Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc làm rất quan trọng để nhà quản trị có thể đánh giá và đưa ra quyết định, chiến lược tài chính hiệu quả hơn khi nắm trong tay tổng quan tình hình tài chính, những giao dịch đã xảy ra trong kỳ kế toán.
Tuy nhiên, khi đưa ra quyết định tài chính, hầu hết các nhà quản lý nghĩ rằng chỉ cần nhìn vào kế hoạch tài chính của công ty là đủ. Sự thật, để đánh giá chính xác, bạn cần thực hiện phân tích tài chính của công ty và có những góc nhìn phù hợp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xác định điểm mạnh, điểm yếu, sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp để quản trị tài chính hiệu quả. Thông qua việc thiết lập các mối quan hệ giữa những chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cùng với báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Việc phân tích giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào, tăng trưởng hay suy giảm, sức khỏe tài chính hiện tại ra sao. Ngoài ra, phân tích tài chính dựa trên các chỉ số giúp dự báo tình hình tài chính trong tương lai.
>>> Xem thêm:
Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp dành cho CEO
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện
Hoạt động phân tích tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cụ thể hơn là chủ sở hữu doanh nghiệp khi bản thân là nhà quản trị trực tiếp, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh nên cần nhiều thông tin phục vụ cho công việc. Thông qua phân tích báo cáo tài chính với những chỉ số quan trọng giúp tạo ra chu kỳ đánh giá hiệu quả tất cả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ thực hiện các nguyên tắc về quản lý tài chính, lợi nhuận và khả năng giải quyết rủi ro, thanh khoản,… Căn cứ vào những thông tin trong quá trình phân tích giúp nhà quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý, dự đoán tài chính trong công ty hiệu quả hơn.
Theo thống kê, hơn 40% CEO thành công nhất trên thế giới đều có kiến thức về tài chính. Hiểu rõ các chỉ số về tài chính đo lường được “sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp”, giúp các nhà lãnh đạo ra những quyết định đúng đắn và mang tính chiến lược.
>> Xem thêm:
12 chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp
Trước hết, bạn cần phải hiểu doanh nghiệp của bạn: Mục tiêu của công ty bạn là gì? Hay bạn nắm giữ hàng tồn kho nào? Trong một số trường hợp, giá trị hàng tồn kho bị mất giá nhanh chóng. Sau đó hãy chú ý tới việc:
– So sánh với kỳ đánh giá trước để xem xu hướng phát triển theo chiều ngang của doanh nghiệp.
– So sánh với đánh giá của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc với trung bình của ngành để nhận định được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.Nên nhớ các tỷ lệ giống nhau không áp dụng cho mọi ngành. Ví dụ: các ngành dịch vụ không có nhiều hàng tồn kho như các công ty sản xuất theo sản phẩm, vì vậy các tỷ lệ vốn đã khác nhau.
– Khi tính toán và phân tích các chỉ số, chúng ta cần quan tâm xem con số đó thể hiện tính chất thời điểm hay thời kỳ để từ đó có thể nhận xét đúng nhất về tình hình của doanh nghiệp.
Cụ thể: Các chỉ số tài chính thuộc “Bảng Cân Đối Kế Toán” sẽ là các con số mang tính thời điểm; còn ở “Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh” sẽ mang tính thời kỳ.
>>> Xem thêm: 4 financial analysis skills all managers need- Havard business
Báo cáo kết quả kinh doanh rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vì nó báo cáo hiệu quả tài chính theo thời gian và giúp dự đoán kết quả trong tương lai .
Một báo cáo kết quả kinh doanh có thể bao gồm:
>>> Xem thêm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng cân đối kế toán là ảnh chụp nhanh về công ty của bạn tại bất kỳ thời điểm nào. Nó phản ánh tất cả tài sản, nợ phải trả và vốn cổ phần của bạn. Bảng cân đối kế toán được gọi như vậy vì nó luôn phải cân đối. Nghĩa là, tất cả tài sản phải bằng với tài sản nợ cộng vốn chủ sở hữu.
>>> Xem thêm: Bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo quan trọng trong tài chính của bất kỳ công ty nào. Nó cung cấp thông tin về tính thanh khoản, khả năng thanh toán và dòng tiền trong tương lai có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như thanh toán hóa đơn hoặc đầu tư vào các dự án chưa ra đời.
Các báo cáo tài chính nói lên những câu chuyện khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bạn có thể tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian bằng cách chỉ xem xét các tỷ lệ tài chính quan trọng nhất.
Tuy nhiên, con số quan trọng nhưng không nói lên toàn bộ câu chuyện. Một số tài sản có giá trị nhất của công ty không thể được chỉ định một số, chẳng hạn như:
Các nhà quản lý không nên nản lòng vì điều này. Mặc dù những tài sản này khó báo cáo và theo dõi trên báo cáo tài chính nhưng chúng vẫn có giá trị và là nhân tố chính dẫn đến thành công của công ty bạn.
Một công ty phải đánh giá tài chính của mình và so sánh chúng với các giai đoạn trước đó hoặc các đối thủ cạnh tranh khác để xem họ đang hoạt động như thế nào. Các bước sau đây là những bước cơ bản để bạn bắt đầu thực hiện Phân tích tài chính công ty.
Bước 1: Thu thập báo cáo tài chính của công ty từ 3 đến 5 năm gần nhất, bao gồm:
Bước 2: Phân tích các báo cáo tài chính này và rà soát chúng để tìm kiếm các biến động lớn trong các mục cụ thể từ năm này sang năm khác.
Bước 3: Xem xét các thuyết minh của báo cáo tài chính có thể có thông tin quan trọng trong phân tích của bạn về doanh nghiệp.
Bước 4: Phân tích Bảng cân đối kế toán để xem liệu có những thay đổi đáng kể về tài sản, nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu của công ty hay không.
Bước 5: Kiểm tra Báo cáo kết quả kinh doanh để xác định xu hướng theo thời gian.
Bước 6: Đánh giá Báo cáo vốn cổ đông của doanh nghiệp.
Bước 7: Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty.
Bước 8: Tính các tỷ số tài chính.
Bước 9: Thu thập dữ liệu về đối thủ chính của công ty.
Bước 10: Xem xét dữ liệu thị trường về giá cổ phiếu của doanh nghiệp và Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E).
Bước 11: Xem lại việc chi trả cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ tức đo lường tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng của công ty được chia cho các cổ đông dưới dạng cổ tức.
Bước 12: Đánh giá tất cả dữ liệu bạn đã tạo.
>>> Xem thêm: Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Trên đây TACA đã trình bày những điều quan trọng nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp mà mọi nhà quản lý cần lưu tâm để đưa ra các quyết định tài chính hiệu quả qua cách phân tích báo cáo tài chính và các bước triển khai phân tích. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn!
Trên thực tế cho thấy, phân tích tài chính là một lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự tư vấn tài chính của chuyên gia. Nếu bạn cần trợ giúp cho quá trình phân tích của doanh nghiệp được tối ưu, nhanh chóng thì hãy để đội ngũ chuyên gia TACA hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý tài chính, am hiểu môi trường kinh doanh trong & ngoài nước giúp bạn qua giải pháp Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn tài chính doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc đăng kí tư vấn TẠI ĐÂY
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911