Doanh nghiệp ưu tiên – Là mức độ tuân thủ hải quan cao nhất mà mọi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu đều khao khát đạt được. Tuy nhiên, để đạt cấp độ này mỗi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu cần có chiến thuật, lộ trình rõ ràng, bài bản và kiên quyết hành động đến cùng. Hiểu được điều đó, TACA mang đến cho bạn đọc lộ trình chi tiết hỗ trợ doanh nghiệp từng bước thăng hạng cấp độ doanh nghiệp để tiến gần hơn đến cột mốc “Doanh nghiệp ưu tiên” thông qua bài viết dưới đây.
Mặc dù Cục Hải quan đã tạo điều kiện công khai mức độ tuân thủ hải quan trên trên trang web chính thức “HẢI QUAN VIỆT NAM”, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa thực sự quan tâm đến điều này.
Dưới đây, TACA sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mức độ tuân thủ hải quan của doanh nghiệp mình nhé!
Để tra cứu cấp độ doanh nghiệp mình, doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách:
+ Bước 1: Doanh nghiệp vào trang web: https://customs.gov.vn bấm vào mục “ Tra cứu mức độ tuân thủ” (tại phần dịch vụ công)
+ Bước 2: Doanh nghiệp cập nhật thông tin về MST, mật khẩu VNACCS, mã kiểm tra
+ Bước 3: Doanh nghiệp bấm nút tra cứu hệ thống sẽ hiện thị thông tin liên quan đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp và lý do kèm theo.
Bảng hướng dẫn tra cứu mức độ tuân thủ hải quan
Bảng hướng dẫn tra cứu mức độ tuân thủ hải quan
Hệ thống thông tin nghiệp vụ của cơ quan Hải quan sẽ tự động đối chiếu các thông tin của doanh nghiệp với các tiêu chí đánh giá tuân thủ Doanh nghiệp theo 5 mức độ được quy định cụ thể tại thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019
Như vậy, khi doanh nghiệp tra cứu mức độ tuân thủ hệ thống sẽ trả kết quả theo nguyên tắc sau:
+ Mức độ tuân thủ: (từ 2-5) là mức độ tuân thủ của doanh nghiệp tại thời điểm tra cứu.
+ Lý do tuân thủ: Hiển thị mức độ tuân thủ cao hơn và các tiêu chí mà doanh nghiệp chưa đáp ứng đối với mức độ 3, mức độ 4; hiển thị mức độ tuân thủ và các tiêu chí mà doanh nghiệp đáp ứng đối với mức độ 5. Riêng đối với mức độ 2 hệ thống không hiển thị lý do tuân thủ cũng như các tiêu chí.
Cụ thể như sau:
– Mức tuân thủ 1: là các doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên theo thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015.
– Mức độ tuân thủ 2: Hệ thống sẽ không đưa ra “Lý do tuân thủ”.
– Mức độ tuân thủ 3: Hệ thống sẽ hiển thị “Lý do tuân thủ” là các tiêu chí của “Mức độ tuân thủ 2” mà doanh nghiệp không đáp ứng được. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: Trong trường hợp này, doanh nghiệp không được phân loại tuân thủ Mức 2 là do không đáp ứng tiêu chí “doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên 365 ngày và có trên 100 tờ khai trong 365 ngày kể từ ngày tra cứu trở về trước”.
+ Trường hợp 2: Trong trường hợp này, doanh nghiệp không được phân loại tuân thủ Mức 2 là do không đáp ứng tiêu chí “doanh nghiệp không bị xử phạt về các hành vi theo quy định tại Thông tư 81 trong thời gian 365 ngày kể từ ngày tra cứu trở về trước”.
Bảng thể hiện 2 trường hợp có thể xảy ra nếu doanh nghiệp bạn thuộc mức tuân thủ 3
Bảng thể hiện 2 trường hợp có thể xảy ra nếu doanh nghiệp bạn thuộc mức tuân thủ 3
– Mức độ tuân thủ 4: Hệ thống sẽ hiển thị “Lý do tuân thủ” là các tiêu chí của “Mức độ tuân thủ 2” và “Mức độ tuân thủ 3” mà doanh nghiệp không đáp ứng được.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp không được phân loại tuân thủ Mức 2 và Mức 3 là do không đáp ứng tiêu chí của từng Mức cụ thể như sau:
+ Đối với Mức 2 doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí “doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên 365 ngày và có trên 100 tờ khai trong 365 ngày kể từ ngày tra cứu trở về trước”.
+ Đối với Mức 3 doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chí “doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trên 365 ngày và có trên 50 tờ khai trong 365 ngày kể từ ngày tra cứu trở về trước”.
– Mức độ tuân thủ 5: Hệ thống sẽ hiện thị “Lý do tuân thủ” là các tiêu chí đánh giá mà doanh nghiệp đáp ứng theo quy định tại phụ lục V ban hành theo thông tư 81/2019/TT-BTC.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp được phân loại tuân thủ Mức 5 là do đáp ứng tiêu chí “doanh nghiệp có tổng số lần xử phạt về các hành vi theo quy định tại Thông tư 81 vượt quá 3% trên tổng số tờ khai trong thời gian 365 ngày kể từ ngày tra cứu trở về trước.
>>Khuyến nghị:
– Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp của cơ quan Hải quan chủ yếu được ‘soi chiếu’ vào khung tuân thủ của WCO và 6 điều kiện căn bản vì thế, doanh nghiệp cần nắm vững và xây dựng chiến thuật cho doanh nghiệp bám theo khung tuân thủ và hướng dẫn từ Tổng cục hải quan.
– Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tra cứu xem doanh nghiệp mình đang nắm giữ vị trí nào trên lộ trình chinh phục cấp độ doanh nghiệp ưu tiên. Từ đó, chủ động nắm bắt được mức độ tuân thủ của mình cũng như lý do tuân thủ/không tuân thủ; “tự bắt bệnh” chính mình, tìm cách khắc phục những thiếu sót, hạn chế của mình để cải thiện mức độ tuân thủ của mình; hướng tới tuân thủ pháp luật hải quan xuất phát từ chính những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, mức độ tuân thủ của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng cho cơ quan hải quan áp dụng các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan, đồng thời là yếu tố thiết yếu cho việc áp dụng quản lý rủi ro, quyết định phân luồng kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan.
Thực tế, hiện nay đang có 5 cấp độ doanh nghiệp tuân thủ hải được quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC quy định các mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan như sau:
– Cấp độ 1: Doanh nghiệp ưu tiên
Doanh nghiệp ưu tiên Mức 1 thực hiện theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC;
Trong đó:
– Cấp độ 2: Tuân thủ cao
– Cấp độ 3: Tuân thủ vừa phải (trung bình)
– Cấp độ 4: Tuân thủ kém
– Cấp độ 5: Không tuân thủ
Căn cứ pháp lý: Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 Quyết định 2659/QĐ-TCHQ, nếu được công nhận là doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hưởng các chế độ sau khi tiến hành hoạt động xuất, nhập khẩu:
Chế độ ưu tiên | Chi tiết |
Ưu tiên về kiểm tra hàng hóa |
|
Thông quan bằng tờ khai giấy chưa hoàn chỉnh |
|
Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan |
|
Thủ tục đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành |
|
Thủ tục về thuế |
|
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ |
|
Kiểm tra sau thông quan |
|
>>Khuyến nghị:
– Việc chinh phục mức độ tuân thủ hải quan mức cao nhất không chỉ giúp doanh nghiệp hưởng lợi lớn trong công tác sản xuất – xuất – nhập khẩu, dễ dàng hoàn thiện thủ tục hải quan, được ưu ái hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ và hiệp định FTA mà còn hỗ trợ doanh nghiệp định hướng, ra quyết định và hành động đúng đắn, nhanh chóng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. >> Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh và năng lực hội nhập toàn cầu.
– Vì vậy, việc bám sát khung tiêu chuẩn quốc tế để cải tiến mức độ tuân thủ hải quan là lựa chọn tốt nhất cho mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước/ các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Tuy vậy, để làm được điều này doanh nghiệp cần
– Để đạt được cấp độ cao nhất này doanh nghiệp cần vượt qua được 6 điều kiện theo quy định nhà nước bao gồm: Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế; Điều kiện về vấn đề kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu; Điều kiện làm thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; Điều kiện về thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp; Điều kiện kế toán, kiểm toán; Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Đồng thời, doanh nghiệp cần tuân thủ lộ trình cụ thể, và có chiến thuật rõ ràng để không ngừng phát triển theo khung tiêu chuẩn nhằm đạt được mục tiêu sớm nhất có thể. Tất cả những điều đó được TACA gợi ý định hướng thông qua bài viết: Doanh nghiệp ưu tiên – Lộ trình chinh phục mức độ tuân thủ hải quan cao nhất cho mọi doanh nghiệp XNK
Hiểu mối quan hệ giữa quyền hạn và mức độ rủi ro tương ứng với cấp độ tuân thủ hải quan của doanh nghiệp
Căn cứ, Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định việc phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan theo 5 mức độ. Thông qua 5 mức độ này doanh nghiệp sẽ được quyết định phân luồng kiểm tra hàng hóa. Dưới đây là bảng Quyền lợi và rủi ro ở từng cấp độ doanh nghiệp tuân thủ hải quan:
Cấp độ | Quyền hạn | Rủi ro |
Cấp độ một Doanh nghiệp ưu tiên (“DNUT”) |
– Đây là mức độ tuân thủ cao nhất mà các DN có thể đạt được;
– Doanh nghiệp ưu tiên được hưởng các chế độ ưu tiên khác so với doanh nghiệp thông thường khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm:
– Điều kiện, thủ tục đề nghị cấp văn bằng AEO thực hiện theo Thông tư 72/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 07/2019/TT-BTC |
MỨC ĐỘ RỦI RO THẤP (Tương ứng cấp độ 1) Ở mức này các đơn vị Hải quan sẽ KHÔNG tiến hành kiểm tra, đồng thời cơ quan chức năng tiếp tục đánh giá, phân loại mức độ rủi ro cho kỳ kiểm toán tiếp theo. |
Cấp độ hai (Tuân thủ cao) |
Mức độ này là chấp hành tốt pháp luật và các quy định của cơ quan hải quan, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và hợp tác tốt với cơ quan hải quan trọng kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin. |
MỨC ĐỘ RỦI RO TRUNG BÌNH (Tương ứng cấp độ 2,3)
|
Cấp độ ba (Tuân thủ vừa phải) |
|
|
Cấp độ bốn (Tuân thủ kém) |
Mức độ này không thể hiện ý thức tự nguyện tuân thủ Hải quan một cách rõ ràng. Trong thời gian giám định có sai phạm hoặc vi phạm quy định (nhưng không quá nghiêm trọng) trong quá trình xuất nhập hàng hóa. |
MỨC ĐỘ RỦI RO CAO (Tương ứng cấp độ 4,5) Ở mức này, cơ quan Hải qua thực hiện kiểm tra một hoặc kết hợp các nội dung sau:
|
Cấp độ năm (Không tuân thủ) |
Mức độ này là bất hợp tác với hải quan, hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, quy định hải quan, không chấp hành nghĩa vụ thuế và/hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh theo xác nhận của cơ quan thuế. |
Hiện nay, cơ quan hải quan phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan thành 9 hạng theo Thông tư 81/2019/TT-BTC nhằm đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu và tuân thủ quy định hải quan.
Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:
9 hạng mức độ rủi ro người kê khai hải quan
9 hạng mức độ rủi ro người kê khai hải quan
Từ việc ‘nằm lòng’ được 9 hạng mức độ tuân thủ hải quan giúp doanh nghiệp: Hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro của chính họ trong quá trình kê khai hải quan, hoàn thiện thủ tục hải. Từ đó, xây dựng chiến lược và kế hoạch an toàn hải quan phù hợp và không ngừng cải thiện quy trình và kiểm soát hơn để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ tư vấn và đào tạo chuyên sâu từ cơ quan hải quan, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc làm chủ quy trình, luật pháp và thực hiện khai hải quan hiệu quả hơn.
Khuyến nghị của chuyên gia về cách thức cải thiện mức độ tuân thủ hải quan thông qua 9 hạng mức độ rủi ro người kê khai hải quan:
– Đảm bảo thông tin kê khai trên tài liệu, chứng từ tuân thủ pháp luật, chính xác đối với hàng hóa doanh nghiệp đang kinh doanh/ sản xuất. Đảm bảo sự thống nhất và liên kết chặt chẽ trong bộ hồ sơ chứng từ giữa các phòng ban (xuất nhập khẩu – kho – kế toán – sản xuất), giữa các lần kê khai và giữa các loại chứng từ.
– Xây dựng hệ thống, quy trình lưu trữ hồ sơ bài bản, đối với các yếu tố quan trọng dễ gây bất đồng quan điểm với cơ quan như mã HS, trị giá hải quan, C/O.. doanh nghiệp cần có chứng từ chứng minh tính chính xác của chứng từ theo thời điểm phát hàng thông tin. Đồng thời, không ngừng cập nhật thông tin, quy định, công văn mới nhất liên quan đến ngành hàng/ doanh nghiệp ..
– Đảm bảo nhân sự phòng xuất nhập khẩu luôn duy trì và được củng cố kiến thức + kỹ năng chuyên môn cao theo sát xu hướng thị trường, pháp luật và doanh nghiệp thông qua các buổi hội thảo, cuộc họp, các buổi đào tạo nội bộ nhằm giảm thiểu tối đa mọi rủi ro phát sinh, khịp thời cập nhật để thích nghi nhanh chóng.
– Tận dựng sự hỗ trợ từ chính phủ và các doanh nghiệp FDI cùng ngành để mở rộng áp dụng công nghệ, máy moóc kỹ thuật tiên tiến vào quá trình vận hành, sản xuất xuất khẩu nhằm giảm thiểu sức người và tối ưu chất lượng, sản lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
– Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng vững mạnh thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO để kiểm soát chất lượng và quản lý rủi ro. Và, duy trì quy trình chuẩn, thống nhất và đảm bảo tính tuân thủ hải quan trong toàn bộ quá trình xuất nhập khẩu.
– Trước khi nộp hồ sơ khai hải quan, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra và xác minh chính xác thông tin về hàng hóa, giá trị, nguồn gốc, mã HS, và các thông tin khác để tránh sai sót và xử lý nhanh chóng trong quá trình xác nhận hải quan.
– Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với cơ quan hải quan thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy bằng cách thường xuyên tham gia các cuộc họp, hội thảo để cập nhật thông tin mới và giải đáp các thắc mắc.
Trên đây là toàn bộ bức tranh thị trường và những gợi ý thiết thực góp phần định hướng, đề xuất chiến thuật hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra nhận định và chiến thuật nâng hạng mức độ tuân thủ hải quan của doanh nghiệp mình, từ đó nỗ lực để chinh phục mục tiêu đạt mức độ tuân thủ hải quan trong thời gian ngắn nhất có thể. Bài viết này không chỉ mang đến lộ trình thăng hạng mức độ tuân thủ hải quan, mà tác giả còn hi vọng thông qua đây doanh nghiệp có thể định hình lại lộ trình phát triển và có được những quyết đinh sáng suốt nhất phù hợp với nguồn lực phát triển của doanh nghiệp mình để có được thành quả như mong muốn. Để phát triển, mở rộng thị phần quốc tế, không chỉ nằm ở việc nâng cao năng lực nội tại mà doanh nghiệp còn cần có một định hướng cải tiến chuẩn chỉnh theo chuỗi giá trị toàn cầu thông qua những cố vấn cấp cao giàu kinh nghiệm và mối quan hệ mật thiết với đơn vị hải quan, tất cả điều đó đều có ở TACA, nơi:
Đồng hành cùng doanh nghiệp đánh giá, rà soát sức khỏe hải quan , tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan – kiểm tra sau thông quan.
Vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911