Các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả đối với mỗi doanh nghiệp
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kĩ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp. Vậy kiểm soát rủi ro là gì? Và biện pháp nào giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro hiệu quả? Hãy cùng Taca tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nha
– Kiểm soát rủi ro trong tiếng Anh là Risk control. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kĩ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ chức khi rủi ro xảy ra.
– Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Các trường hợp sử dụng kiểm soát rủi ro:
+ Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất;
+ Tổn thất phát si hn gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian dài;
+ Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức;
>>Xem thêm:
Chủ doanh nghiệp cần làm gì để kiểm soát tài chính tránh gian lận?
Quy trình kiểm soát nội bộ vững mạnh trong mỗi doanh nghiệp
Phương thức tối ưu giúp doanh nghiệp quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự hiệu quả
– Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống, hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Các trường hợp sử dụng kiểm soát rủi ro:
+ Chi phí tài trợ rủi ro thường lớn hơn chi phí tổn thất
+ Tổn thất phát sinh gián tiếp hay những chi phí ẩn không được phát hiện trong thời gian dài
+ Tổn thất gây nên những tác động bên ngoài ảnh hưởng không tốt đến tổ chức
– Dưới đây là bảng thể hiện chuỗi rủi ro thể hiện quá trình tạo nên tổn thất gồm 5 mắt xích cơ bản:
Chuỗi rủi ro thể hiện quá trình tạo nên tổn thất gồm 5 mắt xích cơ bản
Chuỗi rủi ro thể hiện quá trình tạo nên tổn thất gồm 5 mắt xích cơ bản
• Tăng độ an toàn trong kinh doanh: Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp hạn chế được những tổn thất xảy ra với con người và tài sản của doanh nghiệp, qua đó góp phần giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung.
• Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: Kiểm soát tốt rủi ro giúp doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, qua đó tăng vị thế và uy tín của mình trên thương trường.
• Tìm kiếm được những cơ hội và biến những cơ hội kinh doanh thành hiện thực:
Trong quá trình kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận xử lý các tình huống nên có thể đảo ngược tình thế, biến nguy cơ rủi ro thành cơ hội kinh doanh.
3 loại rủi ro tồn đọng trong mỗi doanh nghiệp
3 loại rủi ro tồn đọng trong mỗi doanh nghiệp
Loại rủi có thể phòng tránh được thường phát sinh trong tổ chức, doanh nghiệp cần tránh hoặc tìm biện pháp để loại bỏ hoàn toàn. Loại rủi ro này thường bao gồm hành vi bất hợp pháp, phi đạo đức hoặc gặp phải vấn đề trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp cần thắt chặt quá nhiều, đôi khi chúng ta nên “thả lỏng” hơn với những thiếu sót / lỗi của nhân viên. Đặc biệt là khi các vấn đề trên không gây ra quá nhiều thiệt hại to lớn đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, loại rủi ro này vẫn cần phải được loại bỏ. Có một lợi nhuận ngắn hạn đến từ những hành vi sai trái có thể gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hoạt động lâu dài của các doanh nghiệp. Để có thể quản lý loại rủi ro doanh nghiệp này, chúng ta cần chủ động ngăn chặn và tìm ra hướng thông minh nhất.
Trước hết, công ty hoặc tổ chức có thể soạn thảo hướng dẫn vận hành trong khuôn khổ nội bộ. Từ đó, nó quy định các hành vi được hoặc không được phép thực hiện tại doanh nghiệp. Mỗi tổ chức hoặc doanh nghiệp dựa trên điều đó tạo ra các quy định riêng phù hợp với tính chất và văn hóa của mỗi doanh nghiệp.
Có thể nói rằng, rủi ro chiến lược là loại rủi ro mà các doanh nghiệp tự nguyện chấp nhận để đạt được lợi nhuận nhất định.
Ví dụ: Ngân hàng sẽ chịu rủi ro tín dụng khi cho vay tiền; hoặc nhiều doanh nghiệp chấp nhận rủi ro thua lỗ khi thực hiện các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D); Một số doanh nghiệp chấp nhận bị lỗ để thu hút khách hàng dùng thử sản phẩm của mình trước khi tung vào thị trường các dòng sản phẩm mới…
Trái ngược với rủi ro có thể tránh được, rủi ro chiến lược thường là một phần của chiến lược kinh doanh. Để đạt được lợi nhuận cao nhất, các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận rủi ro để xem nó là động lực để nắm bắt lợi thế thị trường. Để doanh nghiệp nắm rõ được lợi ích và hạn chế khi sử dụng rủi ro này, mỗi doanh nghiệp cần tạo ra một hệ thống hoàn hảo để có thể quản lý rủi ro cá nhân. Điều này giúp giảm xác suất và tác dụng phụ gây ra. Nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, đây là cơ sở cho các công ty có thể sẵn sàng tham gia vào các quyết định kinh doanh rủi ro để gặt hái lợi nhuận tiềm năng mà nó xứng đáng.
Rủi ro từ bên ngoài là loại rủi ro phát sinh từ các sự kiện bên ngoài khách quan. Chúng thường có khả năng kiểm soát và ảnh hưởng đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp.
Một số ví dụ có thể được đề cập như: thiên tai, dịch bệnh toàn cầu, tình hình chính trị không ổn định, biến động trong nền kinh tế vĩ mô,… và các rủi ro bất khả kháng.
Do đó, quản lý rủi ro thuộc loại này thường yêu cầu các doanh nghiệp thiết kế một cách tiếp cận khác tùy theo quy mô và lĩnh vực mà mỗi doanh nghiệp đang hoạt động. Ban quản lý sẽ không thể ảnh hưởng đến các sự kiện này, vì vậy điều quan trọng là phải tập trung vào việc xác định các mối nguy hiểm càng sớm càng tốt – để nhà quản lý có kế hoạch giúp doanh nghiệp có những biện pháp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu từ các rủi ro này đến doanh nghiệp. Nhà quản lý dựa trên quy tắc cứng nhắc không hiệu quả trong việc ngăn ngừa rủi ro bên ngoài. Đối thoại cởi mở và minh bạch là giải pháp được đề xuất để quản lý rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này cực kỳ khó khăn đối với các doanh nghiệp “cổ điển”, đã hoạt động trong một thời gian dài và có xu hướng “bảo thủ” khi đưa ra quyết định.
Dưới đây là một số biện pháp kiểm soát rủi ro trong mỗi doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp có thể áp dụng trực tiếp vào doanh nghiệp mình:
– Phân tích các phương pháp, các kỹ thuật kiểm soát rủi ro
Né tránh (chấm dứt) rủi ro: Né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất.
– Ngăn ngừa tổn thất đến mức tối đa
Tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào:
– Thay thế hoặc sửa đổi hiểm hoạ
Thay thế hoặc sửa đổi môi trường.
Thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác.
– Có lợi thế trong việc giảm thiểu tổn thất cho từng tổ chức riêng biệt.
– Chỉ hạn chế được 1 phần của rủi ro
– Giảm thiểu tổn thất
Nội dung: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất). Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra. Mặc dù những biện pháp này được đặt ra trước khi một tổn thất nào đó xuất hiện, những chức năng hoặc mục đích của những biện pháp này là làm giảm tác động của tổn thất một cách hiệu quả nhất.
Ưu điểm: Làm giảm tổn thất của rủi ro đã xảy ra.
Nhược điểm: Thực hiện khi rủi ro đã xảy ra.
– Quản trị thông tin
Nội dung: Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của một tổ chức có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức. Bộ phận/ phòng ban quản trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai họ cần đạt được. Thông tin đáng tin cậy từ phòng quản trị rủi ro có thể cung cấp cho những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động có hại đến lợi ích của họ.
Ưu điểm: Cung cấp thông tin về rủi ro giúp các nhà quản trị rủi ro đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro.
Nhược điểm: Việc cung cấp thông tin thiếu chính xác có thể làm cho việc phòng tránh,ngăn ngừa, hạn chế rủi ro không hiệu quả gây tổn thất.
– Chuyển giao kiểm soát rủi ro
Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng 2 cách:
* Cách 1: Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác.
Hình thức chuyển giao rủi ro này có liên quan mật thiết với một biện pháp né tránh rủi ro là loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro.Đây là một biện pháp kiểm soát rủi ro vì nó loại bỏ những tổn thất tiềm ẩn gây hại cho tổ chức, đồng thời tránh bị hủy bỏ hợp đồng vì rủi ro của hợp đồng đã được chuyển đến cá nhân hoặc tổ chức khác.
* Cách 2: Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước – chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro.
Ưu điểm: Giúp doanh nghiệp loại bỏ một số rủi ro tìm ẩn gây hại cho tổ chức.
Nhược điểm: Người nhận rủi ro không có khả năng kiểm soát rủi ro.
– Đa dạng hóa
Nội dung: Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ công ty. Kỹ thuật này thường sử dụng nhiều cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là trong đầu tư chứng khoán Portfolio. Portfolio thường gọi là bộ chứng khoán, danh mục chứng khoán hay cấu trúc chứng khoán. Bằng cách khéo léo lựa chọn các chứng khoán trong bộ portfolio, công ty có thể giảm được rủi ro tổng thể của mình.
Trong đó, rủi ro của portfolio phụ thuộc vào các biến chủ yếu sau:
+ Hệ số tương quan giữa các thành phần tham gia
+ Tỷ trọng các thành phần
+ Số lượng các thành phần
+ Rủi ro của từng thành phần
Ưu điểm: Dùng may mắn của rủi ro này bù đắp cho tổn thất của rủi ro khác.
Đồng thời, giảm được tổn thất bằng cách phân chia rủi ro thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp cho rủi ro khác.
– Phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro và kiểm soát rủi ro
Bằng cách phân tích các mắc xích trong chuỗi rủi ro, từ đó xác định được mọi nguy cơ rủi ro, dự báo được các rủi ro trong tương lai, từ đó đưa ra những biện pháp kiểm soát phù hợp, kịp thời để tránh và hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý, nguồn nhân lực.
Chuỗi rủi ro gồm năm mắc xích cơ bản:
Ví dụ: một bộ phận của máy móc được bảo quản không đúng cách.
– Mối hiểm họa: là những điều kiện dẫn đến tổn thất. Ví dụ: Một số bộ phận của thiết bị điện được bảo quản không đúng cách, có nhiều dây điện được căng quá thấp dễ bị xe làm đứt, có quá nhiều dây điện, dây điện thoại trên cột điện gây khó khăn cho quá trình kiểm tra độ an toàn.
– Yếu tố môi trường: Là bối cảnh mà trong đó nguy hiểm tồn tại. Ví dụ: Hệ thống thoát nước của thành phố kém, dẫn đến hiện tượng ngập nước trên đường làm môi trường dẫn điện gây chết người.
– Sự tương tác: Là quá trình mà mối hiểm họa và môi trường rủi ro tác động lẫn nhau, đôi khi không có ảnh hưởng nhưng đôi khi dẫn đến tổn thất. Ví dụ: khi trời mưa lớn nước không thoát kịp gây ngập nước trên đường kết hợp với sự nhiễu điện từ những dây điện được bảo quản tốt, bị đứt là nguyên nhân gây giật điện chết người.
– Kết qủa có thể là tốt hay xấu: Là kết quả trực tiếp của sự tác động. Ví dụ: trong trường hợp này là giật điện chết người.
– Những hậu quả: Không phải là những kết quả trực tiếp (việc chết người) mà là những hậu quả lâu dài của sự cố xảy ra (sự khiếu nại bồi thường của công nhân khi bị chết, sửa chữa máy móc, chi phí thuốc men, y tế….).
– Một số giải pháp để khắc phục rủi ro này:
+ Sử dụng hệ thống điện ngầm dưới lòng đất
+ Kiểm tra thường xuyên mức độ an toàn của thiết bị điện
+ Quản lý nguồn gốc của dây điện mắc trên cột điện và quy trách nhiệm rõ ràng khi sự cố xảy ra
+ Xây dựng hệ thống thoát nước có đủ khả năng thoát nước khi có mưa lớn xảy ra
Như vậy, thông qua bài viết trên, Taca đã mang lại cho bạn đọc thông tin chi tiết về kiểm soát rủi ro và các biện pháp thiết thực giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro trong mỗi doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản lý chú trọng và phát huy hoạt động kiểm soát nội bộ 1 cách bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả. Để nhận được các giải pháp cụ thể và thiết thực nhất cho chính doanh nghiệp của bạn, bạn có thể liên hệ và sử dụng Dịch vụ xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và Dịch vụ kiểm soát nội bộ của chúng tôi thông qua việc liên hệ với các chuyên gia của Taca để được hỗ trợ chuyên sâu.
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 trên Webiste chính thức của TACA.
>> Mời quý bạn đọc truy cập dịch vụ tư vấn về “kiểm soát nội bộ” dưới đây:
Dịch vụ xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ
Chúc quý bạn đọc và quý doanh nghiệp sức khỏe và thành công !
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911