Ngành bán bẻ là báo cáo quản trị.
Báo cáo quản trị ngành bán lẻ là một nghệ thuật bao gồm việc xây dựng các chiến lược phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của chuỗi cửa hàng, đến tối ưu hoá chi phí và giải quyết hàng tồn kho, … tất cả phục vụ cho việc đẩy mô hình kinh doanh trở thành một quy trình liền mạch.
Muốn làm được điều đó, việc xây dựng ưu việt các báo cáo quản trị là tất yếu. Vậy câu hỏi đặt ra: “Đâu là những loại báo cáo quản trị cần thiết cho quản trị bán lẻ?” Cùng TACA tìm hiểu 6 loại báo cáo trong bài viết này!
Tất cả những nỗ lực, cố gắng của tổ chức, doanh nghiệp được viết lên bằng kết quả lợi nhuận qua hằng tháng, quý, năm. Báo cáo quản trị doanh thu được sinh ra để phán ánh điều đó. Phán ánh doanh thu của các cửa hàng, phản ánh ngành hàng bán chạy và phản ánh nhóm khách hàng tiềm năng khai thác. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp mới thông suốt tình hình kinh doanh của từng hoạt động, sự lãi, lỗ của doanh nghiệp, từ đó mới thể đưa ra quyết định quản trị, cũng như quyết định đầu tư cho vay của những người liên quan.
Trong mô hình xây dựng chuỗi bán lẻ, thực tế hiện nay rất nhiều chủ doanh nghiệp muốn phát triển chuỗi bán lẻ nhưng chỉ cho rằng đó là cách nhân giống đơn thuần tức là cứ mở cứ mở các điểm bán mới sao cho giống với điểm bán cũ là được. Tuy nhiên, không phải cứ mở là thắng! Việc quản trị doanh thu ở mỗi điểm bán là không giống nhau, dẫn tới tình trạng bị thua lỗ hoặc thậm chí phải thu hẹp chuỗi.
Biểu 1: Doanh thu theo từng điểm bán. Nguồn: TACA
Biểu 2: áo cáo quản trị tăng trưởng doanh thu. Nguồn: TACA.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, cơ sở số 5 có doanh thu giảm mạnh nhất (-21.5%). Nếu chỉ nhìn đơn thuần, hoàn toàn chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng, hãy cắt bỏ khúc “ruột thừa” số 5 đi để tối ưu được doanh thu hơn. Tuy nhiên, bài toán không đơn giản và một chiều khi xem xét doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải nhìn lại, đâu là nguyên nhân gây ra sự sụt giảm về kết quả kinh doanh : Yếu tố khách quan hay yếu tố chủ quan.
Và thực chất, khi tính toán cơ sở số 1 – đây mới thực sự là mối quan ngại cho doanh nghiệp. Bởi có sở số 1 chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong chuỗi (những 13%). Vậy nếu lấy tỷ lệ nhân với phần trăm tăng trưởng thì cơ sở số 1 sẽ chiểm -2,3% của sự sụt giảm. Còn có sở số 5 sẽ chỉ chiếm 0.08% ảnh hưởng đến tỷ lệ sụt giảm nói chung, Đơn vị tư vấn quản trị cũng như lãnh đạo sẽ cùng ngồi lại với nhau để tìm hiểu đâu là yếu tố khiến cho doanh thu suy giảm như vậy? Tìm ra giải pháp khắc phục và đưa ra phương án cụ thể cho cơ sở số 1 này.
Tham khảo thêm tại: https://www.forbes.com/sites/joanverdon/2021/04/27/global-ecommerce-sales-to-hit-42-trillion-as-online-surge-continues-adobe-reports/
Mặt hàng phân phối có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự khác biệt doanhh số cho từng điểm bán. Đâu là mặt hàng bán chạy đem lại doanh thu lớn cho công ty? Tất cả có trong báo cáo cơ cấu doanh thu theo mặt hàng.
Việc lập báo cáo quản trị hàng bán sẽ cho biết số lượng bán ra và doanh thu của 1 sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định. Sử dụng báo cáo sản phẩm bán chạy sẽ giúp chủ doanh nghiệp nhanh chóng quyết định mặt hàng nào nên đầu tư, mặt hàng nào nên co gọn số lượng thậm chí là không nên tiếp tục bán.
Ví dụ doanh thu theo mặt hàng của TACA
Biểu 3: Doanh thu và biên lợi nhuận theo mặt hàng trong báo cáo quản trị. Nguồn:TACA
Biểu 4: Quản trị doanh thu theo cơ cấu mặt hàng. Nguồn: TACA
Biên lợi nhuận gộp của đa số các mặt hàng đều có sự sụt giảm so với với quý trước, Trong đó, đáng chú ý là 2 mặt hàng: mặt hàng 1 và 4. Đây rõ ràng là 2 mặt hàng lớn tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng lại có sự sụt giảm đáng kể -5% và -9%. Từ đây, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải xem lại nguyên nhân, đâu là tác động khiến một mặt hàng đang được ưa thích, chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục lại có sự sụt giảm đến thế. Ngay lập tức, cần đề xuất các biện pháp để khắc phục. Như chạy quảng cáo marketing cho mặt hàng, xem lại chất lượng sản phẩm, xem lại xu hướng dịch chuyển khách hàng đối với sản phẩm này.
Báo cáo quản trị doanh thu theo nhóm khách hàng giúp định hình được chính xác cần hướng đến bao nhiêu nhóm khách hàng từ đó, doanh nghiệp bán lẻ có thể:
– Rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin, dữ liệu khách hàng
– Tạo điều kiện cho các dịch vụ tư vấn/chăm sóc khách hàng và đặc biệt là đưa ra các sản phẩm phù hợp cho khách hàng
– Mang lại các chiến lược tiếp cận khách hàng nhanh chóng, đơn giản hiệu quả nhất
– Đẩy mạnh và nghiên cứu các sản phẩm tiềm năng cho đối tượng khách hàng phù hợp.
Việc phân loại doanh thu theo khách hàng mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp bán lẻ. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các kế hoạch Marketing.
Biểu 5: Quản trị doanh thu phân chia theo độ tuổi nhóm khách hàng. Nguồn: TACA
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, đối tượng khách hàng của doanh nghiệp bán lẻ từ 35-45 tuổi và trên 45 tuổi là khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu bán hàng. Vậy cần có các cách tiếp cận Marketing truyền thông phù hợp, cũng như chiến dịch marketing cụ thể cho đối tượng khách hàng trong vùng độ tuổi này. Ví dụ: đẩy qua các kênh TV khung giờ vàng, đẩy qua các kênh báo, thay vì chạy các nền tảng như insta hay tiktok.
Báo cáo quản trị hàng tồn kho thường là phần nhức nhối cho rất nhiều doanh nghiệp bản lẻ. Rất nhiều doanh nghiệp đã phàn nàn rằng các báo cáo quản trị không phản ánh dữ liệu chính xác đúng thời điểm điều có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Hậu quả là, khi trữ lượng lưu kho ít, nhiều các mặt hàng không thể cung cấp kịp thời đến tay khách hàng. Đối với doanh nghiệp bán lẻ, đây là điều vô cùng tồi tệ. Ngược lại, nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ra tồn đọng vốn kinh doanh, hàng hóa nếu không bảo quản tốt dễ bị hỏng hóc, thất thoát cho doanh nghiệp bán lẻ. Vậy để quản trị hàng tồn khi cần các loại báo cáo nào? Dưới đây là câu trả lời.
Nhìn và bảng tồn kho theo mặt hàng của 1 doanh nghiệp bán lẻ sẽ thấy được ngày đầu tiên và ngày gần nhất sản phẩm được tung ra thị trường là khi nào. Nếu khoảng cách giữa ngày đầu tiên và ngày cuối lớn thì sản phẩm đó cần phải được đẩy nhanh hơn.
Nếu vòng quay hàng tồn kho nhanh chóng, thì xin chúc mừng, đây chính là sản phẩ then chốt cần được đẩy mạnh trong phân khúc bán lẻ tiềm năng.
Bảng 6: Quản trị vòng quay hàng tồn kho theo mặt hàng
Từ bảng thống kê trên có thể nhận định một số vấn đề sau:
Mặt hàng 1,2 xoay vòng tốt nhất, đem lại dòng tiền ổn định cho TACA tuy nhiên, tốc độ xoay vòng của mặt hàng này đang bị chậm đi.
Mặt hàng 3,5 dức yêu cầu đều yếu hơn mặt hàng 1,2; tốc độ xoay vòng hàng tồn khi cũng bị chậm đi nhưng đây lại là những mặt hàng đem lại doanh thu ổn định để duy trì hoạt động của TACA.
Tốc độ hàng tồn kho chậm đi tiết lộ về 1 thị trường bão hoà sắp xảy ra, gia tăng đối thủ cạnh tranh mới, mẫu mã có thể sắp bị cũ và lỗi thời… Lúc này câu chuyện nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần được khai thác. Hoặc nội dung marketing, chiến dịch quảng cáo tìm kiếm lượng khách hàng mới cần được triển khai kịp thời.
Mặt hàng 4 tốc độ quay vòng hàng tồn kho có sự cải thiện rất đáng kể. Có thể phỏng đoán, TACA đang xây dựng chương trình khuyễn mãi để đẩy nhanh sản phẩn.
Đặc biệt, đối với mặt hàng 8, đây là mẫu hàng tồn kho đã lỗi thời. TACA đã nhanh chóng nhận ra vấn đề đó, đẩy nhanh tốc độ vòng quay hàng tồn kho lên 0.9. M
Tóm lại, báo cáo quản trị hàng tồn kho theo mặt hàng đem lại giải pháp hữu hiệu cho việc chú trọng. Đâu là mặt hàng bán chạy cần đẩy mạnh, đâu là mặt hàng lỗi thời cần loại bỏ khỏi cơ cấu bán hàng. Chính điều này, giúp cho TACA tránh được các mặt hàng hết giá trị sử dụng.
Báo cáo quản trị hàng tồn kho theo khả năng tạo lợi nhuận, đối với doanh nghiệp bán lẻ là cực kỳ cần kíp. Bởi vốn dĩ, ngành hàng bán lẻ có vòng quay khá nhanh. Việc cập nhật dữ liệu để biết 1 đồng hàng tồn kho bỏ ra có thể thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp hiểu được mình cần phải làm gì trong các dự định sắp tới.
Biểu 7: Hiệu quả vòng quay hàng tồn kho tạo ra lợi nhuận trong Báo cáo quản trị hàng tồn kho. Nguồn: TACA
Dựa vào biểu đồ đã thống kê của TACA. Quý 1/2020, một đồng hàng tồn kho bỏ ra sẽ mang về 1.9 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến quý 1/2021, một đồng hàng tồn kho bỏ ra chỉ thu được về 1.2 đồng lợi nhuận gộp. Giẩm 34% so với cùng kỳ.
Đi vào chi tiết hơn, thì các mặt hàng 1,2,5 vẫn duy trì là ngành mặt chính. Tạo ra nhiều LN/1 đồng hàng tồn kho nhất. Tuy nhiên, số liệu lại cho thấy sự sụt giảm đáng kể cho việc hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho. Đặc biệt các mặt hàng chiếm tỷ trọng chính đang mang lại nguồn doanh thu rất lớn như mặt hàng 1 và 3.
Tóm lại, quản trị hàng tồn kho là hoạt động quan trọng đối với các nhà bán lẻ vì đây là yếu tố khiến lợi nhuận tăng trưởng. Việc quản lý số lượng hàng trong kho cung cấp cho nhà quản trị khả năng ước tính lượng hàng hóa để dự trù trước mọi đợt bán hàng có thể xảy ra, đồng thời tránh tình trạng dư thừa và giảm thiểu chi phí cho hàng tồn.
Dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu quản trị đã được nhiều công ty áp dụng hơn trong những năm gần đây. TACA nhận thấy nhu cầu tư vấn dữ liệu quản trị tăng từ 17% lên 59% chỉ trong ba năm! Kết quả là, các doanh nghiệp sử dụng phân tích dữ liệu đã tăng lợi nhuận lên tới 10%. Tại Việt Nam, việc phân tích các dữ liệu quản trị để đưa ra quyết định còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do quy trình thu thập dữ liệu và trình độ chuyên môn của người phân tích chưa đạt yêu cầu.
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có bất cứ một sự hiểu biết nào về việc phân tích số liệu quản trị để đưa ra quyết định, bạn nên tham gia khóa Đào tạo In-house Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị chuyên sâu theo ngành của TACA.
Nếu bạn đã có những BÁO CÁO BÀI BẢN nhưng KHÔNG THỂ PHÂN TÍCH SÂU, Dịch vụ báo cáo quản trị của TACA là dành cho bạn với sự tham gia của những chuyên gia hàng đầu về tài chính có tiếng tại Việt Nam.
Taca Business Consulting
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911