Quy trình kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan là quá trình đánh giá và xác minh tính chính xác của thông tin được cung cấp trong báo cáo quyết toán hải quan của doanh nghiệp. Quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan hải quan của quốc gia để đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc thu thuế và quản lý hàng hóa.
>>>Xem thêm:
Báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết
Hướng dẫn doanh nghiệp cách làm báo cáo quyết toán hải quan chi tiết nhất
Quy trình kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan có thể được thực hiện như sau:
Quy trình kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan
Quy trình kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan
Trong bước này các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất cần chuẩn bị đầy đủ 7 loại hồ sơ doanh nghiệp đã được nêu trong bài Hướng dẫn doanh nghiệp cách làm báo cáo quyết toán hải quan chi tiết nhất
Bên cạnh đó đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ có những lưu ý và yêu cầu riêng như sau:
Doanh nghiệp gia công cần chuẩn bị tài liệu về giá trị hàng hóa cụ thể, bao gồm giá trị nguyên vật liệu đã nhập vào và giá trị sản phẩm đã được gia công. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các giấy tờ về hợp đồng ký kết với đối tác nước ngoài, giấy tờ về nguồn nguyên liệu, chi phí gia công và các thông tin liên quan đến việc gia công sản phẩm.
Ví dụ: Công ty TNHH B là một doanh nghiệp gia công sản phẩm điện tử cho khách hàng tại Nhật Bản. Để chuẩn bị báo cáo quyết toán hải quan, ngoài việc chuẩn bị 7 loại hồ sơ doanh nghiệp, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu liên quan đến việc gia công sản phẩm, bao gồm hợp đồng ký kết với khách hàng Nhật Bản, giấy tờ về nguồn nguyên liệu và các chi phí gia công.
Doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cần chuẩn bị tài liệu về giá trị hàng hóa cụ thể, bao gồm giá trị nguyên vật liệu và chi phí sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có các giấy tờ về chứng nhận sản phẩm và thông tin liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
Ví dụ: Công ty TNHH C sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Châu Âu. Để chuẩn bị báo cáo quyết toán hải quan, công ty cần chuẩn bị thêm các tài liệu liên quan đến việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, bao gồm giấy tờ về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển sản phẩm đến cảng xuất khẩu và các thông tin liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm.
Doanh nghiệp chế xuất cần chuẩn bị tài liệu về giá trị hàng hóa cụ thể, bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng xuất khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có các giấy tờ về chứng nhận sản phẩm và các thông tin liên quan đến việc chế xuất sản phẩm.
Ví dụ: Công ty sản xuất sản phẩm điện tử và xuất khẩu sang Hàn Quốc. Khi tiếp nhận báo cáo quyết toán hải quan, công ty A cần kiểm tra các thông tin về số lượng, giá trị, xuất xứ hàng hoá để đảm bảo tính chính xác của báo cáo quyết toán hải quan. Công ty A cần tính toán các khoản thuế, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật và đóng đủ các khoản này đúng thời hạn quy định.
>>>Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến tính chính xác và đầy đủ của các tài liệu, tuân thủ đúng các quy định về thuế và hải quan, liên tục cập nhật các quy định mới nhất về thuế và hải quan, đồng thời, chủ động liên hệ với các cơ quan liên quan để giải đáp các thắc mắc và đảm bảo quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán được thực hiện thuận lợi.
Các tài liệu đó bao gồm thông tin đăng ký hải quan, hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn nhập khẩu, biên bản kiểm đếm hàng hóa, biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa, chứng từ vận chuyển hàng hóa, và các giấy tờ liên quan khác…
Thông thường, khi kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan, doanh nghiệp thường tập trung thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người khai hải quan không có trách nhiệm phải kê khai định mức sản phẩm với cơ quan hải quan, tuy nhiên có trách nhiệm xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt đối với từng mã sản phẩm. Lưu trữ và xuất trình định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư….Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.
Đồng thời, người khai hải quan phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng
mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Do đó, tại thời điểm kiểm tra, ghi nhận trên biên bản kiểm tra việc người khai hải quan cung cấp các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức đối với các mã sản phẩm,
các mã nguyên liệu, vật liệu cần kiểm tra; quy trình sản xuất đối với các mã sản phẩm cần kiểm tra; việc sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu trong từng công đoạn sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm xuất khẩu để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đối chiếu.
Tùy theo các đặc tính, quy trình sản xuất của sản phẩm xuất khẩu, việc lưu trữ, quản lý các chứng từ, tài liệu, dữ liệu về định mức của người khai hải quan mà
quyết định phương pháp kiểm tra định mức phù hợp.
Tuy nhiên nhìn chung có các phương pháp cơ bản sau:
+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài liệu kỹ thuật;
+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở lượng xuất – nhập – tồn;
+ Kiểm tra định mức thực tế trên cơ sở tài khoản kế toán
Kiểm tra xác định lượng nguyên liệu, vật tư đã sử dụng, còn tồn theo các khai báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan với lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp theo 01 trong các phương pháp sau:
– Xác định lượng tồn kho theo kê khai của người khai hải quan;
– Xác định lượng tồn kho thực tế tại trụ sở người khai hải quan;
+ Xác định lượng tồn kho thực tế trên cơ sở kiểm tra thực tế tồn kho tại thời điểm kiểm tra;
+ Xác định lượng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng báo cáo quyết toán đã được kiểm toán độc lập.
Một số lưu ý khi xác định lượng tồn kho theo kê khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp:
– Xác định lại số liệu doanh nghiệp kê khai hải quan trong đó lưu ý các trường hợp doanh nghiệp bị lập biên bản chứng nhận, biên bản vi phạm, kê khai bổ sung và các trường hợp hủy tờ khai. Trong đó đối với số liệu khai thác từ hệ thống VNACCS/VIS cần lưu ý về các trường hợp kê khai bổ sung sau thông quan vì khi kết xuất dữ liệu đối với các trường hợp này đều không thể hiện đúng chính xác dữ liệu doanh nghiệp đã khai bổ sung sau thông quan.
– Kiểm tra và xác định các yếu tố phải cộng, phải trừ khi xác định tồn thực tế nguyên phụ liệu của một công ty như nguyên liệu giao, nhận gia công trong nước; nguyên phụ liệu đi đường; hàng gửi bán và nguồn gốc nguyên vật liệu; thời điểm hạch toán kế toán với thời điểm khai báo hải quan.
– Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của bộ hồ sơ nhập khẩu, xuất khẩu: Đối chiếu thông tin trên tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu với thông tin trên chứng từ kèm theo (hợp đồng, hóa đơn, packinglist, bill…); Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu trên tờ khai nhập khẩu với sổ chi tiết nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; sản phẩm xuất khẩu trên tờ khai xuất khẩu với sổ chi tiết sản phẩm xuất kho để xuất khẩu.
– Kiểm tra thực nhập, thực xuất: Đối chiếu số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp nhập thừa, nhập thiếu; có nhập khẩu nhưng không nhập kho; Đối chiếu số lượng sản phẩm xuất khẩu với sổ/thẻ kho của bộ phận kho nhằm xác định các trường hợp xuất thừa, xuất thiếu; có xuất kho nhưng không xuất khẩu; Đối chiếu công nợ phải trả người bán với trị giá nguyên liệu, vật tư trên tờ khai nhập khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng, trị giá hàng nhập khẩu, phát hiện các khoản điều chỉnh tăng, giảm công nợ; Đối chiếu công nợ phải thu của khách hàng với trị giá trên tờ khai xuất khẩu để phát hiện các trường hợp khai sai số lượng.
– Xác định chênh lệch:
Chênh lệch giữa tồn kho theo kê khai của người khai hải quan và tồn kho thực tế tại doanh nghiệp được xác định:
– Xác định chênh lệch:
Sau khi xác định được lượng chênh lệch sẽ phát sinh 03 trường hợp: Không chênh lệch; chênh lệch thiếu và chênh lệch thừa. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc xác định số tiền thuế ấn định, trong đó.
– Không có chênh lệch: Doanh nghiệp kê khai hải quan phù hợp với số liệu thực tế, số liệu kế toán tại doanh nghiệp.
Do đặc thù của sản xuất, kinh doanh cũng như định mức, tỷ lệ hao hụt do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan thì việc không phát sinh chênh lệch giữa số liệu tồn kho thực tế tại doanh nghiệp với số liệu tồn kho theo kê khai hải quan đối với tất cả các mã nguyên vật liệu là khó có thể xảy ra.
Thực tế phát sinh nhiều doanh nghiệp hiện nay khi cung cấp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán (thường có mối liên hệ với đơn vị làm dịch vụ kế toán của doanh nghiệp) thực hiện việc hạch toán kế toán hoàn toàn dựa trên cơ sở số liệu tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu; định mức do doanh nghiệp kê khai với cơ quan hải quan trong các hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu, ….
Từ đó bộ phận kế toán mới lập các chứng từ như phiếu xuất kho, nhập kho và các chứng từ kế toán khác một các phù hợp để xuất trình, cung cấp cho hải quan.
Khi kiểm tra thực tế nếu chỉ căn cứ vào các chứng từ do doanh nghiệp cung cấp và đối chiếu với số liệu quản lý của cơ quan hải quan thì sẽ không phát sinh bất cứ chênh lệch hay sai sót nào. Khi phát sinh trường hợp này, vấn đề đặt ra là cần kiểm tra lại tính chính xác, hợp lý, đúng quy định của việc hạch toán kế toán cũng như chính xác thực của số liệu kiểm kê tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
+ Làm việc bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm để làm rõ việc quản lý, lưu trữ, báo cáo hay cung cấp chứng từ xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu cho bộ phận kế toán để thực hiện việc hạch toán kế toán như thế nào? Tiến hành kiểm tra thực tế (nếu cần) để xác minh tính chính xác các trình bày của bộ phận kho nguyên liệu.
+ Kiểm tra chi tiết việc hạch toán kế toán vào tài khoản 152, 621 tại các thời điểm có đối chiếu với số liệu qua làm việc với bộ phận kho nguyên liệu. Từ , doanh nghiệp xác định việc hạch toán kế toán có hay không dựa trên số liệu thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Làm việc với bộ phận kho nguyên liệu, thành phẩm và bộ phận kế toán để làm rõ cơ sở của việc xây dựng bảng kiểm kê tồn kho cuối kỳ. Trong đó đối với các nguyên liệu, vật liệu ngoài thực tế không thể tồn tại dưới dạng số lẻ nhưng trong bảng kiểm kê vẫn thể hiện số lẻ (ví dụ: Áo: 2.357,94 cái; Dây kéo: 578.649,72 cái….).
Qua làm việc tại một cách tổng thể như trên, sẽ chứng minh được với đại diện doanh nghiệp về tính không chính xác, trung thực và đúng quy định của các chứng từ, số liệu tài liệu đã cung cấp, kể cả số liệu đã được kiểm toán.
Từ kết quả làm việc này doanh nghiệp cung cấp số liệu đúng, chính xác phản ánh đúng thực tế tại doanh nghiệp vì tại doanh nghiệp luôn phải nắm rõ số liệu này để quản trị, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể kiểm định tính chính xác này bằng cách kiểm tra thực tế đại diện một số mã nguyên vật liệu.
– Chênh lệch thừa về lượng tồn kho giữa doanh nghiệp và số liệu đã kê khai hải quan:
Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp lớn hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng cao hơn định mức thực tế sản xuất; doanh nghiệp có hành vi xuất khống; đưa tờ khai xuất khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai nhập khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thừa so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung.
Đoàn Kiểm tra, nếu có đủ điều kiện, thực hiện việc xác định, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến chênh lệch tồn kho thừa để ngoài việc ấn định thuế còn thực hiện lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
>>>Xem thêm: Mức Phạt Chậm Nộp Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan [UPDATE MỚI NHẤT]
Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chênh lệch thừa thì cũng ghi nhận ý kiến giải trình của doanh nghiệp về nguyên nhân dẫn đến chênh lệch thừa để làm cơ sở cho việc để xuất xử lý hay không xử lý vi phạm hành
chính của doanh nghiệp.
Lưu ý:
Cơ sở pháp lý cho việc đề xuất không ấn định thuế (không thuộc đối tượng chịu thuế) đối với phần chênh lệch thừa này khi có đủ cơ sở để xác định:
+ Lượng nguyên vật liệu này thực tế còn tồn tại kho doanh nghiệp chế xuất;
+ Doanh nghiệp chế xuất không vi phạm Điều 39 Luật Quản lý thuế;
+ Doanh nghiệp chế xuất cam kết sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng số nguyên liệu, vật tư này để sản xuất hàng xuất khẩu
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên nhận gia công được quyền xử lý đối với lượng nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.
Do đó khi xem xét ấn định thuế đối với lượng nguyên liệu, vật tư gia công dư thừa cũng cần lưu ý đến quy định trên để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
– Chênh lệch thiếu về lượng tồn kho giữa doanh nghiệp và số liệu đã kê khai hải quan:
Việc tồn nguyên liệu thực tế tại kho doanh nghiệp nhỏ hơn tồn theo hồ sơ, chứng từ hải quan có thể do: doanh nghiệp bán, tiêu thụ nội địa nguyên liệu nhập khẩu nhưng không khai báo hải quan; doanh nghiệp thanh quyết toán nguyên vật liệu gia công, xét hoàn thuế, không thu thuế, xây dựng báo cáo xuất nhập tồn… với định mức xây dựng thấp hơn định mức thực tế sản xuất; đưa tờ khai nhập khẩu đã hủy hoặc kê khai thiếu tờ khai xuất khẩu trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, báo cáo quyết toán; hàng thực nhập kho thiếu so với khai báo hải quan trên tờ khai nhưng không khai bổ sung, khai báo xuất khẩu trên tờ khai ít hơn thực tế xuất kho tại doanh nghiệp…
Khi phát sinh lượng chênh lệch thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến lượng chênh lệch thiếu này có hay không phải do doanh nghiệp thực hiện việc tiêu thụ nội địa trực tiếp đối với nguyên liệu, vật liệu hay tiêu thụ các sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu. Nội dung này có thể bị xử lý theo hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:
+ Kiểm tra hóa đơn giá trị gia tăng bán ra có thuế suất 0%;
+ Kiểm tra sổ chi tiết nguyên liệu, thành phẩm nội địa (nếu có) nhằm phát hiện những mã thành phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu thay đổi mục đích sử dụng.
Để kiểm tra phát hiện các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng (có tiêu thụ nội địa, cho, biếu, tặng …không kê khai hải quan), thực hiện:
+ Kiểm tra các trường hợp xuất kho nguyên phụ liệu không phải xuất vào sản xuất, không phải tái xuất, xuất gia công.
+ Kiểm tra chi tiết các khoản doanh thu, doanh thu bất thường của doanh nghiệp (tài khoản 511, 711…);
Ngoài các nội dung trên cần kiểm tra thêm hoạt động giao gia công, nhận gia công của doanh nghiệp (nếu có); kiểm tra đối với việc xử lý phế liệu, phế phẩm (nếu có)
Ở bước này doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
– Số lượng nguyên liệu, vật tư, thành phẩm nhập – xuất – tồn của bộ phận XNK có chênh lệch với số liệu nhập – xuất – tồn của bộ phận kế toán – kho hay không? Nếu có doanh nghiệp phải tìm nguyên nhân và khắc phục ngay nếu được.
– Đối chiếu định mức kỹ thuật / định mức thực tế có chênh lệch không?
– Đối chiếu doanh thu xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu có chênh lệch không?
– Đối chiếu công nợ phải thu với doanh thu xuất khẩu; công nợ phải trả với doanh thu mua hàng?
– Kiểm tra phế liệu, phế phẩm trong và ngoài định mức để có xử lý phù hợp.
– Báo cáo kiểm toán độc lập ghi nhận “chúng tôi không thể đưa ra ý kiến nhận xét về tính đúng đắn và tính hiện hữu của khoản mục hàng tồn kho và ảnh hưởng của chúng (nếu có) tác động lên BCTC” hoặc “Ngoại trừ mục hàng tồn kho, chúng tôi cho rằng BCTC của công ty đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình Tài chính của Công ty”, các loại kiểm toán này thường sẽ không tốt cho doanh nghiệp.
Để kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của các khoản thuế và phí hải quan đã nộp, doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất cần thực hiện các bước sau:
– Thu thập và xác định các khoản thuế và phí hải quan đã nộp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần kiểm tra các hóa đơn và các tài liệu liên quan đến thuế và phí hải quan, bao gồm hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn nhập khẩu, biên bản kiểm đếm hàng hóa, biên bản kiểm tra chất lượng hàng hóa, chứng từ vận chuyển hàng hóa và các giấy tờ liên quan khác.
– So sánh các khoản thuế và phí hải quan đã nộp với các qui định của pháp luật về thuế và phí hải quan, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và các khoản phí khác.
– Kiểm tra tính chính xác của các khoản thuế và phí hải quan đã nộp, bao gồm việc đối chiếu các thông tin về giá trị hàng hóa, số lượng hàng hóa, chất lượng hàng hóa, phí vận chuyển và các khoản phí khác với các tài liệu liên quan. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, doanh nghiệp cần điều chỉnh lại thông tin và bổ sung các tài liệu liên quan để đảm bảo tính chính xác của báo cáo quyết toán hải quan.
– Lập báo cáo kiểm tra và đối chiếu các khoản thuế và phí hải quan đã nộp, bao gồm việc liệt kê chi tiết các khoản thuế và phí hải quan đã nộp và so sánh với các qui định của pháp luật về thuế và phí hải quan. Báo cáo này có thể được dùng để hoàn thiện quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan.
– Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, doanh nghiệp cần điều chỉnh lại thông tin và bổ sung các tài liệu liên quan để đảm bảo tính chính xác của báo cáo quyết toán hải quan.
Sau khi hoàn tất các bước trên, doanh nghiệp có thể nộp báo cáo quyết toán hải quan chính xác và đầy đủ cho cơ quan hải quan để hoàn tất thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
– Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan: Căn cứ theo mục 2 Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: Tổ chức, cá nhân nộp báo cáo quyết toán chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính hoặc trước khi thực hiện việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chuyển nơi làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho Chi cục Hải quan nơi đã thông báo cơ sở sản xuất
– Sửa đổi, bổ sung báo cáo quyết toán: Căn cứ theo điểm b mục 2 Khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán
>>> Xem thêm:
Thời hạn nộp báo cáo quyết toán hải quan – Những điều quan trọng doanh nghiệp cần biết
Trong bước này, sẽ có 2 trường hợp sảy ra:
+ Nếu báo cáo quyết toán hải quan của doanh nghiệp nhận được xác nhận là chính xác và đầy đủ, thì doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục kiểm tra và kết thúc quy trình kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan.
+ Nếu báo cáo quyết toán hải quan của doanh nghiệp nhận được xác nhận là có phát sinh sai sót thì doanh nghiệp cần đến bước 7 là kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan sau thông quan.
– Bộ phận kế toán thuế:
+ Bút toán hạch toán kê khai không đúng với quá trình thanh toán mua nguyên liệu, vật tư hoặc quá trình bán sản phẩm không phù hợp với chứng từ thanh toán lưu trong hồ sơ, phần mềm (sai phương thức thanh toán,trị giá tính thuế nhập khẩu, tỉ giá…).
+ Không giải thích được các khoản thu nhập (doanh thu bán hàng và các thu nhập khác) của doanh nghiệp.
+ Không theo dõi được nguyên vật liệu tiêu hao (nguyên vật liệu hao hụt, nguyên vật liệu lỗi hỏng, sản phẩm lỗi hỏng, tiêu hủy …)
– Bộ phận kho
+ Cập nhật vào sổ kế toán, sổ kho không chính xác các mã nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục nhập khẩu so với dữ liệu của cơ quan hải quan (sai số lượng, đơn vị tính, trị giá, không phù hợp thời gian …).
+ Số liệu kiểm kê thực tế kho không đồng nhất với số liệu của bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận kế toán.
– Bộ phận xuất nhập khẩu
+ Số liệu bộ phận xuất nhập khẩu, số liệu báo cáo quyết toán không phù hợp với số liệu của báo cáo tài chính đã được kiểm toán (ví dụ: Số tồn cuối kỳ của các tài khoản 152, 155, 154 .. ).
+ Định mức nộp cơ quan hải quan không thống nhất, không phù hợp hoặc xây dựng định mức sai.
+ Không khai báo hoặc khai báo sai khi thay đổi địa chỉ cơ sở gia công, sản xuất hoặc nơi lưu giữ hàng hóa.
+ “Nhập sai” mã HS dẫn đến việc áp thuế với sản phẩm của doanh nghiệp không đúng
Như vậy, trên đây là những chia sẻ về quy trình kiểm tra báo cáo quyết toán hải quan một cách hiệu quả và chính xác nhất tuy nhiên mỗi loại hình doanh nghiệp và mỗi loại mặt hàng sẽ có ng đặc thù riêng, điều đó tạo nên sự khác biệt trong mỗi báo cáo quyết toán hải quan. Vì thế để tối ưu hóa quy trình và cách triển khai báo cáo quyết toán hải quan cụ thể, chi tiết và chính xác tuyệt đối doanh nghiệp có thể tham khảo thêm Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan tại đây: Dịch vụ báo cáo quyết toán hải quan
Đội ngũ chuyên gia của TACA với bề dày kinh nghiệm làm việc cùng các cơ quan hải quan và các doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất trong việc tham vấn và thiết lập Báo cáo quyết toán hải quan. Chúng tôi cam kết mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời đến quý doanh nghiệp thông qua việc hỗ trợ trước – trong – sau dịch vụ TRỌN ĐỜI một cách cụ thể, chính xác và hiệu quả thiết thực.
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc liên hệ trên Website chính thức của TACA.
Chúc quý bạn đọc và quý doanh nghiệp sức khỏe và thành công !
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911