Doanh nghiệp cần làm gì để tăng tỷ lệ lợi nhuận?
Tỷ lệ lợi nhuận là chỉ tiêu kế toán phản ánh tỷ lệ lỗ/lãi của doanh nghiệp, trong đó lợi nhuận được tính bằng phần trăm. Sức ép cạnh tranh đối với giá bán hoặc sự gia tăng chi phí tạo ra sức ép làm giảm tỷ lệ lãi gộp và ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu trực tiếp đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu được tạo nên từ thu nhập ròng. Nói cách khác, nó đo lường bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra ở một mức bán hàng nhất định. Tỷ lệ này cũng gián tiếp đo lường mức độ một công ty quản lý chi phí của nó tương đối so với doanh thu ròng của công ty. Đó là lý do tại sao các công ty cố gắng đạt được tỷ lệ cao hơn. Doanh nghiệp có thể làm điều này bằng cách tạo ra nhiều doanh thu hơn trong khi giữ chi phí không đổi hoặc giữ cho doanh thu không đổi và chi phí thấp hơn. Vì phần lớn thời gian tạo thêm thu nhập là khó khăn hơn nhiều so với cắt giảm chi phí, các nhà quản lý thường có xu hướng giảm ngân sách chi tiêu để cải thiện tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp.
>> Xem thêm:
Giải pháp cắt giảm chi phí trong mỗi doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận?
Giống như hầu hết các tỷ suất sinh lời, tỷ lệ này được sử dụng tốt nhất để so sánh như các công ty có quy mô trong cùng một ngành. Tỷ lệ này cũng có hiệu quả để đo lường hiệu suất trong quá khứ của một công ty.
Để hiểu rõ hơn cơ cấu lợi nhuận ta có thể hiểu thông qua cơ cấu doanh thu. Khi đó hãy coi doanh thu là 100% và tính toán tỷ lệ của các yếu tố cấu thành đối với doanh thu của công ty mình. Đây là “ vạch xuất phát” để nhà quản lý nghĩ về việc nên bán hàng như nào trong tương lai, và bằng phương pháp nào để tạo ra lợi nhuận tốt.
>> Xem thêm:
Dưới đây là một số ví dụ:
1, Trường hợp doanh nghiệp có 3 loại mặt hàng khác nhau
Xem xét cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp
Xem xét cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp (triệu vnd)
Ở ví dụ 1, mặt hàng C tuy có ít doanh thu nhất nhưng cơ cấu lợi nhuận của nó lại vượt trội nhất Nếu coi doanh thu là 100, tỷ lệ lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh chính trên tổng doanh thu của doanh nghiệp ở mặt hàng A sẽ là 6%, mặt hàng B là 13%, và mặt hàng C là 20%. Như vậy, mặt hàng C là mặt hàng sinh lời hiệu quả nhất. Khi đó, người ta sẽ giảm nguồn lực để sản xuất và bản mặt hàng A với tỷ lệ lợi nhuận thấp, và dồn nguồn lực vào mặt hàng C.
2, Trường hợp doanh nghiệp có 3 cơ sở kinh doanh: Cửa hàng X, cửa hàng Y và trụ sở chính
Xem xét cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp
Xem xét cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp (triệu vnd)
Ở ví dụ 2, cửa hàng Y có doanh thu thấp hơn cửa hàng X, nhưng năng suất bán hàng của cửa hàng Y lại cao hơn, nên cơ cấu lợi nhuận vượt trội so với cửa hàng X. Cơ cấu doanh thu của cả hai của hàng khá giống nhau, nhưng nếu nhìn vào chi phí trực tiếp trong chi phi bán hàng và quản lý doanh nghiệp. chúng ta có thể thấy cửa hàng Y quản lý chi phí tốt hơn. Sự khác biệt đó tạo ra một cơ cấu phát sinh lợi nhuận. Sau này, nếu như có khai trương một cửa hàng mới, người ta sẽ thiết lập dự toán lấy cơ cấu lợi nhuận của cửa hàng Y làm mục tiêu.
Lợi nhuận thu được là rất quan trọng, đồng thời cơ cấu doanh thu khi coi doanh thu là 100% cũng là một chỉ số rất quan trọng. Ngoài ra, khi so sánh báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm (hoặc trong nhiều tháng), “tỷ lệ biến đổi” trong cơ cấu doanh thu cũng rất quan trọng.
“Cơ cấu doanh thu” có ý nghĩa giống như cơ cấu lợi nhuận. Nếu hiểu được cơ cấu doanh thu, các nhà quản lý sẽ hiểu được tỷ lệ của các loại lợi nhuận đối với tổng doanh thu (bằng cách lấy lần lượt các loại lợi nhuận chia cho doanh thu).
Trong đó, có ba loại tỷ lệ lợi nhuận quan trọng trong cơ cấu lợi nhuận, bao gồm:
Phân loại tỷ lệ lợi nhuận
Phân loại tỷ lệ lợi nhuận
+ Tỷ lệ gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng) và cung cấp dịch vụ
+ Tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính
+ Tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Nhiều công ty đưa ra mục tiêu cụ thể (%) cho mỗi loại tỷ lệ lợi nhuận trên. Ví dụ như “Sang năm tới, công ty phải đạt tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức 6,5%”.
Như vậy, khi nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là các nhà quản lý sẽ không chỉ quan tâm đến các con số lợi nhuận, mà các nhà quản lý cũng cần phải kiểm tra cơ cấu doanh thu, các loại tỷ lệ lợi nhuận, và tỷ lệ biến đổi.
Đầu tiên, để tăng tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng, việc các nhà quản lý cần làm là giảm giá nhập hàng, cắt giảm chi phí nguyên vật liệu để giảm giá vốn hàng bán. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng nên nỗ lực để bán được thật nhiều các mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng) cao bằng việc ưu tiên bản sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận cao, hay thông qua các chương trình khuyến mãi (kết hợp các sản phẩm cả tỷ lệ lợi nhuận khác nhau) để bán được nhiều sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận cao.
>>> Xem thêm: Cách thức gia tăng giá bán sản phẩm trong sự hài lòng của khách hàng?
Tiếp theo, cho dù tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng có cao, nhưng nếu chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lớn thì tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính cũng sẽ không cao. Vì vậy, hãy cố gắng có cách thức bán hàng và đội ngũ nhân viên với chi phí thấp nhất có thể. Nếu như lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh không phải là số dương rõ ràng là mảnh kinh doanh đó đã thất bại.
Hơn nữa, cho dù tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính có cao, nhưng nếu bản chất doanh nghiệp lại phụ thuộc vào các khoản tiền vay từ ngân hàng lãi suất cần chi trả sẽ tăng lên, do vậy mà tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng không cao được. Cho đến khi doanh nghiệp phát triển, việc phải vay nợ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cố gắng thoát khỏi tình trạng vay nợ này càng sớm càng tốt.
Tiếp theo, về “tỷ lệ biến đổi”, đây là thứ để xem xét sự biến đổi của các loại tỷ lệ lợi nhuận mà tôi đã giới thiệu ở trên hằng tháng. Việc các nhà quản lý nắm bắt được tại sao nó lại biến đổi và biến đổi như thế nào là rất quan trọng
Hãy lấy một ví dụ như thế này, tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng vào cuối tháng 3 là 50,2%, nhưng vào cuối tháng 4 lại thay đổi còn là 49,9%, giảm 0,3 điểm. Đây là một sự chênh lệch lớn. Khi đó, các nhà quản lý cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân tại sao lại bị giảm 0,3 điểm.
Ví dụ, nếu như các nhà quản lý có thể phân tích là “so với tháng 3, những sản phẩm có tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng thấp bán ra được nhiều hơn, và những sản phẩm có tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng cao bán được ít hơn, dẫn đến tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng giảm 0,3%”, khi ấy chúng ta sẽ hiểu được cần phải có đối sách như thế nào là tốt.
Như vậy, khi nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, điều quan trọng là các nhà quản lý sẽ không chỉ quan tâm đến các con số lợi nhuận, mà các nhà quản lý cũng cần phải kiểm tra cơ cấu doanh thu, các loại tỷ lệ lợi nhuận, và tỷ lệ biến đổi.
Tuy cùng một giá bán nhưng nếu tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng khác nhau, lợi nhuận cũng sẽ khác nhau.
Khi doanh nghiệp mua vào hai loại sản phẩm khác nhau với cùng một mức giá, và bán chúng với cùng một mức giá, tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng sẽ, nhau. Nếu không có vấn đề gì liên quan tới nơi bán giống hàng, chúng ta sẽ không cần thiết phải thay đổi cách bán hàng đối với mỗi loại sản phẩm.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp mặc dù mỗi loại sản phẩm có mua vào là khác nhau, nhưng giá bán ra lại giống nhau. Khi đó, hiển nhiên tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng sẽ khác nhau, nhưng ở trường hợp này chúng ta sẽ phải thay đổi cách bán hàng. Bởi vì với cùng một số lượng sản phẩm bán ra, sản phẩm có tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng cao hơn sẽ mang tới lợi nhuận cao hơn.
Ví dụ bây giờ, ở trước nhà ga, hai cửa hàng X và Y cùng bản hai sản phẩm A và B. Chúng được mua vào với giá khác nhau, nhưng lại được bán ra với giá giống nhau.
Cả hai cửa hàng X và Y đều bán được tổng cộng là 120 sản phẩm A và B. Nhưng tổng lợi nhuận bán hàng ở cửa hàng X là 4.600.000 vnd, còn ở cửa hàng Y lại hơn gấp đôi là 9.560.000 vnd. Tại sao lại như vậy?.
Nguyên nhân chính là do sự khác nhau giữa tỷ lệ lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng) của sản phẩm A với : phẩm B.
Cửa hàng X đã bán ra 100 sản phẩm A với tỷ lệ lợi nhuận là 14%, 20 sản phẩm B với tỷ lệ lợi nhuận là 45%. Cửa hàng Y lại bán 20 sản phẩm A với tỷ lệ lợi nhuận là 14% và 100 sản phẩm B với tỷ lệ lợi nhuận là 45%.
Trong khi của hàng X chọn cách trưng bày giống nhau cho cả 2 sản phẩm A và B, thì cửa hàng Y lại chọn nhấn mạnh vào thiết kế bao bì đẹp mắt và giá thành hợp lý của sản phẩm B, đồng thời để tâm đến việc giới thiệu chi tiết sản phẩm cho khách hàng. Đó chính là điều dẫn đến kết quả rõ ràng như trên.
Điều cơ bản của việc bán hàng là chúng ta cần nắm được tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng của mỗi loại sản phẩm, và từng loại sản phẩm đó sẽ sinh ra bao nhiêu lợi nhuận để dựa vào đó ta xây dựng được cách thức bán hàng và tiếp cận khách hàng phù hợp.
Điều này cũng tương tự như trong một nhà hàng. Cho dù trong nhà hàng có bao nhiêu món đồng giá trong thực đơn đi chăng nữa, chắc chắn chi phí của từng loại thực phẩm vẫn khác nhau. Khi đó, chắc chắn chúng ta nên tính toán thật công phu sao cho khách hàng gọi thật nhiều những món có tỷ lệ giá vốn thấp – tức là có tỷ lệ lợi nhuận cao. Cách trình bày thực đơn, bảng quảng cáo ở cửa ra vào, cách chăm sóc khách hàng, ngôn từ và hình ảnh của website nhà hàng, v.v. đều phải thật công phu.
Giả sử một công ty sản xuất quần áo cho phụ nữ với hai kênh bán hàng: bán lẻ trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ của công ty, và bán buôn cho các trung tâm thương mại.
Giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng (end users) trong cả hai trường hợp đều hoàn toàn giống nhau. Nhưng cơ cấu lợi nhuận ở mỗi kênh bán hàng lại khác nhau. Để cho dễ hiểu, hãy tưởng tượng hai kênh bán hàng này là hai bộ phận kinh doanh bán lẻ và bán buôn trong công ty như trong bảng dưới đây:_
Doanh thu bán hàng trong một tháng của bộ phận bán lẻ là 5.000.000 vnd, và của bộ phận bán buôn là 10.000.000 vnd.
Bộ phận bán lẻ có tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng cao là 60%, nhưng chi phí cho nhân viên, trả tiền thuê nhà, tiền nội thất cũng cao, dẫn đến tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng rất cao là 50%. Vậy nên tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉnh chỉ còn là 10%.
Mặt khác, bộ phận bản buồn cung cấp hàng cho các trung tâm thương mại bằng giá bán buôn (bằng 70% của giá lẻ), tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là khoảng 30% do khoản chi phí này chỉ ở trụ sở chính, và vì vậy tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính đã đạt 13%.
Vậy khi nhìn vào toàn thể doanh thu, lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh chính, và tỷ lệ lợi nhuận của bộ phận bán buôn trên quy mô lớn vượt trội hơn hẳn so với bộ phận bán lẻ.
Tuy nhiên lần này, chúng ta hãy cùng thử xem xét trường hợp của một loại sản phẩm trong công ty sản xuất quần áo phụ nữ này (cột bên phải của bảng ví dụ). Cách nhìn nhận sẽ thay đổi.
Bộ phận bán lẻ có doanh thu là 10.000.000vnd, giá vốn hàng bán là 4.000.000 vnd, nên tổng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 6.000.000 vnd (tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng là 60%). Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 5.000.000vnd nên lợi nhuận thuần là 1.000.000vnd.
Mặt khác lại nhận bán buôn bán tổng hàng hóa ai mua trị là 4.000.000 vnd với giá 7.000.000 vnd cho bên trung tâm thương mại, do vậy lợi nhuận gộp và bán hàng và cung cấp dịch vụ là 3.000.000– chỉ bằng một nửa so với bộ phận bán lẻ, và tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng là 43%. Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 2.100.000 vnd, vậy nên lợi nhuận thuần là 900.000vnd, ít hơn so với 100.000 vnd của bộ phận bán lẻ.
Như vậy khi nhìn vào cơ cấu lợi nhuận, không chia khoản tiền hiện trên đó, mà tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng cũng quan trọng.
Như thế, chúng ta có thể hiểu rằng có nhiều trường hợp cho dù có bán cùng một loại hàng hóa nhưng lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận lại khác nhau, và tất nhiên cơ cầu lợi nhuận của chúng cũng hoàn toàn khác.
Nhà quản lý có cố gắng từng ngày để nâng cao tỷ lệ lợi nhuận cho sản phẩm của công ty mình không?
Tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng của công ty cho dù chỉ có giảm 1 điểm so với năm trước, những gây ra ảnh hưởng lớn tới 4 loại lợi nhuận khác. Như vẫn vậy tỷ lệ tổng lợi nhuận bán hàng là một tỷ lệ vớ cùng quan trọng, nên các nhà quản lý cần phải nỗ lực trong việc làm thế nào để nâng cao tỷ lệ ấy dù chỉ là từng chút một.
Có rất nhiều phương pháp như: xem xét lại giá bán sản phẩm, chính sửa cấu của sản phẩm xem xét lại cấu thành giá sản phẩm, thương lượng việc giảm giá nhập với nhà cung cấp, thay đổi nguồn hàng chuyển đổi sang mô hình kinh doanh SPA (Special Store Retailer of Private Label Apparel – mô hình kết hợp bán lẻ và sản xuất trong ngành may mặc)… Các nhà quản lý hãy trao đổi với nhân viên trong toàn bộ các bộ phận, cùng nhau suy nghĩ một cách nghiêm túc, và cùng thực hiện.
Trên đây, TACA đã cung cấp cho bạn đọc thông tin chuyên sâu về tỷ lệ lợi nhuận từ đó giúp mỗi nhà quản lý có thêm sự cái nhìn tổng quát và đưa ra những quyết định đúng đắn giúp phân bổ tỷ lệ lợi nhuận hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực sự hiểu và tối ưu hóa trong việc biến những con số vô tri thành những con số biết nói nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đưa ra các quyết định, định hướng cho hoạt động kinh tế – tài chính của doanh nghiệp một cách cụ thể và chính xác, bạn có thể liên hệ tới chúng tôi theo thông tin sau:
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911