Dịch vụ giao dịch liên kết – Tư vấn lập tờ khai và hồ sơ (Transfer pricing)
Nhiều doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết, nhưng lại không biết là doanh nghiệp mình có liên quan đến giao dịch liên kết, nên dẫn đến những sự việc đáng tiếc như: Bị phạt cả TRĂM TRIỆU tiền thuế vì vay tiền của giám đốc không lãi suất. Hay thực hiện chuyển giá bằng những hành động tinh vi hơn như: Chuyển giá bằng cách tăng chi phí cho công ty con lợi dụng CHÊNH LỆCH THUẾ SUẤT, hay hưởng ưu đãi thấp hơn từ công ty mẹ bằng cách giảm giá bán cho công ty mẹ…
Dù tinh vi đến mấy, nhưng cũng khó tránh khỏi con con mắt “tử thần” của cơ quan thuế, nhiều doanh nghiệp bị truy thu đến cả trăm triệu hay cả tỷ đồng tiền thuế về giao dịch liên kết do chưa nắm vững quy định về loại giao dịch này, cũng như sử dụng các dịch vụ tư vấn về giao dịch liên kết giá rẻ kém chất lượng như:
Tất cả những hành động trên nhẹ thì sẽ bị phạt từ 8tr – 15tr đồng nếu chỉ không may “quên” nộp tờ khai hay hồ sơ. Hoặc nếu doanh nghiệp đã nộp hồ sơ kê khai đầy đủ rồi, nhưng “vô tình” nộp thiếu cho cơ quan thuế, thì sẽ bị phạt thẳng tay thêm 20% tiền trên số thuế NỘP THIẾU. Xui rủi hơn cho doanh nghiệp nếu để “thợ săn thuế” phát hiện khai khống giao dịch liên kết sẽ bị QUY KẾT ngay tội trốn thuế và phải chịu án tử là ấn định, truy thu và phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn.
Nên chả có gì lạ khi có doanh nghiệp bị phạt đến cả TỶ ĐỒNG TIỀN THUẾ vì dính dáng đến chuyển giá, giao dịch liên kết. Như vậy việc thuê một dịch vụ kém chất lượng khiến doanh nghiệp không tiết kiệm thêm được “quả trứng vàng” nào, ngược lại còn mất tiền oan với số tiền phạt KHỔNG LỒ, khiến hình ảnh doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hoạt động kinh doanh ngày càng thu hẹp, và còn “nơm nớp” lo lắng về khoản lãi phát sinh nếu chậm nộp tiền phạt thuế.
Hỗ trợ trong thanh tra, kiểm tra thuế về giao dịch liên kết và các vấn đề cần giải trình với cơ quan thuế về chuyển giá.
Điểm đặc biệt khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn giao dịch liên kết của TACA: Được tận tình tư vấn miễn phí xoay quanh các vấn đề xây dựng quản trị về chuyển giá giữa các tập đoàn đa quốc gia, cũng như thiết lập hệ thống kiểm soát việc phát sinh giao dịch liên kết tại doanh nghiệp một cách thông minh. Và nhiều giá trị khác bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến đầu ngành.
Với kinh nghiệm và sự am hiểu sâu trong các lĩnh vực tư vấn giá chuyển nhượng, cũng như với kinh nghiệm thực chiến khi đã giải quyết nhiều tình huống phức tạp về chuyển giá cho các tập đoàn đa quốc gia. Đội ngũ chuyên gia tại TACA sẽ giúp bạn định hướng được bài toán chiến lược về chuyển giá cho doanh nghiệp của mình. Bất cứ điều gì doanh nghiệp bạn chưa có lời giải đáp hãy đề xuất với các chuyên gia, bạn sẽ thấy vấn đề của mình được giải quyết nhanh chóng.
Quy trình thực hiện bài bản, chuyên sâu theo ngành, được may đo thiết kế riêng phù hợp theo nhu cầu thực tiễn từng doanh nghiệp.
Ngay cả sau khi kết thúc dịch vụ, bạn vẫn sẽ được hỗ trợ nếu gặp vấn đề cần các chuyên gia giải đáp.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ, phân tích nhu cầu doanh nghiệp, thống nhất dịch vụ cần thực hiện.
Bước 2: Khảo sát thực trạng của doanh nghiệp,
Bước 3: Báo giá dịch dịch vụ & ký hợp đồng.
Bước 4: Lên kế hoạch thực hiện dịch vụ phù hợp tình hình.Tập trung giải quyết tận gốc các vấn đề tồn tại, đưa ra chiến lược cụ thể và ứng dụng ngay vào doanh nghiệp.
Bước 5: Thực hiện dịch vụ, chuyển giao và đánh giá hiệu quả.
Thực hiện kê khai các giao dịch liên kết theo phụ lục 01 của nghị định 132 như:
Tư vấn và lập hồ sơ giao dịch liên kết
Để nhận biết doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết hay không? Bạn có thể đối chiếu với 9 dấu hiệu do công ty kiểm toán E&Y (một trong tứ trụ của Big 4) chỉ điểm, cụ thể những DN đó có đặc điểm:
Từ tháng 11/2020, chính phủ ban hành nghị định 132/2020/NĐ-CP thay thế cho nghị định 20 cũ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Mẫu số 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết
Mẫu số 01 phải được nộp trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Mẫu số 01 yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kết quả kinh doanh của mình một cách tự nguyện theo ba (03) mẫu dành cho:
Người nộp thuế chỉ thực hiện giao dịch với các bên liên kết tại Việt Nam được miễn kê khai theo các mục III và mục IV.
Ngoài mẫu 01, doanh nghiệp cần kê khai và nộp các mẫu sau:
Lưu ý: báo cáo lợi nhuận liên quốc gia chỉ áp dụng:
Xem thêm các quy định giao dịch thuế của Mỹ tại: https://www.irs.gov/
Từ năm 2016 trở về trước, doanh nghiệp chỉ cần hồ sơ xác định giá thị trường được lập và lưu trữ hàng năm.
Kể từ năm 2017 trở đi, bộ hồ sơ bao gồm:
Lưu ý: khi công ty mẹ tối hậu của người nộp thuế phải nộp CBCR ở nước sở tại, người nộp thuế phải nộp một bản sao cho cơ quan thuế. Trong trường hợp công ty mẹ tối hậu không phải nộp CBCR, người nộp thuế phải gửi công văn giải trình về lý do không chuẩn bị/nộp CBCR cho cơ quan thuế. Cả 03 bộ hồ sơ trên phải thống nhất với nhau.
Mục tiêu chính của bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Bộ hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết nhằm mục tiêu:
Trong quá trình thanh, kiểm tra, thời hạn nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết sẽ là 15 ngày làm việc theo Nghị định 20; tuy nhiên, với Nghị định 132 chỉ quy định theo luật thanh tra và thường sẽ là vài ngày làm việc.
Trong quá trình tham vấn sẽ là 30 ngày làm việc và có thể được gia hạn thêm 15 ngày làm việc nếu có lý do chính đáng.
Quan điểm của cơ quan thuế đối với chuyển giá ở trường hợp trên là rất thấp, bởi lợi nhuận từ các giao dịch đều đóng thuế tại Việt Nam, nói cách khác cơ quan Thuế vẫn kiểm soát được; tuy nhiên vẫn có một số rủi ro như: 2 doanh nghiệp ở Việt Nam thuế suất như nhau nhưng vẫn có hành vi chuyển giá bằng cách tận dụng các công ty lỗ nhiều.
Trường hợp doanh nghiệp vừa giao dịch với công ty tại Việt Nam vừa giao dịch với công ty của nước ngoài sẽ không đủ điều kiện được miễn; doanh nghiệo chỉ được miễn giao dịch tại Việt Nam và không có khác biệt về thuế suất, nhưng nếu giao dịch tại Việt Nam, các công ty có thuế suất như nhau và có một công ty được miễn thuế thì hoàn toàn không đáp ứng được điều kiện này.
Câu hỏi đặt ra rằng: Gần đây có một số DN giao dịch tại Việt Nam nhưng do ảnh hưởng Covid 19 dẫn đến năm vừa rồi doanh nghiệp thuộc trường hợp được giảm thuế, thay vì đóng 20% đã được giảm theo sự hỗ trợ của nhà nước, vậy doanh nghiệp có được miễn lập hồ sơ theo quy định của nhà nước?
Doanh nghiệp vẫn thuộc đối tượng được miễn, bởi thuế suất trên giấy chứng nhận là 20%, phần miễn trừ, giảm ở đây theo sự sắp xếp của chính phủ đối với ảnh hưởng của Covid 19. Nếu doanh nghiệp được hỗ trợ nhưng vẫn bắt buộc lập hồ sơ thì chi phí để lập sẽ cao hơn so với mức chi phí được hỗ trợ nhận được từ chính phủ.
Liên hệ Báo giá Dịch vụ tư vấn lập tờ khai và hồ sơ giao dịch liên kết TACA
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911