Cơ cấu chi phí ngành dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều sự thay đổi biến động: những áp lực chi phí nguyên liệu lạm phát khiến giá vốn hàng bán tăng, giá cước vận chuyển tăng và tình trạng thiếu lao động sau gần hai năm gián đoạn do dịch bệnh Covid 2020-2021.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đã bắt đầu tìm lại được vị thế, được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Bất chấp những khó khăn liên tục xảy ra, nhu cầu đã quay đầu trong nửa cuối năm 2021 đầu năm 2022, nhu cầu bị dồn nén đã dẫn đến sự bùng nổ tăng trưởng.Cụ thể, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt may bình quân giai đoạn 2012-2020 đạt 11,8%/năm (các năm có tốc độ tăng cao trên 10% là: năm 2013 tăng 21%; năm 2014 tăng 19,7%; năm 2015 tăng 14%; năm 2016 tăng 16,9%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%).
Một số thương hiệu may mặc được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước như: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn giúp ngành Dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường quốc tế.
Trong Báo cáo quản trị chi phí cấu thành nên Hệ thống Báo cáo quản trị, phân tích Kết cấu chi phí là thực sự quan trọng. Đối với ngành dệt may thì việc ‘’mổ xẻ’’ các con số trong những bản báo cáo này để đưa ra được GIÁ THÀNH phù hợp cũng như Phân tích HIỆU QUẢ CHI PHÍ cho doanh nghiệp là điều BẠN CẦN BIẾT!
Cơ cấu chi phí là tất cả các chi phí liên quan đến việc bán một sản phẩm hoặc dịch vụ và cách phân loại các chi phí đó. Có nhiều cách khác nhau để thảo luận về cơ cấu chi phí và không phải mọi doanh nghiệp hoặc chuyên gia sẽ đề cập đến cấu trúc chi phí theo cùng một cách. Điều quan trọng nhất là bạn hiểu cách doanh nghiệp của bạn tiếp cận cấu trúc chi phí và các điều khoản liên quan.
Còn đối với lĩnh vực sản xuất như Cơ cấu chi phí ngành dệt may bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.Thực tế, Chi phí nói chung và chi phí trong ngành Dệt may nói riêng đều phản ánh chung bản chất đó là sự hao phí, hao phí này gắn liền với lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, đồng thời hao phí này làm giảm lợi ích kinh tế. Đối với các doanh nghiệp (DN) Dệt may, việc quản lý chi phí được phân chia theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nhà quản trị, quy mô, mức độ phong phú và đa dạng về sản phẩm.
Biểu đồ 1: Cơ cấu chi phí ngành dệt may
Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chuyên sâu về Cơ cấu chi phí cùng với những giải pháp để nâng cao công tác quản lý giá thành, hiệu quả chi phí trong Báo cáo cơ cấu chi phí trong và ngoài sản xuất của doanh nghiệp dệt may. Số liệu được lấy ví dụ cụ thể từ 2 công ty là công ty may VT và công ty VINATEX Đà Nẵng trong những năm gần đây.
Hãy cùng tìm hiểu để tích nhặt thêm những tri thức!
Đối với chi phí sản xuất trong Cơ cấu chi phí doanh nghiệp dệt may, luôn tồn tại 3 yếu tố chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Với những DN lớn, có nhiều phân xưởng, nhiều tổ đội sản xuất thì 3 khoản mục chi phí trên được theo dõi riêng cho từng phân xưởng, tổ đội sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là lượng nguyên vật liệu chính góp phần lớn vào định hình sản phẩm, chủ yếu là vải. Chi phí nhân công trực tiếp là lực lượng lao động tác động đến nguyên vật liệu góp phần tạo ra sự đa dạng về sản phẩm, hao phí của lực lượng này được bù đắp bởi tiền lương do DN chi trả. Chi phí sản xuất chung là tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh gián tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm như phân xưởng, máy móc thiết bị, nhân công gián tiếp, nguyên vật liệu phụ… Vì tính chất phức tạp của ngành Dệt may cần nhiều yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu chính phụ, từ sợi, vải đến lượng lao động lành nghề, dây chuyền sản xuất tiên tiến… Do đó, việc xác định giá thành cần phải chính xác, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của DN. Việc áp dụng các phương pháp phân tích giá thành là nhu cầu hết sức cần thiết cho quá trình kinh doanh và huy động vốn của DN.
Biểu đồ 2: Cơ cấu chi phí sản xuất ngành dệt may
Dưới đây là Bảng báo cáo phân tích Giá thành thông qua Cơ cấu chi phí sản xuất của doanh nghiệp may VT:
Bảng 1: Bảng báo cáo phân tích Giá thành thông qua Cơ cấu chi phí sản xuất của doanh nghiệp may VT
Trên thực tế, các DN dệt may có quy mô, niêm yết trên thị trường chứng khoán hoạt động mang tính chất phức tạp thường chú trọng đến công tác phân tích sao cho hạ giá thành qua những yếu tố trong Cơ cấu chi phí sản xuất hơn các DN có quy mô nhỏ lẻ. Thời gian phân tích giá thành được tiến hành tùy thuộc vào quá trình sản xuất của DN, thông thường được thực hiện trước sản xuất và sau sản xuất. Đối với giai đoạn trước sản xuất, DN thường lập bảng so sánh kế hoạch về giá thành năm nay so với thực tế năm trước để làm căn cứ dự toán về giá thành.
Cụ thể, đối với Công ty May VT chuyên sản xuất về áo, quần các loại, quá trình phân tích giá thành được thực hiện dựa vào các nội dung như sau:
– Hoàn thành kế hoạch giá thành qua số liệu ở Cơ cấu chi phí sản xuất:
Đây là nội dung đầu tiên, đơn giản dùng để xác định sự biến động của từng chỉ tiêu liên quan đến giá thành, đối với Công ty May VT chia làm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có chức năng riêng, khi phân tích cần tách riêng từng bộ phận để đánh giá.Sau khi phân tích giá thành qua các yếu tố trong Cơ cấu chi phí sản xuất thực tế cao hơn so với kế hoạch đề ra, làm ảnh hưởng đến việc hạ giá thành, công tác quản lý các yếu tố đầu vào chưa thật sự tốt, tuy nhiên cần xem xét với kết quả đạt được để phân tích sự tăng lên của giá thành là hợp lý hay không?
– Tốc độ tăng trưởng giá thành qua bảng Cơ cấu chi phí sản xuất:
Đối với chỉ tiêu này, DN dùng đánh giá tốc độ gia tăng về giá thành qua các năm. Số liệu của Công ty May VT ở bộ phận sản xuất Áo qua 2 năm như sau:
So với năm trước, năm 2018, tốc độ tăng trưởng giá thành cao với tỷ lệ 109,29%. Việc gia tăng giá thành do nhiều nhân tố tác động cả chủ quan lẫn khách quan. Qua phân tích Công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm quản lý các yếu tố đầu vào có hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy, Công ty chỉ dừng lại ở việc phân tích 2 nội dung cơ bản trên, chưa tập trung đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu bên trong. Đây chính là thực trạng chung của các DN ngành May mặc. Các DN luôn mong muốn hạ giá thành nhưng việc phân tích, quản lý giá thành lại chưa thật sự được quan tâm. Vì vậy, muốn quản lý tốt giá thành sản phẩm cần thay đổi cách nhìn nhận về vấn đề phân tích để đưa ra các giải pháp phân tích giá thành phù hợp với thực tế.
>>> Xem thêm:
Báo cáo quản trị chi phí:Kiểm soát tối chi phí để tối đa hóa lợi nhuận
Giai pháp cắt giảm chi phí trong mỗi doanh nghiệp
Quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Trong Cơ cấu chi phí ngành dệt may, Chi phí ngoài sản xuất được xem là những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ và quản lý chung DN, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý,…
+ Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
+ Chi phí khác: Gồm chi phí hoạt động tài chính như chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên doanh. chi phí bất thường như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản phạt, truy thu thuế…
Biểu đồ 3: Cơ cấu chi phí ngoài sản xuất doanh nghiệp dệt may
Đánh giá được tầm quan trọng của việc quản lý Báo cáo chi phí thông qua Cơ cấu chi phí các DN Dệt may có những phương pháp quản lý khác nhau trong đó có sử dụng các chỉ tiêu về phân tích hiệu quả chi phí. Quá trình phân tích hiệu quả chi phí trong Cơ cấu chi phí được thực hiện có hiệu quả nhất cần xác định được các chỉ tiêu cần phân tích, thời gian phân tích, tính trung thực hợp lý của nguồn tài liệu được sử dụng và xác định được các nguyên nhân tác động từ đó có các giải pháp đi kèm. Thông thường tài liệu về chi phí cần được tập hợp từ 2 kỳ trở lên trong đó có kỳ gốc và kỳ phân tích, số liệu cần được kiểm toán. Việc thu thập đầy đủ tất cả các bước giúp cho quá trình phân tích đạt kết quả khách quan nhất.
Các chỉ tiêu phân tích này đều dựa trên công thức chung là “Hiệu quả = Đầu ra/Đầu vào” với đầu ra là kết quả thu về được có thể là doanh thu, lợi nhuận, đầu vào là các yếu tố chi phí ban đầu tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Dưới đây là bảng Phân tích một số chỉ tiêu của CTCP VINATEX ĐÀ NẴNG:
Bảng 2: Phân tích một số chỉ tiêu của CTCP VINATEX ĐÀ NẴNG
-Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, thực hiện phân tích các chi phí phát sinh trong Cơ cấu chi phí ngành dệt may như giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý ảnh hưởng đến doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTTBH&CCDV).
Tỷ suất càng lớn thì chi phí phát sinh càng nhiều, không có hiệu quả cao trong sử dụng chi phí.
=>Dưới đây là bảng công thức về các chỉ tiêu:
Công thức tính các chỉ tiêu
-Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện phân tích chỉ tiêu tỷ suất chi phí hoạt động trên tổng doanh thu thuần và chỉ tiêu tỷ suất chi phí tài chính trên tổng doanh thu thuần (hoặc tỷ suất chi phí lãi vay trên tổng doanh thu thuần). Tỷ suất chi phí hoạt động trên tổng doanh thu thuần phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết, để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí hoạt động:
Cơ sở số liệu tính chỉ tiêu dựa vào B02-DN; Chi phí hoạt động bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí khác.
Tỷ suất chi phí tài chính trên tổng doanh thu thuần phản ánh sự tác động của chi phí tài chính đến kết quả kinh doanh của DN.
-Công thức tính Tỷ suất chi phí tài chính: Nếu chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay thì có thể sử dụng chỉ tiêu phân tích là tỷ suất chi phí lãi vay trên tổng doanh thu thuần.
Phương pháp thực hiện: Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối. Số tuyệt đối nhằm xác định sự chênh lệch, biến động của từng chỉ tiêu, số tương đối nhằm xác định được tỷ lệ % của từng chỉ tiêu.
Sau đây là kết quả phân tích các chỉ tiêu theo công thức trên từ số liệu Bảng 2:
Bảng 3: Kết quả phân tích các chỉ tiêu theo công thức trên từ số liệu Bảng 2- CTCP VINATEX ĐÀ NẴNG
Thông thường, đối với các DN Dệt may có quy mô lớn, quy trình thực hiện quá trình phân tích được thực hiện thường xuyên và trở thành một nhiệm vụ quan trọng giúp cho nhà quản trị có thể đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp. Thông thường bộ phận thực hiện quá trình phân tích này là bộ phận kế toán quản trị. Để quá trình phân tích có hiệu quả cao nhất thường số liệu được lấy ở các báo cáo tài chính đã được soát xét qua quá trình kiểm toán, số liệu ở các báo cáo nội bộ, thông tin chung, thông tin của ngành.
Quy trình thực hiện phân tích hiệu quả chi phí trong Cơ cấu chi phí là: Thu thập dữ liệu, lập bảng phân tích (xác định các chỉ tiêu, so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu) kỳ gốc có thể lựa chọn là kế hoạch, số năm trước và kỳ phân tích có thể là số thực tế, số năm nay; dựa vào bảng phân tích và các dữ liệu liên quan để đánh giá tình hình hiệu quả chi phí từ tổng hợp đến chi tiết, từ đó xác định trọng điểm cần tăng cường quản lý.
Bên cạnh quá trình phân tích, việc đưa ra những nhận xét cũng được xem là quan trọng, tất cả các kết quả thu về cho dù tốt hay không cũng nên xác định nguyên nhân, từ đó rút ra các giải pháp phù hợp nhất.
Có thể làm rõ quá trình phân tích hiệu quả chi phí thông qua Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng với mã giao dịch VDN trong 2 năm 2019 và 2020.
Qua phân tích cho thấy, tỷ suất chi phí kinh doanh của công ty trong cả 2 năm đều nhỏ hơn 100% nên công ty đã sử dụng chi phí kinh doanh có hiệu quả và có xu hướng tốt hơn trong năm 2020. Tuy nhiên, chi phí tài chính có xu hướng tăng ở năm 2020, mặc dù so với 2019 mức chênh lệch không nhiều 0,06%. Cần chú ý hơn đối với chi phí tài chính. Khi đánh giá riêng quá trình tiêu thụ, nhận thấy rằng giá vốn giảm so với năm 2019 là 1,4%, điều này cho thấy tín hiệu tốt trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó quá trình sử dụng chi phí quản lý mang lại hiệu quả khi tỷ trọng giảm 0,87% so với năm 2019. Tuy nhiên, chi phí bán hàng chưa thật sự hiệu quả trong quá trình tiêu thụ khi tỷ trọng tăng 1,29% so với năm 2019. Do đó, cần xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời hơn.
Đối với các DN ngành May mặc, có sự phức tạp về quản lý các yếu tố đầu vào, cần phải chú trọng đến vấn đề quản lý giá thành, phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước, tăng tính cạnh tranh và thu hút đầu tư. Cụ thể:
Về phía DN: Cần thay đổi nhận thức của nhà quản trị DN trong việc quản lý giá thành. Quan tâm nhiều hơn đến công tác phân tích, mở rộng các nội dung phân tích như: Phân tích về từng yếu tố chi phí, phân tích thêm về bài toán giữa chi phí và giá bán nhằm xác định tính hợp lý khi giá thành thay đổi…
Về phía đội ngũ phân tích: Cần có đội ngũ phân tích có tay nghề, kỹ năng, có kinh nghiệm làm việc và khả năng độc lập cao trong quá trình phân tích và nhận xét. Khi phân tích giá thành cần có quy trình rõ ràng, cụ thể, nguồn số liệu cung cấp cần chính xác, đầy đủ, có sự đa dạng khi sử dụng số liệu, đặc biệt là các số liệu trong các báo cáo về kế toán quản trị.
Về phương pháp phân tích: Cần sử dụng nhiều phương pháp phân tích, không những phương pháp so sánh đơn giản mà có thể kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ cân đối, sử dụng các mô hình tương quan, sử dụng các phần mềm phân tích nhằm cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu của nhà quản trị DN.
Từ những đánh giá trên, nhằm nâng cao hiệu quả chi phí sản xuất, DN Dệt may cần chú trọng các giải pháp sau:
Thứ nhất, các DN cần có quy trình phân tích chi tiết, cụ thể và có hiệu quả nhất. Tránh lãng phí thời gian và nhân lực.
Thứ hai, DN nên sử dụng các báo cáo nội bộ về chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để phân tích chuyên sâu về các yếu tố sản xuất.
Thứ ba, nên sử dụng kết hợp giữa báo cáo tài chính và báo cáo nội bộ trong việc phân tích các chỉ tiêu hay xác định các nguyên nhân về sự thay đổi của chi tiêu nào đó.
Thứ tư, đối với thuyết minh báo cáo tài chính, đây là báo cáo mang tính chất diễn giải sự biến động của các chỉ tiêu một cách chi tiết và cụ thể theo từng đối tượng, do đó có thể hoàn thiện hơn quá trình phân tích nếu sử dụng báo cáo này.
Thứ năm, sử dụng đa dạng các phương pháp trong phân tích hiệu quả chi phí như phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ nhằm xác định biến động và xác định nguyên nhân ảnh hưởng của các nhân tố bên trong tác động đến chỉ tiêu phân tích.
>>> Xem thêm: Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp: Yếu tố sống còn quyết định đến hiệu suất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
Dịch vụ báo cáo quản trị TACA bạn luôn có ưu thế và có thể dễ dàng điều chỉnh theo những thay đổi mới trong hoạt động kinh doanh. Đây là một công cụ chiến lược có thể được sử dụng cho các kế hoạch dài hạn về tăng trưởng và lợi nhuận. Đầu tư vào một báo cáo quản trị là điều không cần bàn cãi đối với bất kỳ tổ chức nào. Hãy đầu tư vào tương lai của bạn ngay hôm nay và đảm bảo rằng bạn có Nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp tốt nhất hỗ trợ bạn từ việc đăng ký doanh nghiệp đến báo cáo quản lý hàng tháng và báo cáo hàng năm.
Taca business consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911