kém hay khâu chăm sóc kém?
Do vậy, cần phân tích từng khâu trong chuỗi cung ứng để tìm ra nguyên nhân sụt giảm và đưa ra giải pháp phù hợp. Nếu khách hàng sụt giảm do truyền thông kém, công ty có thể xem xét tăng chi phí quảng cáo để thu hút khách hàng.
– Cần đưa ra yêu cầu xây dựng báo cáo các cửa hàng và nhóm sản phẩm trên cùng một giao diện trực quan dễ nhìn, dễ sửa đổi và không được phép trễ hẹn để kịp thời ra quyết định kinh doanh đúng đắn.
– Nguyên nhân gì khiến cho báo cáo doanh thu và báo cáo kết quả kinh doanh bị chậm trễ?
…..
Do đó, các nhà quản lý nên chọn phần mềm báo cáo quản trị doanh thu tự động để loại bỏ các hoạt động thủ công, dễ xảy ra lỗi và đưa ra chiến lược giá đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chỉ bằng cách đầu tư vào hệ thống quản lý doanh thu của công ty, bạn mới có thể thu thập và đánh giá nhiều dữ liệu hơn cũng như hợp lý hóa quá trình ra quyết định. Hãy CHẤM DỨT hoàn toàn những buổi họp kinh doanh luẩn quẩn với hàng loạt dữ liệu báo cáo dàn trải, chậm trễ, thiếu ứng dụng công nghệ, những bài toán chỉ cập nhật tình hình về doanh thu bán hàng hàng tháng hay xu hướng thay đổi của doanh số,..mà không có đáp án & hướng giải quyết khác biệt cho doanh nghiệp ngay lúc này.
Dựa theo thống kê gần đây, quy mô thị trường phần mềm quản lý công ty toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 4.06 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 – 2026. Với công nghệ Power Bi từ Microsoft áp dụng trong báo cáo quản trị doanh thu tích hợp nhiều tính năng thông minh, bạn có thể xử lý khối lượng công việc hiệu quả hơn và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn.
Không có mẫu hoặc quy tắc bắt buộc nào khi xây dựng báo cáo doanh thu. Tuy nhiên, sẽ có một vài các tiêu chí cần được thể hiện trong báo cáo, bao gồm:
Khi trình bày các thông tin trong báo cáo doanh thu, nên tập trung vào việc cung cấp thông tin theo cách tối đa hóa mức độ liên quan của thông tin đối với người đọc. Có thể trình bày báo cáo theo kiểu tiết lộ doanh thu một cách cụ thể, như: trình bày doanh thu theo cửa hàng, theo tháng, tỉ lệ….
Cách trình bày báo cáo đối với doanh nghiệp có nhiều phòng ban, ngành hàng sẽ cần chi tiết hơn; có thể được chia nhỏ ra các ngành hàng, sản phẩm, biên lợi nhuận,… thậm chí cơ cấu doanh thu của từng ngành hàng, đi kèm với các biểu đồ mô tả chi tiết.
Cách trình bày đầu tiên theo bản chất được coi là khá đơn giản, vì chúng không liên quan nhiều về mặt kĩ thuật trong việc phân bổ giữa các bộ phận của doanh nghiệp. Trong khi đó, trình bày theo cách thứ hai cũng giúp dễ dàng xác định được chi tiết các vấn đề về doanh thu, phân tích kết quả kinh doanh dễ dàng và kiểm soát, quản lí chi phí hiệu quả. Và để tối ưu hơn nữa, sử dụng phần mềm chuyên biệt để quản trị và trực quan hóa trường dữ liệu lớn như vậy là rất cần thiết đối với ban lãnh đạo.
Đọc thêm:
Từ các hình ảnh hiển thị dưới đây, ta nhận thấy phân tích báo cáo quản trị doanh thu từ dữ liệu trực quan kết nối phần mềm Power BI sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh hằng ngày một cách nhanh gọn, nhận diện tăng trưởng và rủi ro qua màu sắc, biểu đồ động, thay đổi dữ liệu nhanh chóng,..loại bỏ hoàn toàn báo cáo thủ công với trường dữ liệu cồng kềnh khó xử lí.
TACA xây dựng hệ thống Báo cáo quản trị doanh thu cho công ty khách hàng
TACA xây dựng hệ thống Báo cáo quản trị doanh thu cho công ty khách hàng
Nhận thấy năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm (tức là 12 tháng hoặc 52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia nên trình bày báo cáo quản trị tổng hợp theo dõi tình hình doanh thu theo năm tài chính là bước đầu mà mọi doanh nghiệp cần nhìn vào để so sánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Trong báo cáo quản trị doanh thu về tổng quan năm tài chính thì việc theo dõi % hoàn thành doanh thu so với kế hoạch là rất quan trọng. Thật vậy, để có thể tồn tại và phát triển, tìm ra định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp thì người làm ăn cần có một kế hoạch kinh doanh – đặc biệt là phải theo dõi tình hình doanh thu hằng ngày/tuần/ tháng/quý sát với kế hoạch , Điều đó giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra được những định hướng trong tương lai, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.
Các nhà quản lý cũng cần phải để tâm tới giá trị giảm trừ, các tỷ lệ về giá trị giảm trừ,… Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.
Như vậy, các khoản giảm trừ doanh thu ảnh hưởng phần lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì thế kế toán quản trị phải theo dõi chi tiết các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cũng như chi tiết cho từng khách hàng và từng loại như hàng hoá, thành phẩm hay cung cấp dịch vụ.Các khoản CKTM, GGHB, HBBTL nói trên nếu phát sinh cùng kỳ tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm,…thì được điều chỉnh làm giảm doanh thu của kỳ phát sinh. Thế nên có được hệ thống quản trị trực quan ‘’nhìn vào biết được ngay để xử lý vấn đề về lâu dài’’ là vô cùng hữu ích.
Tạo riêng chi tiết một trang báo cáo doanh thu để kiểm soát
Tạo riêng chi tiết một trang báo cáo doanh thu để kiểm soát
Để quản lý doanh thu, doanh số bán hàng của doanh nghiệp một cách hiệu quả, và từ đó đưa ra được các chiến lược giúp tối ưu doanh thu, doanh số thì tạo riêng chi tiết một trang báo cáo để kiểm soát là điều tất yếu.
>>Xem thêm: 5 cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả
Khách hàng doanh nghiệp bán lẻ hợp tác với TACA triển khai xây dựng báo cáo quản trị doanh thu theo ngành hàng
Khách hàng doanh nghiệp bán lẻ hợp tác với TACA triển khai xây dựng báo cáo quản trị doanh thu theo ngành hàng
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo nhiều mặt hàng, nhóm hàng thì với mỗi nhóm hàng sẽ có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau trong sản xuất kinh doanh đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cũng như mức doanh thu đạt được cũng rất khác nhau.
Việc theo dõi báo cáo quản trị doanh thu để so sánh doanh thu của từng nhóm hàng sẽ giúp bạn biết được nhóm hàng nào đóng vai trò quan trọng nhất, nhóm hàng nào không. Từ đó giúp người quản lý tối ưu hóa doanh thu bằng việc tập trung ưu tiên cho những mặt hàng thuộc nhóm có doanh số cao, lợi nhuận tốt, từ việc giữ tồn kho tới trưng bày hàng. Đồng thời, họ cũng thường xuyên theo dõi thị hiếu người tiêu dùng đối với mặt hàng này thông qua doanh số để có điều chỉnh kịp thời. Báo cáo doanh số theo ngành hàng thống kê được doanh số, số lượng, lãi lỗ thuần theo từng nhóm hàng từ ngày đến ngày để người quản trị định hướng phát triển sản phẩm chủ lực…
>>Xem thêm : Báo cáo doanh thu theo ngành hàng – Quản trị báo cáo doanh thu
Báo cáo quản trị doanh thu theo kênh bán thống kê doanh thu theo từng ngành hàng trong một khoảng thời gian nhất định tại showroom, đại lý, thương mại điện tử,…
Báo cáo quản trị doanh thu theo kênh bán thống kê doanh thu theo từng ngành hàng trong một khoảng thời gian nhất định tại showroom, đại lý, thương mại điện tử,…
Báo cáo quản trị doanh thu theo kênh bán thống kê doanh thu theo từng ngành hàng trong một khoảng thời gian nhất định tại showroom, đại lý, thương mại điện tử,… Ai cũng muốn mở rộng ra tất cả các kênh này nhưng phải đảm bảo rằng, phải theo dõi báo cáo định kì kiểm soát và quản lý sao cho có đủ nhân lực để chăm sóc – quản lý, lên nội dung hiệu quả và cập nhật thường xuyên thì mới được xem là mở rộng kinh doanh đa kênh hiệu quả và tất nhiên là sẽ có thêm nhiều đơn hàng. Còn làm cho có, làm để minh chứng là cửa hàng cũng có hoạt động đa kênh, làm để thử hiệu quả thì sẽ trở thành ôm đồm quá nhiều và tất yếu là việc kinh doanh trở nên rối ren, khó quản lý, tiêu tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc.
Báo cáo quản trị doanh thu theo chương trình khuyến mại đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng
Báo cáo quản trị doanh thu theo chương trình khuyến mại đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng
Đối với một số ngành nghề đặc thù, do tính cạnh tranh cao, để tăng doanh thu doanh nghiệp (DN) phải áp dụng nhiều hình thức giảm giá, chương trình khuyến mại,… nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của DN. Vì thế đối với nhiều doanh nghiệp, việc tạo dữ liệu báo cáo riêng để theo dõi được đưa vào list cần lưu ý sát.
Nhân viên kinh doanh là những người trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận về cho công ty
Nhân viên kinh doanh là những người trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận về cho công ty
Nhân viên kinh doanh là những người trực tiếp đem lại doanh thu và lợi nhuận về cho công ty. Vì thế, theo dõi báo cáo nhìn nhận xu hướng làm việc của từng nhân viên để quản lý và sắp xếp nhân viên kinh doanh chăm sóc từng khách hàng phù hợp với năng lực, kỹ năng, hoàn cảnh,… cũng là công việc khiến các nhà lãnh đạo phải trăn trở.
Các con số về tỷ lệ doanh số, doanh thu trên mỗi nhân viên,.. là bức tranh bạn cần quan tâm khi đọc BCQT doanh thu theo nhân sự kinh doanh để phân tích tìm ra giải pháp. Doanh thu trên mỗi nhân viên là một công cụ phân tích mang ý nghĩa quan trọng bởi vì nó đo lường mức độ hiệu quả của một công ty cụ thể trong việc sử dụng chính nhân viên của mình. Một công ty muốn có tí lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao nhất có thể bởi vì tỉ lệ này cao phản ánh năng suất lao động cao.
Doanh thu trên mỗi nhân viên cũng cho thấy rằng một công ty đang sử dụng nguồn lực của mình một cách khôn ngoan bằng cách phát triển những người lao động trong đó. Các công ty có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao thường là các công ty làm ăn có lãi.
>>Xem thêm: Quản lý doanh thu bán hàng theo nhân viên: các doanh nghiệp đầu ngành đang triển khai như thế nào?
Theo dõi doanh thu tại vị trí địa lý của công ty khách hàng TACA triển khai
Theo dõi doanh thu tại vị trí địa lý của công ty khách hàng TACA triển khai
Báo cáo thể hiện độ phủ hàng hóa trên các vùng miền
Báo cáo thể hiện độ phủ hàng hóa trên các vùng miền
Biểu đồ doanh thu theo vị trí địa lí là báo cáo mà khi xuất ra người dùng sẽ nhìn thấy biểu đồ tổng quan mô tả cho tổng doanh thu từ những hợp đồng bán ra có tính toán công nợ theo từng khu vực tỉnh thành, từng quốc gia của khách hàng.
Khi chọn thành phố thì vị trí địa lý sẽ hiển thị các quận huyện thuộc thành phố đó có doanh thu
Doanh thu khác: là tổng doanh thu của các khách hàng trong khu vực còn lại ( không tính khách hàng không có vị trí địa lý )
Việc quản lý hàng tồn kho thường xuyên qua hệ thống báo cáo quản trị thông minh giúp bạn biết được đâu là những mặt hàng đang bán chạy để có kế hoạch nhập thêm kịp thời.
Việc quản lý hàng tồn kho thường xuyên qua hệ thống báo cáo quản trị thông minh giúp bạn biết được đâu là những mặt hàng đang bán chạy để có kế hoạch nhập thêm kịp thời.
Việc quản lý hàng tồn kho thường xuyên qua hệ thống báo cáo quản trị thông minh giúp bạn biết được đâu là những mặt hàng đang bán chạy để có kế hoạch nhập thêm kịp thời. Đối với những mặt hàng đang ế và còn tồn đọng nhiều trong kho nhiều, bạn có thể kịp thời đưa ra những chính sách giảm giá, khuyến mãi hợp lý. Nhà quản lý nào cũng đều hiểu một câu chuyện rằng : Quản lý hàng tồn kho là một quy trình gồm nhiều công đoạn phức tạp với việc giám sát và xử lý số lượng hàng hóa lớn. Việc có giải pháp quản lý phù hợp và một quy trình hoạt động hiệu quả như thế là rất quan trọng vì sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích như: duy trì mức tồn kho hợp lý, tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu, kiểm soát chi phí mua hàng, giảm thiểu sai sót, tăng doanh thu,…
Khởi tạo hóa đơn, điều chỉnh thông tin và lập hóa đơn, Lưu trữ hóa đơn, Báo cáo hóa đơn dễ dàng – nhanh gọn qua hệ thống BCQT thông minh.
Khởi tạo hóa đơn, điều chỉnh thông tin và lập hóa đơn, Lưu trữ hóa đơn, Báo cáo hóa đơn dễ dàng – nhanh gọn qua hệ thống BCQT thông minh.
Khi quản lý hóa đơn bán hàng truyền thống, nhân viên sẽ cần phải nhập thông tin đơn hàng vào sổ sách bằng tay. Điều này đưa đến nhiều khó khăn và bất tiện khi theo dõi, đặc biệt khi số lượng đơn hàng của cửa hàng lớn.Bên cạnh đó, phương pháp truyền thống này còn khiến nhân viên tốn khá nhiều thời gian và công sức khi làm việc, dẫn đến năng suất thấp trong công việc. Do vậy công ty bạn cần phải có một quy trình quản lý hóa đơn hiệu quả cần đảm bảo được tính chính xác trong từng công đoạn cũng như có sự phối hợp giữa các vị trí với nhau: Khởi tạo hóa đơn, điều chỉnh thông tin và lập hóa đơn, Lưu trữ hóa đơn, Báo cáo hóa đơn.
Đánh giá xếp hạng doanh thu sản phẩm
Đánh giá xếp hạng doanh thu sản phẩm
báo cáo chi tiết nhập hàng
Báo cáo chi tiết nhập hàng
Theo dõi chi tiết sổ quỹ
Theo dõi chi tiết sổ quỹ
Các trang báo cáo về bán – nhập – sổ quỹ cung cấp dữ liệu chi tiết về tính hình hoạt động bán hàng, thực hiện mục tiêu doanh số, năng suất đội ngũ bán hàng, chỉ số hàng nhập kho, dòng tiền mặt, tài khoản ngân hàng của cửa hàng đã “thu” hoặc “chi” vào những việc gì, hiện còn tồn đọng bao nhiêu để đưa ra những quyết định bán hàng đúng đắn và chính xác.
Để quản lý quan hệ khách hàng thì chúng ta cần phải có một hệ thống báo cáo quản trị tiện lợi để doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và các yếu tố để mở rộng cung ứng dịch vụ cho khách hàng hơn.
Để quản lý quan hệ khách hàng thì chúng ta cần phải có một hệ thống báo cáo quản trị tiện lợi để doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và các yếu tố để mở rộng cung ứng dịch vụ cho khách hàng hơn.
Như chúng ta đã biết hiện nay đối với lĩnh vực kinh doanh các doanh nghiệp rất quan tâm tới lòng tin của khách hàng bởi chỉ có lòng tin của khách hàng mới có thể tạo nên uy tín và thu hút lượng khách lớn về cho doanh nghiệp. Hiện nay để quản lý quan hệ khách hàng thì chúng ta cần phải có một hệ thống báo cáo quản trị tiện lợi để doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và các yếu tố để mở rộng cung ứng dịch vụ cho khách hàng hơn. Các báo cáo để theo dõi khách hàng đánh thẳng trực tiếp vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp thường được phân tích theo dõi qua các chỉ số như số lượng khách hàng mua hàng, tăng trưởng khách hàng theo khoảng thời gian nhất định.
Như đã đề cập, báo cáo quản trị doanh thu được lập không theo một quy tắc nào mà cần được nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với ngành nghề, mục đích từng doanh nghiệp theo tư vấn của những chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Vì thế, đội ngũ chuyên gia gần 20 năm kinh nghiệm thực chiến đầu ngành tại TACA đã đưa ra giải pháp qua Dịch vụ xây dựng và triển khai hệ thống báo cáo quản trị – cung cấp mọi góc nhìn toàn diện cho thấy tình hình kinh doanh thực sự đang diễn ra các vấn đề bên trong doanh nghiệp. Giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác nhất để phát triển doanh nghiệp trong tình hình kinh tế liên tục có những chuyển biến.
Sự khác biệt của báo cáo quản trị chính là tạo ra giá trị cho doanh nghiệp!
Kính mời Quý Doanh nghiệp, Ban quản lý, Anh/Chị Kế toán quản trị,.. đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo Báo cáo quản trị thông minh – giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp bạn:
Liên hệ nhận Demo
mẫu báo cáo quản trị TACA tại đây
Bây giờ là thời điểm thích hợp nhất sử dụng dịch vụ báo cáo quản trị để hoạch định kế hoạch Xây dựng & Vận hành hệ thống BÁO CÁO QUẢN TRỊ cho doanh nghiêp của bạn. Đừng chờ đợi, đừng để “Lỗ nhỏ đắm thuyền“. Chúng ta phải tận dụng tối đa dòng chảy thông tin dữ liệu của doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng với tình hình đầy biến động hiện nay.
Taca business consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911