Từ lâu “Doanh nghiệp ưu tiên” đã trở thành kim chỉ nam và là khát khao của mọi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Hiểu điều đó, TACA gửi đến bạn đọc bức tranh tổng quát về hiện trạng doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam cùng những tiêu chí và lưu ý quan trọng, hỗ trợ bạn chinh phục cột mốc tuân thủ cao nhất – Doanh nghiệp ưu tiên AEO thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 Quyết định 2659/QĐ-TCHQ, nếu doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sẽ được hưởng các chế độ sau khi tiến hành hoạt động xuất, nhập khẩu:
Chế độ ưu tiên | Chi tiết |
Ưu tiên về kiểm tra hàng hóa |
|
Thông quan bằng tờ khai giấy chưa hoàn chỉnh |
|
Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan |
|
Thủ tục đối với hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành |
|
Thủ tục về thuế |
|
Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ |
|
Kiểm tra sau thông quan |
|
Trong trường hợp nếu doanh nghiệp bạn được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, thì doanh nghiệp bạn sẽ nhận được nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa như:
Tuy nhiên, để đạt được những điều trên doanh nghiệp cần đáp ứng 6 điều kiện căn bản và nhận được sự chấp thuận đến từ Tổng cục hải quan xét duyệt hồ sơ xin áp dụng, gia hạn doanh nghiệp ưu tiên. Điều này không chỉ được quyết định bởi kim ngạch xuất/ nhập khẩu và đáp ứng tiêu chí của cơ quan hải quan mà còn là cả 1 chặng đường nỗ lực, phấn đấu một cách chiến thuật, bài bản và luôn tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. >> Hoặc doanh nghiệp có thể nhờ đến sự cố vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến hỗ trợ doanh nghiệp vận hành và hoàn thiện bộ hồ sơ xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên của TACA thông qua:
Theo Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu có phần cuối cùng là: những lợi ích mà Hải quan mang lại cho doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn và thông lệ tối thiểu về an ninh của dây chuyền cung ứng, qua đó, doanh nghiệp AEO sẽ được hưởng 1 số lợi ích sau:
– Thứ nhất: Doanh nghiệp AEO được thừa hưởng nhiều các biện pháp thúc đẩy giải phóng hàng, giảm thời gian quá cảnh và chi phí lưu kho thông qua việc:
– Thứ hai: Doanh nghiệp ưu tiên được phép truy cập vào thông tin có giá trị liên quan đến lĩnh vực:
– Thứ ba: Doanh nghiệp ưu tiên khi đang gặp rủi ro sẽ được cơ quan hải quan hỗ trợ giải quyết và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khắn trong trường hợp:
– Thứ tư: Doanh nghiệp có thể xem xét việc tham gia vào bất cứ chương trình mới nào về xử lý hàng hóa, gồm:
>> Có thể thấy: Bên cạnh việc được hưởng nhiều lợi “khủng” từ công tác hỗ trợ giảm thiểu thời gian, chi phí trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ưu tiên còn được nhà nước quan tâm và hỗ trợ thúc đầy nguồn lực nội tại nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để có được điều đó doanh nghiệp cần có chiến thuật rõ ràng và tuân thủ được các tiêu chí dưới đây.
>>>Xem thêm: Cải thiện mức độ tuân thủ hải quan trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tại Việt Nam, mức độ tuân thủ của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng cho cơ quan hải quan áp dụng các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi trong thủ tục hải quan, đồng thời là yếu tố thiết yếu cho việc áp dụng quản lý rủi ro, quyết định phân luồng kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan.
Thực tế, hiện đang có 5 cấp độ doanh nghiệp tuân thủ hải quan bao gồm:
Tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC quy định các mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan như sau:
– Cấp độ 1: Doanh nghiệp ưu tiên
Doanh nghiệp ưu tiên Mức 1 thực hiện theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC;
Trong đó:
– Cấp độ 2: Tuân thủ cao
– Cấp độ 3: Tuân thủ vừa phải (trung bình)
– Cấp độ 4: Tuân thủ kém
– Cấp độ 5: Không tuân thủ
>>Nhận thấy:
– Tiêu chuẩn đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp của cơ quan Hải quan chủ yếu được ‘soi chiếu’ vào khung tuân thủ của WCO và 6 điều kiện căn bản.
– Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tra cứu xem doanh nghiệp mình đang nắm giữ vị trí nào trên lộ trình chinh phục cấp độ doanh nghiệp ưu tiên. Từ đó, chủ động nắm bắt được mức độ tuân thủ của mình cũng như lý do tuân thủ/không tuân thủ; “tự bắt bệnh” chính mình, tìm cách khắc phục những thiếu sót, hạn chế của mình để cải thiện mức độ tuân thủ của mình. Đây cũng là động lực khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới tuân thủ pháp luật hải quan xuất phát từ chính những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.
– Thứ nhất: Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế
Cơ quan Hải quan là bộ phận có thẩm quyền công nhận doanh nghiệp thuộc dạng ưu tiên hay không. Do đó, điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp được xem xét là phải chấp hành đúng các quy định pháp luật và nộp thuế theo quy định. Đặc biệt:
Trong thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị xác nhận thuộc doanh nghiệp ưu tiên. Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp không được vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan thuộc các hành vi sau:
– Thứ 2: Điều kiện về vấn đề kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp muốn được nằm trong danh sách các doanh nghiệp được ưu tiên. Doanh nghiệp phải:
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này là kim ngạch bình quân của 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét, không bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác
>> Lưu ý:
– Thứ ba: Điều kiện làm thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử
Việc sử dụng thủ tục hải quan và thuế điện tử là bắt buộc đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thiết lập chương trình quản lý hoạt động xuất nhập khẩu trên hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan.
– Thứ tư: Điều kiện về thanh toán hàng hóa của doanh nghiệp
Một trong những điều kiện đáp ứng Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan:
– Thứ năm: Điều kiện kế toán, kiểm toán
– Thứ sáu: Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
>> Khuyến nghị:
Như vậy, trước tiên để nâng hạng cấp độ doanh nghiệp và chinh phục mức tuân thủ cao nhất, doanh nghiệp cần soát xét lại nội bộ phòng xuất nhập khẩu, phân tích và đưa ra chiến lược phù hợp bám sát theo khung tiêu chuẩn. Đồng thời, doanh nghiệp cần:
– Tuân thủ pháp luật hải quan và thuế: thông qua việc đảm bảo chấp hành đúng các quy định pháp luật về thuế và hải quan, tránh vi phạm hành chính về thuế và hải quan trong thời hạn 02 năm liên tục và ngăn chặn các hành vi trốn thuế, buôn lậu, gian lận thuế và vi phạm hải quan.
– Đạt kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và doanh thu tương ứng: Đảm bảo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đủ mức tối thiểu theo quy định, tăng cường hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để đạt doanh thu đáp ứng yêu cầu.
– Áp dụng thủ tục hải quan và thuế điện tử: Sử dụng thủ tục hải quan và thuế điện tử theo quy định, xây dựng chương trình quản lý xuất nhập khẩu trên hệ thống công nghệ thông tin.
– Thanh toán hàng hóa qua ngân hàng: Thực hiện thanh toán lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua ngân hàng và cung cấp thông tin tài khoản và ngân hàng giao dịch cho cơ quan hải quan.
– Tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán nhằm đảo đảm kế toán, kiểm toán theo chuẩn mực do Bộ Tài chính quy định và kiểm toán báo cáo tài chính bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện.
– Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ: bằng cách thiết lập và duy trì quy trình quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp, đảm bảo an ninh và an toàn qua việc trang bị phương tiện, giải pháp kiểm soát nội bộ.
Dưới đây là Bộ câu hỏi giúp doanh nghiệp đáng giá lại doanh nghiệp dựa trên Bộ Câu hỏi theo sát khung tiêu chuẩn về doanh nghiệp ưu tiên, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng đưa là chiến thuật và quyết định đúng đắn trên chặng hành trình chinh phục mức độ tuân thủ cao nhất: Điều kiện yêu cầu để trở thành doanh nghiệp ưu tiên
Hiện nay, Việt Nam có tất cả 75 doanh nghiệp đang được áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên (có 23 doanh nghiệp Việt Nam). Mỗi năm, các doanh nghiệp ưu tiên đóng góp khoảng 30% vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ưu tiên khá đa dạng, từ lĩnh vực công nghiệp, gia công, chế biến; chế tạo đến nông nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng trăm người lao động…
>> Có thể thấy nhà nước đang nỗ lực tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu dễ dàng tham gia vào quá trình tự nguyện tuân thủ hải quan để nâng hạng cấp độ doanh nghiệp ưu tiên của mình thông qua nhiều hội thảo, chương trình và chính sách mới thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp được tạo điều kiện giảm kiểm tra hồ sơ, ưu tiên thông quan nhanh thông qua thỏa thuận ‘công nhận lẫn nhau’:
Mới đây, Tổng cục Hải quan đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với các thành viên nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam).
Các nội dung trọng tâm trong thỏa thuận được ký kết bao gồm công nhận lẫn nhau và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Theo đó, mỗi bên tham gia sẽ chấp nhận việc thẩm định và công nhận của chương trình của bên tham gia khác cấp cho thành viên.
Thông qua công việc “nhận ra nhau” này, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp ưu tiên hưởng nhiều lợi ích mà còn tạo điều kiện thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu:
>> Doanh nghiệp được thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế khi tham gia vào chương trình doanh nghiệp ưu tiên với các nước ASEAN, các bên tham gia sẽ thiết lập cơ chế trao đổi thông tin, tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm năng tại các quốc gia cùng tham gia giúp doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
– Doanh nghiệp được hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại thông qua chương trình tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
Điển hình là, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ, tạo thuận lợi giúp nâng cao năng lực quản lý và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu. Qua đó:
Hơn 42 doanh nghiệp được cải thiện mức độ tuân thủ hải quan khi được hưởng các lợi ích thiết thực trong việc giảm tỷ lệ kiểm tra, hỗ trợ làm thủ tục hải quan thuận lợi, chủ động phòng tránh các vi phạm trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu.
Cụ thể, các doanh nghiệp được cơ quan hải quan:
>> Sau 2 năm triển khai, 100% doanh nghiệp tham gia chương trình không bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, được đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật ở mức 2 (tuân thủ cao), mức 3 (tuân thủ trung bình). Sau 5 năm thực hiện chương trình, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ mức 2, mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
>> Điều này chứng tỏ, chỉ cần tìm đúng điểm “ngứa” và khắc phục chúng một cách bài bản, có hệ thống và am hiểu quy định pháp luật, sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thăng hạng mức độ tuân thủ hải quan.
Doanh nghiệp đáp ứng đủ 6 điều kiện theo quy định và mong muốn được gửi công văn lên Tổng cục hải quan để được xem xét và công nhận doanh nghiệp ưu tiên cần chuẩn bị:
– Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, đại lý làm thủ tục hải quan, hồ sơ gồm:
– Đối với các dự án đầu tư trọng điểm
Với tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, hồ sơ gồm:
Thủ tục công nhận chế độ ưu tiên của doanh nghiệp đối với lĩnh vực hải quan được căn cứ theo Quyết định 350/QĐ-BTC ngày 8/3/2019, cụ thể quy trình như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét áp dụng chế độ ưu tiên
– Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và Đại lý làm thủ tục hải quan nộp văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản nộp văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên theo mẫu 02b/DNUT ban hành kèm theo Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015.
Bước 2: Tổng cục Hải quan thẩm định điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên
– Thẩm định hồ sơ: Tổng cục Hải quan kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hồ sơ của doanh nghiệp; đối chiếu thông tin doanh nghiệp cung cấp, thông tin thu thập về doanh nghiệp từ cơ quan thuế và cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở chính và nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên;
– Thẩm định thực tế: Tổng cục Hải quan tổ chức thẩm định thực tế tại doanh nghiệp. Nội dung thẩm định thực tế gồm:
Bước 3: Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên.
>> Lưu ý:
– Đối với trường hợp phức tạp, doanh nghiệp cần tiến hành xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan. Quá trình thẩm định có thể kéo dài tuy nhiên thời gian thẩm định không quá 30 ngày;
– Trường hợp doanh nghiệp đã đáp ứng đủ điều kiện, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận doanh nghiệp nằm trong trường hợp được ưu tiên.
– Quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ban hành quyết định. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ được tự động gia hạn thêm 03 năm nếu vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư 72/2015/TT-BTC , Mẫu 02b/DNUT (đối với dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng có ý kiến trước khi cấp phép đầu tư) ban hành kèm Thông tư 72/2015/TT-BTC .
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp được xét chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện từ Điều 12 đến Điều 17 Thông tư 72/2015/TT-BTC, cụ thể:
– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổng cục Hải quan
– Thời hạn giải quyết: Thời gian xem xét công nhận doanh nghiệp ưu tiên không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Đối với các trường hợp phức tạp, doanh nghiệp lớn thì có thể gia hạn một lần nhưng không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Phí, lệ phí: không có
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Bước đầu tiên, mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đảm bảo quán triệt lại toàn bộ tư tưởng, tác phong, kỷ luật làm việc của toàn thể công – nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu về tính quan trọng và cần thiết của việc am hiểu và tuân thủ pháp luật Hải quan Việt Nam trong việc đạt được doanh nghiệp ưu tiên cũng như cách thức giúp duy trì và bảo vệ vị thế của doanh nghiệp mình, qua đó giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thông nội bộ và phát triển bền vững.
– DN liên tục cập nhật thông tin, quy định và văn bản mới nhất liên quan đến việc xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên… từ đó không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực chiến của mỗi nhân sự phòng xuất nhập khẩu, nhằm am hiểu rõ các vấn đề mình đang vướng mắc làm cản trở sự công nhận doanh nghiệp ưu tiên, từ đó, đề xuất giải pháp hữu hiệu tác động tích cực vào nội bộ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vững mạnh và tự tin nhận mọi ưu đãi dành cho doanh nghiệp ưu tiên.
– DN tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” nhằm giải đáp mọi thắc mắc, và vạch rõ những điểm, những quy định dễ gây hiểu lầm trong văn bản quy định pháp luật hải quan đối với công tác xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên từ đó tìm câu trả lời phù hợp để đưa ra lý lẽ và minh chứng sắt đáng phù hợp nhất với doanh nghiệp và pháp luật hiện hành nhằm tối ưu hóa sự công nhận của đơn vị Hải quan.
– Ngoài ra doanh nghiệp có thể nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia am hiểu sâu sắc về doanh nghiệp ưu tiên nhằm rà soát lại và tìm ra những điểm chưa đạt chuẩn, đạt yêu cầu trong doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật hải quan về doanh nghiệp ưu tiên từ đó gửi yêu cầu xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên.
– Đặc biệt, DN nên chọn một đơn vị tư vấn hải quan chất lượng, uy tín để hỗ trợ xin áp dụng và gia hạn doanh nghiệp ưu tiên, thay vì “đơn phương độc mã” chinh chiến trên thương trường. Bởi lẽ, để DN thực sự được chấp thuận hay được tiếp tục gia hạn là doanh nghiệp ưu tiên không chỉ dựa vào sự phát triển đúng theo tiêu chuẩn đặt ra của pháp luật mà còn cần đến sự cố vấn của cả đội ngũ chất lượng hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập đúng hồ sơ chứng từ chứng minh năng lực của doanh nghiệp từ đó đưa ra những lập luận sắc bén, chuyên sâu và bám sát vào hệ thống pháp luật Việt Nam, mà doanh nghiệp còn cần cả “mạng lưới mối quan hệ” vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và tỷ lệ chấp thuận từ cơ quan Hải quan sớm nhất có thể.
Trên đây là toàn bộ bức tranh thị trường và những gợi ý thiết thực góp phần định hướng, đề xuất chiến thuật hỗ trợ doanh nghiệp nằm lòng lộ trình tăng hạng cấp độ doanh nghiệp và củng cố chuyên môn giúp doanh nghiệp thuận lợi xin áp dụng doanh nghiệp ưu tiên. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp bạn đã và đang ‘loay hoay’ trong việc tìm kiếm giải pháp để tối ưu quá trình đề xuất công văn gửi hải quan và xin áp dụng, gia hạn doanh nghiệp ưu tiên nhằm giảm thiểu mọi rủi ro tiềm ẩn – mở rộng quy mô – tăng trưởng thị phần toàn cầu – tăng cường vị thế cạnh tranh thông qua những cố vấn cấp cao thì hãy đến với TACA, nơi:
Đồng hành cùng doanh nghiệp đánh giá, rà soát sức khỏe hải quan , tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan – kiểm tra sau thông quan.
Vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911