Quản lý doanh thu bán hàng theo nhân viên giúp bạn nhận diện những nhân sự tiềm năng, góp phần quản lý nhân sự và doanh số hàng bán một cách hiệu quả. Mọi nhà quản trị chuyên nghiệp hiện nay đều có được hệ thống báo cáo quản trị để quản lý dữ liệu doanh thu bán hàng theo nhân viên được tinh gọn và tiết kiệm chi phí lâu dài. Để xem tình hình doanh số theo nhân viên của cửa hàng bạn có thể đưa vào báo cáo của mình những chỉ tiêu chính như: Doanh số bán hàng theo kế hoạch, theo thực tế, % hoàn thành doanh thu của từng nhân viên, Số lượng từng sản phẩm/dịch vụ nhân viên bán/cung cấp, Tổng số tiền (qua thẻ và tiền mặt) nhân viên bán được, Top nhân viên đem lại doanh thu cao nhất,…
Doanh thu trên mỗi nhân viên trong tiếng Anh là Revenue Per Employee.
Doanh thu trên mỗi nhân viên là một tỉ lệ quan trọng để tính số lượng tiền mà mỗi nhân viên tạo ra cho công ty đó. Doanh thu trên mỗi nhân viên được tính bằng tổng doanh thu của một công ty chia cho số lượng nhân viên hiện tại của công ty.
Doanh thu trên mỗi nhân viên là một công cụ phân tích mang ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh thu bán hàng bởi vì nó đo lường mức độ hiệu quả của một công ty cụ thể trong việc sử dụng chính nhân viên của mình. Một công ty muốn có tí lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao nhất có thể bởi vì tỉ lệ này cao phản ánh năng suất lao động cao.
Doanh thu trên mỗi nhân viên cũng cho thấy rằng một công ty đang sử dụng nguồn lực của mình một cách khôn ngoan bằng cách phát triển những người lao động trong đó. Các công ty có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao thường là các công ty làm ăn có lãi.
Bởi vì nhu cầu lao động khác nhau giữa các ngành nên tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên có ý nghĩa nhất khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành, đặc biệt là với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tỉ lệ này sẽ có ít giá trị nếu xét ngoài bối cảnh đó.
Ví dụ, ngành ngân hàng thường có có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên cao. Các lãnh đạo ngân hàng thường muốn so sánh tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên của ngân hàng mình với các ngân hàng khác.
Trong khi đó, các công ty trong các ngành sử dụng nhiều lao động như nông nghiệp và nhà hàng – khách sạn thường có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên thấp hơn so với các công ty đòi hỏi ít lao động.
Doanh thu trên mỗi nhân viên bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ nhân viên nghỉ việc của công ty. Trong đó tỉ lệ thôi việc được xác định là tỉ lệ phần trăm của tổng lực lượng lao động tự nguyện rời khỏi (hoặc bị sa thải) mỗi năm và phải được thay thế. Tỉ lệ nghỉ khác với sự hao mòn lao động. Sự hao mòn lao động đề cập đến những người lao động đã nghỉ hưu hoặc có công việc bị loại bỏ vì việc giảm biên chế của công ty.
Tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên thường khiến cho một công ty phải phỏng vấn, thuê và đào tạo nhân viên mới. Trong các qui trình nhập môn này, các công ty thường trở nên kém năng suất hơn vì các công nhân hiện tại có thể cần phải chỉ bảo cho một nhân viên mới và chia sẻ một phần khối lượng công việc.
Các công ty trẻ đang tuyển dụng để lấp đầy các vị trí chủ chốt có thể có doanh thu tương đối nhỏ. Các công ty như vậy dường như có tỉ lệ doanh thu trên mỗi nhân viên thấp hơn so với các công ty được thành lập lâu năm, có doanh thu ổn định.
Xem thêm:
Tại những doanh nghiệp bán lẻ có tiếng trong nước & quốc tế như: Walmart, Amazon, Con cưng, bách hóa xanh, Vinmart,.. họ đều có riêng hệ thống báo cáo quản trị để quản lý doanh thu bán hàng theo nhân sự phục vụ cho tiến trình ra nước cờ chiến lược của họ.
Vấn đề đặt ra là nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu vẫn còn quản lý theo cảm tính hoặc kinh nghiệm gia truyền nên thiếu cái nhìn khoa học và chưa có chiến lược phát triển cụ thể. Họ vẫn băn khoăn về ‘’ bài toán chi phí’’ hay ái ngại trong việc ‘’chuyển mình’’ để có thể tự tin sử dụng nền tảng công nghệ tự động áp vào hệ thống Báo cáo quản trị của mình. Không ít chủ doanh nghiệp hay than phiền: “Sao thấy hàng này lời cũng nhiều, hàng bán cũng được mà không thấy tiền đâu hết, nhân viên không lớn cùng doanh nghiệp khi mở rộng quy mô, sắp xếp nhân sự thế nào để quản lý hàng bán cho phù hợp đây?”.
Hơn thế nữa, đối với Công ty nhỏ, bạn không cần báo cáo quản trị?, điều đó không sai vì là sếp doanh nghiệp nhỏ bạn nắm toàn bộ. Nhưng doanh nghiệp của bạn cũng cần phải lớn chứ, quy mô tăng lên, bạn không thể kiểm soát hết và vì thế mọi thứ rối bời. Đừng để làm nhỏ chuẩn nhưng lớn mất kiểm soát!
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý doanh nghiệp quy trình xây dựng & phân tích báo cáo quản trị để quản lý doanh thu bán hàng theo nhân sự được hiệu quả với mẫu báo cáo TACA đã triển khai cho khách hàng của mình:
Báo cáo quản trị doanh thu theo nhân sự kinh doanh
Báo cáo quản trị doanh thu theo nhân sự kinh doanh
Quản trị doanh thu bán hàng theo nhân viên qua báo cáo doanh thu tự động
Quản trị doanh thu bán hàng theo nhân viên qua báo cáo doanh thu tự động
Báo cáo quản trị nhân sự tổng quan
Báo cáo quản trị nhân sự tổng quan
Chi tiết quy trình bao gồm 06 bước sau:
– Xác định nhu cầu sử dụng thông tin BCQT doanh thu theo nhân sự kinh doanh:
Chủ doanh nghiệp hay cấp quản lý bán hàng cần phải truyền đạt & trao đổi đến người xây dựng BCQT về nhu cầu sử dụng thông tin của mình để xác định được các mục tiêu cơ bản của báo cáo. Vì thế cần những thông tin về chi phí, doanh thu theo nhân viên, xu hướng doanh thu gắn với quản lý nhân sự,… trong một khoảng thời gian.
– Xác định nội dung báo cáo:
Đây chính là bước lên ý tưởng thiết kế nội dung bố cục của các báo cáo. Trên cơ sở nhu cầu về thông tin về nhân sự và doanh thu các mặt hàng đã được xác định, người lập sẽ tiến hành phân tích thông tin chính, thông tin phụ và cách trình bày làm sao để phù hợp cho nhà quản lý theo dõi.
– Thu thập dữ liệu: Có thể từ nguồn dữ liệu bên trong hoặc bên ngoài, sơ cấp hay thứ cấp, người xây dựng cần phải có kế hoạch chi tiết để tập hợp được toàn bộ các thông tin cần dùng cho BCQT. Nguồn dữ liệu nội bộ cho BCQT doanh thu theo nhân sự kinh doanh có thể lấy từ hệ thống hệ thống Nhân sự, Kinh doanh, kho hàng,… hay một số bộ phận phòng ban khác có liên quan. Nguồn dữ liệu bên ngoài cần có liên quan đến chiến lược phát triển các mặt hàng theo lĩnh vực liên quan của doanh nghiệp để có thể so sánh phân tích thị trường, đối thủ,….
– Xử lý và phân tích dữ liệu: Thời đại số, thị hiếu người tiêu dùng luôn thay đổi cập nhật nên từ những dữ liệu thô đã tổng hợp, người xây dựng cần phải có những kỹ năng nhất định liên quan tới các công cụ xử lý và phân tích 4.0 như Power BI, Power Query, Power Pivot,… mới có thể tạo ra những báo cáo với nội dung mục tiêu phù hợp với quản lý bán hàng từ nhân sự. Việc này đòi hỏi tác giả phải có tầm nhìn, kiến thức và chuyên môn vững chắc.
– Lập và trình bày BCQT doanh thu theo nhân sự kinh doanh: Có định hướng và tư duy tốt vẫn chưa đủ, tác giả cần diễn giải và truyền đạt thông tin kết nối máy tính lên các báo cáo biểu đồ trực quan để hỗ trợ tối đa cho công việc của nhà quản trị. Yêu cầu của việc trình bày cần phải ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, dễ xem và dễ hiểu, phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.
Khi đã theo dõi được hệ thống báo cáo quản trị doanh thu theo nhân sự kinh doanh của công ty mình, nhà quản trị cần phải nhìn ra được giải pháp kinh doanh từ những con số chỉ tiêu, những biểu đồ đó: Từ biểu đồ, đường xu hướng biểu thị chỉ tiêu giao cho nhân viên kinh doanh, nhà quản trị ko chỉ xem nhân viên nào đã hoàn thành mà phải xem cả 1 quá trình bạn âý làm như thế nào? biến động giật lên giật xuống, cao lên dần, xuống dần ko chỉ 1 ngày mà cả 1 tuần, 1 tháng. Phân tích xem tại sao bạn âý lại như vậy: cần ai giúp đỡ, khúc mắc gia đình, tình cảm hay là bạn chăm sóc khách lớn hợp hay khách hàng nhỏ thì hợp hơn, số lượng khách họ phụ trách, số lượng đơn hàng, mặt hàng bạn ý phụ trách,…Đó chỉ là một ngách nhỏ để phân tích, chúng ta có thể nhìn ra được những góc cạnh 360 độ từ báo cáo này giúp ra quyết định quản lý doanh thu bán hàng theo nhân sự cho đúng hướng, đúng mục tiêu.
– Lưu trữ và kiểm soát BCQT: BCQT được xem là tài liệu mật tối cao trong mỗi doanh nghiệp, phạm vi công bố của Báo cáo này cũng cần phải được quy định và xác lập từ trước. Bên cạnh đó với vai trò quan trọng thì việc lưu trữ và kiểm soát BCQT là một công việc quan trọng. Doanh nghiệp cần phải có bộ phận, nhân sự chuyên trách uy tín cho công việc này.
=> Tham khảo thêm Báo cáo doanh thu theo ngành hàng: https://taca.com.vn/bao-cao-doanh-thu-theo-nganh-hang/
Xây dựng được hệ thống BCQT thông minh theo kịp thời đại số, theo kịp thị hiếu khách hàng cạnh tranh đối thủ người lập cần có tầm nhìn, kiến thức và chuyên môn vững chắc. . Chính vì vậy, báo cáo quản trị doanh thu theo nhân viên kinh doanh cần được nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với ngành nghề, mục đích từng doanh nghiệp theo tư vấn của những chuyên gia đầu ngành. Vì thế, đội ngũ chuyên gia gần 20 năm kinh nghiệm thực chiến đầu ngành tại TACA đã đưa ra giải pháp qua Dịch vụ xây dựng và triển khai hệ thống báo cáo quản trị – cung cấp mọi góc nhìn toàn diện cho thấy tình hình kinh doanh thực sự đang diễn ra các vấn đề bên trong doanh nghiệp. Giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác nhất để phát triển doanh nghiệp trong tình hình kinh tế liên tục có những chuyển biến.
Sự khác biệt của báo cáo quản trị chính là tạo ra giá trị cho doanh nghiệp!
Để nhận DEMO miễn phí báo cáo quản trị bán hàng theo nhân sự kinh doanh thông minh, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline 0982 518 586 hoặc điền thông tin vào Form đăng ký dưới đây!
Liên hệ nhận Demo mẫu báo cáo quản trị TACA tại đây
Bây giờ là thời điểm thích hợp nhất sử dụng dịch vụ báo cáo quản trị để hoạch định kế hoạch Xây dựng & Vận hành hệ thống BÁO CÁO QUẢN TRỊ cho doanh nghiêp của bạn. Đừng chờ đợi, đừng để “Lỗ nhỏ đắm thuyền“. Chúng ta phải tận dụng tối đa dòng chảy thông tin dữ liệu của doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng với tình hình đầy biến động hiện nay.
Taca business consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911