Muốn sức khỏe tài chính doanh nghiệp lành mạnh, chủ doanh nghiệp không thể bỏ qua việc cơ cấu nguồn vốn, hay còn gọi là Cấu trúc vốn. Hiện nay, đa phần nhà quản trị vẫn quen tập trung vào tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu mà quên mất các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn: Sự tăng trưởng của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh, đặc điểm của ngành,… cũng là nhân tố trực tiếp liên quan đến quyết định quản trị tài chính.
Hãy cùng TACA đi sâu hơn để tìm hiểu về 5 nhân tố tác động đến cấu trúc vốn.
———————————————————————————
Cấu trúc vốn (Capital Structure) thể hiện tỷ lệ vốn trong một doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong đó, Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của doanh nghiệp đó và được sở hữu bởi các cổ đông. Ngược lại, Vốn vay là các nguồn viện trợ cho doanh nghiệp từ bên ngoài và DN phải thực hiện trả nợ với lãi suất theo thời gian đã thỏa thuận.
Đối với chủ doanh nghiệp, Vốn vay hay Vốn chủ chính là bài toán đánh đổi giữa chi phí và lợi ích.
Khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp có được “lá chắn thuế”, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư. Song, vốn vay cũng là con dao 2 lưỡi bởi chi phí nợ, lãi suất cũng có thể dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp.
Đối với vốn góp cổ phần có ưu điểm là không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho DN. Song, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp, tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý.
Chốt lại, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hay vốn vay đều có ưu và nhược điểm, khiến các nhà quản trị phải đau đầu. Nhưng thực tế đã chứng minh, các nhà quản trị tài chính lỗi lạc thường dành thời gian để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn thay vì tập trung vào tỷ lệ vốn đơn thuần. Bởi chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với cấu trúc vốn, họ có thể đưa ra được quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của DN
Cùng TACA, xem thêm về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp tại link tham khảo CFA: https://www.cfainstitute.org/en/membership/professional-development/refresher-readings/capital-structure
2.1.Sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Sự tăng trưởng được tính qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu của DN. Nếu DN đang trong giai đoạn tăng trưởng, các nhà đầu tư có thêm niềm tin vào DN, khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn. Theo lý thuyết Pecking Order Theory, công ty sẽ đi tìm các nguồn vốn bổ sung theo một thứ tự ưu tiên: Sử dụng lợi nhuận giữ lại (retained earnings), tiếp đó là vốn vay (debt) và cuối cùng là vốn chủ sở hữu (equity). Cụ thể như hình:
Lý thuyết Pecking Order Theory
Lý thuyết Pecking Order Theory
Đối với doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn, trong khi nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ, nên vốn vay sẽ được sử dụng đến. Vì vậy, sự tăng trưởng tỷ lệ thuận với hệ số nợ của doanh nghiệp. Là chủ doanh nghiệp, hay nhà quản trị tài chính, khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển phải ưu tiên nguồn vốn vay hơn.
2.2.Rủi ro kinh doanh
Rủi ro chính là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với lợi nhuận kỳ vọng. Rủi ro kinh doanh được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của lợi nhuận doanh nghiệp. Khi rủi ro kinh doanh càng lớn thì khả năng phá sản của doanh nghiệp sẽ cao hơn, niềm tin của các nhà đầu tư vào DN càng thấp, DN khó huy động vốn từ bên ngoài hơn.
Ví dụ 1: Một công ty bất động sản
Năm 2021, công ty đạt 955 tỷ đồng, chỉ tương đương 45% kế hoạch đề ra. Công ty khó khăn trong việc huy động tài chính từ bank. Nên 2022, công ty phải chào bán 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương đương 26,3% số cổ phiếu lưu hành. Đồng thời phải vay 200 tỷ từ công ty con để có tiền thực hiện các dự án mua đất kinh doanh.
Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của một công ty BĐS
Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của một công ty BĐS
2.3.Hệ số vốn chủ sở hữu: Thông thường người cho vay thích các doanh nghiệp có cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn, vì cấu trúc này hứa hẹn sự trả nợ đúng hạn đồng vốn mà họ đã bỏ ra cho vay. Khi tỷ lệ vốn vay nợ quá cao sẽ làm giảm độ tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ nợ sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp vay thêm.
Ví dụ 2: Một công ty sản xuất đưa ra một dự án với thông tin về chi phí như sau:
Thông tin về chi phí của một công ty sản xuất
Thông tin về chi phí của một công ty sản xuất
Dự án sẽ được tài trợ 20% bằng cổ phiếu phổ thông, 10% bằng cổ phiếu ưu đãi và 70% phần còn lại vay nợ.
Bảng thông tin về số cổ phiếu, vốn chủ sở hữu và nợ
Bảng thông tin về số cổ phiếu, vốn chủ sở hữu và nợ
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu nợ = (1794/769) = 2,33. Vốn vay nợ 2,33 được đánh giá là khá cao, sẽ làm giảm độ tín nhiệm của người cho vay, do đó chủ nợ sẽ không chấp nhận cho doanh nghiệp vay thêm. Lúc này, nhà quản trị tài chính tìm ra các phương án vay vốn, vay tổ chức tín dụng qua mối quan hệ, qua thẩm định lại tài sản, ….
2.3.Cấu trúc tài sản
Nếu doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình lớn thì người đi vay có thể giảm được rủi ro khi cho vay, đồng nghĩa với việc giảm chi phí tài chính, vì tài sản cố định hữu hình có thể được dùng làm tài sản thế chấp khi đi vay. Việc này đồng nghĩa, việc doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản lớn thì người cho vay sẵn sàng cung cấp các khoản vay hơn và như vậy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu sẽ cao hơn.
Ví dụ 3: Tài sản cố định lớn 77,962,387,423 và tăng so với cùng kỳ Doanh nghiệp bán thành công bán lô trái phiếu trị giá 1000 tỷ cho IFC- Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) – đơn vị thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB)
Cơ cấu tài sản dài hạn của một công ty
Cơ cấu tài sản dài hạn của một công ty
2.4.Đặc điểm riêng của ngành: Cấu trúc vốn giữa các ngành công nghiệp khác nhau thì khác nhau, các ngành càng sinh lợi cao thì càng ít sử dụng nợ vay. Có một số quy luật theo kinh nghiệm mang tính truyền thống đối với cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Các tiêu chuẩn liên quan cụ thể đến sản xuất, kinh doanh, bán sỉ hay bán lẻ đã phát triển một phần từ việc công bố các tỷ số bình quân cho các ngành. Nếu không đạt được các tiêu chuẩn này thì sẽ khó huy động vốn hoặc chi phí sẽ cao.
2.5.Khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán có thể ảnh hưởng khác nhau đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thứ nhất, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao hơn có thể đảm bảo hệ số nợ cao hơn do DN có khả năng tốt hơn trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn. Điều này chỉ ra mối quan hệ dương giữa khả năng thanh toán và cấu trúc vốn. Thứ hai, doanh nghiệp với các tài sản có tính thanh khoản cao hơn có thể sử dụng những tài sản này để tài trợ cho các dự án đầu tư.
Ví dụ 2: Cơ cấu vốn của đơn vị trong các năm dự kiến như sau
Cơ cấu vốn của một đơn vị
Cơ cấu vốn của một đơn vị
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm trong những năm qua kể từ khi dự trữ tăng lên và công ty có thể trả nợ cho các chủ nợ của mình. Khả năng thanh toán của công ty từ đây cũng được cải thiện.
Trên thực tế, cấu trúc vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng doanh nghiệp, lĩnh vực mà DN hoạt động cũng như các ảnh hưởng từ sự biến động vĩ mô của nền kinh tế, … Thay vì tìm xem tỷ lệ vốn vay trên tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu thì tối ưu, các nhà quản trị doanh nghiệp thường quan tâm đến việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn vay – có thể hiểu là sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với cấu trúc vốn, chủ doanh nghiệp có thể có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho doanh nghiệp mình.
Đồng thời, cấu trúc vốn là một trong những mảng ở Dịch vụ thu xếp nguồn vốn doanh nghiệp của TACA. Liên hệ theo hotline 0982 518 586 để được đội ngũ chuyên gia đầu ngành của Taca tư vấn phù hợp nhất cho bạn:
Link chi tiết dịch vụ: https://taca.com.vn/dich-vu-thu-xep-nguon-von-doanh-nghiep/
Taca business consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911