Quản lý dòng tiền
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP – Dự báo và đánh giá tài chính doanh nghiệp đúng cách và hiệu quả.
Đối với bất kỳ ai quan tâm và muốn trở thành chuyên tra trong lĩnh vực phân tích tài chính, điều quan trọng là ngoài kiến thức chuyên môn cần có thì chúng ta cần biết cách phân tích hiệu quả các báo cáo tài chính của một công ty.
Kỹ năng này đòi hỏi phải thông rõ 3 lĩnh vực:
– Cơ cấu báo cáo tài chính.
– Các đặc điểm kinh tế ngành công nghiệp, trong đó có thị phần công ty đang hoạt động.
– Các chiến lược mà công ty đang theo đuổi để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.
Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: Với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp). Tuy nhiên, trình tự phân tích và dự báo tài chính đều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự báo.
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Có 5 điểm không thể bỏ qua trong quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp, đó là:
Mục tiêu sau cùng của việc phân tích các chỉ số tài chính: Đó là vẽ nên một bức tranh tổng quát của doanh nghiệp. Nếu bạn biết ý nghĩa của từng chỉ số trong báo cáo tài chính là rất tốt, nhưng việc XÂU CHUỖI các CHỈ SỐ này với nhau và đưa ra tổng thể về doanh nghiệp mới là bước quan trọng.
Khi bạn ra được một bài phân tích kết quả tài chính, nếu chỉ nhăm nhăm phân tích một cách chi tiết từng chỉ số một và đọc xong người đọc chả biết VẤN ĐỀ của doanh nghiệp đang nằm ở đâu? Có giải pháp gì cho những vấn đề đó. Thì bài báo cáo đó có dài đến đâu cũng coi như chỉ đạt yêu cầu 50%.
Hãy cùng lấy một ví dụ:
Một công ty có hàng kho giảm hàng năm, một cách logic nó sẽ giúp cải thiện free cash flow (dòng tiền tự do) của doanh nghiệp. Cùng lúc đó, doanh thu, lợi nhuận của họ tăng trưởng mỗi năm. Nếu nhìn hai thông tin này một cách ĐỘC LẬP bạn sẽ đánh giá công ty này rất tốt. NHƯNG một công ty tăng trưởng hàng năm mà hàng kho giảm đều chưa chắc đã là một dấu hiệu tốt. Đó có thể là dấu hiệu của việc công ty thiếu nguồn cung cấp và rủi ro không có đủ hàng phục vụ cho tăng trưởng của mình? Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác nữa, nhưng để phân tích có hiệu quả rất cần việc xâu chuỗi các thông tin.
>> Xem thêm:
12 chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp dành cho CEO
Ngành công ty đang hoạt động? Rủi ro tiềm tàng là gì? Triển vọng phát triển là gì? Có những chính sách gì của Chính phủ/Nhà nước/Bộ Tài Chính hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lĩnh vực kinh doanh của mình? Doanh thu của công ty đến từ những hoạt động nào?
Có những sản phẩm nào mang tính đặc thù, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của công ty không? Có những giao dịch gì trong năm hoặc tương lai gần tạo ra doanh thu đột biến cho doanh nghiệp không?
Bạn có thể tìm hiểu tình hình tài chính của công ty qua các câu hỏi như:
Công ty đang hoạt động/ sản xuất gì? Công ty tạo ra tiền bằng cách nào? DN có vốn đầu tư nước ngoài không? (Nắm bao nhiêu thị phần trong nước và quốc tế). Xu hướng doanh thu lợi nhuận của công ty đang tăng hay giảm hay đi ngang. Dự báo những năm tới thế nào? Các sự kiện nổi bật gần đây của công ty là gì?
Có những sản phẩm nào mang tính đặc thù, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh của công ty không? Có những giao dịch gì trong năm hoặc tương lai gần tạo ra doanh thu đột biến cho doanh nghiệp không?
Tiếp đến là phân tích về quy mô thị trường, xu hướng, khả năng cạnh tranh, rủi ro đầu vào (chi phí), rủi ro đầu ra (doanh thu), có phụ thuộc vào một số đối tác không? Quan hệ tín dụng với ngân hàng nào.
>> Xem thêm: Phân tích tài chính doanh nghiệp để quản lý hiệu quả
Thông thường, ROA càng cao càng tốt. Với những doanh nghiệp trong ngành cơ bản như sắt thép, giấy, hóa chất… thì ROA là chỉ tiêu vô cùng quan trọng. Vì những doanh nghiệp này sử dụng tài sản dài hạn là máy móc, thiết bị… để nâng cao tỷ suất lợi nhuận. ROA cao thể hiện việc doanh nghiệp quản lý hiệu quả chi phí khấu hao, chi phí đầu vào tốt.
ROE càng cao, thể hiện hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ càng cao. Dựa và ROE, bạn cũng có thể đánh giá liệu doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh hay không?
Chiến lược phát triển của Ban lãnh đạo công ty là gì (tìm hiểu thông tin này từ các báo cáo thường niên và website công ty hoặc cafef ) để biết được chiến lược đó có phù hợp với định hướng các ngành mũi nhọn của Chính phủ/Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ hay không?
>> Xem thêm: Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện
Mục tiêu của ưu đãi thuế là nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển ngành, hoặc để giải quyết những khó khăn tạm thời, cấp bách trước mắt về vốn cho doanh nghiệp (DN), khuyến khích phát triển DN…
Nên việc biết được doanh nghiệp mình đang phân tích có được hưởng các loại ưu thuế nào cũng sẽ giúp bạn ra quyết định tốt hơn.
Chương trình đào tạo inhouse Phân tích Tài chính Doanh nghiệp chuyên sâu tại TACA sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu những kinh nghiệm thực chiến khi thực hành phân tích chuyên sâu về tình hình doanh nghiệp. Và mang đến rất nhiều câu trả lời cho các câu hỏi liên quan tới Quản lý tài chính, Xây dựng, Tổ chức và Thu xếp vốn cho doanh nghiệp ở mọi quy mô và mức độ phức tạp khác nhau.
Hơn hết Khóa học không chỉ giúp doanh nghiệp thấu hiểu BCTC, những góc cạnh tài chính DN khó nhận diện, mà còn giúp doanh nghiệp có thể tự thực hành tính toán các chỉ số tài chính trên Model Excel nâng cao với công cụ Power Query và Pivot Table, tạo Dashbroad trực quan, khoa học, thông minh giúp bạn tạo lập được báo cáo phân tích tài chính hoàn chỉnh và cách trình bày các bảng tính chuyên nghiệp.
Khoá đào tạo với sự chia sẻ từ các chuyên gia HÀNG ĐẦU đến từ TACA và các giám đốc điều hành, quản lý cấp cao đã từng kênh qua tại nhiều tập đoàn lớn như: Vingroup, Bimgroup, Flexfit, NIG.
Còn nếu bạn là chủ doanh nghiệp cần trợ giúp đẩy nhanh tốc độ cho quá trình phân tích tài chính, ra quyết định tài chính kinh doanh được tối ưu thì hãy để đội ngũ chuyên gia TACA hơn 20 năm kinh nghiệm quản lý tài chính, am hiểu môi trường kinh doanh trong & ngoài nước giúp bạn qua giải pháp Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911