Trong nhiều năm qua, sau những sai lầm của công ty gây thiệt hại cho các cổ đông cũng như cộng đồng.Chúng ta đã nghe rất nhiều các cơ quan giám sát doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà phân tích, giới truyền thông, nhà quản lý và chuyên gia nói về việc là đáng lẽ ra chủ tịch HĐQT và CEO nên làm thế này hoặc thế kia.
Nhưng hiếm có doanh nghiệp nào lắng nghe suy nghĩ của chính các CEO – những người trực tiếp vận hành công ty và thi hành quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị. Muốn cởi chuông thì phải tìm người buộc chuông, để tháo gỡ khúc mắc thì cả chủ tịch HĐQT(dù là ở vị thế cao hơn) và CEO cần cùng nhau nỗ lực.
Vậy các CEO suy nghĩ gì về rào cản giữa họ với chủ tịch HĐQT – HĐQT nói chung và đâu là hướng đi để giải quyết mâu thuẫn giữa đôi bên, hãy cùng đón đọc bài phân tích của TACA dưới đây.
Có nhiều lý do CEO không công khai về rào cản của họ với Chủ tịch HĐQT. Họ lo rằng sẽ thể hiện một hình ảnh tự phụ, kiêu ngạo khi công khai những khiếm quyết của HĐQT. Và HĐQT có thể cũng không sẵn sàng đón nhận quan điểm quản trị của các CEO
Đôi khi cũng vì chủ tịch HĐQT là người quyết định liệu rằng CEO có được trả lương hay không nên CEO trở nên “dễ dãi” với các yêu cầu mục tiêu mà chủ tịch HĐQT đưa ra. “Hứa bừa” cho khỏi mất lòng, dù rằng nguồn lực công ty chưa thể thực hiện được. Không thống nhất mục tiêu chiến lược chung ngay từ đầu, dẫn đến một lô xích xông rắc rối diễn ra giữa CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị sau này. Những “nút thắt cổ chai” giữa CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị có thể khiến doanh nghiệp “mắc nghẹn” đó là:
Trên lý thuyết chủ tịch HĐQT sẽ đóng vai trò kiểm tra CEO, và trên thực tế vai trò có khả năng kiềm chế khả năng sáng tạo của CEO. Các CEO nói rằng chủ tịch HĐQT thiếu dũng khí để chấp nhận mức độ rủi ro. CEO hiểu là “Các chủ tịch HĐQT phải thận trọng trong các quyết định mang tính lâu dài cho công ty” nhưng điều này không có nghĩa là chặt đứt các suy nghĩ táo bạo về đổi mới mà doanh nghiệp rất cần trong thời đại công nghệ số.
Doanh nghiệp càng lớn, những đổi mới mang tính toàn diện có thể không được chấp nhận dễ dàng như trước. Một doanh nghiệp mới khởi nghiệp sẽ có ít thứ để mất và họ sẵn sàng đổi mới để TỒN TẠI. Nhưng khi có chỗ đứng vững chắc, các dự án đến với doanh nghiệp với rủi ro rất cao chủ tịch HĐQT và HĐQT nhiều khả năng sẽ quyết định không theo đuổi chúng. Có nhiều thứ bị đe dọa hơn, và dù không nắm lấy cơ hội này, doanh nghiệp vẫn TỒN TẠI. Các CEO – luôn khao khát được “dấn thân” sẽ không hào hứng với môi trường quá an toàn như thế.
Nếu bạn không dành thời gian và công sức để tìm hiểu kinh doanh, tôi thực sự không thể nói chuyện với bạn được
Các CEO đặc biệt thất vọng khi quan điểm của các bên liên quan của nhà phân tích, ủy quyền, công chúng, nhà cung cấp, các công ty tư vấn,…. khiến các chủ tịch HĐQT trở nên quá nhạy cảm với bất kỳ quyết định nào có thể gây ra phản ứng tiêu cực. Quá nhiều bên liên quan được chủ tịch HĐQT cân nhắc trước khi đưa ra quyết định thay vì cốt lõi thực sự của một phi vị kinh doanh. Ví dụ khi CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị bàn họp về một phi vụ sáp nhập, thì điều cần quan tâm trước tiên không phải là việc thu mua này có gây ra tác động truyền thông tiêu cực gì hay không mà là các vấn đề kinh doanh khác : đàm phán hiệu quả, tích hợp nhân sự của hai công ty,…
Doanh nghiệp đang đứng trước rủi ro, và chúng ta đang lãng phí thời gian vào hình ảnh thương hiệu trong khi chúng ta cần thời gian đó để tranh luận về các vấn đề kinh doanh
Trong các cuộc họp của riêng hội đồng quản trị do chủ tịch HĐQT điều hành, không có sự tham gia của CEO nhưng lại bao gồm những nhiệm vụ mà CEO cần phải thực hiện. Những cuộc họp như này cần có một văn bản truyền đạt ghi lại thông tin.
Tuy nhiên, biên bản họp chính thức của hội đồng quản trị rất thưa thớt và mang tính pháp lý và không thể được khơi gợi được những vấn đề được đề cập và giải quyết trong cuộc họp. Ra khỏi phòng họp liệu rằng chủ tịch HĐQT có còn nhớ những gì diễn ra trong phòng họp và truyền đạt cho CEO thực hiện.
CEO khó nắm bắt được những gì chủ tịch và Hội đồng quản trị muốn, vì rất dễ đánh mất sự liên tục trong suy nghĩ từ cuộc họp này sang cuộc họp khác nếu không được lưu lại. Khi xét đến mục tiêu thực sự của một văn bản hay một cách truyền tải thông tin khác giữa CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị, hình thức pháp lý không thực sự quan trọng. Quan trọng là CEO biết được chủ tịch HĐQT “ muốn nói gì” “muốn điều gì”
Hội đồng quản trị là một thực thể xã hội…Các thành viên ở đó càng lâu, họ càng trở nên giống nhau, tập trung vào mục tiêu cá nhân thay vì săn sóc cho mục tiêu chung
Chủ tịch HĐQT không thể quá phụ thuộc vào CEO trên khía cạnh chuyên môn. Họ cần là người biết chi tiết và hạn chế can thiệp. Bởi rằng khi chủ tịch HĐQT không có đủ kiến thức chuyên môn, CEO – những chuyên gia thực sự có thể làm chủ tịch choáng ngợp với các thông tin thực tế. Không sai khi thuê những CEO với chuyên môn cao, nhưng chủ tịch HĐQT không nên cho phép bản thân không biết gì về chuyên môn. Đề đưa ra được đánh giá và lời khuyên không ngoan cho CEO, chủ tịch HĐQT cũng nên trau dồi bản thân liên tục ở mức độ nào đó.
Khi một công ty phải đối mặt với một quyết định lớn, điều không khôn ngoan nếu cho chủ tịch HĐQT cũng như là CEO đó là thêm thời gian để tiến hành thẩm định và cân nhắc kỹ lưỡng. Và với những quyết định quan trọng, CEO sẽ không trình bày ý tưởng và yêu cầu giải pháp trong cùng một chu trình mà họ sẽ cho chủ tịch hội đồng quản trị biết suy nghĩ của CEO và đề xuất 1 cuộc trò chuyện hoặc thảo luận. Và để thực hiện điều này, chủ tịch HĐQT không thể là “gà mờ”, ít nhất là trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Ngày này các CEO không còn là vị trí được nhiều người “săn đón” nữa, niềm tin của công chúng vào các giám đốc điều hành đã giảm sút. Nhưng chủ tịch Hội đồng quản trị hay thành viên HĐQT là những vị trí có được nhiều ấn tượng tích cực hơn ở phía công chúng. Những chủ tịch hội đồng quản trị đôi khi còn là những người rất nổi tiếng.
Có những chủ tịch hội đồng quản trị trở nên nổi tiếng sau khi đảm nhận vai trò “chủ tịch” nhưng nếu vì sự “nổi tiếng” mà cá nhân này được cân nhắc trở thành “chủ tịch” thì đây là điều nguy hiểm với CEO và cả doanh nghiệp. Theo một số ước tính, khoảng một phần ba số thành viên hội đồng quản trị thuộc loại này, và điều những vị chủ tịch nổi tiếng này quan tâm đầu tiên của họ là giữ được ghế trong hội đồng quản trị hay không chứ không phải lợi ích của cổ đông hay công ty.
Chưa bàn đến những năng lực thực sự của chủ tịch HĐQT trong quá trình đưa ra quyết định cho doanh nghiệp, “quyền lực ngôi sao” của chủ tịch hội đồng quản trị nổi tiếng, có tác động rất nhỏ đến hình ảnh tổng thể của công ty. Vậy nên CEO cần một “chủ tịch chuyên nghiệp” hơn là một “chủ tịch nổi tiếng”.
CEO cũng mong ngóng một Hội đồng quản trị với các thành viên bên ngoài công ty với những kỹ năng khác nhau, nghĩa là một Hội đồng quản trị đa dạng.Họ cảm thấy không nhận được sự đóng góp thực sự khi đề xuất của mình với HĐQT và nhận lại những feedback giống hệt nhau.Họ thất vọng vì thiếu vắng những cuộc tranh luận sôi nổi trong phòng họp.
Lý do khiến cuộc tranh luận như vậy còn thiếu trong phòng hợp đó có thể là “văn hóa huynh đệ” sợ mất tình cảm. Một văn hóa công ty như thế thường “sợ” những cuộc xung đột, mặc dù phòng họp toàn những con người quyền lực và cố chấp. Việc “giấu nhẹm” quan điểm cá nhân và những suy nghĩ khác biệt chỉ là mồi lửa cho những xung đột bên ngoài phòng hợp sau này. CEO rất hiểu điều này nên họ chán nản với những cuộc họp hoặc những feedback vô thưởng vô phạt.
Trong phòng họp, mọi cá nhân tham gia (dù là CEO hay chủ tịch HĐQT) phải suy nghĩ là: Bạn phải bình đẳng. Đừng lấn át hay chiếm ưu thế, đừng làm tổn thương tình cảm nhưng đừng dung túng và nhắm mắt làm ngơ với những rủi ro dù nhỏ nhất. Sự hòa hợp thống nhất thực sự dựa trên những cuộc tranh luận nảy lửa nhất. ,
Tôi muốn thấy những chủ tịch HĐQT trẻ hơn, am hiểu kỹ thuật số hơn.
Một thói quen mà các CEO không đánh giá cao là các chủ tịch HĐQT đưa ra ý kiến của mình bên ngoài các cuộc thảo luận phòng họp – nơi khó đối chiếu và hòa nhập với các quan điểm khác.
Tất nhiên, thái cực còn lại – những cuộc thảo luận gay gắt không cần thiết trong phòng họp – cũng không phải là lý tưởng. Và nó xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ. Hãy cần thận để cuộc họp giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị không trở thành một mớ bòng bòng.
Tệ nhất là khi những bình luận thẳng thắn hoàn toàn không mang tính xây dựng, tập trung vào việc nhắc lại những sai lầm trong quá khứ hoặc không liên quan đến các câu hỏi cần lời giải. Ví dụ như một CEO không cần các chủ tịch hội đồng quản trị đứng bên lề nói rằng, ‘Ồ, bạn đã bỏ lỡ cơ hội. Lẽ ra bạn nên thế này hay thế kia’. Một bình luận “đâm thọc” trong cuộc họp sẽ không giúp được doanh nghiệp mà còn có nguy cơ tổn thương mối quan hệ.
Các CEO cho biết thay vì tích cực ủng hộ một quan điểm, các chủ tịch hội đồng quản trị nên đặt những câu hỏi thăm dò.
Khi doanh nghiệp cân nhắc đề xuất mua lại ở một thị trường lân cận, chủ tịch hội đồng quản trị có thể hỏi rằng liệu công ty có đủ kỹ năng để thành công ở thị trường đó hay không và câu hỏi này có thể đã gợi ra một quyết định tốt hơn.
Hoặc trong một trường hợp khác, một CEO bước vào cuộc họp hội đồng quản trị và thuyết phục rằng hai đơn vị kinh doanh độc lập nên được sáp nhập, nhưng khi chủ tịch HĐQT hỏi: “Nếu anh làm như vậy thì có cách nào để hủy bỏ nó không?” thì đến cuối cuộc thảo luận, vị CEO nhận thấy mình không muốn mạo hiểm để rồi “ sáp nhập rồi chia tay một cách lộn xộn”. Chủ tịch HĐQT có thể nói: “Không phải cậu là người đề xuất sao? Sao lại thay đổi?” Nhưng vị CEO cảm thấy không cần thiết phải giữ nguyên quan điểm ban đầu của mình. Ông trả lời: “Mục đích của những cuộc họp này là để xem xét và phê bình nên tôi không khuyến nghị thỏa thuận này nữa”.
Đương nhiên, các CEO đến với hội đồng quản trị đều chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ những ý kiến đã được cân nhắc kỹ lưỡng của mình. Nhưng họ thực sự muốn những quyết định quan trọng được đưa ra từ kiểm trắc một cách khôn ngoan. Một CEO chỉ ra rằng lợi ích từ xung đột mang tính xây dựng cũng là “quyết định của họ”
Chủ tịch Hội đồng quản trị đã dành đủ thời gian với các ứng viên HĐQT bên trong để thấy họ “có đủ mọi vấn đề”. Các CEO thất vọng vì hội đồng quản trị không tính khó khăn thực sự và họ mong muốn có một quy trình hợp lý, chu đáo hơn để tận dụng được kiến thức và chuyên môn của họ. Khi lắng nghe các CEO và xem lại HĐQT, chủ tịch HĐQT có thể lưu ý những vấn đề dẫn đến việc làm việc không hiệu quả giữa đôi bên như sau:
Mối quan hệ giữa CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị phức tạp và nhiều sắc thái hơn những gì được nhận định. Nếu bạn cũng muốn cải thiện hiệu quả hoạt động CEO và chủ tịch hội đồng quản trị thì kim chỉ nam đầu tiên đó là chuyển trọng tâm sang con người—lắng nghe sáng suốt.
===> Xem thêm:
Thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần: những lưu ý về tập huấn và thù lao
Vậy khi đã biết được “nỗi lòng” của các CEO, làm cách nào để cả CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị có thể cùng giải quyết nút mắc và tiếp tục đồng hành cùng nhau trên hành kinh doanh. Dưới đây là một số giải pháp mà đôi bên có thể áp dụng.
Bí quyết để CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị không đường ai nấy đi
Bí quyết để CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị không đường ai nấy đi
Trong tình huống hoàn hảo, CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác để thúc đẩy lợi ích tốt nhất của công ty. CEO quản lý đội ngũ điều hành của công ty và theo đuổi các mục tiêu nhằm thúc đẩy công ty tiến lên, trong khi hội đồng quản trị đặt ra các mục tiêu đó và đưa ra lời khuyên cho CEO. Hội đồng quản trị cũng phải đặt ra những câu hỏi khó để đi sâu vào chi tiết sâu sắc nhất về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp.
CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị đôi khi có thể bất đồng quan điểm, nhưng trong những hoàn cảnh lý tưởng, những bất đồng này giúp củng cố công ty hơn là làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty.
=> Quan tâm đúng mức: hội đồng quản trị thuê và giám sát CEO, yêu cầu báo cáo chi tiết về các hoạt động đang diễn ra tại công ty. Điều này không có nghĩa là hội đồng quản trị nên bình luận về mọi hành động của CEO. Điều hội đồng quản trị cần làm đảm bảo rằng CEO có những thứ như quy trình tài chính an toàn, quy tắc đối nhân xử thế cũng như các quy trình an toàn khác áp dụng cho công ty
Ngay cả một CEO có năng lực cũng không thực sự hoạt động một mình. Các CEO nhận được chỉ đạo từ chủ tịch HĐQT và đưa ra phản hồi, vì vậy việc có mối quan hệ tốt với hội đồng quản trị là điều cần thiết. Chủ tịch hội đồng quản trị, nếu không phải là CEO, nên sẵn sàng đưa ra hướng dẫn nếu CEO không rõ ràng về mong muốn của hội đồng quản trị. Một “cố vấn” có thể xắn tay áo hỗ trợ CEO nếu gặp khủng hoảng.
Nếu CEO không kết nối với hội đồng quản trị hoặc có mối quan hệ tốt với chủ tịch thì có thể gây ra vấn đề. Các thành viên hội đồng quản trị là những người bận rộn, nhưng khi tuyển dụng một CEO mới, bạn nên gặp trực tiếp họ thay vì chỉ xem xét CV của họ. Điều đó giúp hội đồng quản trị biết liệu họ có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác với ứng viên hay không. Khả năng giao tiếp trung thực và cởi mở của cả hai bên là điều cần thiết.
Nếu CEO là vị tướng tài thì chủ tịch HĐQT phải trở thành người chủ tướng luôn cảm thông tin tưởng tuyệt đối vào CEO, và ngược lại, CEO cũng cần thể hiện sự cam kết, đam mê, trách nhiệm và năng lực của mình
Sự cộng hưởng hiệu quả của CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị còn dựa trên sự tương đồng về hệ giá trị, có triết lý kinh doanh và văn hóa, cũng như là sự thấu hiểu. Tất nhiên góc nhìn có thể khác nhau, nhưng những thành viên và lãnh đạo cấp cao theo đuổi những giá trị kinh doanh khác nhau sẽ rất khó đồng hành cùng nhau. Vậy nên hãy xem xét thật kỹ khi tuyển lựa CEO cho công ty.
Cơn ác mộng tồi tệ nhất của một CEO là một Hội đồng quản trị cố gắng quản lý doanh nghiệp thay vì lèo lái nó.
Ranh giới giữa các quyết định lớn ở cấp hội đồng quản trị và các quyết định hàng ngày ở cấp CEO cũng như giữa việc lập kế hoạch và thực hiện chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Hội đồng quản trị có thể cảm thấy cần phải tham gia nhiều hơn khi có vấn đề phát sinh. Ví dụ, các vấn đề pháp lý thông thường là vấn đề của CEO; một cuộc điều tra của tổng luật sư tiểu bang về công ty có thể yêu cầu hội đồng quản trị phải hành động. Các thành viên hội đồng phải đi theo một đường lối. Họ phải đảm bảo CEO và các nhà quản lý khác đang giải quyết các vấn đề chính, nhưng họ không nên quản lý vi mô công ty.
Một trong những cách để tránh tình huống này là hội đồng quản trị phải thảo luận thẳng thắn về vai trò của họ và sau đó viết bản mô tả công việc chi tiết cho Giám đốc điều hành của họ.
Vậy làm thế nào để đặt ra vai trò và giới hạn
HĐQT nên bắt đầu thảo luận để đặt ra mục tiêu dài hạn và hỏi CEO về những hoạt động chuyên môn cụ thể, yêu cầu một bản kế hoạch nhiệm vụ chi tiết (nếu có thể).
Nếu HĐQT đồng thuận với kế hoạch của CEO mới, HĐQT bao gồm chủ tịch HĐQT sẽ cho phép CEO thực hiện công việc quản lý tổ chức và báo cáo thường xuyên cho hội đồng quản trị trong thời gian đầu. Một khi HĐQT đã hài lòng với biểu hiện công việc của CEO, việc báo cáo thường xuyên từ lúc mới đầu có thể không cần thiết nữa.
Chủ tịch HĐQT có thể tham gia hoặc không tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty, đôi khi giữ vai trò cố vấn ở xa hơn nhưng cung cấp sự giám sát về các hành động được thực hiện bởi các CEO. Trong khi các giám đốc điều hành (CEO) trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch và đưa các chiến lược của công ty vào thực tế, thì chủ tịch có thể đặt ra các mục tiêu và mục đích, với ý kiến đóng góp của các thành viên còn lại trong hội đồng quản trị, mà các giám đốc điều hành dự kiến sẽ đạt được.
Những mục tiêu như vậy có thể bao gồm đạt được mục tiêu lợi nhuận, mở rộng thị phần, tăng trưởng cơ sở khách hàng và tạo dựng hình ảnh có lợi cho công ty trong mắt công chúng.
Việc một người chủ tịch đồng thời giữ chức vụ CEO trong một tổ chức không phải là chuyện hiếm. Điều này có thể xảy ra nếu hội đồng quản trị muốn bổ nhiệm CEO làm chủ tịch như một dấu hiệu của sự tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của họ, trao cho họ quyền điều hành trực tiếp cũng như đóng vai trò là kiến trúc sư cho các chiến lược rộng lớn hơn mà công ty sẽ theo đuổi.
Các CEO trở thành chủ tịch cuối cùng có thể tìm cách tách mình ra khỏi nhiệm vụ điều hành và duy trì vị trí lãnh đạo nghiêm ngặt với hội đồng quản trị. Một chủ tịch hội đồng quản trị cũng có thể đảm nhiệm vai trò CEO nếu có sự thay đổi đột ngột trong ban lãnh đạo khiến giám đốc điều hành hiện tại bị loại bỏ. Trong những trường hợp như vậy, chủ tịch có thể giữ vị trí CEO tạm thời cho đến khi tìm được người thay thế lâu dài. Vị trí kép có thể được giữ vĩnh viễn nếu không tìm được người điều hành phù hợp.
Sự khác biệt về nhiệm vụ và trách nhiệm giữa CEO và chủ tịch hội đồng quản trị là rõ ràng. Nói một cách đơn giản, Giám đốc điều hành là người điều hành cấp cao nhất về quản lý, trong khi chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu hội đồng quản trị.
Giám đốc điều hành là người ra quyết định hàng đầu cho công ty và là người giám sát các hoạt động hàng ngày và hậu cần. Tất cả các giám đốc điều hành cấp cao đều báo cáo cho Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành là giám đốc điều hành và thường giao nhiều trách nhiệm cho các nhà quản lý cấp cao, cấp trung và cấp thấp khác, tùy thuộc vào quy mô của công ty.
Ngược lại, chủ tịch điều hành của một công ty là người đứng đầu hội đồng quản trị của công ty đó. Các cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và bảo vệ lợi ích tốt nhất của nhà đầu tư. Một phần trách nhiệm đó bao gồm việc đảm bảo rằng công ty ổn định và có lợi nhuận. Hội đồng quản trị thường họp hàng quý để lập kế hoạch dài hạn, thảo luận các báo cáo của ủy ban, bao gồm cả báo cáo của ban điều hành , xem xét và giám sát các báo cáo tài chính, giám sát các giám đốc điều hành cấp cao và biểu quyết các quyết định quan trọng.
Hội đồng quản trị cũng chịu trách nhiệm tuyển dụng, bổ nhiệm và đánh giá hiệu quả hoạt động của CEO và thay thế những người không đáp ứng được kỳ vọng về hiệu suất.
===> Xem thêm: CEO vs. Chairman: Executive titles and board responsibilities – CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị: Chức danh và trách nhiệm
Các công ty có quyền tự do tìm kiếm sự cân bằng giữa trách nhiệm và quyền hạn giữa CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì lý do này, sự cân bằng quyền lực giữa CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị thay đổi đáng kể, ngay cả trong các ngành tương tự.
Vì chủ tịch hội đồng quản trị có quyền lực cao hơn CEO nên CEO phải được chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt bất kỳ động thái quan trọng nào. Mặc dù chủ tịch hội đồng quản trị có quyền lực tối cao đối với CEO nhưng cả hai thường thảo luận về mọi vấn đề và cùng lãnh đạo tổ chức một cách hiệu quả. Một số công ty nhận thấy hoạt động của họ tốt hơn khi CEO có sự linh hoạt đáng kể trong việc điều hành hoạt động.
Cách tốt nhất để Giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị duy trì kết nối là sử dụng phần mềm quản lý hội đồng quản trị , nơi họ có thể yên tâm rằng các cuộc thảo luận của mình được bảo mật.
Giám đốc điều hành đôi khi được phép lựa chọn các giám đốc điều hành cấp cao. Thông thường, các quy định của công ty đảm bảo cho các giám đốc điều hành về hưu có một ghế trong hội đồng quản trị. Bằng cách này, CEO có ảnh hưởng hiệu quả đến thành phần hội đồng quản trị. Một số công ty tiếp tục tuân thủ truyền thống và bổ nhiệm CEO làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Bằng cách phân chia trách nhiệm, Giám đốc điều hành và chủ tịch có thể làm việc cùng nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng quản trị hiện đại mạnh mẽ hơn, đáp ứng và thậm chí vượt quá mong đợi của các bên liên quan.
Như đã lưu ý trước đó, một số công ty đang lựa chọn cho phép CEO đồng thời làm chủ tịch hội đồng quản trị. Điều này phổ biến hơn ở các công ty lớn. Đối với các công ty tăng trưởng cao, các chuyên gia tài chính đồng ý rằng chủ tịch điều hành và CEO không nên là cùng một người.
Trách nhiệm chính của hội đồng quản trị là lập kế hoạch chiến lược, giám sát và tuân thủ các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt. Trong những năm gần đây, các công ty ở Châu Âu và Hoa Kỳ đã nhận thấy lợi ích khi hội đồng quản trị dành nhiều thời gian hơn để mang lại giá trị cho CEO và các giám đốc điều hành cấp cao – điều này không hiệu quả khi CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị là cùng một người. Ban giám đốc thường có kinh nghiệm đa dạng trong ngành và hiểu biết tốt về các xu hướng kinh tế tổng thể, điều này khiến họ trở thành nguồn lực quý giá cho lãnh đạo cấp cao và Giám đốc điều hành.
Để các công ty thành công, họ cần một CEO luôn tận tâm đảm nhận trách nhiệm toàn thời gian . Quản lý ban giám đốc cũng là một công việc toàn thời gian. Cả hai vị trí đều quan trọng đến mức khi một người đảm nhiệm cả hai vai trò thì rất khó, nếu không nói là không thể, để phục vụ tốt cả hai vị trí.
Không có câu trả lời rõ ràng về việc liệu một người có nên đảm nhiệm cả hai vị trí hay không và không có quy định nào yêu cầu cơ cấu này hơn cơ cấu khác. Cuộc tranh luận đã diễn ra trong vài thập kỷ qua mà không có câu trả lời rõ ràng. Vì việc hội đồng quản trị lựa chọn các thành viên hội đồng quản trị độc lập để đảm nhiệm vai trò chủ tịch hội đồng quản trị ngày càng trở nên phổ biến nên ý kiến chung cho rằng các thành viên hội đồng quản trị độc lập là những người phù hợp nhất để làm chủ tịch hội đồng quản trị.
Lợi ích chính của việc tách biệt hai vai trò này là nó tách biệt rõ ràng vai trò của hội đồng quản trị và ban điều hành. Sự tách biệt cũng cho phép mỗi người dành thời gian thích hợp cho vị trí của mình. Vì hội đồng quản trị đánh giá Giám đốc điều hành và các giám đốc điều hành cấp cao và ấn định mức lương của họ, nên việc tách biệt vai trò của Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ loại bỏ những xung đột lợi ích tiềm ẩn.
Tham khảo dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp Taca:
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911