NGUYÊN NHÂN PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP MẶC DÙ KINH DOANH CÓ LỜI
Cần đào sâu vào từng góc cạnh tài chính và quản trị để nhận diện rủi ro và làm rõ triển vọng phát triển của một doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp càng kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp ấy sẽ cần tới số vốn lưu động lớn dần lên. Hiểu điều ấy nhưng nhiều người vẫn lờ đi, thì ở một thời điểm nào đó việc chi trả sẽ trở lên bất khả thi, cuối cùng nỗi bất hạnh phá sản sẽ ập đến.
Khi đó cho dù bạn có nghĩ “rõ ràng là sinh lời mà… Rõ ràng là việc kinh doanh của tôi suôn sẻ mà…” thì cũng đã quá muộn. Những trường hợp bị phá sản mặc dù kinh doanh có lời đã có quá nhiều.
Giả sử ta có số liệu bảng cân đối kế toán (B/S) thời điểm đầu kỳ của một công ty như ở bảng B/S đầu kỳ bên dưới. Trong năm đó, sau khi nhập hàng và hoàn thành việc thanh toán là 80, công ty bán mặt hàng với giá 150. Tuy nhiên, việc thu hồi doanh thu bị trễ sang năm tiếp theo. Nếu cứ ở tình trạng như vậy, đến cuối kỳ, bảng cân đối kế toán của công ty sẽ như thế nào?
Tiếp đến hãy xem bảng cân đối kế toán cuối kỳ bên dưới.
nguyên nhân phá sản doanh nghiệp
Bảng phân tích cho thấy:
Lợi nhuận kiếm được bằng doanh thu 150 trừ đi giá vốn hàng bán 80 = 70. Thế nhưng tiền mặt không những chẳng đạt được đến mức ấy mà giảm xuống chỉ còn 20. (Tiền mặt đầu kỳ 100 – tiền mua vào 80 = 20).
Chính xác thì đây là tình trạng “thực tế khác xa với sổ sách” (mặc dù trên sổ kế toán chắc chắn là lãi, nhưng tiền mặt lại không đủ). Nếu như vào ngày cuối kỳ, doanh nghiệp phải thanh toán số tiền nợ là 40 trong khoản nợ phải trả, nhưng vì tiền mặt chỉ còn 20, nên tiền vốn sẽ hoàn toàn không đủ (phá sản mặc dù có lãi).
Tại sao lại như vậy? Vì kế toán dồn tích nói một một cách đơn giản là kế toán dựa trên cơ sở dự thu – dự chi, ghi chép các giao dịch xảy ra không liên quan đến thời điểm thu hoặc chi tiền hay tương đương tiền. Khi hoạt động bán hàng xảy ra, những tài khoản cần thiết sẽ được ghi chép vào sổ, vậy nên cho dù lợi nhuận có sinh ra nhưng tiền mặt vẫn không đủ. Như vậy chúng ta mới hiểu được sự quan trọng của dòng tiền mặt như thế nào phải không các bạn?
Nếu chỉ theo dõi lợi nhuận và doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh (P/L) thì không đủ. Điều quan trọng chính là việc tạo lập và quản lý “báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và “bảng quay vòng vốn dự kiến”.
Tìm hiểu thêm kiến thức liên quan:
Để tránh khả năng ấy xảy ra, chúng ta cần phải quan sát kỹ dòng hoạt động của vốn lưu động, cần tạo và quản lý “bảng quay vòng vốn dự kiến” cho ít nhất nửa năm sau. Và việc này cần được liên kết với các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng cần tường tận bản chất thật sự của các khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền để không bị những cái bẫy ‘’ tăng trưởng’’ che mắt.
“Lợi nhuận nghĩa là có tiền” không luôn luôn đúng!
Lầm tưởng lợi nhuận dương trên Báo cáo kết quả kinh doanh là doanh nghiệp đang có lãi, đang hoạt động thực sự có hiệu quả.
Một sự thật phũ phàng: Không phải tất cả lợi nhuận trên BCTC đều được chuyển hóa thành dòng tiền chảy vào doanh nghiệp. Bản chất có những khoản mục đang phát sinh hàng ngày, hàng giờ “ăn mòn” đi lợi nhuận nhưng không được phản ánh trên các tài khoản kế toán. Kết quả là dù doanh nghiệp có ghi nhận lãi nhưng dòng tiền vẫn thâm hụt, công ty vẫn không đủ để chi trả cho các khoản đầu tư.
Và gốc rễ của những ảo tưởng tai hại ấy đến từ việc chưa nhận diện được các khoản doanh thu, chi phí ‘’ẢO’’ cũng như rơi vào vòng xoáy ‘’thiếu tiền’’:
Doanh thu tài chính ảo đến từ đầu tư bất động sản khiến doanh nghiệp nghĩ rằng mình đang có lãi nhưng thực tế lại không phải vậy. Các khoản đầu tư bất động sản được tái định giá khiến cho doanh thu tăng vọt nhưng thực chất không phát sinh dòng tiền, cũng không đem đến lợi nhuận thực cho doanh nghiệp.
Những khoản mục nhỏ thường bị lãng quên như: chi phí khấu hao, chi phí đào tạo nhân viên mới,… có thể gây ra rủi ro rất lớn. Giống như con sâu đục khoét doanh nghiệp hằng ngày. Nếu nhà quản trị không tỉnh táo nắm bắt được điều này sẽ khiến lợi nhuận bị ăn mòn trong dài hạn.
Trong giới phân tích tài chính, người ta thưởng nói “Money is KING”. Hơn 80% DN “chết” vì quản trị tài chính và dòng tiền yếu kém. Tuy nhiên, họ lại luôn đổ lỗi cho thị trường, do yếu tố này nọ, do nhiều lý do cá nhân khác nhau,…. Tất cả chỉ là bao biện. Với mong muốn ‘’ chỉ sống được đã là may’’ khi rơi vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền, doanh nghiệp sẽ đổ hơn 80% tâm trí và sức lực cho chuyện “xoay tiền”, tức là chẳng thể tỉnh táo và khôn ngoan mà tính chuyện kinh doanh, cạnh tranh, chiến lược và nâng cao năng lực quản trị được nữa mà luôn phải “rượt đuổi” tiền, rượt đuổi hợp đồng.
Ở trạng thái đó, chắc chắn dẫn tới một hệ lụy là “sử dụng các khoản tiền không đúng mục đích”, ví dụ tiền trả lương được mang đi trả nợ, tiền trả nợ được mang đi trả ngân hàng… và cứ như vậy khi đạt tới đỉnh điểm thì sự cám dỗ của tín dụng đen là khó cưỡng. Một khi đã dính vào tín dụng đen để tài trợ dòng tiền cho công ty thì coi như cầm chắc cái “chết” của công ty trong tương lai rất gần.
Sẽ ra sao nếu bạn không nhận diện được những vấn đề này kịp thời để đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn?
Bạn đã chắc mình sẽ ‘’xuống tiền đầu tư’’ vào những công ty tuyên bố trên khắp mặt báo như đinh đóng cột là: Họ sẽ tăng trưởng gấp đôi lợi nhuận trong quý tới?
Hiểu rằng ‘’Thương trường như chiến trường’’, bất kì Nhà quản lý sành sỏi nào trên thị trường cũng không ngừng ‘’rèn rìu mài dao’’ chuyên môn của mình được sắc bén để luôn ‘’nhạy cảm’’ với các con số trên Báo cáo tài chính, và nhìn thấu bất kì lỗ đen tài chính nào trên thị trường giúp họ tránh được những rủi ro khó lường.
Để tránh việc phá sản mặc dù kinh doanh có lời, doanh nghiệp cần cải thiện sự lưu chuyển dòng tiền mặt.
Trải nghiệm 01 ngày miễn phí soát xét bộ 2 báo cáo tài chính & báo cáo quản trị tại TACA để nhận biết sâu sắc các góc cạnh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, để đưa ra những quyết định quản trị kịp thời.
[Miễn phí 01 ngày] Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911