Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu. Việc nộp báo cáo quyết toán hải quan đúng thời hạn và đầy đủ các thông tin có liên quan đến hàng hóa và lượng thuế phải nộp là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất có thể hoàn tất các thủ tục hải quan và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình diễn ra suôn sẻ.
Bài viết dưới đây, Taca xin đưa tới cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan và những vấn đề liên quan giúp quý doanh nghiệp nắm vững các thông tin, quy định pháp luật và cách thức giúp doanh nghiệp đảm bảo việc nộp Báo cáo quyết toán hải quan được đúng hạn và hiệu quả.
>Xem thêm:
Báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết
Hướng dẫn doanh nghiệp cách làm báo cáo quyết toán hải quan chi tiết nhất
Các vấn đề về báo cáo quyết toán hải quan được quy định cụ thể tại Khoản 39 Điều 60 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Cụ thể:
+ Căn cứ theo mục 1 Khoản 39 Điều 60 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
“Tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu (bao gồm DNCX) thực hiện cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động nhập kho nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, xuất kho nguyên liệu, vật tư; nhập kho thành phẩm, xuất kho thành phẩm và các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này từ hệ thống quản trị sản xuất của tổ chức, cá nhân với Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất thông qua Hệ thống. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ liên quan đến các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 30 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.”
+ Căn cứ theo mục 2 Khoản 39 Điều 60 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
“Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 56 Thông tư này thông qua Hệ thống.”
+ Căn cứ theo điểm b mục 2 Khoản 39 Điều 60 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
“Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 58 Thông tư này hoặc Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất.
Căn cứ theo mục 4 Khoản 39 Điều 60 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
Xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu
a) Khi hết hạn nộp báo cáo quyết toán, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện các công việc sau:
a.1) Có văn bản mời tổ chức, cá nhân đến cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
a.2) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản, tổ chức, cá nhân không đến làm việc thì cơ quan hải quan thực hiện điều tra xác minh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh;
a.3) Thực hiện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo của tổ chức, cá nhân;
a.4) Phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, xác minh, truy tìm đối với tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
b) Biện pháp xử lý sau khi đã thực hiện đôn đốc, điều tra, xác minh, truy tìm:
b.1) Đối với tổ chức, cá nhân không báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn hoạt động, cơ quan hải quan lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định và chuyển thông tin để thực hiện kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành;
b.2) Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế theo quy định của Bộ Luật hình sự.”
Khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt chậm nộp báo quyết toán hải quan như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng khi vi phạm một trong những điều sau:
+ Nộp tờ khai hải quan trước khi tập kết hàng hóa xuất khẩu tại địa điểm đã được cơ quan hải quan phê duyệt.
+ Nộp sai thời gian báo cáo quyết toán, báo cáo sử dụng hàng miễn thuế đã quy định.
+ Nộp sai thời gian đã quy định về hồ sơ áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu được ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc ưu đãi thuế đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô.
+ Khi hợp đồng gia công hết hạn hoặc hết thời hạn sử dụng mà nguyên liệu, vật liệu, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn, sản phẩm gia công không được gia công đúng thời hạn.
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có thay đổi về cơ sở gia công, sản xuất; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu mà không thông báo bổ sung thông tin trong thời hạn quy định.
+ Trường hợp không thông báo đúng thời gian quy định khi thay đổi hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công lại.
+ Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc không đúng thời hạn đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
+ Không thông báo số liệu thực tế sản phẩm đã sản xuất theo thời gian quy định.
Do đó, nếu doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán hải quan đúng hạn sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức (theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP).
>>>Xem thêm: Mức Phạt Chậm Nộp Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan [UPDATE MỚI NHẤT]
Theo quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC, thời hạn nộp báo cáo quyết toán của DN gia công, SXXK chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người khai hải quan nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu trong năm tài chính cho cơ quan hải quan.
Hiện tại, theo hướng dẫn tại công văn số 16120/BTC-TCHQ của Tổng cục Hải quan việc nộp báo cáo quyết toán hải quan áp dụng cho loại hình doanh nghiệp chế xuất, gia công, sản xuất xuất khẩu đã được nới lỏng hơn. Tuy nhiên, tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công Hà Nội, kì nộp báo cáo quyết toán đầu tiên có 114 doanh nghiệp gia công và 20 doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thuộc diện phải nộp báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Trịnh Văn Sử, đến hết 30/3/2022, mới có 50 doanh nghiệp gia công (chiếm 43%) và 10 doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thuộc diện phải thực hiện báo cáo quyết toán theo Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC (chiếm 50%) đã nộp báo cáo đúng hạn. Ngoài ra, có một số doanh nghiệp đã thực hiện nộp báo cáo theo đúng hạn nhưng báo cáo chưa đúng với quy định.
Thủ tục đổi mới, tạo thuận lợi, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện theo đúng các quy định, lý do của doanh nghiệp thì “muôn hình vạn trạng. Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Sử, việc rất nhiều doanh nghiệp chậm nộp báo cáo quyết toán một phần do thói quen của các doanh nghiệp, thường đến sát ngày yêu cầu mới thực hiện lập báo cáo. Bên cạnh đó, có một phần doanh nghiệp báo cáo chưa đúng với quy định. “Doanh nghiệp gia công thì lập báo cáo theo hướng dẫn đối với doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu và ngược lại, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu lại lập báo cáo như hàng gia công. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải báo cáo theo tổng trị giá của tài khoản 152, 155 của hệ thống kế toán chính thống thì lại thực hiện báo cáo theo từng dòng hàng” – ông Sử nói.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp tới quý doanh nghiệp một số nguyên nhân sau khiến cho các doanh nghiệp gia công, chế xuất, sản xuất xuất khẩu không tuân thủ đúng thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan:
– Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quy định hải quan: Một số doanh nghiệp gia công, chế xuất, sản xuất xuất khẩu không có đội ngũ nhân viên được đào tạo về quy định hải quan hoặc không có đối tác tư vấn chuyên nghiệp, dẫn đến việc không biết đầy đủ và chính xác các quy định liên quan đến quyết toán hải quan, điều này xảy ra chủ yếu đối với các doanh nghiệp FDI do doanh nghiệp còn chưa nắm vững được các thủ tục, chứng từ và quy định của hải quan Việt Nam nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục báo cáo quyết toán hải quan đúng thời hạn.
– Doanh nghiệp quản lý nội bộ kém: Doanh nghiệp có hệ thống quản lý nội bộ kém có thể dẫn đến việc thông tin không được cập nhật liên tục và sai quy trình gây ra tình trạng số liệu thu được trên báo cáo không trùng khớp với thực tế (ví dụ: nếu doanh nghiệp không có một hệ thống quản lý hàng tồn kho, họ có thể không biết chính xác số lượng sản phẩm họ đang sở hữu, dẫn đến việc không thể cập nhật các thông tin liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu sản phẩm đó đúng cách). Ngoài ra, việc doanh nghiệp vận hành với đội ngũ quản lý thiếu kinh nghiệm, thiếu những hiểu biết cần thiết về quy định hải quan (mẫu báo cáo quyết toán hải quan, thời hạn nộp báo cáo, địa điểm nộp, các chứng từ cần thiết…) cũng sẽ góp phần khiến doanh nghiệp bỏ sót thông tin cần thiết, chậm trễ trong việc hoàn tất thủ tục hải quan, chịu rủi ro về pháp lý và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
– Thủ tục hải quan phức tạp: Quy trình nộp báo cáo quyết toán hải quan tại Việt Nam hiện nay thực sự rất phức tạp và đòi hỏi sự chính xác và tính toán tỉ mỉ từ doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp chế xuất, gia công, sản xuất xuất khẩu quy trình nhập khẩu, xuất khẩu và các thủ tục hải quan liên quan đến việc xử lý thuế, giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu có thể rất phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết chuyên môn cao. Ngoài ra, thủ tục hải quan có thể thay đổi thường xuyên, vì vậy doanh nghiệp cần phải cập nhật những thay đổi đó để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị và kiểm tra kỹ các thông tin về hàng hóa trước khi đưa vào quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hoặc báo cáo quyết toán hải quan. Nếu doanh nghiệp không có đội ngũ nhân viên đủ năng lực, thời gian và tài nguyên để hoàn thành các thủ tục này, thì việc doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán hải quan đúng hạn là rất khó.
– Một số nguyên nhân khác: Ngồn lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn hẹp, doanh nghiệp chưa đáng giá cao tầm quan trọng của việc nghiêm túc chấp hành các quy định hải quan, số lượng các lô hàng tại doanh nghiệp lớn và chưa hoàn thiện xong mọi thủ tục xuất nhập nguyên vật liệu và hàng hóa trước kỳ báo cáo quyết toán…
Để giúp doanh nghiệp thực hiện đúng thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan, Taca xin đưa ra một số biện pháp sau đây:
– Khi doanh nghiệp liên tục rơi vào tình trạng nộp chậm thời hạn báo cáo quyết toán hải quan, doanh nghiệp cần rà soát lại hệ thống quản lý nội bộ của doanh nghiệp mình, đặc biệt doanh nghiệp cần rà soát và xây dựng lại quy trình thực hiện báo cáo quyết toán hải quan chuẩn, đúng cách và hiệu quả. Để đảm bảo điều đó, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước thực hiện sau:
+ Xác định các bộ phận liên quan đến quy trình thiết lập báo cáo quyết toán hải quan trong doanh nghiệp, bao gồm bộ phận xuất nhập khẩu, kế toán, kho sản xuất, mua hàng và các bộ phận khác. Đồng thời doanh nghiệp cần liệt kê cụ thể chi tiết các chứng từ cần thiết và bắt buộc phải có để hoàn thiện việc lập báo cáo quyết toán hải quan theo quy định cụ thể của chi cục hải quan đối với loại hình doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tạo một hệ thống giao tiếp liên tục giữa các bộ phận liên quan để đảm bảo rằng mọi thông tin liên quan đến quyết toán hải quan được chia sẻ đầy đủ và kịp thời.
+ Thiết lập một lịch trình cụ thể cho việc quản lý quyết toán hải quan, bao gồm thời hạn nộp báo cáo, nội dung và các bước cần thực hiện để hoàn thành báo cáo. Ngoài ra, để hỗ trợ cho lịch trình được diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cũng cần xem xét việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ quản lý quyết toán hải quan để tăng hiệu quả và đảm bảo đúng thời hạn nộp báo cáo.
+ Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần cập nhật liên tục các quy định và quy trình mới về quyết toán hải quan nhằm chia sẻ thông tin với các bộ phận liên quan để đảm bảo rằng tất cả đều hiểu rõ và thực hiện đúng.
+ Thiết lập hệ thống kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng các báo cáo được hoàn thành đúng cách và đúng thời hạn.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan doanh nghiệp cần biết
+ Ngoài ra để có một quy trình hiệu quả, vận hành nhanh chóng doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ mã khai báo hải quan theo điều 60 thông tư 39/2018/TT-BTC giúp mã nguyên liệu, sản phẩm kê khai giữa tờ khai hải quan và hệ thống nội bộ được trùng khớp tránh trường hợp một mã hàng có nhiều đơn vị tính, một tên hàng có nhiều mã, nhầm lẫn trong khai báo, mã nguyên vật liệu Hải quan và mã kế toán, kho có cùng đơn vị tính nhưng tỷ lệ quy đổi lại khác nhau…
+ Cuối cùng, trong quy trình này là đánh giá và cải tiến quy trình quyết toán hải quan thường xuyên để đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn đáp ứng được độ chính xác và đúng thời hạn của báo cáo quyết toán hải quan.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo và hỗ trợ các nhân viên từng phòng ban và nhà quản lý chuyên trách để đảm bảo rằng họ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành báo cáo quyết toán hải quan thông qua một số giải pháp sau:
+ Doanh nghiệp tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn định kỳ về quy định hải quan, lập báo cáo quyết toán hải quan và các quy định pháp luật liên quan cũng như các kiến thức chuyên ngành để cung cấp cho nhân viên và quản lý phụ trách thu thập và xử lý chứng từ làm báo cáo quyết toán của các bộ phận các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các khóa đào tạo này nên được thiết kế theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp và có thể được tổ chức bởi các chuyên gia trong lĩnh vực hải quan và kế toán.
+ Điều chỉnh quy trình làm việc: Doanh nghiệp cần điều chỉnh quy trình làm việc để đảm bảo rằng các nhân viên và quản lý có đầy đủ thời gian và tài nguyên hoàn thành báo cáo quyết toán hải quan đúng hạn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần đảm bảo rằng quy trình này được thiết kế một cách rõ ràng và minh bạch và có thời hạn cụ thể để giúp các nhân viên và quản lý hiểu rõ hơn về quy trình và các yêu cầu để hoàn thành báo cáo quyết toán hải quan.
+ Tạo một hệ thống theo dõi thời gian: Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như lịch và bảng tính để theo dõi thời gian và tiến độ thực hiện công việc. Việc sử dụng những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những việc cần làm và tối ưu hóa thời gian.
+ Thiết lập hệ thống quản lý nội bộ hiệu quả: Doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản lý nội bộ hiệu quả để giám sát các hoạt động hải quan của mình. Hệ thống này giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ hoạt động hải quan và đảm bảo rằng các thủ tục hải quan được thực hiện đúng cách và đúng thời hạn.
+ Tạo điều kiện và môi trường khuyến khích đội ngũ nhân sự có hứng thú trong các hoạt động nghiên cứu và giải quyết vấn đề liên quan đến hải quan và lập báo cáo quyết toán hải quan. Các hoạt động này có thể bao gồm các buổi hội thảo, các buổi đào tạo chuyên sâu, hoặc các hoạt động nghiên cứu khác để giúp các nhân viên và quản lý hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến hải quan và lập báo cáo quyết toán hải quan.
+ Tạo động lực cho nhân viên: Doanh nghiệp cần tạo động lực cho nhân viên để đảm bảo họ hoàn thành công việc một cách đầy đủ và đúng thời hạn. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cung cấp các khoản thưởng hoặc khen thưởng cho nhân viên hoàn thành công việc đúng thời hạn.
+ Thuê đơn vị tư vấn giải pháp thiết lập báo cáo quyết toán hải quan nhằm hỗ trợ trực tiếp, bài bản và chi tiết các nhân sự trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hải quan. Đơn vị tư vấn dịch vụ này có thể trực tiếp cung cấp các tài liệu hướng dẫn chi tiết về quy định hải quan và pháp luật liên quan đến ngành hàng cụ thể của doanh nghiệp, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn và kỹ năng của nhân sự, hỗ trợ doanh nghiệp lập báo cáo quyết toán hải quan một cách bài bản và chuyên nghiệp (thông qua việc hướng dẫn chi tiết cách thức thống kê, lọc sốc liệu, cân đối số liệu chênh lệch giữa các bộ phận liên quan, cung cấp giải pháp cụ thể, hiệu quả cho việc quản lý số liệu nội bộ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình doanh nghiệp làm việc với hải quan…).
Tuy nhiên, việc lựa chọn một đơn vị có đủ kinh nhiệm và trách nhiệm là điều không hề dễ dàng, để giải quyết vấn đề “hoóc búa” này, TACA đã kết hợp cùng đội ngũ chuyên gia có bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hải quan trong nước và quốc tế nhằm đem đến cho quý doanh nghiệp những giải pháp tuyệt vời trong việc thực hiện báo cáo quyết toán hải quan chính xác, nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm chi phí.
Để tham khảo thêm dịch vụ của TACA cũng như thực hiện trọn vẹn mong muốn tối ưu hóa quy trình và cách triển khai báo cáo quyết toán hải quan cụ thể, chi tiết và chính xác tuyệt đối doanh nghiệp có thể tham khảo thêm tại đây: Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc liên hệ trên Website chính thức của TACA.
Chúc quý bạn đọc và quý doanh nghiệp sức khỏe và thành công !
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911