Chi phí biến đổi là gì?
Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi trên tổng số theo sự thay đổi của mức độ hoạt động của tổ chức thông thường là khối lượng sản phẩm. Hiểu rõ chi phí biến đổi giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định về giá bán, mức sản xuất, cơ cấu sản xuất và mua ngoài sau khi đã tham khảo thông tin về giá thành. Vì thế đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy, chi phí biến đổi là gì và cách thức tối ưu hóa chi phí biến đổi ra sao trong công tác kế toán? Hãy cùng Taca làm rõ điều này thông qua bài viết dưới đây:
Biến phí hay gọi là chi phí biến đổi (Variable cost – VC), là các khoản chi phí thay đổi tương ứng với số tiền mà doanh nghiệp sản xuất hoặc bán ra. Về cơ bản, loại chi phí này sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào quy mô sản lượng bán của doanh nghiệp.
Chi phí biến đổi bao gồm các chi phí về nguyên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí năng lượng phục vụ sản xuất, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng,… Chúng cũng có thể là phí giao dịch thẻ tín dụng hoặc chi phí vận chuyển hàng hóa của công ty, doanh nghiệp. Khoản tiền này tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng của doanh nghiệp.
Ví dụ như khi khối lượng sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp bạn phải tăng gấp 2 lần, lúc này số lượng máy móc, nhân công và các nguyên liệu đầu vào cũng phải tăng theo. Từ đó mà loại chi phí này cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
Khác với chi phí cố định thì chi phí biến đổi có những đặc điểm riêng biệt.
Dưới đây là đồ thị tổng biến phí và biến phí đơn vị:
Đồ thị tổng biến phí và biến phí đơn vị
Đồ thị tổng biến phí và biến phí đơn vị
Từ việc tính toán chính xác chi phí biến đổi của doanh nghiệp sẽ đem lại ý nghĩa to lớn với quá trình kinh doanh của công ty. Cụ thể:
Dựa trên tính chất, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thì các bạn có thể phân chia chi phí biến đổi thành những dạng sau: chi phí biến đổi tuyến tính, chi phí biến đổi cấp bậc, chi phí biến đổi dạng cong.
Phân loại chi phí biến đổi
Phân loại chi phí biến đổi
Trên thực tế các loại chi phí biến đổi có thể đang dạng này chuyển sang dạng khác mà không có quy luật chung, tùy hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Biến phí tuyến tính là chi phí biến đổi có quan hệ tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động, sản xuất. Loại chi phí này thường sẽ bao gồm các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và hoa hồng bán hàng.
Trong đó: b1, b2, b3 là định mức biến phí ở các mức độ khác nhau
Sơ đồ chi phí biến đổi tuyến tính
Sơ đồ chi phí biến đổi tuyến tính
Để kiểm soát chi phí biến đổi tuyến tính tốt hơn, nhà quản lý không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động (định mức biến phí) ở các mức độ bi khác nhau. Xây dựng và hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ là cơ sở của biện pháp tiết kiệm chi phí.
Ví dụ:
Chi phí nguyên vật liệu để sản xuất quần của Công ty may Hải Nam là 350.000 đồng. Khi số lượng quần bắt đầu tăng lên gấp đôi, chẳng hạn từ 1.000 chiếc đến 2.000 chiếc, tổng chi phí cho nguyên liệu cũng sẽ tăng lên gấp đôi, từ 350.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng. Lúc này, chi phí nguyên vật liệu để may 1 chiếc sẽ không có sự thay đổi, dù số lượng sản xuất ra là gấp đôi.
Chi phí biến đổi cấp bậc (Step-variable Costs) là những chi phí thay đổi chỉ khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng. Khi mức độ hoạt động thay đổi ít hoặc thay đổi không đáng kể, loại chi phí này sẽ không thay đổi.
Các chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì máy,… là những chi phí biến đổi thuộc dạng này.
Sơ đồ chi phí biến đổi cấp bậc
Sơ đồ chi phí biến đổi cấp bậc
Về phương diện toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình:
Y = biXi |
Với: bi: là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
Biến phí cấp bậc là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định. Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc. Khi mức độ hoạt động thay đổi ít, chưa đạt đến giới hạn thì tổng biến phí không thay đổi. Khi mức độ hoạt động thay đổi nhiều, đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định mới làm thay đổi loại chi phí này.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất khí công nghiệp cứ 3 máy nén khí cần 1 thợ bảo dưỡng ứng với mức lương 10.000.000đ/tháng. Như vậy nếu công ty mở rộng lên 5 máy thì phải thuê 2 thợ, chi phí lương bảo dưỡng là 20.000.000đ/tháng. Nếu số lượng máy nén tăng lên là 6, doanh nghiệp vẫn chỉ cần 2 thợ bảo dưỡng mà chưa cần thuê thêm thợ, chi phí lương vẫn là 20.000.000đ/tháng. Và nếu mở rộng quy mô lên 8 máy thì chi phí thợ bảo dưỡng của 3 thợ là 30.000.000đ/tháng… => Đây chính là biến phí cấp bậc của doanh nghiệp.
Trong khi nghiên cứu các chi phí biến đổi. Chúng ta giả định có một quan hệ tuyến tính thật sự giữa chi phí biến đổi và sản lượng sản xuất.
Nhưng các chuyên gia kinh tế học đã chỉ ra rằng có nhiều chi phí biến đổi thực tế ứng xử theo một dạng cong, không thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chi phí và mức độ hoạt động.
Trong hầu hết các trường hợp, tăng sản lượng sẽ làm cho chi phí đối với mỗi đơn vị sản phẩm có lợi hơn. Điều này là do chi phí cố định được chia ra nhiều đầu khối lượng đơn vị sản phẩm hơn.
Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp sản xuất 500.000 sản phẩm mỗi năm chi 50.000 đô la mỗi năm cho tiền thuê, thì chi phí thuê được phân bổ cho mỗi đơn vị là 0,10 đô la cho mỗi sản phẩm. Nếu sản lượng tăng gấp đôi, tiền thuê hiện chỉ được phân bổ ở mức 0.05 đô la một đơn vị, để lại nhiều lợi nhuận hơn cho mỗi lần bán.
Vì vậy, khi doanh thu tăng, giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn (Do chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị không đổi và chi phí cố định trên mỗi đơn vị giảm).
Bằng cách so sánh tỷ lệ phần trăm của chi phí biến đổi với chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm, bạn có thể xác định tỷ trọng của từng loại chi phí. Là một nhà đầu tư bên ngoài, bạn có thể sử dụng thông tin này để dự đoán rủi ro lợi nhuận tiềm ẩn.
Nếu một công ty chủ yếu trải qua chi phí biến đổi trong sản xuất, họ có thể có chi phí trên mỗi đơn vị ổn định hơn. Điều này sẽ dẫn đến một dòng lợi nhuận ổn định hơn, giả sử doanh số bán hàng ổn định. Điều này đúng với các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Costco. Chi phí cố định của họ tương đối thấp so với chi phí biến đổi, chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí liên quan đến mỗi lần bán hàng.
Trong thời kỳ doanh số bán hàng sụt giảm, một công ty chủ yếu dựa vào chi phí biến đổi sẽ dễ dàng thu hẹp quy mô sản xuất hơn và duy trì lợi nhuận, trong khi một công ty có chi phí cố định chủ yếu sẽ phải tìm cách đối phó với mức chi phí cố định cao hơn nhiều chi phí.
Để có thể so sánh đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn có thể tính chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm và tổng chi phí biến đổi cho một công ty nhất định. Sau đó, tiến hành tìm dữ liệu về mức chi phí trung bình cho ngành của công ty đó. Việc thực hiện như vậy sẽ cung cấp cho bạn một tiêu chuẩn so sánh để đánh giá công ty đầu tiên.
Để nhà quản lý đưa ra các đề xuất hợp lý và giúp tối ưu hóa chi phí biến đổi thì nhà quản lý cần tập trung vào công tác phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho từng đơn vị trong toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
– Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi theo sự biến đổi về số lượng của đơn vị sản xuất. Chi phí biến đổi là chi phí có thể thay đổi được theo số lượng đơn vị sản xuất.
– Chi phí cố định có sự liên quan đến thời gian, nghĩa là nó sẽ không thay đổi trong một khoản thời gian. Chi phí biến đổi lại có sự quan đến khối lượng, nghĩa là nó sẽ thay đổi nếu có sự thay đổi về khối lượng.
– Chi phí cố định là chi phí xác định sẵn, nó sẽ không phát sinh kể cả khi không có đơn vị sản xuất. Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất.
– Chi phí biến đổi không thay đổi trong mỗi đơn vị, còn chi phí cố định thay đổi chi phí trong mỗi đơn vị.
– Chi phí cố định không được tính đến tại thời điểm định giá hàng tồn kho nhưng đã bao gồm chi phí biến đổi.
Dưới đây là bảng so sánh chi phí cố định và chi phí biến đổi:
So sánh quản trị chi phí hiện đại và quản trị chi phí truyền thống
Bảng so sánh chi phí cố định và chi phí biến đổi
>>>Xem thêm: Mời bạn đọc tham khảo một số giải pháp chuyên sâu dưới đây:
21 giải pháp tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp
Đánh giá doanh nghiệp hiệu quả
Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận?
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện
Giải pháp cắt giảm chi phí trong mỗi doanh nghiệp
Như vậy, TACA đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin chi tiết và hữu ích về chi phí biến đổi trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu chi phí biến đổi trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ là nên tảng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chi phí biến đổi cũng như giúp bạn đọc đưa ra giải pháp đúng đắng hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng chi phí biến đổi một cách tối đa. Tuy nhiên, để được tư vấn sâu hơn và giúp doanh nghiệp có giải pháp thiết thực hơn trong việc quyết định và thực hiện quản lí hiệu quả chi phí biến đổi nói riêng, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nói chung nhằm định hình cho doanh nghiệp những bước tiến đột phá về kế toán, tài chính cho công ty, bạn có thể liên hệ tới dịch vụ tư vấn kế toán của chúng tôi theo số Hotline CSKH: 0982 518 586.
Hoặc Vui lòng truy cập dịch vụ của chúng tôi theo đường link: Dịch vụ tư vấn kế toán (taca.com.vn)
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911