Mức phạt nộp chậm Báo cáo quyết toán hải quan là biện pháp chế tài của cơ quan Hải quan được áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp đúng hạn. Từ đó, cơ quan Hải quan trực tiếp quản lý doanh nghiệp sẽ nắm được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và có thể tiến hành công tác Kiểm tra sau thông quan nếu có phát sinh những chênh lệch bất hợp lý giữa thực tế và sổ sách, hồ sơ hải quan, chứng từ liên quan.
Vì vậy để hiểu rõ hơn về các mức phạt nộp chậm Báo cáo quyết toán hải quan theo quy định của chính sách, pháp luật Hải quan, hãy cùng TACA tìm hiểu chi tiết vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây!
Trong khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định: Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán về Chi cục Hải quan (nơi thông báo cho doanh nghiệp qua hệ thống được quy định tại Điều 56 trong Thông tư này) chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước ngày sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, chuyển địa điểm làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu. Hải quan của cơ sở sản xuất quy định tại Điều 56 của thông báo này đã được thông báo qua hệ thống.
Như vậy, trường hợp công ty chậm nộp báo cáo theo quy định trên thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
>>>Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết
Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán và nộp lại cho cơ quan hải quan. Hết thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, tổ chức, cá nhân mới phát hiện sai sót trong việc lập báo cáo quyết toán thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan và bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, doanh nghiệp có quyền được sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo hoặc trước khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo đó. Ngoài thời hạn này hoặc sau khi cơ quan hải quan kiểm tra báo cáo thì doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan, đồng thời bị xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định:
+ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP
+ Điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 128 /2020/NĐ-CP
Khoản 3 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt chậm nộp báo quyết toán hải quan như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng khi vi phạm một trong những điều sau:
+ Nộp tờ khai hải quan trước khi tập kết hàng hóa xuất khẩu tại địa điểm đã được cơ quan hải quan phê duyệt.
+ Nộp sai thời gian báo cáo quyết toán, báo cáo sử dụng hàng miễn thuế đã quy định.
+ Nộp sai thời gian đã quy định về hồ sơ áp dụng thuế suất 0% đối với linh kiện nhập khẩu được ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô hoặc ưu đãi thuế đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô.
+ Khi hợp đồng gia công hết hạn hoặc hết thời hạn sử dụng mà nguyên liệu, vật liệu, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn, sản phẩm gia công không được gia công đúng thời hạn.
+ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu có thay đổi về cơ sở gia công, sản xuất; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và sản phẩm xuất khẩu mà không thông báo bổ sung thông tin trong thời hạn quy định.
+ Trường hợp không thông báo đúng thời gian quy định khi thay đổi hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công lại.
+ Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc không đúng thời hạn đã đăng ký với cơ quan hải quan, trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
+ Không thông báo số liệu thực tế sản phẩm đã sản xuất theo thời gian quy định.
Do đó, nếu doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán hải quan đúng hạn sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức (theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng thời hạn quy định thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan, trừ vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này;
+ Khai sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất khẩu;
+ Tái xuất phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao, nhận hàng hóa;
+ Khai bổ sung về trị giá hải quan quá thời hạn quy định đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 128 /2020/NĐ-CP quy định:
=> Như vậy, từ ngày 10/12/2020, nếu doanh nghiệp phát hiện, sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán ngoài thời hạn quy định thì sẽ bị phạt đến 2.000.000 đồng.
Báo cáo quyết toán hải quan là bảng báo cáo về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu do đơn vị hải quan quản lý, đây là báo cáo bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất.
Báo cáo quyết toán hải quan thường được được dùng với nhiều thuật ngữ tiếng anh như: Customs yearly report, gọi tắt là customs report, declaration customs report hay settlement Customs report.
>>>Xem thêm: Báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết
Những doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất là những doanh nghiệp được miễn thuế khi nhập khẩu nguyên vật liệu, trong đó doanh nghiệp cần đối chiếu lượng nguyên liệu nhập khẩu với các thành phẩm xuất khẩu dựa trên định mức tiêu hao của nguyên vật liệu đó.
Do vậy, Báo cáo quyết toán hải quan là mẫu báo cáo mà các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, gia công và chế xuất bắt buộc phải thực hiện và đẩy lên cơ quan hải quan.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp cách làm báo cáo quyết toán hải quan chi tiết nhất
Thông thường, nếu kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan, bạn có thể thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
– Kiểm tra về định mức
– Kiểm tra về tình hình tồn kho nguyên liệu, vật tư và hàng hóa xuất khẩu tại doanh nghiệp, sẽ xuất hiện 3 trường hợp:
+ Không có chênh lệch
+ Chênh lệch thừa về lượng tồn kho giữa DN và số liệu đã kê khai hải quan
+ Chênh lệch thiếu về lượng tồn kho giữa DN và số liệu đã kê khai hải quan
>>>Xem thêm: Hướng dẫn doanh nghiệp cách làm báo cáo quyết toán hải quan chi tiết nhất
– Thứ nhất, sự khác biệt giữa ghi nhận mã nguyên vật liệu/thành phẩm trên sổ sách kế toán và hồ sơ hải quan.
– Thứ hai, tỷ lệ hao hụt bất thường dẫn đến định mức thực tế không chính xác.
– Thứ ba, các chênh lệch không giải trình được trong việc sử dụng thực tế nguyên vật liệu nhập khẩu/thành phẩm xuất khẩu giữa sổ sách kế toán, hồ sơ hải quan và BCQT.
– Thứ tư, hệ thống kế toán ở nhiều doanh nghiệp chưa thiết lập tương thích với yêu cầu kết xuất số liệu để lập nhanh báo cáo quyết toán. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài vẫn tồn tại một số doanh nghiệp chưa quản lý nhập xuất tồn kho nguyên phụ liệu, thành phẩm gia công trên hệ thống phần mềm.
– Thứ năm, việc quyết toán muốn thành công phụ thuộc 80% vào nhân viên kế toán, nhân viên Xuất Nhập Khẩu chỉ phối hợp. Tuy nhiên thực tế rất nhiều DN chỉ cử nhân viên Xuất Nhập Khẩu đi học. Quan niệm này cần được doanh nghiệp sớm thay đổi để có sự phối hợp hiệu quả giữa hai bộ phận kế toán và xuất nhập khẩu.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan doanh nghiệp cần biết
Như vậy, trên đây TACA đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về các quy định và các mức phạt nộp chậm Báo cáo quyết toán tương ứng cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp ở các doanh nghiệp khi thực hiện lập Báo cáo quyết toán. Từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Báo cáo quyết toán hải quan và tầm quan trọng to lớn của công tác thực hiện báo cáo quyết toán hải quan. Thấu hiểu được điều đó, chúng tôi mang đến giải pháp TUYỆT VỜI giúp doanh nghiệp GỠ RỐI công tác lập Báo cáo quyết toán hải quan thông qua Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan tại đây:
Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan (CUSTOMS REPORT SERVICE)
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc liên hệ trên Website chính thức của TACA.
Chúc quý bạn đọc và quý doanh nghiệp sức khỏe và thành công !
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911