Tư duy số nghĩa là tư duy cởi mở với những điều mới, sẵn sàng điều chỉnh để đón nhận những thay đổi mới của môi trường kinh doanh thời đại 4.0, trao cơ hội cho doanh nghiệp “dấn thân” vào các giải pháp số. Từ tư duy số cho đến hành động, doanh nghiệp khao khát những giải pháp số nhưng nếu không có một tư duy số đúng đắn thì quá trình chuyển đổi số sẽ chỉ là gánh nặng cho toàn bộ hệ thống nội bộ.
Vậy những tư duy số toàn diện nào mà các lãnh đạo doanh nghiệp cần trang bị cho mình để đạt được thành công trên hành trình chuyển đổi số và đâu là những sai lầm trong lối mòn tư duy có thể gặp phải, TACA sẽ thảo luận trong bài phân tích dưới đây.
Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến chuyển đổi số nhưng chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện phần mềm, cách làm việc, hay đơn giản chuyển sang bản hàng Online đã là chuyển đổi số. Chuyển đổi số bắt đầu từ việc thay đổi cách nghĩ, cách làm, từ việc thay đổi niềm tin của con người từ lên trong doanh nghiệp, cấp quản lý cho đến nhân viên. Hay có thể nói, bắt đầu từ tư duy kỹ thuật nhân sự sang tư duy đánh giá và phân tích dựa trên dữ liệu.
Đối với các doanh nghiệp sinh ra trên nền tảng số như là E-commerce, Digital Marketing, đã quen thuộc với công nghệ, với những công cụ con số. Việc đào tạo họ với những thay đổi số trong doanh nghiệp chỉ cần bắt đầu với những thay đổi kỹ thuật ngay tắp lự. Còn mindset của họ giống như bảng cửu chương vậy, là thứ đã có sẵn. Nhân sự trong những doanh nghiệp này, tự họ đã có mindset “số” – tư duy số, vì nếu không có mindset này họ đã không thể tồn tại trong ngành.
Nhưng đối với các doanh nghiệp truyền thống như ngành bán lẻ, dịch vụ, phân phối,… “con người” là block – trụ cột vận hành chính. Các doanh nghiệp này đã thành công với mô hình truyền thống, đã có sẵn loại “gen-build-to-success” – loại gen để thành công trong “máu doanh nghiệp”. Họ chưa cần và cũng không cần đến “tư duy số” trong 20 năm hoạt động vừa rồi. Vậy nên khi tiến lên kỷ nguyên số, nhận sự của những doanh nghiệp truyền thống rất cần được cập nhật, học hỏi để tiếp tục duy trì “gen-build-to-success” – “gen để thành công” cho doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp truyền thống đến với sự thay đổi thì việc mà nhà lãnh đạo nghĩ đến đó là họ sẽ đến với nhân sự nào, rồi bảo họ làm gì để thay đổi. Còn đối với doanh nghiệp sinh ra trên nền tảng số, khi cần sự thay đổi, họ sẽ nghĩ tới liệu hệ thống thay đổi ra sao, chúng ta có dữ liệu gì?,… Đây chính là mầm mống cho tư duy số đánh giá và phân tích dựa trên dữ liệu mà doanh nghiệp truyền thống cần học hỏi.
Người có tư duy số và người KHÔNG có tư duy số
Người có tư duy số và người KHÔNG có tư duy số
Chúng ta cứ nghĩ là cứ có công nghệ xịn, phần mềm ngon là ngon luôn. Thực ra cũng không sai, nhưng mà đây mới chỉ là ⅓ vấn đề thôi. Với những người mà họ nắm rõ quy trình, thì họ hiểu rằng để tạo ra một cái công việc mới, một trải nghiệm mới cần 3 yếu tố:
Công nghệ xịn nhưng con người chưa có mindset để sử dụng, chưa biết dùng hoặc dùng được 1 phần ít tính năng. Dùng một thời gian, họ lại thấy chẳng có tác dụng gì mấy nền lại quay lại quy trình truyền thống. Cuối cùng thì công nghệ chẳng những không mang lại giá trị đầy đủ cho doanh nghiệp mà còn lãng phí chi phí.
Nhưng mà nếu, người biết dùng, công nghệ cũng tốt, mà quá trình hướng dẫn nhập liệu đầu vào không tốt, kết quả cũng không thể tốt được.
Vậy nên hãy bỏ cái suy nghĩ là mình có phần mềm ngon lành, là đã chuyển đổi số xong rồi. Những yếu tố quan trọng nhất (3 yếu tố) phải được cân nhắc, phải được dự đoán lên kế hoặc, không bỏ yếu tố nào.
Khi nhắc đến câu chuyện, những doanh nghiệp “bại” trong chuyển đổi số trông như thế nào thì phải có đến 7/10 doanh nghiệp là do thiếu chiến lược rõ ràng.
Một quá trình mà nhân sự khối vận hành chưa bao giờ tiếp cận, chưa training chưa chuẩn bị kiến thức, cứ đè ra đòi chuyển đổi số thì chuyển đổi làm sao. Và vị sự chuẩn bị không đầy đủ về kiến thức về kỹ năng và về mindset thì dẫn đến là trong quá trình triển khai, nhân sự họ không hiểu hoặc là hiệu khác đi.
Ví dụ khi mà có những cái deadline yêu cầu về cung cấp số liệu cho phần mềm, vì không hiểu hoặc hiểu sai mà nhân sự có thể chỉ đưa cho xong, bên tư vấn phần mềm nói gì nghe nấy, không đánh giá liệu là, à cái này có hợp với doanh nghiệp mình không, có giúp ích gì cho quy trình của mình không. Đây là lỗi sai trầm trọng.
Lỗi sai trên bắt nguồn từ việc doanh nghiệp thiếu đi một CHIẾN LƯỢC khi tiến tới chuyển đổi số. Nếu có một chiến lược chuyển đổi số rõ ràng về mục tiêu về nguồn lực, thì các cấp khi triển khai sẽ không gặp tính trạng bối rối, lấy chỗ này đắp chỗ kia.
Các doanh nghiệp cũng phải hiểu rằng không phải ngành nào cũng chuyển đổi số được. Những ngành như là mấy ngành xuất nhập khẩu, cứ một hai phải chuyển đổi thì chuyển làm sao. Khi mà đồng ý là chuyển đổi số rồi, thì định hướng chiến lược cũng phải rõ ràng. Để làm gì? Để tối ưu chi phí thì định hướng chiến lược sẽ khác mà để tăng doanh thu mở kênh bán mới, mục tiêu chiến lược cũng khác. Và còn ở phạm vi nào nữa? Không phải phòng ban nào cũng cần chuyển đổi số, ví dụ 1 số phòng ban lễ tân, chuyển đổi số để làm gì, có thực sự cần thiết và hiệu quả không.
Một siêu máy tính không giúp được trẻ lên 3 học cách lập trình, một con dao gọt hoa quả rất khó sử dụng để chặt xương. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu quá trình chuyển đổi với yếu tố công nghệ mới nhưng rồi lại bế tắc khi ứng dụng vào thực tế hay ‘lạc lối’ trong chính tầm nhìn dài hạn. Thế nên trước khi bắt đầu quá trình cải cách với những ứng dụng tinh vi, hãy dành thời gian tự hỏi liệu công nghệ hay mô hình kinh doanh mới là ‘chìa khóa’ giúp công ty.
Một câu hỏi có lẽ là trăn trở của rất nhiều chủ doanh nghiệp trước làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay. Doanh nghiệp của mình có nhất thiết phải chuyển đổi số hay không?
Câu trả lời rất đơn giản, nếu tôi đầu tư 1 đồng vào chuyển đổi số mà nó đem lại 10 đống doanh thì thì tôi CẤN. Nếu tôi bỏ ra một đồng mà nó không đem lại gì thì tôi KHÔNG CẦN làm. Nhưng hãy khoan, đây mới chỉ là câu chuyện trong NGẮN HẠN.
Nhìn sâu hơn vào doanh nghiệp, vào cơ cấu và nhân sự và cả khách hàng mục tiêu doanh nghiệp hướng về, hiện tại có thể doanh nghiệp chưa thu lại được đồng nào, dù rằng hiện tại doanh nghiệp tôi chưa cần cài này. Nhưng mà nếu năm sau mà đối thủ của tôi mà làm cái này thì tôi đi tong. Đây là câu chuyện trong DÀI HẠN mà công ty cần cân nhắc.
Nói chúng, lãnh đạo doanh nghiệp phải nhìn vào một cái outline trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để có một bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp và về thị trường. Tích hợp với chỉ số ROI (return on investment) – doanh thu dựa trên số vốn đầu tư để đưa ra quyết định dựa trên định tính và trên cả định lượng.
Trong phần trước TACA đã đưa ra những tư duy số trả lời cho câu hỏi “What” trong chuyển đổi số. Những tư duy số nền tảng của lãnh đạo cần biết để quyết định liệu rằng chuyển đổi số có là một quyết định thông minh của doanh nghiệp hay không. Và trong phần này, những tư duy số sẽ trả lời cho câu hỏi “How”, những tư duy số cần phải có trong quá trình chuyển đổi số mà doanh nghiệp đã lựa chọn dấn thân vào. Không dừng lại ở mức độ biết, những tư duy số trả lời cho câu hỏi “How” yêu cầu nhà quản trị phải vận dụng xuyên suốt trong cả quá trình để đưa ra kết quả liên tục.
Người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn, có hiểu biết về chuyển đổi số, lợi ích của chuyển đổi số và thực hiện vai trò gắn kết. Có phòng ban “số hóa” hoàn toàn còn có phòng ban “số hóa” một phần, nhưng người lãnh đạo phải đảm bảo gắn kết tất cả mọi người trong các phòng ban chuyển đổi số, đảm bảo sự thống nhất liền mạch.
Câu hỏi lúc này là ai sẽ là người dẫn dắt cho quy trình chuyển đổi số?
Trong các doanh nghiệp nước ngoài, có các chứng danh như là CDO (chief data officer) hay CDAO (chief data & analytics officer) để đảm nhận riêng vai trò “chuyển đổi số”. Còn ở Việt Nam, chức danh này dường như còn xa lạ.
“Chuyển đổi số” giao luôn cho ông CIO (Chief Information Officer) làm, nghe thì hợp lý đấy nhưng về bản chất thì cách làm này đã sai. Người dẫn dắt quá trình “chuyển đổi số” phải là CEO, tức lãnh đạo ở cấp kinh doanh chiến lược đưa đề bài cho bên IT, chứ không phải đưa hẳn cho bên IT làm “chuyển đổi số”.
Để thực hiện số hóa (digitalization) thì chí cần năng lực số, nhưng để Chuyển đổi số (digital transformation) thành công thì phải có thêm năng lực lãnh đạo. Vì mọi người cứ nhầm tưởng rằng chuyển đổi số “digital transformation” là mang công nghệ thay đổi doanh nghiệp, nhưng thực chất là doanh nghiệp tự cơ cầu và quản trị sự thay đổi (changes management) để tiếp cận công nghệ mới. Sự thay đổi tại digital transformation xuất phát từ nội tại chứ không phải từ bên ngoài doanh nghiệp.
Thuật toán chuyển đổi số rất quan trọng nhưng mới chỉ giải quyết 10-15% vấn đề thôi. Còn 85% còn lại nắm ở quy trình của tổ chức
Vậy nên, ai dẫn dắt quy trình chuyển đổi số phải có cả năng lực số và năng lực lãnh đạo. Nếu một cá nhân không thể nắm bắt cả hai năng lực này thì hai cá nhân (CEO và CIO – quan trọng hơn là CEO với tư duy số đúng đắn) phải cùng phối hợp dẫn dắt
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một hành trình dài hơi đời hỏi sự cân nhắc kỹ càng trong điều kiện giới hạn về thời gian, nguồn lực.
Trước khi bắt đầu việc xây dựng kế hoạch chi tiết – các bước cụ thể thực hiện chuẩn bị và chuyển đổi số, hãy hình dung quy trình sơ bộ trước đó. Nếu có thể, hãy vạch ra quy trình rút gọn – Executive seminar (hãy phối hợp với CIO để hoàn thành, khi đi vào chi tiết, doanh nghiệp mới cần huy động nhiều phòng ban hơn). Executive seminar có thể bao gồm:
Các vị CEO có thể đi thăm các công ty chuyển đổi số thành công và lắng nghe những vị CEO hoặc là các vị lãnh đạo khác chia sẻ về những thách thức của họ, về giải pháp số học đưa ra để cưỡi sóng thành công, và cả những vấn đề khác như là chi phí thực hiện. Khi đã có “lý thuyết suông” thì hãy trang bị thêm những kiến thức thực tế từ những doanh nghiệp khác nữa, hãy biết tận dụng lợi thế và các mối quan hệ.
Rào cản văn hóa trong tổ chức hay văn hóa á châu nói chung đó là văn hóa “chia sẻ” chưa được coi trọng. Bản năng của con người là không thích chia sẻ. Thế nhưng để chuyển đổi số chúng ta phải trang bị cho mình tư duy số về “chia sẻ”. Vậy nên lãnh đạo phải làm cách nào để cho mọi người hiểu rằng:
Thứ nhất, “chia sẻ” là một điều thú vị,
Thứ hai, môi trường làm việc khuyến khích mọi người chia sẻ.
Thứ ba, để mọi người hiểu rằng khi mình chia sẻ cái lợi chung to hơn cái lợi riêng thì mình phải chia sẻ.
Văn hóa có thể thay đổi nhưng không phải cứ “hô to” văn hóa chia sẻ trong các cuộc họp hay gắn những câu nói trên tường là đã có văn hóa chia sẻ. Văn hóa “chia sẻ” trong dữ liệu sẽ là nền tảng cho chuyển đổi số, rất khó để có thể số hóa và làm phẳng doanh nghiệp nếu phòng ban này không chia sẽ thông tin cho các phòng ban khác
Đặt ra ngân sách cho tất cả giai đoạn được đặt ra từ đầu. Trong quá trình chi tiêu cho các hoạt động cải tiến chuyển đổi số, cố gắng không để cho con số chênh lệch quá nhiều (-20% hoặc +20%).
Có một câu chuyện vui như thế này, một doanh nghiệp tìm đến các chuyên gia của TACA để tư vấn về các phần mềm quản trị doanh nghiệp cho quá trình chuyển đổi số, khi được hỏi về “budget” – ngân sách cho chuyển đổi số của em là bao nhiều thì người đại diện của doanh nghiệp (kiêm chức) cũng rất thành thực mà trả lời rằng “em cũng không biết nữa em xin sếp cho mua thì mua ko mua thì thôi”.
Từ câu chuyện này để ta thấy rằng, nhiều doanh nghiệp mặc dù có mong muốn chuyển đổi số đã bắt đầu chuyển đổi số, nhưng không rõ ràng trong khâu ngân sách. Khi mà ngân sách cớn lên quá nhiều mà lợi nhuận không thu được là bao. CEO có thể cắt đi nguồn đầu tư này và chuyển đổi số trở thành “dự án chết”. Mà chúng ta cũng biết rồi, chuyển đổi số là quá trình lâu dài, nếu dừng lại giữa chừng thì mọi chi phí từ ban đầu có thể đổ sông đổ bể theo cùng.
Vậy ngân sách cho chuyển đổi số nên đầu tư như thế nào, chiếm bao nhiêu phần trăm quỹ đầu tư của doanh nghiệp? Quả thật là không có con số chính xác hay ước tính sơ bộ cho câu hỏi này, nhưng với kinh nghiệm làm nghề lâu năm các chuyên gia của TACA đánh giá rằng, chi phí đầu tư cho chuyển đổi số của doanh nghiệp thực chất cũng không cao hơn qua so với chi phí đầu từ cho công nghệ ban đầu (bộ phận của CIO), tính về hiệu quả hoạt động và thời gian sử dụng. Đấy là trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng tiền đầu tư “chuyển đổi số” một cách thông minh
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực – kỹ năng mới và công nghệ mới. Nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư, “rót” tiền đúng chỗ hổng trọng yếu. Với xu thế hiện này, các công ty nước ngoài và trong nước đang dành phần đầu tư nhiều nhất cho nguồn nhân lực. Vì làn sóng “chuyển đổi số” cũng đã có một khoảng thời gian phát triển, những phần nền tảng như cơ sở hạ tầng và công nghệ mới cũng có được nguồn tham khảo nhất định và có thể tái áp dụng cho các doanh nghiệp khác nhau.
Chỉ có “chất kết dính” “chất bôi trơn” chu trình – người lao động ở mỗi doanh nghiệp là có sự khác biệt (về kỹ năng, thái độ, mindset,…) nên vẫn “ngốn” của một đống tiền của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực về dữ liệu cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn rất khan hiếm, những nhân sự có khả năng như là business analyst (phân tích kinh doanh), data engineer (kỹ sư dữ liệu),… vẫn ít thấy trong các doanh nghiệp.
Trong tình hình này, lời khuyên cho doanh nghiệp là Đừng tiết kiệm. Có những doanh nghiệp lớn – có cả một đội ngữ để “develop” – phát triển được các công nghệ mới để áp dụng cho doanh nghiệp trong vòng 1 -2 năm. Với một đội ngũ mạnh như vậy thì không chỉ chuyển đổi số mà rất nhiều thứ khác doanh nghiệp có thể phát triển được. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì một đội ngũ nhân sự số có lẽ là lãng phí (phí duy trì và phí nghiên cứu liên tục) nhưng bạn vẫn sẽ cần một vài nhân sự số để phối hợp với CEO và các bên outsource (cung cấp dịch vụ số) bên ngoài doanh nghiệp.
Khi chuyển đổi số các doanh nghiệp nói chung đều có những bài toán riêng phải giải. Ví dụ như trong lĩnh lực xây dựng, quản trị vận hành gắn liến với quản trị dự án, block – khối vận hành hoạt động tốt không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí, tối ưu nguồn lực của nội bộ mà còn góp phần thành công của các dự án. Chuyển đổi số trong lĩnh lực này cần phải đáp ứng vấn đề thời gian, lãnh đạo nắm kịp thời tiến độ thi công, khi mà có quá nhiều dự án cùng lúc, nếu không có một phần mềm quản lý nhân sự thì lãnh đạo cũng “lực bất tòng tâm”.
Để thấy rằng là, mỗi ngành nghề lại có những bài toán khác nhau, nhưng “nút thắt” mà chỉ riêng ngành nghề hoặc thậm chí là riêng công ty đó mới có. Chuyển đổi số, muốn thành công, không thể phớt lờ những bài toán quản trị đặc thù này.
Như vậy trước và trong quá trình khi chuyển đổi số, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần trang bị cho mình những tư duy số cần thiết để có thể đưa doanh nghiệp của mình bắt kịp xu thế và lên một tầm cao mới. Đừng chuyển đổi số khi mà bạn chưa rõ đường hướng chiến lược mục tiêu, văn hóa dữ liệu và những bài toán quản trị cần giải?.
Đừng chuyển đổi số khi chưa làm rõ tầm nhìn, văn hóa dữ liệu và bài toán quản trị cần giải
Thấy người ta làm mình cũng nô nức đi làm, nhưng mà có khi trong nôi tại doanh nghiệp của mình thực chất chưa cần điều đó. Một doanh nghiệp mà chỉ có 20 mà cũng muốn chuyển đổi số, chưa đến “điểm tắc nghẽn” “thời điểm chín muồi” thì chuyển đổi số cũng chưa phải là cần thiết lắm. Con sâu cứ bò từ từ, đến khi nào môi trường bắt nó chuyển đổi thành bướm thì thôi, đốt cháy giai đoạn sẽ chỉ khiến nền tảng của doanh nghiệp không bền vững.
Nếu trong môi trường cạnh tranh doanh nghiệp vẫn có thể tăng trưởng liên tục, thì chưa cần chuyển đổi số. Đến khi nào mà doanh nghiệp không thể tăng trưởng được nữa, bị chững lại, và đối thủ cạnh tranh đang đi nhanh hơn mình thì lúc này “nhu cầu” chuyển đổi số mới nên được đáp ứng.
Chuyển đổi số mà chỉ chạy theo “Fashion” dẫn đến tình trạng làm nửa vời. Ví dụ như doanh nghiệp mua tool (công cụ) công nghệ về dùng = coi như là chuyển đổi số. Nhưng mà mọi người không biết dùng, xong kêu là “ anh ơi dùng cái này rối lắm, mất thời gian, em làm như cũ còn nhanh hơn”. Vì làm nửa vời nên nhân sự và các nguồn lực chưa sẵn sàng. Kết quả là doanh nghiệp lúc này quay ra “oán hận” đứa bán tool cho mình. Cứ ảo tưởng là mua tool về là quy trình doanh nghiệp tự khắc tự động hóa, làm gì có chuyện dễ như thế.
Lỗi này cũng rất hay gặp ở các doanh nghiệp. Mua một đống tool của một đồng tiền, nào là cái này triệu USD, cái kia 5000 USD, dùng tốt lắm, nào là IAB (ủy ban cố vấn số) , hệ thống online, bán hàng online, CDB (cấu trúc dữ liệu có sử dụng một số thuật toán) , CRM (hệ thống quản lý quan hệ khách hàng). Để một sản phẩm hiện hữu trên cả 5 hệ thống, nhân sự phải làm đi làm lại 5 lần dữ liệu in và out. Thế thì chẳng khác gì làm việc truyền thống nhưng mà ĐÔNG người hơn, tất nhiên là lãng phí hơn. Trong khi nếu chỉn chu ra, có chiến lược thực hiện, các hệ thống này được liên kết với nhau, chỉ làm một lần thôi, một thao tác đáng lẽ tốt hơn lại trở thành trở ngại cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số cho toàn doanh nghiệp những người lãnh đạo vẫn giữ tư duy cũ và những thói quen cũ thì chuyển đổi số dễ thất bại. Vì rằng nhân viên là hình chiếu mong muốn chủ quan của nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo kháng cự với chuyển đổi số thì nhân sự ít nhiều cũng sẽ như thế
Chuyển đổi số là quá trình từng ngày, không phải đích đến mà đập bụp một phát chúng ta có thể đến đích được. Đặc biệt với các doanh nghiệp truyền thống quá trình này lại càng lâu hơn. Thay đổi quá nhiều thứ cùng một lúc, mà đặc biệt lại còn là thay đổi nội tại con người. Bắt nhân sự làm quen với công nghệ mới, quá trình mới, kỹ năng mới, – 3 thay đổi cùng một lúc, nhân sự chắc chắn ốp không nổi. Vậy nên trong từng giai đoạn nhất định, tập trung vào 1 thứ duy nhất.
Tôn Tử có dạy:
“Nhật dạ bất xử, bội đạo kiêm hành, bách lí nhi tranh lợi” – “Ngày đêm không nghỉ, hành quân gấp đôi bình thường, đi trăm dặm tranh lời.”
Khi doanh nghiệp định hướng nhân lực làm việc làm ở mức độ quá cao và làm hết sức mình, đôi khi là ép buộc không mang lại hiệu quả tốt. Đòi hỏi quá nhiều ở lính khiến đội quân của bạn dễ rơi vào tay địch thủ, ngăn phần lớn đội quân hoàn thành mục tiêu, đồng thời khiến nhà lãnh đạo thất bại
“Lược u nhiêu dã, tam quân túc trực, cần dường nhi vật lao, tinh khí tích cực, vận bình kế mưu, vi bất khả trắc” – “Phải bồi dưỡng lực lượng, không bắt sĩ tốt khó nhọc quá sức. Tích lũy đầy đủ sức mạnh và dùng mưu kế mà địch không thể ngờ tới.”
Doanh nghiệp cần hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì thế chủ động. Một trong những con đường đổi mới là liên tục vận động và sáng tạo. Vì lý do này, người lãnh đạo cần bảo bảo toàn sức mạnh và nguồn lực của mình để tập trung năng lượng cho những mục tiêu quan trọng. Điều này cũng đòi hỏi bạn phải hiểu rõ năng lực và hạn chế của mọi nhân viên. Khi càng hiểu rõ năng lực và hạn chế của “lính nhà”, lãnh đạo càng có khả năng đánh giá chính xác khi giao trọng trách cho nhân viên và phát huy tối đa năng lực.
Doanh nghiệp không thể kỳ vọng rằng, áp dụng công nghệ xong doanh nghiệp của mình sẽ trở thành “siêu nhân”. Công nghệ chỉ giúp doanh nghiệp trở nên hiệu quả và nhanh hơn. Giống như một người đang đi bộ không thể nhờ công nghệ mà đi ngay lên mặt trăng được, phải đi từ bước thứ nhất, bước thứ 2 rồi bước thứ 1 triệu.
Vẽ ước mơ” cao siêu thực tế sẽ giết chết kế hoạch “chuyển đổi số” trong trứng nước.
Khi tư vấn cho các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số, TACA sẽ gợi ý cho doanh nghiệp theo kiểu là doanh nghiệp đang có những cái này, cải tiến lần 1 bao gồm số hóa thực, giới thiệu một số cái mới và cải thiện mấy cái cũ. Sau khi nâng cao lần 1 sẽ có những lần nâng cao số 2 số 3 nữa. Thêm dần những yếu tố mới.
“Méo mó có hơn không”, vì khoảng cách giữa việc “có” và “không có” lớn hơn rất nhiều so với “có” và “ nâng cao thêm”. Muốn nuốt chửng một con voi trong 1 lần là không thể, cũng như doanh nghiệp trong chuyển đổi số cũng thế, phải chia nhỏ các tác vụ và xử lý từ từ.
Quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp vì không thể chuyển đổi số thành công nên nhanh chóng lụi tàn, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số. Thời gian lụi tàn của các doanh nghiệp truyền thống như là bán lẻ và xuất nhập khẩu sẽ chậm hơn, nhưng càng nguy hiểm hơn, giống như nguyên lý “luộc ếch”. Nếu luộc ếch bằng nước nóng ngay từ đầu, ếch sẽ nhảy ra nhưng nếu ban đầu luộc ếch bằng nước lạnh rồi tăng dần nhiệt đột, ếch sẽ bị luộc chín. Tình hình của các doanh nghiệp truyền thống giống như ếch luộc nước lạnh vậy, nguy cơ suy độ bất cứ lúc nào. Vậy nền các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số liên tục và không ngơi nghỉ.
Dịch vụ Tư vấn triển khai các Giải pháp Chuyển đổi số
Nếu gặp khó khăn trong khâu tự đánh giá và vạch ra những chiến lược chuyển đổi số phù hợp với mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn cộng tác với một đối tác bên ngoài cung cấp các dịch vụ tư vấn triển khai các giải pháp chuyển đổi số (Digital Transformation). Trên thực tế chuyển đổi số cùng những đối tác “tri kỷ chuyển đổi số” – người tư vấn, là cánh tay nối dài giúp tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp cao hơn. Không chỉ vì trình độ chuyên môn của đội nhóm cộng tác mà còn vì vai trò khách quan, đánh giá trung lập, doanh nghiệp sẽ cảm thấy “nhẹ nhàng” chấp nhận sự điều chỉnh hơn.
Dịch vụ tư vấn triển khai các giải pháp chuyển đổi số (Digital Transformation)
Hơn hết, lãnh đạo cần thấu cảm với những vấn đề hiện có của nhân viên để triển khai các hoạt động hướng dẫn và giám sát phù hợp. Đó là xu hướng chung của các lãnh đạo ngày nay – Lãnh đạo chuyển đổi (Transformational leadership). Lãnh đạo có tư duy số sẽ đưa doanh nghiệp đi đến thành công nhanh hơn.
“Tư duy số” (Digital Mindset) là một tập hợp suy nghĩ – tri thức – thói quen – kinh nghiệm hướng tới chuyển đổi số. Tư duy số này đến từ quá trình tìm hiểu và luôn để mắt tới các xu hướng công nghệ mới để nắm bắt nguyên lý ứng dụng.
Lãnh đạo có được tư duy số sẽ điều hành doanh nghiệp đi đến thành công nhanh hơn và xây dựng một đội ngũ nhân lực kiên cường hơn. Những công ty có lãnh đạo và nhân viên có tư duy số sẽ phản ứng nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường sẽ tận dụng được những cơ hội kinh doanh mới.
Bối cảnh công nghệ đang tiến bộ nhanh chóng theo quy luật hàm mũ với các công nghệ số tiên tới mới như truyền thông xã hội, dữ liệu lớn, điện toán di động, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, người máy… đang phá vỡ phá vỡ trật tự thế giới cũ tạo nên một khối tượng dữ liệu mà đa số là số khổng lồ. Các công nghệ này tạo ra các động lực thúc đẩy và làm “đứt gãy” các cấu trúc xã hội, thế giới cũ, tạo nên một sự dịch chuyển vô tiền khoáng hậu trong lịch sử.
Một người có tư duy số hiểu được sức mạnh của công nghệ trong việc dân chủ hóa, mở rộng quy mô và tăng tốc mọi hình thức tương tác và hành động trong bối cảnh hoạt động chuyển đổi số. Có tư duy số là khả năng nắm bắt được phổ tác động này cũng như các khả năng và thái độ cần thiết để đối mặt với nó một cách bình tĩnh, không hoảng sợ.
Người có tư duy số đồng thời là người có tư duy phát triển
Có cách tiếp cận linh hoạt
Chấp nhận sự đa dạng
===> Xem thêm: 9 xu hướng Chuyển đổi số “lên ngôi” giúp doanh nghiệp kiến tạo tương lai
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911