Làm thế nào để kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và công nợ phải thu một cách “chặt chẽ” và bài bản?
Mục tiêu của bán hàng là bán đúng khách, đúng giá, đúng hàng, đủ số lượng, kịp thời hạn cam kết với khách hàng. Mục tiêu của việc thu tiền là thu đúng (đúng khách hàng, đúng lô hàng), thu đủ, thu kịp thời (không để nợ quá hạn). Mục tiêu của việc ghi nhận báo cáo là đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn, dễ hiểu (với cả bộ phận kế toán và bán hàng).
Tuy nhiên trong thực tế, quy trình bán hàng và công nợ phải thu trải qua nhiều khâu, liên quan đến nhiều nguồn tài sản quan trọng như: nợ phải thu, hàng tồn kho, tiền nên so với rủi ro thất thoát trong khâu mua hàng thì bán hàng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, chưa kể nhiều doanh nghiệp triển khai chính sách bán chịu cũng làm gia tăng rủi ro thất thoát. Hơn nữa chính sự cạnh tranh gay gắt giành giật khách hàng của doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp rất dễ mở rộng bán chịu và điều này càng làm tăng rủi ro thất thoát.
Thường rủi ro trong chu trình bán hàng sẽ xuất phát điểm từ các sai phạm, gian lận trong các khâu bán hàng như:
– Xử lý đơn hàng của người mua -> Xét duyệt bán chịu -> Chuyển giao hàng -> Lập hóa đơn gửi khách hàng và ghi nhận doanh thu -> Xử lý và ghi sổ nghiệp vụ thu tiền hàng -> Xử lý hàng bán giảm giá, đổi trả …
Khi kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng không chặt chẽ sẽ gây nên các rủi ro không thể lường trước được.
Rủi ro tiềm ẩn trong Chu trình bán hàng thu tiền
Từ những rủi ro trên, ban kiểm soát có thể chia nhỏ các khâu để thiết lập cơ chế kiểm soát và đặt ra được tiêu chuẩn kiểm soát, cụ thể:
+ Xem xét và thông báo cho khách hàng về khả năng cung ứng (mặt hàng, số lượng, thời gian) -> Mục tiêu: Kiểm soát chặt chẽ các đơn đặt hàng được xử lý kịp thời, không bỏ sót.
+ Xem xét khả năng thanh toán của khách hàng để xét duyệt bán chịu -> Mục tiêu kiểm soát: Kiểm soát các nghiệp vụ bán chịu đều được xét duyệt nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Dựa trên đơn đặt hàng đã được phên chuẩn để chuẩn bị hàng bao gồm: Chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng, địa điểm -> Mục tiêu: Giao hàng đúng chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm.
+Xác định phương thức vận chuyển hàng thích hợp -> Mục tiêu: Bảo vệ hàng hóa tránh hư hỏng, mấy phẩm chất trong quá trình giao hàng.
+ Lập hóa đơn chính xác về tên khách hàng, số lượng và giá trị -> Mục tiêu: Tuân thủ pháp luật và các quy định về lập chứng từ.
+ Xem xét các khoản phải thu khách hàng đến hạn để có kế hoạch thu nợ -> Mục tiêu kiểm soát: Thu đủ, thu đúng, thu kịp thời nợ phải thu của khách hàng.
+ Phát hiện các khách hàng đã quá thời hạn thanh toán nhưng vẫn chưa thanh toán hay không có khả năng thanh toán để nhắc nợ hoặc có những biện pháp khác thích hợp -> Mục tiêu: Bảo vệ tài sản (tiền, séc…).
Ghi nhận doanh thu, nợ phải thu khách hàng hay tiền vào sổ sách kế toán, căn cứ trên các chứng từ liên quan đến bán hàng sau khi đã đối chiếu sự phù hợp giữa các chứng từ này -> Mục tiêu: Doanh thu và nợ phải thu khách hàng được ghi nhận chính xác, bảo vệ tài sản.
Phê duyệt giá, cập nhật giá vào phần mềm, cập nhật chiết khấu, xây dựng chính sách bán hàng minh bạch và chặt chẽ, đảm bảo khách hàng hiểu rõ về quyền lợi và điều kiện khi mua hàng, sử dụng hệ thống quản lý kho hiệu quả để theo dõi tình trạng hàng tồn kho, hàng bán giảm giá và hàng đổi trả -> điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa luôn được cập nhật và quản lý một cách hiệu quả.
Trên đây, là những rủi ro tiềm ẩn kèm giải pháp khắc phục tại khâu bán hàng, giúp các cấp quản lý có thể thắt chặt quy trình kiểm soát khâu bán hàng để tránh được những thất thoát không đáng có. Bên cạnh đó, cấp quản lý cần quán triệt chấm dứt việc xây dựng quy trình, quy chuẩn, biểu mẫu “gom nhặt” và áp dụng mang tính chất hình thức.
Đặc biệt, bạn cũng cần nắm chắc mục tiêu của bán hàng là bán đúng khách hàng, đúng giá, đúng hàng, đủ số lượng, kịp thời hạn, cam kết với khách hàng. Mục tiêu của việc thu tiền là thu đúng (đúng khách hàng, đúng lô hàng), thu đủ, thu kịp thời (không để nợ quá hạn). Mục tiêu của việc ghi nhận báo cáo là đúng, đủ, kịp thời, ngắn gọn, dễ hiểu (với cả bộ phận kế toán và bán hàng).
>> Xem thêm:
Trong việc kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng, thủ tục kiểm soát luôn được chia thành 2 giai đoạn riêng rẽ và rõ ràng, đó là thủ tục kiểm soát chung và thủ tục kiểm soát cụ thể trong từng giai đoạn:
Ở giai đoạn này doanh nghiệp cần làm rõ nhiệm vụ của từng phòng đảm nhiệm trong chu trình bán hàng, như:
Nhằm đảm bảo phân chia trách nhiệm hợp lý đối với chu trình bán hàng – thu tiền, doanh nghiệp cần tách biệt các nhiệm vụ giữa các bộ phận như:
>> Xem thêm:
Đây là khâu đầu tiên trong chu trình bán hàng – thu tiền. Trong doanh nghiệp, phòng kinh doanh/bộ phận bán hàng sẽ tiếp nhận đơn hàng. Để kiểm soát, doanh nghiệp nên thiết kế đơn đặt hàng theo mẫu thống nhất và có đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng.
Những nội dung chính cần có trong đơn đặt hàng là tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, email, mặt hàng cần mua (bao gồm tên hàng, quy cách, số lượng, đơn giá), thời hạn, địa điểm giao hàng dự kiến. Đơn đặt hàng phải được người có thẩm quyền của đơn vị xét duyệt.
Nếu để sai phạm ngay từ khâu đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo của quy trình, vì vậy thủ tục kiểm soát cần thực hiện là:
Trong thực tế, tùy từng doanh nghiệp, chứng từ để giao hàng có thể là lệnh xuất hàng hay phiếu xuất kho, các phiếu này được lập căn cứ dựa trên lệnh bán hàng đã được phê chuẩn và phải được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng.
Chứng từ giao hàng được gửi cho bộ phận kho để xuất hàng và kho cũng phải lưu trữ chứng từ này làm bằng chứng cho việc xuất hàng. Chứng từ giao hàng cần ghi phần tham chiếu đến phiếu đóng gói trước khi vận chuyển. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp sử dụng mã số/ mã vạch, chứng từ này cần ghi rõ mã số/ mã vạch tham chiếu.
Đối với trường hợp cần vận chuyển hàng để giao cho khách hàng, nhân viên giao hàng cần lập chứng từ vận chuyển thành 3 liên. Một liên gửi kèm với hàng, một liên gửi cho bộ phận giao hàng, một liên gửi cho bộ phận lập hóa đơn (để họ biết được là hàng đã gửi đi) và một liên để lưu. Cuối ngày, bộ phận giao hàng căn cứ vào chứng từ vận chuyển đã xuất để lập bảng tổng hợp hàng đã gửi đi trong ngày và chuyển cho bộ phận lập hóa đơn.
Lưu ý rằng, chứng từ vận chuyển phải được khách hàng ký nhận để làm bằng chứng là họ đã nhận được và chấp nhận hàng trên thực tế. Trên chứng từ vận chuyển, cần ghi rõ số lượng, quy cách, chất lượng hàng hóa, thời hạn và các thông tin khác về khách hàng để bộ phận giao hàng có thể giao hàng đúng, tránh tình trạng sai về số lượng, chất lượng hoặc quy cách khiến cho khách hàng không chấp nhận hoặc dẫn đến phát sinh những chi phí phụ thêm.
Để tránh tình trạng quên lập hóa đơn cho hàng đã giao, hoặc nhân viên có thể lập sai thông tin trên hóa đơn, hoặc lập trùng hóa đơn, lập hóa đơn khống trong khi thực tế không giao hàng…, đơn vị khi lập hóa đơn cần căn cứ vào:
Bên cạnh đó, hóa đơn (sau khi lập) cần được một nhân viên khác kiểm tra ngẫu nhiên lại về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn như số tiền, mã số thuế, địa chỉ khách hàng…hoặc kiểm tra các hóa đơn có số tiền vượt quá một giá trị nhất định.
Tốt nhất, hóa đơn được lập ngay khi hoàn tất việc giao hàng, điều này giúp hạn chế những rủi ro như quên không lập hóa đơn hoặc ghi sai kỳ kế toán…Doanh nghiệp còn cần ghi trên hóa đơn hoặc trên sổ sách kế toán về số tham chiếu chứng từ gửi hàng hoặc mã số đơn đặt hàng để giúp kiểm tra và nên sử dụng bảng giá bán đã được phê duyệt để ghi chính xác giá bán trên hóa đơn.
Ở khâu kiểm soát này, cần phải kiểm soát đối với phương thức bán hàng thu tiền mặt, đối với phương thức bán chịu.
Nếu bán hàng thu tiền mặt, số lượng tiền mặt sẽ phát sinh thường xuyên và lớn, nên thủ quỹ hoặc thu ngân có thể đánh cắp tiền do khách hàng thanh toán trước khi khoản tiền đó được ghi nhận hệ thống sổ sách. Để giảm thiểu rủi ro này, một số thủ tục kiểm soát có thể áp dụng là:
– Khuyến khích khách hàng thanh toán qua ngân hàng hay thẻ tín dụng.
– Cần sử dụng hóa đơn mỗi khi bán hàng, cũng như khuyến khích khách hàng nhận hóa đơn.
– Nên sử dụng máy tính tiền tự động (POS – Point Of Sale) hoặc máy phát hành hóa đơn ở các điểm bán hàng, thí dụ như ở các siêu thị…Các máy này vừa in biên lai cho khách hàng, vừa lưu trữ về giao dịch trong tập tin của máy tính.
– Cuối mỗi ngày, phải tiến hành đối chiếu tiền mặt tại quỹ với tổng số tiền mà thủ quỹ ghi chép hoặc tổng số tiền in ra từ máy tính tiền hoặc máy phát hành hóa đơn.
– Ngoài ra, nên tách biệt chức năng ghi chép việc thu tiền tại điểm bán hàng và chức năng hạch toán thu tiền trên sổ cái.
– Cuối cùng, định kỳ tiến hành kiểm kê kho, đối chiếu số liệu giữa sổ sách và thực tế nhằm phát hiện sự chênh lệch do bán hàng nhưng không ghi vào sổ.
Việc kiểm soát tập trung vào kế toán nợ phải thu khách háng và bộ phận thu nợ. Do nợ phải thu phát sinh đồng thời với doanh thu, nên khi bán chịu sẽ có bút toán ghi nhận đồng thời doanh thu và nợ phải thu khách hàng. Bộ chứng từ bao gồm đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ gửi hàng, chứng từ vận chuyển và hóa đơn bán hàng được dùng làm căn cứ ghi sổ.
Bộ phận theo dõi nợ phải thu cần đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng. Đây là thủ tục kiểm soát quan trọng nhằm đảm bảo kế toán phản ánh kịp thời những thay đổi về nợ phải thu, khắc phục các sai sót và ngăn ngừa gian lận.
Doanh nghiệp cũng cần ban hành chính sách lập dự phòng phải thu khó đòi và chính sách xóa sổ nợ phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng phải thu khó đòi cần tuân thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Do số dự phòng cần lập là ước tính kế toán nên khó có thể chính xác, nhưng đó không phải là lý do chính đáng để bỏ qua việc lập khoản dự phòng này khi có những nghi vấn về khả năng thu hồi nợ phải thu.
Doanh nghiệp cần phân công rõ ràng trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể về việc này và mức dự phòng đề xuất phải được phê chuẩn bởi người có thẩm quyền. Căn cứ vào bảng phân tích số dư nợ phải thu theo tuổi nợ, kinh nghiệm thực tế và những thông tin khác, doanh nghiệp sẽ ước tính mức dự phòng cần lập cho phù hợp nhất.
Định kỳ, doanh nghiệp cần in các báo cáo về số dự phòng phải thu khó đòi đề nghị trích lập, số nợ khó đòi đã xóa sổ theo từng nhân viên theo dõi công nợ. Thủ tục kiểm soát này nhằm phát hiện kịp thời những biến động bất thường trong quá trình theo dõi nợ phải thu. Ví dụ một nhân viên có thể chiếm dụng số tiền khách hàng đã trả hoặc thông đồng với nhân viên ở bộ phận khác để chiếm dụng, sau đó đề nghị xóa sổ với lý do là nợ khó đòi.
Kiểm soát tốt nợ phải thu còn đòi hỏi nợ phải thu phải được trình bày và khai báo đúng trên BCTC. Những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu tâm đó là có một người vừa là nguồi mua vừa là người bán cho đơn vị hoặc các trường hợp mua bán giữa các đơn vị trong cùng một tập đoàn.
Đây là loại gian lận thường xảy ra trong thực tế. Điển hình của loại này là nhân viên bán hàng bán cho khách hoặc người quen với giá thấp hơn giá niêm yết, “điềm nhiên” cho khách hưởng chiết khấu khi chưa được phê duyệt hay đã hết hạn được hưởng ưu đãi, bán chịu cho những khách không có khả năng thanh toán để thu về các lợi ích cá nhân… Gian lận này dễ xảy ra với doanh nghiệp chưa có chính sách bán hàng hoặc thiếu kiểm tra giám sát đối với việc bán hàng.
-> Thủ tục kiểm soát với gian lận này như thế nào?
Đầu tiên doanh nghiệp phải xây dựng chính sách bán hàng (bao gồm cả chính sách bán chịu) một cách chi tiết và thường xuyên cập nhật chính sách này.
Thứ hai cần phải quy định rõ cách thức xử lý và trách nhiệm của nhân viên bán hàng nếu họ không tuân thủ đúng chính sách. Đặc biệt khâu xét duyệt bán chịu hay người có thẩm quyền phụ trách thay đổi mức chiết khấu và giá bán phải tách biệt với người bán hàng.
Thứ ba doanh nghiệp có thể tách biệt khâu bán hàng và khâu thu tiền -> như vậy có thể hạn chế tối đa những sai phạm có thể xảy ra do vừa bán hàng vừa thu tiền. Định kỳ đối chiếu số liệu giữa 2 bộ phận hoặc đối chiếu trong ngày để kịp thời phát hiện các chênh lệch và xử lý thỏa đáng.
Một lưu ý nhỏ: Tại các siêu thị, mặc dù người bán hàng cũng là người thu tiền, nhưng hầu hết các siêu thị đều trang bị hệ thống máy tính tiền tự động (POS) nên khả năng xảy ra gian lận là khó. Với hệ thống POS, mọi biến động về hàng hóa và số tiền đều được xử lý và ghi nhận trong máy tính, vào cuối ca bán hàng, nhân viên bán hàng kiêm thu ngân phải nộp tiền cho thủ tũy đúng như trên máy tính đã hiển thị.
Gian lận này xảy ra khi nhân viên bán hàng chiếm đoạt số tiền thu từ khách hàng mà không nhập liệu vào hệ thống. Ví dụ, nhân viên có thể đến sớm trước giờ mở cửa một khoảng thời gian. Trong khoảng thời gia này, người bán hàng có thể không ghi hoặc ghi nhưng sau đó xóa hết các dữ liệu và chiếm đoạt tiền.
Một kiểu biển thủ khác cũng rất thường gặp đó là nhân viên bán hàng ghi nhận số tiền trên liên lưu của phiếu thu/ hóa đơn thấp hơn số tiền khách hàng thực tế trả. Ví dụ, hóa đơn của khách là 2 triệu, nhân viên vẫn ghi trên phiếu thu/ hóa đơn là 2tr để giao cho khách, nhưng họ không tạo ra liên lưu cho doanh nghiệp. Sau đó ghi lại 1 triệu trên liên lưu và lấy đi 1 triệu chênh lệch.
-> Thủ tục kiểm soát:
Nếu nhận định kỹ có thấy hình thức gian lận liên quan đến khâu thu tiền, do vậy nếu giám sát được khâu này sẽ hạn chế được cơ hội để gian lận. Có thể giám sát bằng cách bố trí nhân viên trực tiếp hoặc lắp hệ thống camera quan sát 24/24 tại những địa điểm thu tiền của khách hàng. Việc biết các hoạt động thu tiền bị giám sát sẽ làm giảm bớt ý định gian lận.
Ngoài ra, các máy tính tiền tự động cần cài đặt chức năng đăng nhập và thoát. Máy sẽ ghi lại mã số nhân viên và thời điểm tiếp cận hệ thống nhằm phát hiện người gian lận. Một biện pháp kiểm soát chu trình bán hàng cũ khác nhưng cũng tương đối hiệu quả đó là yêu cầu nhân viên phải cất đồ dùng cá nhân vào một nơi riêng biệt với quầy thu tiền. Điều này sẽ giúp giảm thiểu cơ hội gian lận vì họ bị hạn chế chỗ giấu tiền.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đầu tư hẳn một đường dây nóng để tiếp nhận những than phiền hay tố cáo cảu khách hàng về các vấn đề cần được xử lý một cách thỏa đáng bởi một bộ phận độc lập với bộ phận bán hàng hay thu tiền.
Đây là dạng gian lận cũng khá phổ biến đó là chiếm đoạt tiền khách hàng trả do mua hàng trả chậm. Để thực hiện hành vi này sẽ buộc phải che giấu bằng một số thủ thuật như: gối đầu (lapping), tạo cân bằng giả, thay đổi hoặc làm giả thư nhắc nợ hoặc xóa sổ nợ phải thu không đúng. Cụ thể là:
+Thủ thuật gối đầu:
Được thực hiện bằng cách ghi Có tài khoản Nợ phải thu của một khách hàng bằng số tiền trả nợ của một khách hàng khác. Tiến trình gian lận này cứ lặp lại bằng cách lấy khoản tiền trả nợ của khách hàng sau bù cho khách hàng đã trả tiền trước đó.
Ví dụ: Có ba khoản phải thu tương đương của các khách hàng x, y, z…Khi khách hàng X trả nợ, người gian lận sẽ chiếm dụng số tiền này và không ghi giảm nợ phải thu của x. Sau đó, khi nhận được tiền của khách hàng y, họ sẽ ghi giảm nợ cho x, tương tự như thế, khi nhận được tiền trả nợ của z thì họ mới ghi giảm nợ cho khách hàng y…Như vậy trong một thời gian dài, họ có thể chiếm dụng một số tiền không nhỏ của đơn vị.
Đối với thủ thuật này, người gian lận thường phải ghi những khoản tiền đã lấy và chi tiết của các khoản phải thu có liên quan để theo dõi và điều chỉnh kịp thời nhằm che giấu gian lận. Nếu kiểm tra đột xuất khu vực làm việc của nhân viên mà phát hiện được những ghi chép kiểu như trên thì đó là một đầu mối để phát hiện ra đối tượng.
+ Thủ thuật tạo khống chứng cứ:
Thủ thuật này được thực hiện khi vừa thu tiền vừa ghi sổ nợ phải thu khách hàng. Thí dụ sau khi lấy tiền, nhằm tránh cho món nợ bị quá hạn dẫn đến bị phát hiện, họ vẫn ghi sổ nợ phải thu khách hàng, sau đó khai khống số dư tiền để tạo ra chứng cứ giả. Một cách khác, họ sẽ cố tình ghi nợ sai tài khoản thay vì ghi nợ tài khoản tiền, họ sẽ ghi nợ tài khoản phải thu của khách hàng khác, thường ghi cho những khách hàng lớn hoặc khách hàng quá hạn đã lâu hoặc những khách hàng chuẩn bị được xóa sổ.
+ Thủ thuật hay đổi hoặc làm giả thư nhắc nợ:
Sau khi nhân viên đã chiếm đoạt số tiền mà khách hàng đã trả, món nợ đó tất nhiên sẽ trở thành quá hạn. Vì thế, một nhân viên hay bộ phận khác sẽ gửi thư nhắc nợ lần 2. Để tránh bị phát hiện, người gian lận sẽ can thiệp vào bằng cách thay đổi địa chỉ do họ chỉ định. Ngoài ra, họ có thể làm giả thư gửi cho khách hàng để thông báo là doanh nghiệp đã nhận được tiền. Điều này để tránh việc khách hàng do chờ lâu không thấy xác nhận từ phía doanh nghiệp nên sẽ liên lạc để hỏi về khoản tiền mà họ đã trả.
+ Thủ thuật xóa sổ nợ phải thu không đúng:
Đối tượng gian lận có thể chiếm đoạt số tiền khách hàng đã trả rồi và đề nghị xóa sổ món nợ phải thu này vì không thu được nợ. Một cách khác là họ sẽ ghi nhận một khoản giảm trừ nào đó, chẳng hạn như chiết khấu thanh toán tương ứng với số tiền mà họ chiếm đoạt.
Đối với các trường hợp gian lận nhằm chiếm đoạt số nợ phải thu do khách hàng đã trả thường xảy ra khi một cá nhân hay bộ phận kiêm nhiệm quá nhiều chức năng. Cụ thể là một cá nhân vừa thu tiền vừa ghi sổ nợ phải thu khách hàng, thậm chí có cả quyền xoá sổ nợ phải thu. Vì vậy, nếu không phân chia nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện cho nhân viên gian lận là rất lớn.
Tương tự đối với trường hợp tạo chứng từ giả sẽ dẫn đến sự thiết hụt trong số dư tài khoản Tiền. Bằng cách thường xuyên đối chiếu sổ phụ ngân hàng, hàng tháng với số liệu kế toán, doanh nghiệp có thể phát hiện được hành vi này. Hay với đối tượng chiếm đoạt tiền nhưng vẫn ghi có khoản phủ thu khách hàng sẽ dẫn đến tổng phát sinh bên có của tài khoản này lớn hơn tổng số tiền thu được trong ngày. Vì vậy, nếu doanh nghiệp bố trí một nhân viên kiểm tra độc lập số phát sinh Có của tài khoản phải thu của khách hàng với số tiền thu được trong ngày sẽ phát hiện được sự chênh lệch.
Việc kiểm tra đột xuất việc ghi chép nợ phải thu có thể hạn chế hoặc phát hiện ra việc ghi chép sai tài khoản Phải thu của khách hàng và cho thấy dấu hiệu của thủ thuật gối đầu. Nhược điểm của thủ thuật này đòi hỏi người thực hiện hành vi gian lận phải theo dõi chặt chẽ số tiền, tài khoản của khách hàng nên điều này sẽ tiêu tốn thời gian và đòi hỏi sự chú tâm liên tục của họ. Do đó, việc bắt buộc các nhân viên có liên quan phải nghỉ phép năm hoặc luân chuyển công việc sẽ là cơ hội tốt để phát hiện ra những bất thường liên quan đến thủ thuật gối đầu.
Khi nắm vững chắc mọi thứ trong tay bạn có thể xây dựng định hướng một hệ thống kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng, công nợ một cách chặt chẽ và minh bạch.
Nhất là khi nắm trong tay hệ thống quy trình chuẩn hóa các nghiệp vụ nội bộ (nhất quán theo từng “bộ khung” nguyên tắc) giúp nhân sự phối hợp với nhau một cách “ăn khớp” và đúng trình tự, tương ứng đó là triển khai và quản lý hệ thống quy trình hoạt động chuẩn xác – hiệu quả – khoa học là một “liều thuốc bổ” giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất hoạt động kinh doanh, giảm thiểu tối đa rủi ro sai sót – chi phí dư thừa, nâng cao chất lượng quản lý và tăng cường tính cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.
Dịch vụ Xây dựng và triển khai hệ thống quy trình sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quy trình bài bản, tập trung dựa trên những đặc thù của ngành để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Chúc Quý Doanh Nghiệp thành công!!!
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911