Chúng ta có thể biết được sức khoẻ của doanh nghiệp đang như thế nào, khoẻ mạnh hay suy nhược; hạnh phúc hay âu lo. Quan trọng nhất là phải xem doanh nghiệp đang ở trendline xu hướng chính: có phát triển hay là đang sụt giảm để đưa ra các phương án trước cho tương lai. Khi đang ở xu hướng phát triển ta có thể mở rộng hoặc đào sâu từng nhóm ngành. Trong xu thế thụt lùi ta có nên khắc phục? Rõ ràng, báo cáo xu hướng doanh nghiệp giống như radar chỉ đường và định vị, doanh nghiệp cần bước những bước chân lùi hay tiến trên hành trình khẳng định thương hiệu, vị trí của mình.
Báo cáo xu hướng. Nguồn: TACA
Ngoài ra, khi kết hợp với chỉ số doanh thu và hàng tồn kho, báo cáo xu hướng sẽ cho công ty góc nhìn đa chiều tương tác khác. Lấy ví dụ, xu hướng doanh thu của công ty tăng, tuy nhiên xu hướng hàng tồn kho lại tăng mạnh hơn đang lớn hơn, như vậy ta có thể thấy việc quản lý hàng tồn kho của công ty đang có vấn để …Có thể thấy rằng, chúng ta cần phải có cái nhìn đa chiều về các loại xu hướng, chứ không nên nhìn 1 chiều. Trong bài viết này sẽ chỉ ra 3 yếu tố cốt lõie để xem xét trực diện báo cáo xu hướng của 1 doanh nghiệp.
Tham khảo thêm tại: Cách xây dựng hệ thống báo cáo quản trị trong doanh nghiệp
Giống như tên gọi, báo cáo xu hướng cung cấp bằng chứng có giá trị thể hiện dựa trên dữ liệu quá khứ, hiện tại. Đồng thời, đề ra các mục tiêu chỉ số phù hợp từ đó đưa ra các dự đoán tương lai cho doanh nghiệp. Nhờ có báo cáo xu hướng mà chủ doanh nghiệp có thể cải thiện hoạt động kinh doanh, quyết định tốt hơn về chiến lược dài hạn cũng như các cách để bảo vệ doanh nghiệp trong tương lai.
Báo cáo xu hướng phân tích xu hướng, cụ thể là nhóm ngành mình trong đấy, đối thủ của mình, ưu, nhược điểm. Xu hướng tiếp theo, thị trường sẽ dịch chuyển như thế nào? Chủ doanh nghiệp có thể “đo” trong chính phân tích xu hướng nàyl Trong 2-3 kỳ gần nhất có thể chưa nhận ra được xu hướng rõ ràng, như để thời gian lớn hơn, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát hiện được xu hướng cần làm.
Chỉ số cân bằng thể hiện số phần nhận định tăng trừ đi số phần trăm nhận định giảm. Ví dụ trong 1 mô hình kinh doanh bán lẻ, 70% cửa hàng đạt được kết quả kinh doanh tăng trường. Trong khi, ngược lại 30% cửa hàng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm. Vậy chỉ số cân bằng của doanh nghiệp sẽ là 40%. Chỉ số cân bằng có ý nghĩa cực kỳ quan trong trong báo cáo xu hướng. Chỉ số cân bằng chung giúp đánh giá tổng quan xu hướng của doanh nghiệp cũng như của toàn thị trường chung.
Chỉ số cân bằng trong báo cáo xu hướng. Nguồn: TACA
Chúng ta hiểu rằng có rất nhiều các chỉ số cân bằng trong 1 báo cáo xu hướng. Điều này tuỳ thuộc vào lĩnh vực trọng tâm mà các doanh nghiệp hướng tới, hay chiến lược mà doanh nghiệp muốn theo đuổi. Ban lãnh đạo cùng với chuyên gia tư vấn tài chính sẽ cũng ngồi lại để lên các chỉ số cân bằng riêng biệt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng, có 3 chỉ số cân bằng tiêu biểu mà hầu hết các ngành nghề, các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là: chỉ số cân bằng khối lượng/chi phí sản xuất, chỉ số cân bằng sử dụng lao động và chỉ số hàng tồn kho thành phẩm. Đây như là chiếc kiềng 3 chân trong 1 báo cáo xu hướng doanh nghiệp, 3 yếu tố mà doanh nghiệp không thể xem nhẹ khi định vị khuynh hướng và mục tiêu tương lai.
Chỉ số cân bằng chi phí sản xuất cho biết có bao nhiêu cơ sở ghi nhận chi phí sẽ tiếp tục xu thế tăng và bao nhiêu cơ sở sẽ tiếp tục có chi phí giảm. Ví dụ của TACA dưới đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này.
Chỉ số cân bằng chỉ phí sản xuất trong 3 tháng. Nguồn: TACA
Chỉ số cân bằng chi phí sản xuất của TACA có xu hướng tăng theo tháng. Khu vực miển bắc sở hữu 9 cơ sở. Nếu như tháng 1 chỉ số ghi nhận -14%, thì sang tháng 3 chỉ số chi phí ghi nhận 11%. Khu vực miền Nam, sở hữu 3 cơ sở, chỉ số chi phí còn có xu hướng giảm mạnh hơn, nếu như tháng 1 ghi nhận -34% thì tháng 3, chỉ số cân bằng chi phí tăng mạnh. Về tổng quan, chỉ số chi phí cân bằng đang báo hiệu 1 khuynh hướng tăng trong toàn doanh nghiệp. Nên lưu ý rằng, chỉ số cân bằng sản xuất không chỉ bao gồm chỉ nguyên liệu đầu vào mà còn bao gồm cả chi phí dành cho lao động. Chủ doanh nghiệp cần phải tìm được cách phân phối và sắp xếp chi phí cho phù hợp để xu hướng có điểm rơi cân bằng tốt hơn, đi ngang hoặc giảm trong các tháng và quý tới,
Chỉ số cân bằng lao động giống như một chiếc bập bênh, nếu nghiêng về bên tăng (>0) thì chứng tỏ nhu cầu lao động của các cơ sở là cần kíp. Ngược lại, nếu nghiêng về bênh giảm (<0) thì chứng tỏ doanh nghiệp đã thanh lọc và cắt giảm được lượng lao động sự thừa.
Ví dụ của TACA dưới đây sẽ cho chúng ta hình dung rõ hơn về chỉ số cân bằng sử dụng lao động.
Chỉ số cân bằng sử dụng lao động trong báo cáo xu hướng, Nguồn TACA
Nhìn vào sơ đồ trên. Có thể nhận thấy 1 số vấn đề như sau:
Xu hướng về chỉ số số lượng lao động đang tăng lên, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang cần thêm người để điều hành và chạy bộ máy.
Vậy nhưng doanh thu/người chạy theo xu hướng giảm: Điều này phản anh rằng hiệu quả khai thác nhân sự đang kém hiệu quả. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
Đồng thời, chi phí/người giảm: Như vậy thu nhập/đầu ngưởi giảm trong dài hạn là 1 điều tối kị trong công ty. Ngay lập tức, doanh nghiệp cần họp bàn để giải quyết vấn đề về lực lượng lao động trong công ty.
Chỉ số cân bằng về tồn kho thành phẩm cho biết mức độ, xu hướng của doanh nghiệp đối với kho hàng. Nếu chỉ số cân bằng tăng, nghĩa là hàng các cơ sở có xu hướng tăng hàng tồn kho, đồng nghĩa việc bán được hàng hoá có thể giảm. Ngược lại, nếu chỉ số cân bằng giảm, thì đây là tín hiệu tích cực khi các cơ sở lạc quan về tốc độ bán hàng được triển khai mạnh.
Như trong trường hợp dưới đây, TACA đã trải qua giai đoạn chỉ số cân bằng hàng tồn kho theo xu hướng tăng (nghĩa là không bán được hàng):
Bảng: Chỉ số cân bằng hàng tồn kho theo xu hướng tăng
Nguồn: TACA
Ở trong bảng này ta có thể nhận thấy một vài xu hướng tăng trong chỉ số cân bằng hàng tồn kho. Cụ thể là:
Hầu hết các mặt hàng có mức độ vòng quay hàng tồn kho giảm. Đặc biệt đối với 2 mặt hàng chủ lực là sản phẩm 1, 2 và 3 giảm mạnh tức sức phân phối mua bán của các sản phẩm này đang giảm đi đáng kể.
Điều này tiết lộ xu hướng thị trường bão hoà, các đối thủ đã phát triển mạnh, mẫu mã đang dần cũ đi. Lúc này, TACA cần phải nhanh chóng nghiên cứu xu hướng mới của thị trường, nghiên cứu các sản phẩm mới để đáp ứng khách hàng. Đồng thời, tung ra chương trình khuyến mãi để đẩy nhanh tốc độ vòng xoay hàng tồn kho.
Các yếu tố đầu vào trong báo cáo xu hướng rất đa dạng: Có thể là số lượng đơn đặt hàng, hiệu quả sử dụng lao động, chi phí sản xuất, công suất máy móc thiết bị, … Nhờ có các biến động đầu vào như trên mà doanh nghiệp có thể đưa ra được các dự doán tương lai. Ta hiểu, trendline đã có, nhưng trendline sẽ biến động tiếp theo như thế nào, phụ thuộc vào đo lường các biến số trong tương lai,
Ví dụ: Như ở trên ta có thể thấy, xu hướng của TACA về chi phí sản xuất tăng kể cả khu vực miền Bắc và Nam. Đó là xét theo yếu tố khu vực cơ sở địa lý. Nhưng trong cơ sở chi phí sản xuất nhưng nếu chia theo các yếu tố cấu thành nên chi phí, có thể thấy như sau:
Báo cáo xu hướng chi phí lao động . Nguồn TACA
Về xu hướng chi phí lao động:
Chi phí lao động bao gồm chi phí lương và chi phí thưởng, tuyển dụng và đào tạo. Trong biểu đồ này ta có thể thấy rằng tốc độ tăng của chi phí nhân sự nhanh và cao hơn so với tốc độ mà doanh thu đạt được.
Đồng thời: Hiệu quả chi phí nhân sự tăng. Vậy có thể thấy rằng. Nhân sự đang được sử dụng hiệu quả.
Tham khảo thêm tại: Những yếu tố then chốt khi Phân tích Báo cáo quản trị
Sau khi tổng hợp các dữ liệu từ quá khứ, xu hướng hình thành và cấc biến số sẽ dao động vậy từ đây doanh nghiệp cùng với cố vấn có thể ngồi lại để đưa ra dự báo kết quả đầu ra.
Ví dụ: Từ bảng chỉ số cân bằng hàng tồn kho có xu hướng tăng. Mà doanh nghiệp chưa thể ngay lập tức triển khai phương án bán hàng cũng như thúc đẩy Marketing thì chắc chắn vòng quay hàng tồn kho sẽ lại tiếp tục giảm. Gây ứ đọng và lại tiếp tục mất thời gian để doanh nghiệp giải quyết vấn đề. Vậy doanh nghiệp phải đứng giữa hai lựa chọn:
Ngay lập tức triển khai phương án Marketing để thu hút lượng khách hàng, Trực tiếp thúc đẩy sản phẩm chủ chốt 1,2,3 để cân bằng lại doanh số cho doanh nghiệp
Đồng thời, kết hợp loại bỏ các mặt hàng đã cũ và lỗi thời như mặt hàng 6, để vừa làm giảm chi phí vừa tập trung nguồn lực cho các mặt hàng chủ chốt.
Báo cáo xu hướng có trong phần tài chính kế toán. Dự báo được về chiến lược, ngắn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Báo cáo xu hướng có thể quyết định cuộc chơi, liệu doanh nghiệp có dám mở hẳn 1 chuyên mục để tiếp đón thị trường về đào tạo quản trị cho từng nhóm ngành hay không. Có sẵn sàng tạo ra 1 cuốn sách mang tên “ Mô hình báo cáo quản trị cho từng nhóm ngành?”. Nó quyết định cuộc chơi dài hạn của doanh nghiệp.
Nếu như doanh nghiệp của bạn chưa xác định được xu hướng của doanh thu, lao động hay tồn kho. TACA luôn ở đây, sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp để xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp, góp ý các quyết định khôn ngoan và dự báo các cơ hội sẵn sàng ngoài kia.
Tham khảo thêm tại: https://www.trendreports.com/
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911