Incoterms 2020 là bộ những quy tắc với những điều kiện về trách nhiệm của bên bán và bên mua trong hợp đồng thương mại quốc tế. Đặc biệt, phiên bản mới Incoterms 2020 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020 với 11 điều kiện cơ bản. Vậy trách nhiệm của người bán và người mua trong các điều kiện Incoterm 2020 như thế nào? Hãy cùng TACA cắt lớp 11 điều khoản dựa trên các phương diện: Trách nhiệm, chuyển giao rủi ro, chi phí tương ứng, bảo hiểm và các lưu ý quan trọng doanh nghiệp cần quan tâm để sử dụng Incoterms hiệu quả nhé!
Theo báo kinh tế: “Hiện nay khoảng trên 80% các thương vụ, doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn điều kiện FOB khi xuất khẩu và CIF hoặc CFR khi nhập khẩu.”
Từ đó cho thấy, incoterms không chỉ là cánh tay đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp thuận tiện hơn trong các thương vụ thương mại mà việc am hiểu sâu sắc về các điều khoản trong incoterms 2020 còn giúp doanh nghiệp dễ dành đưa ra các quyết định, chiến lược giá phù hợp để chinh phục đối tác. Mặc dù vậy, nếu không hiểu rõ về incoterms hoặc quá phụ thuộc vào incoterms mà không soi xét đến các yếu tố ngoại cảnh hoặc rủi ro tiềm ẩn cũng dễ khiến doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất nặng nề. Dưới đây là chi tiết 11 điều khoản Incoterms 2020 mà doanh nghiệp cần “nằm lòng”:
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (EXW): Nếu doanh nghiệp bạn chưa có kinh nghiệm và không muốn chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ việc làm thủ tục hải quan, vận tải, xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu…thì bạn nên ký hợp đồng theo điều kiện này.
Với điều kiện này, người bán chỉ cần chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa tại xưởng của mình hoặc tại 1 địa điểm được 2 bên quy định với nhau trong hợp đồng. Người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm quy định về kho của mình. Đây là điều kiện duy nhất mà người mua phải thông quan cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
Chịu trách nhiệm đối với tất cả các công đoạn còn lại:
|
Chi phí |
|
|
Rủi ro |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro |
Hàng hóa đặt tại cửa kho hoặc cửa xưởng như trong hợp đồng. |
Bảo hiểm hàng hóa:
Theo điều kiện EXW, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng. Trong trường hợp này, khuyến khích người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
>> Khuyến nghị:
– Không nên dùng EXW trong việc mua hàng khi hàng hóa chưa có đầy đủ giấy phép, điều này sẽ gây khó khăn, rủi ro tại khẩu thông quan xuất khẩu. Chỉ nên mua hàng khi đủ giấy phép hoặc người mua đã có kinh nghiệm mua hàng.
– Đối với người bán, khi bán EXW sẽ có khả năng bị ép giá hoặc không bán được giá tốt.
>> Lưu ý: Nếu doanh nghiệp bạn là bên mua hàng thì đây là điều kiện incoterms quy định trách nhiệm tối thiểu của người bán.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (FCA): Nếu bạn ở bên doanh nghiệp bạn là bên bán, có khả năng thực hiện các thủ tục hải quan và tính các chi phí phát sinh thì nên đề nghị ký hợp đồng theo điều kiện này. Thông thường là bên bán sẽ dự tính các chi phí.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro |
Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người mua chỉ định. |
Ví dụ: Theo điều kiện incoterms 2020, người xuất khẩu ở tại thành phố Hồ Chí Minh, người mua ở Tp Seoul, Korea. Nơi đưa hàng tới là thành phố Busan, Korea. Hàng hóa là gạo 10000MTS. Người mua đề nghị người bán xếp xong hàng lên phương tiện vận tải là hết nghĩa vụ, người bán làm thủ tục xuất khẩu.
Bảo hiểm hàng hóa:
Theo điều kiện FCA, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng. Trong trường hợp này, khuyến khích người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
>> Khuyến nghị:
– FCA trong vận tải đường hàng không gần như tương tự với FOB trong vận tải đường biển. Trong nhiều trường hợp, hải quan sẽ yêu cầu người nhập khẩu thay đổi điều kiện giao hàng trên hợp đồng hoặc Invoice từ FOB sang FCA nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường hàng không.
– FCA thông thường người bán không cần làm thủ tục hải quan xuất khẩu mà người mua sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận của đôi bên thì người bán sẽ làm bằng chi phí của mình hoặc chi phí của người mua. Vì thủ tục xuất khẩu tại nước sở tại, người bán sẽ nắm rõ hơn người mua về những thủ tục và giấy tờ cần thiết.
– FCA vẫn là một trong nhiều điều kiện được sử dụng nhiều tại Việt Nam đối với vận tải đường hàng không (tương tự như FOB). Vì người nhập khẩu tại Việt Nam sẽ chủ động book cước vận tải quốc tế, chủ động trong việc lấy hàng tại nước xuất khẩu, kiểm tra chi tiết hàng hóa trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải quốc tế.
>> Lưu ý: Hiện nay các điều kiện mua bán FCA người bán có trách nhiệm thông quan xuất khẩu và hỗ trợ cung cấp chứng từ nhập khẩu cho người mua.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (CPT): Có vài điểm khác với FCA ở chỗ là CPT không có khả năng thực hiện vận tải. Do đó, có thể ký hợp đồng theo điều kiện CPT này. Thông thường, bên bán sẽ dự tính các chi phí vận tải sẽ phát sinh cũng như tính vào tiền hàng phải thu bên mua.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên (hãng tàu, hãng bay, forwarder) do chính họ chỉ định. |
Ví dụ: Theo điều kiện incoterms 2020, khi biết nhà nhập khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, người bán ở thành phố Kobe, Nhật Bản. Nơi xuất hàng đi là thành phố Tokyo, Nhật Bản. Người mua đề nghị người bán thuê phương tiện vận tải và trả cước phí kể cả chi phí dỡ hàng.
Bảo hiểm hàng hóa:
Theo điều kiện CPT, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
>> Khuyến nghị:
Trong trường hợp này, rủi ro được chuyển giao khi người bán giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên do chính họ chỉ định. Đoạn rủi ro của người mua sẽ kéo dài từ thời điểm này cho đến khi hàng về kho của mình. Do đó, người mua được khuyến khích nên mua bảo hiểm để bảo vệ lợi ích của chính mình.
>> Lưu ý: Khi sử dụng điều kiện CPT, cần lưu ý vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau. Rủi ro sẽ được chuyển giao khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm được thỏa thuận giữa các bên chứ không phải giao hàng đến điểm đích. Người bán sẽ đảm nhận phần chi phí từ kho của mình đến cảng nhập, phần chi phí từ cảng nhập về sau sẽ do người mua chịu.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (CIP): Đối với điều kiện CIP nằm trong incoterms 2020, thì nếu bên mua muốn mua với điều kiện CPT nhưng cũng cần có thêm việc người bán mua bảo hiểm cho lô hàng. Do vậy, trong trường hợp này nên ký hợp đồng theo điều kiện CIP. Bên bán có trách nhiệm và chịu toàn trách nhiệm cho chi phí bảo hiểm. Còn bên mua, sẽ chịu sự cố như mất mát hay hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Nội dung | Người bán (Seller) | Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên (hãng tàu, hãng bay, forwarder) do chính họ chỉ định. |
Ví dụ: Theo điều kiện incoterms 2020, người bán ở tại thành phố Hồ Chí Minh, người mua ở Tp Seoul, Korea. Nơi đưa hàng tới là thành phố Busan, Korea. Hàng hóa là gạo 10000MTS. Người bán đề nghị tự thuê phương tiện vận tải, trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa, chi phí dỡ hàng do người mua trả. Rủi ro được chuyển sang cho người mua sau khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải ở nơi đi.
Bảo hiểm hàng hóa:
– Theo điều kiện CIP, người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ hàng hóa và quyền lợi của người mua.
– CIP và CPT là 2 điều kiện duy nhất trong Incoterms mà người bán có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa thay người mua.
>> Lưu ý: Cũng giống như CPT, khi sử dụng điều kiện CIP, cần lưu ý vì rủi ro và chi phí được chuyển giao tại hai địa điểm khác nhau. Rủi ro sẽ được chuyển giao khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm được thỏa thuận giữa các bên chứ không phải giao hàng đến điểm đích. Người bán sẽ đảm nhận phần chi phí từ kho của mình đến cảng nhập, phần chi phí từ cảng nhập về sau sẽ do người mua chịu.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (DPU): là điều kiện đổi mới được thay thế từ điều kiện DAT (incoterms 2010). Sự khác biết giữa DAT (incoterms 2010) với DPU (Incoterms 2020) là tại DPU người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới bến, cảng nơi người mua chỉ định nhận hàng nhưng có thêm trách nhiệm dỡ hàng từ phương tiện trở tới xuống mặt đất mới hoàn thành nghĩa vụ.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi hàng hóa được đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm đến chỉ định thuộc nước người mua. |
Bảo hiểm hàng hóa:
– Theo điều kiện DPU, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm. Nhưng để phòng tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
– Trong trường hợp này, người bán được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích cho mình do đoạn rủi ro của người bán kéo dài từ kho của họ cho tới khi hàng hóa được dỡ khỏi phương tiện vận tải nội địa thuộc nước người mua.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (DAP): Yêu cầu đưa hàng đến nội địa nhập khẩu và tính chi phí cho vận chuyển này vào tiền hàng.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí | Người bán chịu toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa và vận chuyển hàng hóa cho tới khi chúng đã sẵn sàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải để giao cho người mua. |
|
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển giao khi hàng hóa sẵn sàng dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm đến chỉ định thuộc nước người mua. |
Bảo hiểm hàng hóa:
– Theo điều kiện DAP, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
– Trong trường hợp này, đoạn rủi ro của người bán là từ kho của mình đến địa điểm chỉ định tại nước người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người bán trong quá trình vận chuyển. Do đó, người bán được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích cho mình.
>> Khuyến nghị:
– DAP (giao hàng tại nơi đến) có nghĩa là người bán sẽ hoàn tất việc giao hàng trên phương tiện vận tải và hàng hóa đã sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định thuôc nước người mua.
– Điểm khác nhau giữa DAP và DPU
+ DAP: Hàng hóa chỉ mới trong trong trạng thái sẵn sàng để dỡ và vẫn còn nằm trên phương tiện vận tải (người mua trả phí dỡ hàng)
+ DPU: Hàng hóa đã được dỡ xuống địa điểm chỉ định tại nước người mua (người bán trả phí dỡ hàng)
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (DAP): Bên bán hoàn thành thủ tục nhập khẩu cho lô hàng và bên bán tính số tiền thuế này vào tiền hàng. Đây là điều kiện DDP của incoterms 2020.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng đến địa điểm chỉ định thuộc nước người mua. Chi phí dỡ hàng sẽ được người mua chi trả trừ khi có thỏa thuận khác được nêu trên hợp đồng. |
Bảo hiểm hàng hóa:
– Theo điều kiện DDP, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
– Trong trường hợp này, đoạn rủi ro của người bán là từ kho của mình đến địa điểm chỉ định tại nước người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người bán trong quá trình vận chuyển. Do đó, người bán được khuyến khích mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích cho mình.
>> Khuyến nghị:
– DDP (giao hàng đã trả thuế): có nghĩa là người bán hoàn tất việc giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đến quy định thuộc nước người mua (thường là kho của người mua).
– Nếu trách nhiệm của người bán là ít nhất trong EXW, thì đối với DDP, trách nhiệm của người bán là cao nhất.
– Trái ngược với EXW, người mua làm thủ tục thông quan hai đầu xuất/nhập khẩu, DDP là điều kiện mà người bán phải thông quan cả hai đầu xuất và nhập khẩu.
– Quan trọng nhất trong điều kiện này là người bán phải Đóng thuế đầu nhập khẩu.
Ở phương thức vận tải này sẽ có 4 nhóm điều kiện chính được áp dụng như sau: FAS; FOB; CFR; CIF
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (FAS): Người bán đưa hàng hóa ra cầu hoặc xà lang tại cảng xuất khẩu và bên bán tự chịu hết tất cả chi phí phát sinh cũng như tiền hàng. Thì trong trường hợp trên sẽ là điều kiện FAS.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro |
Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc đặt hàng hóa xuống dọc mạn tàu theo quy định trong hợp đồng. Chi phí dở hàng đó sẽ do người bán chi trả. Tuy nhiên, chi phí bốc hàng từ mạn tàu lên phương tiện vận tải chính sẽ do người mua chịu trách nhiệm. |
Ví dụ: Theo điều kiện incoterms 2020. Người xuất khẩu ở tại thành phố Hồ Chí Minh, người mua ở Tp Seoul, Korea. Nơi đưa hàng tới là thành phố Busan, Korea. Hàng hóa gồm gạo 10000MTS. Người mua mua sẽ chịu toàn bộ chi phí và rủi ro để tổ chức xếp hàng lên tàu tại cảng Sài Gòn và các chi phí còn lại đưa về kho.
Bảo hiểm hàng hóa:
Theo điều kiện FAS, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
Trong trường hợp này, người bán có đoạn rủi ro ít hơn do đoạn rủi ro chỉ từ kho người bán đến khi hàng hóa được đặt tại mạn tàu. Do đó, khuyến khích người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình vì đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt tại mạn tàu tới khi về tới kho người mua.
>> Khuyến nghị:
Điều kiện này, người bán sẽ chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và chi phí xảy ra đối với hàng hóa tới khi hàng được vận chuyển tới song song mạn tàu được chỉ định.
Điều kiện FAS ít được sử dụng trong Thương mại Quốc tế vì không phân định được ai là người trả Local Charge tại đầu xuất (THC). Do người bán kết thúc trách nhiệm của mình khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu (CY) chưa được bốc lên phương tiện vận chuyển quốc tế nên không có nghĩa vụ trả phí THC.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (FOB): Người bán sẽ giao hàng lên trên boong tàu một cách an toàn và bên bán sẽ tự chịu hết tất cả chi phí phát sinh cũng như tiền hàng. Thì người bán và người mua sẽ ký hợp đồng theo điều kiện FOB.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro |
Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại cảng thuộc nước người bán theo quy định trong hợp đồng. |
Ví dụ: Theo điều kiện incoterms 2020. Người xuất khẩu ở tại thành phố Hồ Chí Minh, người mua ở Tp Seoul, Korea. Nơi đưa hàng tới là thành phố Busan, Korea. Hàng hóa là gạo 10000MTS. Người bán đề nghị sau khi làm thủ tục xuất khẩu, họ sẽ thuê phương tiện vận tải, nhưng cước phí vận chuyển do người mua chịu, rủi ro được chuyển sang người mua sau khi hàng đã được giao lên phương tiện vận tải ở nơi đi.
Bảo hiểm hàng hóa:
– Theo điều kiện FOB, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
– Trong trường hợp này, người bán có đoạn rủi ro ít hơn do đoạn rủi ro chỉ từ kho người bán đến khi hàng hóa được đặt yên vị trên tàu. Còn về phần người mua, đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua trong quá trình bốc hàng lên phương tiện vận chuyển chính và quá trình vận chuyển. Do đó khuyến khích người mua trong trường hợp này mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
>> Khuyến nghị:
– Điều kiện FOB chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa. Không áp dụng cho các hình thức vận chuyển khác.
– FOB (Free on board) – Giao hàng trên tàu có nghĩa là hàng hóa được người bán đặt lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng giao hàng chỉ định thuộc nước người bán.
+ Trường hợp người mua không muốn liên đới các công việc tại nước xuất khẩu nên chọn FOB để tối ưu chi phí.
+ Bán hàng theo điều kiện FOB, người bán làm hết tối đa trách nhiệm của mình tại đầu xuất.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (CFR): Đối với điều kiện CFR của incoterms 2020, thì bên bán sẽ thuê tàu và bên bán tự chịu hết tất cả chi phí phát sinh cũng như tiền hàng.
Nội dung | Người bán (Seller) | Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người bán chỉ định tại cảng thuộc nước người bán |
Ví dụ: Người xuất khẩu ở tại thành phố Hồ Chí Minh, người mua ở Tp Seoul, Korea. Nơi đưa hàng tới là thành phố Busan, Korea. Hàng hóa là gạo 10000MTS. Người bán đã đề nghị sau khi làm thủ tục hải quan. Người bán thực hiện thêm nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải hàng hóa đến đến cảng Busan.
Bảo hiểm hàng hóa:
– Theo điều kiện CFR, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
– Trong trường hợp này, người bán có đoạn rủi ro ít hơn do đoạn rủi ro chỉ từ kho người bán đến khi hàng hóa được đặt yên vị trên tàu. Còn về phần người mua, đoạn rủi ro của người mua kéo dài từ khi hàng hóa đặt lên tàu tới khi về tới kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người mua trong quá trình dỡ hàng lên phương tiện vận chuyển chính và quá trình vận chuyển. Do đó khuyến khích người mua trong trường hợp này mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.
Đối với điệu kiện incoterms 2020 (CIF): CIF khác CFR ở chỗ CIF có thêm bảo hiểm hàng hóa. Bên bán sẽ thuê tàu và bên bán tự chịu hết tất cả chi phí phát sinh cũng như tiền hàng.
Nội dung |
Người bán (Seller) |
Người mua (Buyer) |
Trách nhiệm |
|
|
Chi phí |
|
|
Điểm chuyển giao rủi ro | Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng lên tàu do người bán thuê tại cảng thuộc nước người bán. |
Ví dụ: Người xuất khẩu ở tại thành phố Hồ Chí Minh, người mua ở Tp Seoul, Korea. Nơi đưa hàng tới thành phố Busan, Korea. Hàng hóa là gạo 10000MTS. Đề nghị người bán thực hiện thêm nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận tải chính, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nơi chuyển rủi ro là sau khi hàng giao qua lan can tàu ở nơi đi.
Bảo hiểm hàng hóa:
Theo điều kiện CIF, người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ quyền lợi của người mua.
>> Khuyến nghị:
– Người bán chỉ nên bán CIF khi làm tốt được giá cước vận tải, có kinh nghiệm xử lý hàng hóa.
– Bán CIF sẽ được nhiều hàng hơn, nếu làm tốt sẽ gia tăng được lợi ích từ tiền cước vận tải.
– Điểm khác biệt giữa 2 điều kiện CFR và CIF là người bán PHẢI MUA BẢO HIỂM CHO LÔ HÀNG.
CIF = CFR + I (Bảo hiểm)
Một số nội dung mới sẽ được đưa vào Incoterms 2020 cũng được đề cập như sau:
Do incoterms chỉ là các quy tắc không có giá trị như luật và không phải hợp đồng nên 2 bên mua bán có thể tùy ý bổ sung các điều khoản được đồng ý nếu cần thiết. Các bên được khuyên là cần thể hiện rõ ràng địa chỉ nhận hàng và giao hàng trên hợp đồng trong cách viết incoterms.
Xã hội đang trong thời kỳ hội nhập và tự do hóa thương mại rộng khắp, dẫn đến sự xuất hiện các khu vực thương mại tự do với nhiều thủ tục hải quan được miễn áp dụng, đặc biệt cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và những thay đổi của tập quán vận tải quốc tế, một lần nữa Incoterms lại tiếp tục được sửa đổi với sự ra đời của Incoterms năm 2020. Hiện nay incoterm 2020 được sử dụng rộng rãi nhưng không có nghĩa bản incoterms 2010 hay incoterms 2000 đã hết hiệu lực.
Sự thay đổi của incoterms qua các thời kỳ
Sự thay đổi của incoterms qua các thời kỳ
Nói cách khác, các doanh nghiệp trên toàn cầu vẫn có quyền chọn các điều kiện giao hàng trong bản incoterms 2000 hoặc 2010 hoặc 2020 để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
>> Tuy nhiên, khi doanh nghiệp muốn áp dụng các quy tắc incoterms của năm nào vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì doanh nghiệp cần nắm được sự khác nhau giữa các phiên bản incoterms, từng điều từng điều khoản, đàm phán kỹ và phải làm rõ điều đó trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Nếu bạn muốn áp dụng các quy tắc Incoterms 2020 vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải kiểm soát điều này trong hợp đồng mua hàng hóa thông qua dòng chữ: “[Điều kiện được chọn, tên địa điểm/cảng, Incoterms X]”.
Ví dụ: [CIF, Hai Phong, Vietnam Incoterms 2020];
Để kiểm soát được điều đó thì doanh nghiệp cần nắm được những thay đổi giữa incoterm 2010 và incoterm 2020 như sau:
Tóm tắt sự thay đổi | Incoterms 2010 | Incoterms 2020 |
Điều kiện DAT được thay thế bằng DPU |
|
|
Điều kiện FCA và Vận đơn có dấu On-Board |
|
|
Sự khác biệt về mức bảo hiểm ở điều kiện CIP |
|
|
Phân chia chi phí rõ ràng hơn | Chi phí được liệt kê cùng với bảo hiểm thành 2 phần trong 1 mục và không thực sự được liệt kê quá rõ ràng. | Chi phí và bảo hiểm ở 2 mục khác nhau, liệt kê các chi phí mà các bên phải chịu ở riêng mục số 9 là A9/B9, để các bên có thể phân định rõ ràng hơn chi phí mà mình phải chịu. |
Nghĩa vụ vận chuyển với bên bán | Bên bán phải liên hệ với một bên thứ 3 để làm thủ tục vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp bên bán có thể tự sử dụng các phương tiện chuyên chở sẵn có của mình để vận chuyển hàng hóa. | Mở rộng nghĩa vụ của bên bán tại các điều kiện mà bên bán chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển, rằng bên bán có thể thuê bên vận chuyển thứ 3 hoặc tự tổ chức việc vận chuyển hàng hóa chứ không chỉ gói gọn trong việc thuê bên vận chuyển như các bản Incoterms cũ. |
Yêu cầu liên quan đến an ninh (nghĩa vụ vận chuyển và chi phí) |
Đã có trong Incoterms 2010 (thực tế của an ninh thế giới). | •Nghĩa vụ về an ninh tại A4 và A7.
Ví dụ: A4 Carriage, FOB: “… information … • “Security clearance for export” (A7) |
Giải thích quy tắc (Explanatory Notes for Users) |
Hướng dẫn sử dụng (Guidance Note) Incoterms 2010 | • Giải thích quy tắc Incoterms 2020: (a) giúp chọn quy tắc thích hợp cho giao dịch cụ thể, (b) giải thích khi có tranh chấp… • Nội dung: Delivery and risk, Mode of transport… (tùy quy tắc mà giải thích nhiều ít khác nhau…) |
– Thứ nhất, Incoterms không có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nó chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng, do vậy, nó chỉ được áp dụng khi không có quy định cụ thể của hợp đồng về một vấn đề nào đó.
– Thứ hai, phải ghi rõ là hiểu theo Incoterms nào.
Ví dụ, trong hợp đồng cần ghi rõ: “FOB (hay CIF/C&F v.v…) Incoterms năm 2010”. Nhất thiết phải ghi chữ INCOTERMS năm 2000 (hoặc năm 2010): bao hàm ý là doanh nghiệp chiểu theo bản Incoterrms ấn hành vào năm 2000 (hoặc năm 2010) của Phòng Thương mại Quốc tế vì cho đến nay đã có tối 8 phiên bản Incoterms và chúng có nội dung không hoàn toàn giông nhau.
Nếu sơ suất không ghi Incoterms, chỉ ghi FOB có thể hiểu là chiểu theo một cách định nghĩa FOB khác đi và các bên sẽ rơi vào rủi ro.
Tại một số nước (đặc biệt là Hoa Kỳ) luật lệ nhiều địa phương định nghĩa điều kiện bán hàng FOB rất khác nhau. Do vậy, nếu trong hợp đồng ký với một hãng Hoa Kỳ chỉ ghi chung chung là giao hàng theo điều kiện “FOB…” có nhiều rủi ro là hai bên sẽ phải tranh cãi trong quá trình thực hiện: “Đó là FOB Hoa Kỳ hay FOB Incoterms”? bởi vì theo điều kiện FOB Hoa Kỳ nghĩa vụ của người bán sẽ nặng hơn.
– Thứ ba, Incoterms 2020 chỉ giải quyết bốn vấn đề:
+ Chuyển rủi ro vào thời điểm nào?
+ Ai lo liệu các chứng từ hải quan nếu là mua bán quốc tế?
+ Ai phải trả chi phí bảo hiểm?
+ Ai chịu trách nhiệm về chi phí vận tải?
Điều này có nghĩa là, ngoài các vấn đề nêu trên, tất cả các vấn đề khác liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên – người bán và người mua – phải được các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Tóm lại, khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Bởi vậy, sẽ là thuận lợi nếu người bán và người mua có được thông tin đầy đủ về tập quán thương mại khi họ bước vào đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tập quán quốc tế hoặc thông tin về các tập quán quốc tế có thể tìm ở sách báo, tài liệu hoặc ở các văn bản của các Phòng Thương mại, ở các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam nằm ở nước ngoài…
Ngoài ba nguyên tắc trên, thực tiễn buôn bán của các nước phương Tây còn thừa nhận cả án lệ (tiền lệ xét xử) và các bản điều kiện chung, các hợp đồng mẫu chuyên nghiệp làm nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm về phạm vi áp dụng incoterms 2020:
– Các Incoterms chỉ điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán mà đối tượng của nó là hàng hóa hữu hình, không điều chỉnh những hợp đồng mua bán có đối tượng là hàng hóa vô hình (ví dụ như phần mềm máy tính).
Ngay cả đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Incoterms, Incoterms cũng không điều chỉnh mọi vấn đề, ngược lại, nó chỉ điều chỉnh một số nghĩa vụ được xác định cụ thể đối với các bên (ví dụ như nghĩa vụ của người bán là phải đặt hàng hóa dưới quyển định đoạt của người mua hoặc giao hàng cho người chuyên chở hoặc giao hàng tới địa điểm quy định và cùng với các nghĩa vụ này là sự phân chia rủi ro giữa các bên trong từng điều kiện cụ thể) và quy định về các nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa XNK.
– Incoterms không điều chỉnh những vấn đề về chuyển giao quyền sở hữu và các quyền tài sản khác giữa các bên, không điều chỉnh những vấn đề về vi phạm hợp đồng, về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Những vấn đề này do các bên quy định trong hợp đồng hoặc do luật áp dụng cho hợp đồng quy định.
Một số nhà chuyên môn gọi các Incoterms là “các điều kiện về… giá” vì rằng chúng cho phép chỉ rõ, không mập mờ, các nghĩa vụ bao hàm trong giá hàng được đưa ra.
Ví dụ, bán hàng theo điều kiện FOB Incoterms năm 2010 quy định chi phí vận tải và bảo hiểm do người mua chịu, người bán phải giao hàng lên tàu do người mua chỉ định; rủi ro đối với hàng được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng được giao lên tàu tại cảng bốc hàng quy định.
– Mỗi điều kiện trong Incoterms 2020 là một dạng hợp đồng và chứa đựng 11 nghĩa vụ cơ bản của người bán từ A1 đến A11) và 11 nghĩa vụ cơ bản của người mua (từ B1 đến B11).
– Khi sử dụng Incoterms 2020 cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
+ Thời điểm phân chia chi phí và thời điểm phân chia rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
+ Các chi phí cần quan tâm như: thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, chi phí thông quan, chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, chi phí phát sinh,…
+ Phương tiện vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, đa phương thức,…
+ Incoterms 2020 không điều chỉnh hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm.
Khi sử dụng các điều khoản trong incoterms 2020 doanh nghiệp cần lưu tâm một số lưu ý sau để tránh phụ thuộc quá nhiều vào incoterms mà quên mất việc đàm phán bổ sung để giảm thiểu tối đa mọi rủi ro có thể phát sinh như:
– Incoterms không mang tính bắt buộc:
– Nhiều phiên bản Incoterms cùng tồn tại và được sử dụng, tùy theo nhu cầu doanh nghiệp:
– Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa:
– Incoterm mất hiệu lực trước luật địa phương:
– Incoterms 2020 giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng:
– Quy tắc mang tính bao quát:
Câu trả lời là không. Trong incoterms 2020 không đề cập đến nhiều nội dung quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro như: Chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa; Sự kiện bất khả kháng; Cách thức thanh toán tiền hàng; Chất lượng hàng hóa; Không có phương án giải quyết tranh chấp; Nghĩa vụ của các bên theo các hợp đồng phụ trợ như giao nhận, lưu kho, vận tải, bảo hiểm, tài chính; Những trách nhiệm các bên phải làm và rủi ro, chi phí các bên phải chịu (trong giao và nhận hàng):
Trên đây là toàn bộ bức tranh thị trường và những gợi ý thiết thực góp phần hỗ trợ doanh nghiệp am hiểu và lưu tâm để sử dụng các điều khoản incoterm 2020 hiệu quả, góp phần giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán, kí kết và thỏa thuận hợp đồng. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp bạn đã và đang áp dụng incoterms trong quá trình hoàn thiện hợp đồng thương mại, hoặc bạn đang ‘loay hoay’ tìm kiếm giải pháp để tối ưu quá trình hoạt động của mình nhằm giảm thiểu mọi rủi ro tiềm ẩn – mở rộng quy mô – tăng trưởng thị phần toàn cầu – tăng cường vị thế cạnh tranh (nhờ áp dụng ưu đãi thuế quan và sự hỗ trợ từ chính phủ) thông qua những cố vấn cấp cao thì hãy đến với TACA, nơi:
Đồng hành cùng doanh nghiệp đánh giá, rà soát sức khỏe hải quan , tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan – kiểm tra sau thông quan.
Vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911