Chi phí cơ hội là mức phí mà doanh nghiệp nhất định phải trả dù chọn bất kỳ phương án nào. Đây là cơ sở giúp nhà quản lý đưa ra phương án kinh doanh và các quyết định trong quá trình vận hành doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp trở nên vững mạnh. Vậy chi phí cơ hội là gì? Hãy cùng TACA trả lời câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây:
Chi phí cơ hội (opportunity cost) được định nghĩa là lợi ích mất đi của sự lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Trong bất kỳ quyết định nào đều có chi phí cơ hội vì khi chọn quyết định đó, mỗi doanh nghiệp phải chấp nhận bỏ qua lựa chọn khác.
Chi phí cơ hội được xác định dựa trên nguồn lực khan hiếm. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bắt buộc phải đánh đổi, chọn cái này và bỏ qua cái khác. Chi phí cơ hội khi doanh nghiệp lựa chọn một phương án là phần giá trị bị bỏ qua khi doanh nghiệp chọn phương án đó và bỏ qua phương án tốt nhất khác. Giá trị này không nhất định phải là giá trị kinh tế mà còn là những giá trị khác như tinh thần, văn hóa…
Ví dụ: Công ty TNHH thương mại Sao Mai (Hải Phòng) quan tâm xây dựng nhà trẻ cho con công nhân ngay trong khuôn viên công ty mang tên nhà trẻ Sao Mai. Dự án này đầu tư với 7 phòng học khang trang, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Hiện tại, nhà trẻ nhận giữ gần 200 trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, thuận tiện cho lao động nữ đi làm sau thời gian nghỉ thai sản và có thể cho con bú trong thời gian nghỉ giữa ca, thời gian nghỉ dành cho phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (1 giờ/ngày)…
Nhận xét: Dự án này giúp công nhân trong công ty yên tâm hơn làm việc và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi lựa chọn xây trường mẫu giáo, Công ty đã bỏ qua các sự lựa chọn khác như xây dựng bãi đỗ xe, bán đất, xây dựng nhà kho, cho thuê mặt bằng… Chi phí cơ hội trong trường hợp này có thể là lợi ích thu được khi thực hiện 1 trong các dự án trên mà Công ty Sao Mai đã bỏ lỡ.
Nói một cách đơn giản, chi phí cơ hội là lợi ích không nhận được do không chọn tùy chọn tốt nhất tiếp theo. Chi phi cơ hội là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học. Bởi vì theo định nghĩa chúng là vô hình, cho nên có thể chúng sẽ dễ dàng bị bỏ qua nếu không cần thận. Hiểu được các cơ hội bị bỏ lỡ tiềm năng bằng cách chọn một khoản đầu tư so với đầu tư khác cho phép đưa ra các lựa chọn tốt hơn.
Về công thức tính, chủng là có thể tính ra chi phí cơ hội bằng cách lấy tùy chọn hấp dẫn nhất trừ cho tùy chọn đã được chọn. Có thể như sau:
Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) = Tùy chọn hấp dẫn nhất (FO) – Tùy chọn đã được chọn (CO) |
Công thức tính chi phí cơ hội chỉ đơn giản là sự khác biệt giữa lợi nhuận dự kiến của mỗi tùy chọn. Giả sử bạn có lựa chọn A để đầu tư vào thị trường chứng khoán với hy vọng tạo ra lợi nhuận để tăng vốn, Lựa chọn B là tái đầu tư tiền của bạn vào doanh nghiệp, hy vọng rằng thiết bị mới hơn sẽ tăng hiệu quả sản xuất, dẫn đến chi phí hoạt động thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn.
Giá sử lợi tức đầu tư dự kiến vào thị trường chứng khoản là 12, trong năm tới và công ty của bạn hy vọng thiết bị mới sẽ tạo ra lợi nhuận tăng 10% so với cùng kỳ. Chi phí cơ hội của việc lựa chọn thiết bị trên thị trường chứng khoản là (12% – 10%), chênh lệch 2. Nói cách khác, bằng cách đầu tư vào doanh nghiệp, bạn nó từ bỏ cơ hội kiếm được lợi nhuận cao hơn.
Nói tóm lại, chi phí cơ hội chính là sự quay lại của một lựa chọn được bỏ qua ít hơn lợi tức của tùy chọn mà bạn đã chọn. Xem xét chi phí cơ hội có thể hướng dẫn bạn ra quyết định có lợi hơn. Bạn phải đánh giá rủi ro tương đối của từng lựa chọn bên cạnh những lợi nhuận tiềm năng của nó.
Chi phí cơ hội là lợi ích có thể có được từ một phương án nhưng lại bị bỏ qua do phương án đó không được chọn.
Chính vì thế, chi phí cơ hội có một số đặc điểm sau:
Đặc điểm nổi bật của chi phí cơ hội
Đặc điểm nổi bật của chi phí cơ hội
Thứ nhất, chi phí cơ hội không phải là các chi phí đã phát sinh. Chi phí cơ hội liên quan đến sự lựa chọn quyết định đến từ các nhà quản lý trong tương lai, chi phí này chưa xảy ra mà chỉ là chi phí của các chi phí cho tương lai được ước tính một cách đáng tin cậy nhất từ các thông tin hiện có.
Thứ hai, chi phí cơ hội không thể xác định một cách chắc chắn. Do khi xem xét chi phí cơ hội, ta thường xem xét toàn bộ các lợi ích, kể cả các lợi ích không phải bằng tiền. Các lợi ích bao gồm:
Ví dụ, ăn sáng ở nhà sẽ rẻ hơn nhưng lại mất công để chuẩn bị. Do đó, đây sẽ là một lựa chọn thuận lợi nếu xét từ khía cạnh giá cả. Hoặc với một doanh nghiệp đúc khuôn, việc mua nguyên vật liệu đồng đã qua sử dụng, có thể tái chế sẽ rẻ hơn nhập khẩu đồng mới nhưng lại phát sinh cần đầu tư cho việc tái chế đồng cũ.
Ví dụ: Mang cơm trưa được nấu từ nhà mang sẽ rẻ hơn ăn quán? Tuy nhiên với mệnh đề này lại đưa ra 1 giả thuyết rằng: “có đáng để bỏ ra 30 đến 45 phút để nấu bữa trưa không? Câu trả lời với mỗi người sẽ khác nhau. Với một nhà chủ doanh nghiệp có thể có mức thu nhập thay đổi theo từng phút, thì việc bỏ ra 30 phút để nấu nướng có lẽ không tương xứng với những gì mà họ có thể kiếm được trong thời gian đó. Tuy nhiên mặt khác, với một nhân viên văn phòng với mức thu nhập trung bình thì việc dành ra 30 phút để nấu ăn vừa tốt sức khỏe vừa tiết kiệm được một phần chi phí.
Ví dụ, có thể mất thời gian để đến nhà hàng yêu thích của bạn, nhưng cũng cần nỗ lực tìm đường, lái xe hoặc đi bộ đến đó. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc chọn một nhà hàng không phải quá ngon nhưng tiết kiệm thời gian và công sức. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy một mặt hàng có giá tốt hơn trên internet nhưng sẽ cần thời gian và công sức để tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá, thu thập các voucher….
Ví dụ, một người có thể muốn có một kỳ nghỉ 2 tuần ở Nha Trang, nhưng phải cân nhắc xem liệu họ có thể thanh toán các hóa đơn hay không. Khi thu nhập tăng lên, ảnh hưởng của tiện ích trở nên lớn hơn bao giờ hết, trong khi tác động của giá cả giảm đi.
Như vậy, ngoài yếu tố giá cả có thể xác định một cách tương đối chắc chắn thì các yếu tố khác như thời gian, nỗ lực hay sự tiện ích rất khó để đo lường và với mỗi đối tượng, trong mỗi trường hợp sẽ có mức độ quan trọng khác nhau.
Thứ ba, chi phí cơ hội không thể hiện trên các Báo cáo tài chính do Báo cáo tài chính thể hiện các thông tin tài chính trong quá khứ của doanh nghiệp.
Thứ tư, chi phí cơ hội là một trong những cơ sở cho việc ra quyết định. Do đó, cân nhắc các lựa chọn là cân nhắc các chi phí cơ hội có thể mất đi khi từ bỏ một lựa chọn.
>>Xem thêm:
Chi phí trong doanh nghiệp là gì?
Các loại chi phí trong doanh nghiệp
Cơ cấu chi phí trong doanh nghiệp
Chi phí cố định trong doanh nghiệp
Chi phí cơ hội bao gồm toàn bộ các lợi ích bị bỏ qua bởi việc lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Chi phí này bao gồm chi phí cơ hội hiện hữu (Explicit Opportunity Cost) và chi phí cơ hội ẩn (Implicit Opportunity Cost)
Bảng phân loại chi phí cơ hội
Bảng phân loại chi phí cơ hội
(*) Theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân – Nguyễn Văn Ngọc (2012)
Một ví dụ để thấy rõ sự khác biệt của hai chi phí trên như sau:
Trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu một lô đất như trên đề cập, giả sử, nếu xây dựng nhà kho, chi phí để xây dựng sẽ khoảng 5 tỷ, nhà kho sử dụng trong 8 năm. Tuy nhiên, nếu công ty cho thuê quyền sử dụng lô đất, thu từ cho thuê mỗi năm 600 triệu, đồng thời, chi phí để đi thuê một nhà kho khác để sử dụng sẽ vào khoảng 480 triệu/1 năm. Vậy trong trường hợp này, chi phí cơ hội của việc giữ đất để đầu tư xây dựng nhà kho gồm:
Chi phí cơ hội hiện chính là chi phí xây dựng nhà kho: 5 tỷ VND
Chi phí cơ hội ẩn chính là khoản thu nhập của việc cho thuê đất bị bỏ qua:
600 triệu x 8 = 4.8 tỷ VND
Tổng chi phí cơ hội của lựa chọn xây dựng nhà kho:
= Chi phí cơ hội hiện + Chi phí cơ hội ẩn
= 5 tỷ + 4.8 tỷ = 9.8 tỷ VND
Chi phí cơ hội cho biết lợi ích bị mất đi nếu từ bỏ một lựa chọn. Do đó, đây là một công cụ quan trọng làm cơ sở cho việc ra quyết định từ các nhà quản lí. Tuy nhiên, việc sử dụng chi phí cơ hội trong việc lựa chọn các phương án cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà người ra quyết định cần nắm được để ra quyết định hợp lý.
Ưu điểm của chi phí cơ hội:
Vì thế mà chi phí cơ hội giúp nhà quản lí nhìn nhận mọi cơ hội trên nhiều góc độ từ đó đưa ra sự so sánh tương đối giữa những sự lựa chọn, đánh giá được phần lợi ích sẽ mất và đưa ra được lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nhược điểm của chi phí cơ hội:
Chi phí cơ hội là một công cụ hữu ích cho việc ra quyết định, tuy nhiên, công cụ này cũng có những nhược điểm dẫn đến không phải lúc nào cũng có thể sử dụng trong việc ra quyết định, nhất là khi việc ra quyết định không chỉ căn cứ vào chi phí. Vì vậy, muốn nắm bắt mọi cơ hội trong kinh doanh, trước hết doanh nghiệp cần hiểu rõ mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới là gì. Mục tiêu giống như la bàn giúp doanh nghiệp không lạc lối giữa quá nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên, để sử dụng nó tốt cần biết được mức độ ưu tiên trong mục tiêu, kế hoạch kinh doanh để các lựa chọn được đưa ra đúng lúc và phù hợp nhất. Bên cạnh việc có mục tiêu rõ ràng, khi đứng trước các lựa chọn, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ mọi vấn đề từ mọi khía cạnh để có cái nhìn đầy đủ nhất về các lựa chọn, từ đó đưa ra đánh giá sáng suốt để có một lựa chọn đúng đắn.
Như vậy, chi phí cơ hội luôn giữ một vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến những quyết định trong quá trình vận hành và đưa ra quyết định của mỗi nhà quản lý đối với doanh nghiệp của mình. Việc xác định và quản lý phần chi phí cơ hội trong mỗi dự án kinh doanh quyết định lớn đến mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, Taca đã giúp nhà quản lý nắm cụ thể thông tin về chi phí cơ hội cũng như hiểu được nguyên tắc năm bắt cơ hội một cách tối ưu nhất. Từ đó giúp nhà quản lý có thể cân nhắc kỹ càng để đưa ra được quyết định lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý. Nếu bạn muốn tham vấn để có thể đưa ra các quyết định sáng suốt và thực tế nhất cho công ty mình thời điểm hiện tại nhằm tối ưu công việc kinh doanh.
Tham khảo dịch vụ tư vấn quản lý Taca:
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911