Báo cáo doanh thu theo ngành hàng nằm trong hệ thống Báo cáo quản trị được lập với mục đích tổng kết và lưu giữ các nội dung liên quan đến hoạt động tài chính, doanh thu của từng ngành hàng trong nội bộ doanh nghiệp hiện nay.
Mục đích cuối cùng của một báo cáo doanh thu theo ngành hàng chính là:
Số liệu trong báo cáo doanh thu theo ngành hàng cần đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Bởi trên thực tế, đây là một trong những yếu tố giúp chủ kinh doanh đánh giá được sức khỏe của doanh nghiệp. Từ đó, theo dõi số liệu một cách chi tiết, cụ thể và đưa ra kế hoạch cải thiện, kinh doanh một cách phù hợp.
Sau đây chúng tôi sẽ phân tích số liệu từ CTCP TACA để bạn có thể hình dung rõ hơn về việc theo dõi và kiểm soát Báo cáo doanh thu theo ngành hàng trong công ty.
Phân tích cơ cấu Doanh thu theo ngành hàng trong Báo cáo doanh thu theo ngành hàng
Khi phân tích doanh thu theo ngành hàng trong loại báo cáo này cần phải chỉ ra được tỉ trọng cơ cấu doanh thu và mức độ tăng trưởng theo năm.
Dưới đây là bảng và biểu đồ số liệu của CTCP TACA thể hiện rõ các chỉ tiêu về cơ cấu doanh thu theo ngành hàng:
Bảng 1: Báo cáo doanh thu theo ngành hàng CTCP TACA
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu theo ngành hàng
Đọc thêm:
Biên lợi nhuận của ngành hàng (Profit Margin) hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận ròng. Yếu tố này biểu hiện sự chênh lệch giữa mức giá bán và tổng chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong ngành hàng. Hay nói cách khác, biên lợi nhuận chính là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu.
Chỉ số này cho phép doanh nghiệp nắm bắt được một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lãi trong ngành hàng đó. Có hai loại biên lợi nhuận được đơn vị tính toán gồm có:
Biên lợi nhuận của ngành hàng trong báo cáo doanh thu theo ngành hàng thể hiện qua bảng và biểu đồ tương quan sau:
Bảng 2: Báo cáo biên lợi nhuận của từng ngành hàng
Biểu đồ 2: Tương quan lợi nhuận gộp,biên LN,thay đổi BLN tại CTCP TACA
Số lượng sản phẩm trong báo cáo doanh thu theo ngành hàng luôn đi kèm với giá bán bình quân trên một đơn vị sản phẩm như trong bảng báo cáo tại CTCP TACA dưới đây:
Bảng 3: Báo cáo về số lượng sản phẩm và giá bán bình quân
Các khoản giảm trừ trong Báo cáo doanh thu theo ngành hàng
Bản chất của các khoản giảm trừ doanh thu có thể được hiểu là các khoản phát sinh làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Tùy theo từng doanh nghiệp, trong báo cáo doanh thu theo ngành hàng sẽ ghi nhận các khoản này theo các phương thức khác nhau. Có thể hiểu giảm trừ doanh thu là các khoản phát sinh làm giảm doanh thu trong kỳ. Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, hủy đơn hàng,…
+Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết báo cáo các khoản giảm trừ nằm trong báo cáo quản trị doanh thu theo ngành hàng của CTCP TACA thể hiện những khía cạnh để bạn có thể tham khảo:
Bảng 4: Tổng quan các khoản giảm trừ trong báo cáo doanh thu theo ngành hàng tại CTCP TACA
Từ số liệu bảng trên, ta có cái nhìn bao quát để đánh giá chung tổng quan cac chỉ tiêu như sau:
Phân tích chi tiết về xu hướng tình hình Hủy đơn hàng trong báo cáo các khoản giảm trừ ta có bảng báo cáo và biểu đồ tương quan sau:
Bảng 5: Tình trạng chỉ tiêu hủy đơn hàng ở CTCP TACA
Biểu đồ 3: Xu hướng tình trạng hủy đơn hàng theo khoảng thời gian
Trái ngược với xu hướng tăng của Q1/2016, tình trạng hủy đơn hàng Q1/2017 theo xu hướng giảm và có tính ổn định cao hơn, phản ánh việc kiểm soát đơn hàng tốt hơn.
Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.Có thể là do các nguyên nhân như:Vi phạm cam kết,vi phạm hợp đồng kinh tế,hàng bị kém,mất phẩm chất,không đúng chủng loại,quy cách.
Sau đây là báo cáo và biểu đồ tương quan theo dữ liệu của CTCP TACA về mặt hàng trả lại trong báo cáo doanh thu theo ngành hàng:
Bảng 6: Báo cáo về mặt hàng trả lại tại CTCP TACA
Biểu đồ 4: Xu hướng tình hình mặt hàng trả lại tại công ty
Trong báo cáo doanh thu theo ngành hàng tại doanh nghiệp thì việc chiết khấu trong kinh doanh có mục đích thúc đẩy nhu cầu mua hàng với số lượng lớn của khách hàng. Khoản chiết khấu này thường được đi kèm với các điều kiện như: mua hàng với số lượng bao nhiêu thì được chiết khấu hay thanh toán trước hạn…Tỷ lệ chiết khấu thường được thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Dưới đây là phân tích đề mục chiết khấu đơn hàng tại CTCP TACA:
Bảng 7: Báo cáo chiết khấu đơn hàng tại CTCP TACA
Q1/2017 mức chiết khấu đơn hàng cao hơn so với Q1/2016, tỷ lệ chiết khấu đơn hàng có xu hướng giảm ở cả 2 kỳ so sánh.
Giải pháp dịch vụ báo cáo doanh thu theo ngành hàng tại doanh nghiệp
Báo cáo doanh thu theo ngành hàng là một mắt xích cấu thành nên toàn bộ hệ thống báo cáo quản trị chuẩn chỉnh của doanh nghiệp.Tại Taca, các chuyên gia của chúng tôi dốc hết tâm huyết cũng như tri thức, kinh nghiệm nhiều năm thực chiến của mình để có thể đem lại giá trị, đưa ra những tư vấn chuyên sâu, cung cấp mọi góc nhìn toàn diện cho thấy tình hình kinh doanh đang thực sự đang diễn ra bên trong doanh nghiệp bạn thông qua:
‘‘Dịch vụ xây dựng và triển khai Hệ thống báo cáo quản trị của TACA”
Chúng tôi là đơn vị tự hào giúp +527 đối tác chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn nhất để Nâng tầm vị thế-Phát triển doanh nghiệp-Vượt hạng đối thủ trong tình hình kinh tế liên tục có những chuyển biến.Hãy đầu tư vào hệ thống bộ máy quản trị của doanh nghiệp bạn để có thể bứt phá và không bị bỏ lại phía sau tại thời điểm cách mạng kỷ nguyên số đang bùng nổ lan tỏa toàn cầu như hiện nay.
Taca business consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911