thanh kiểm tra quyết toán thuế
Thanh tra kiểm tra thuế doanh nghiệp là một quy trình quan trọng và tất yếu để thực hiện quản lý việc chấp hành và thực thi pháp luật thuế của cơ quan thuế. Các doanh nghiệp, đặc biệt kế toán luôn gặp những ÁP LỰC nhất định khi cơ quan thuế đang có xu hướng ngày càng “thắt chặt” trong các khâu thanh, kiểm tra hồ sơ, sổ sách chứng từ như: báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế, các thông tin đăng ký ban đầu, tình hình nộp thuế…
Vậy xu hướng mới về thanh tra kiểm tra quyết toán thuế ra sao? Kế toán & doanh nghiệp cần làm gì để đối mặt?
Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế mà cụ thể ở đây là doanh nghiệp.
Tính chất công việc: thường xuyên của cơ quan thuế nhằm quản lý tình hình nộp thuế trên địa bàn.
Địa điểm thực hiện: tại cơ quan thuế hoặc trụ sở của người nộp thuế.
Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.
Tính chất công việc: tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất khi:
Địa điểm thực hiện: tại trụ sở của người nộp thuế.
Quy trình thanh tra kiểm tra thuế
Việc am hiểu và nắm vững quy trình thanh tra kiểm tra thuế cũng như quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế và cơ quan thuế là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần nắm được tình hình tuân thủ pháp luật thuế và những rủi ro thuế tiềm tàng của mình, cũng như chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ, chứng từ và tài liệu bổ trợ.
Những doanh nghiệp thường bị thanh tra kiểm tra thuế là những doanh nghiệp có những rủi ro về thuế. Doanh nghiệp như thế nào bị liệt vào danh sách có nguy cơ tiềm ẩn RỦI RO thuế cao, và sẽ bị cơ quan thuế tăng cường THANH TRA, kiểm tra thuế? Đó là:
– Doanh nghiệp có biến động doanh thu bất thường trong 3 năm liền kề hoặc 3 năm lỗ liên tiếp.
– DN có doanh thu nhỏ hơn giá trị hàng nhập (lãi gộp âm), hàng tồn kho tăng đều mà hàng nhập cũng tăng đều
– Có tài khoản “phải thu khách hàng” dư Có liên tục qua các năm -> rủi ro xuất hoá đơn không đúng thời điểm
– Có các chỉ tiêu doanh thu, lương, thanh toán tiền hàng không khớp báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở mức độ lớn (chênh lệch lớn không giải thích được)
– Doanh thu và thu nhập khác chênh lệch nhiều so với tờ khai thuế giá trị gia tăng không giải thích được.
– Lãi gộp 3 năm liên tục biến động bất thường (trong khi ngành nghề kinh doanh không có thay đổi lớn).
Rủi ro trong thanh kiểm tra quyết toán thuế
Đặc biệt, cơ quan thuế sẽ TẬP TRUNG nhiều hơn tới các doanh nghiệp FDI báo lỗ nhưng vẫn mở rộng kinh doanh, các DN có giao dịch liên kết, doanh nghiệp chuyển giá, có liên quan tới các nhóm: Chi phí với các bên liên kết, các dịch vụ các bên liên quan, các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng phí bản quyền, hợp đồng LÃI VAY, các hợp đồng mua bán tài sản cố định lớn, các yếu tố liên quan đến quốc tế như: Thuế nhà thầu, tập trung vào các ưu đãi thuế đang ĐƯỢC HƯỞNG. Hoặc hưởng sai hoặc CÓ mà không hưởng, không áp dụng.
Các vấn đề CỐT LÕI về thuế, cần kế toán và doanh nghiệp TẬP TRUNG lúc này đó là: Phân tích, phát hiện RỦI RO tiềm ẩn trên báo cáo thuế, báo cáo tài chính, hệ thống sổ sách chứng từ. Kế đó là RÀ SOÁT những chỗ có rủi ro cao và tiến hành tìm giải pháp an toàn cho nó. Cuối cùng là các KỸ NĂNG xử lý, điều chỉnh các vấn đề trước và sau QUYẾT TOÁN như: xác định sai thuế suất, sai giá tính thuế, xác định thiếu thu nhập chịu thuế, tính toán sai công thức…
>> Xem thêm:
Chiến lược tối ưu thuế cho doanh nghiệp
Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất – 4 lưu ý quan trọng
Kinh nghiệm tiếp đoàn thanh tra thuế là một phần quan trọng trong sự thành công của cuộc thanh tra kiểm tra. Trước khi tiếp đoàn thanh tra doanh nghiệp cần lưu ý 6 yếu tố sau, để cuộc thanh tra kiểm tra diễn ra tốt đẹp.
1. TÔN TRỌNG ĐOÀN THANH TRA
Đây là nguyên tắc tối thượng đầu tiên không chỉ với đoàn thanh tra mà với bất cứ một mối quan hệ nào. Đoàn thanh tra là những công chức thuế, đã vượt qua nhiều kì thi sát hạch về chuyên môn nghiệp vụ, và trong đoàn luôn có những công chức đã dầy dặn nhiều năm với hàng trăm doanh nghiệp nên sẽ dễ dàng nhận ra các vấn đề tồn tại của doanh nghiệp.
2. VỀ VIỆC SOÁT XÉT HỒ SƠ CHỨNG TỪ
Thông thường vào cuối năm, các chi cục thuế sẽ lên danh sách những doanh nghiệp năm tới thuộc diện phải thanh tra, quyết toán thuế. Đối tượng được ưu tiên sẽ là những doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, tiếp đó là những doanh nghiệp lớn, nhỏ. Khi có danh sách chính thức, cơ quan thuế sẽ thông báo cho bạn sơ qua về kế hoạch, nội dung quyết toán.
Vậy, khi nhận được thông tin này. Doanh nghiệp cần làm gì? Đầu tiên doanh nghiệp cần soát xét lại toàn bộ hồ sơ quyết toán theo nội dung kiểm tra của cơ quan thuế. Sau đó sẽ có 2 lựa chọn:
– Trường hợp 1: Nếu hồ sơ còn quá be bét, giấy tờ thiếu và sai sót nhiều
Khi đó, doanh nghiệp cần có thời gian để sửa và bổ sung những hồ sơ chứng từ còn thiếu. Và cách duy nhất để bạn có thể kéo dài thời gian thanh kiểm tra là Xin lùi thời gian thanh kiểm tra với đội kiểm tra thuế của mình để có thể đẩy lịch của mình xuống.
– Trường hợp 2: Nếu hồ sơ tạm ổn
Doanh nghiệp hãy nhanh chóng hoàn thiện nốt những hồ sơ chứng từ còn thiếu và đóng gói cẩn thận thành từng mục để sẵn sàng tiếp đón đoàn thuế.
3. VỀ VIỆC CUNG CẤP SỐ LIỆU THEO YÊU CẦU CỦA CÁN BỘ THUẾ
Thông thường, trước khi vào thanh tra kiểm tra thuế tại đơn vị. Cán bộ thuế thường gửi cho doanh nghiệp 1 danh sách dày đặc những bảng biểu và yêu cầu doanh nghiệp làm.
Khi đó cần hãy vui vẻ và nhận lời và tiến hành xem những mẫu biểu nào dễ mà đơn vị ít sai phạm nhất thì làm và gửi trước, những vấn đề còn chưa chắc chắn thì nên xem lại và gửi sau. Lưu ý rằng doanh nghiệp KHÔNG NÊN không nghe máy từ cơ quan thuế vì điều đó sẽ khiến cán bộ thuế có ác cảm và nảy sinh nghi ngờ về nhiều sai phạm với doanh nghiệp.
4. VỀ VIỆC PHÒNG LÀM VIỆC KHI QUYẾT TOÁN
Khi đoàn kiểm tra kiểm tra thuế xuống làm việc tại doanh nghiệp, một nguyên tắc mà doanh nghiệp cần biết là hãy để đoàn làm việc tại một phòng riêng biệt.
5. VỀ VIỆC TRẢ LỜI CÁN BỘ THUẾ
Những vấn đề cán bộ thuế hỏi, doanh nghiệp cần phân loại những câu sẽ trả lời và bình tĩnh trả lời các câu hỏi. Khi đó, doanh nghiệp có thời gian xem lại sổ sách và chuẩn bị câu trả lời 1 cách thuyết phục nhất.
6. VỀ BIÊN BẢN TẠM THỜI
Sau vài ngày làm việc tại trụ sở của đơn vị, đoàn kiểm tra thuế sẽ có biên bản tạm thời và thông báo cho đơn vị tại văn phòng. Trước khi bạn và giám đốc ký, hãy đọc lại toàn bộ biên bản và chắc chắn những nội dung trong đó. Bởi vì khi đã ký vào biên bản thì doanh nghiệp phải giải trình bằng công văn gửi lên đội kiểm tra thuế.
6. VỀ VIỆC GIẢI TRÌNH BIÊN BẢN GHI NHẬN SỐ LIỆU
Tất cả các chi phí bị loại ra trên biên bản ghi nhận số liệu, doanh nghiệp cần phân loại mức độ có thể giải trình được và tiến hành làm công văn giải trình theo thứ tự ưu tiên đó. Hãy nhớ rằng, trong công văn doanh nghiệp cần trích dẫn điều, khoản của thông tư áp dụng đối với những chi phí có hướng dẫn cụ thể; hoặc viết theo đúng thực tế phát sinh của doanh nghiệp.
7. VUI VẺ NỘP TIỀN THUẾ SAU KHI CÓ BIÊN BẢN CUỐI CÙNG
Số liệu trên biên bản cuối cùng doanh nghiệp cần sắp xếp kế hoạch tài chính để đi nộp. Tránh để cơ quan thuế ra thông báo cưỡng chế nợ thuế. Vì việc này ngân hàng bị phong toả và có thể sẽ ảnh hưởng tới các mức phạt của doanh nghiệp sau này.
Phần lớn các lỗi mà cơ quan thuế “bắt thóp” doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ TRUY THU 1 con số khủng về tiền THUẾ mà rất nhiều kế toán không để ý. Hoặc không lường trước được vấn đề để đề phòng, đó chính là LIÊN QUAN đến giao dịch liên kết, đặc biệt trong quyết toán.
Các GDLK thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định 132/2020/NĐ – CP là các giao dịch Mua – bán – trao đổi – thuê – cho thuê – mượn – cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; VAY, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Trong đó các Giao dịch liên thường phát sinh trong doanh nghiệp như:
– Giám đốc cho công ty vay – mượn tiền kinh doanh (Kế toán thường áp dụng để xử lý âm quỹ)
– Hai doanh nghiệp được thành lập ra để mua bán – trao đổi hàng hóa cho nhau cùng 1 giám đốc đứng tên…
– Vay ngân hàng cũng là 1 giao dịch liên kết nếu khoản vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay… (Đây là trường hợp khiến nhiều kế toán bối rối gặp khó khăn trong việc xác định thời gian của các khoản nợ, hoặc chỉ bị dính 1 trong 2 trường hợp vay thì có tính là có GDLK không?…)
Đa số kế toán tại các doanh nghiệp cũng đang rất mơ hồ, không hiểu rõ về khái niệm giao dịch liên kết và nguy cơ. Vì đây là khái niệm rất ít được chia sẻ trên cộng đồng kế toán. Nên nhiều kế toán chưa nhìn ra mức độ rủi ro của vấn đề.
Mà đã phát sinh giao dịch liên kết thì sẽ BỊ TÍNH chi phí lãi vay, chỉ khác là không phải kê khai trong một số trường hợp: Không khác về thuế suất thuế TNDN, không có miễn giảm về thuế… Nhưng vấn đề lãi vay vẫn bị khống chế, tương đương từ 10 – 30%.
Một số rủi ro liên quan đến giao dịch liên kết, rất hay gặp ở các doanh nghiệp VN đó là: Loại tất cả các phần lãi vay vượt 30% theo quy định của nghị định 132/2020, sau đó truy thu thuế TNDN nếu có phát sinh. (Nộp thuế 20% lợi nhuận là 1 con số không hề nhỏ). Đồng thời truy thu thêm tiền lãi chậm nộp thuế.
Chuyển giá, giao dịch liên kết sẽ liên đới chặt chẽ tới khâu THANH TRA KIỂM TRA THUẾ về giá chuyển nhượng trong GDLK. Doanh nghiệp cần nhận diện được doanh nghiệp sẽ thuộc đối tượng bị THANH KIỂM TRA giao dịch liên kết, cơ quan thuế sẽ tập trung vào vấn đề gì?
Để phối hợp hiệu quả với cơ quan thuế trong quá trình thanh tra hoặc kiểm tra thuế, doanh nghiệp cần phải có kiến thức sâu rộng về pháp luật thuế cũng như kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là khi các quy định thuế và kinh nghiệm thực tiễn này có thể thay đổi đáng kể trong giai đoạn doanh nghiệp bị thanh tra/ kiểm tra.
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911