Phần mềm quản lý kho (Warehouse Management Software) được chia ra nhiều loại khác nhau, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm triển khai phần mềm kho hoặc không có chiến lược rõ ràng từ đầu sẽ mất thời gian để thử nghiệm hơn, đôi khi mất tiền mà không có hiệu quả. Tệ hơn, doanh nghiệp đâm ra “ghét” áp dụng công nghệ vào quản lý kho.
Quản lý hàng tồn kho yếu kém gây ra tình trạng dư thừa, tồn đọng hoặc thiều hụt hàng.Thông qua đo đạc tính toán, những sai lầm này có thể gây thất thoát hàng trăm triệu đồng cho doanh nghiệp. Vậy, làm sao để quản lý hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí trong toàn bộ quy trình từ việc thu thập nhu cầu sử dụng, lập kế hoạch đầu tư mua sắm, quản trị thực hiện mua sắm hàng hóa, nhập kho, cấp phát sử dụng, khấu hao,… cho đến khi thanh lý?
Trong thời đại số hiện nay, doanh nghiệp cũng cần một giải pháp số = phần mềm quản lý hàng tồn kho để có thể quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn. Và với phần mềm quản lý kho hàng, hàng hóa trong kho của doanh nghiệp sẽ không trở thành “đống tiền nằm im trong kho”.
Trong bài phân tích dưới đây, Taca sẽ chia sẻ những kinh nghiệm triển khai phần mềm quản lý hàng tồn kho để hóa giải những “nỗi lo” về hàng trong kho mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Các doanh nghiệp quan tâm đến việc tìm kiếm một giải pháp phần mềm cung cấp thông tin chính xác và kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển nguyên vật liệu trong kho của họ một cách suôn sẻ. Xuất phát từ điều này, doanh nghiệp cần một giải pháp giúp giảm chi phí lưu giữ hàng tồn kho quá mức và cải thiện vòng quay hàng tồn kho.
Một doanh nghiệp khác sử dụng Phần mềm quản lý kho để quản lý mức tồn kho cho từng sản phẩm trên các kho hoặc trung tâm phân phối. Bạn có thể theo dõi vị trí sản phẩm để tăng tốc độ thực hiện đơn hàng và giao hàng, theo dõi ngày hết hạn để giảm thất thoát sản phẩm và xem mức tồn kho theo thời gian thực thông qua bảng điều khiển phần mềm.
Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Phần mềm quản lý kho hàng để cải thiện việc lập kế hoạch và phân bổ lực lượng lao động giữa các kho nhằm tối ưu hóa mức độ sản xuất.
Đôi khi, doanh nghiệp cần đến Phần mềm quản lý kho để tăng mức độ bảo mật thông qua việc tự động hóa từng khâu quản lý kho.
Nói chung là có vô vàn lý do để doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý kho, dù mục tiêu đó có là: tối ưu hóa nhiệm vụ và quy trình làm việc; giảm lãng phí và sai sót; khiến khách hàng hạnh phúc, giảm thời gian thực hiện, tận dụng không gian kho hàng, tăng năng suất,….thì điều này khá quan trọng. Doanh nghiệp cần rõ ràng mục tiêu của mình khi dùng phần mềm quản lý kho để có thể “đi đến cùng”.
Liệu rằng công tác quản lý hàng tồn kho của bạn có đang hoạt động hiệu quả, sẽ có một số chỉ số để đánh giá “sức khỏe” hàng tồn kho của bạn.
Chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi các chỉ số “sức khỏe” kho này thông qua phần mềm quản lý kho, nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Khi lắp đặt phần mềm quản lý kho hãy xem xem phần mềm của bạn có thể hiển thị hoặc suy ra được những chỉ số này không.
Phần mềm kho (Warehouse Management Software) thường là cần thiết đối với các doanh nghiệp với quy mô lớn về số lượng hàng hóa, sản phẩm. Các phần mềm này giúp mang lại sự hiệu quả trong quá trình hoạt động kho hàng, vận kho, tồn kho khi khối lượng hàng hóa không còn được đo lường và kiểm soát bằng “mắt thường”
Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đang trong quy trình phát triển, hàng hóa của bạn chưa lớn nhưng danh mục phức tạp và đang tăng dần theo thời gian thì bạn cũng nên cân nhắc việc bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý kho ngay từ bây giờ.
Với kinh nghiệm ở vai trò đối tác phần mềm của nhiều doanh nghiệp, chúng tôi nhận ra một điều rằng, có một số ngành nghề có nhu cầu với phần mềm quản lý hàng tồn kho đặc biệt cao hơn so với những ngành nghề khác, cụ thể đó là:
Tóm lại, các lĩnh vực mà doanh nghiệp cần phần mềm kho thường liên quan đến quản lý hàng tồn, quá trình sản xuất hoặc phân phối, và quản lý tài sản hoặc hàng hoá. Nếu doanh nghiệp của bạn đang nằm trong nhóm ngành trên nhưng bạn lại cảm thấy rằng doanh nghiệp của bạn hiện tại chưa thực sự cần phần mềm quản lý hàng tồn kho thì điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang hoạt động không hiệu quả.
Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa yêu cầu cấp thiết một phần mềm quản lý kho, có nghĩa là bạn vấn đang hoạt động tốt với những nhân tố và tài sản hiện tại, doanh nghiệp vẫn đang tăng trưởng tốt. Đến kho doanh nghiệp của bạn THỰC SỰ CẦN, thì hãy bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý kho.
Ứng dụng công nghệ phải bắt nguồn từ sự cần thiết cấp bách giải quyết một vấn đề, phải bắt đầu từ mong muốn “quyết liệt” của lãnh đạo – Đây là một trong những tư duy số cần có nếu bạn muốn thêm chút “DNA công nghệ” cho doanh nghiệp của mình.
Khi nghiên cứu phần mềm quản lý kho, điều quan trọng là phải biết bạn sẽ tìm kiếm những tính năng và chức năng nào. Chúng tôi đã cung cấp bảng có các tính năng WMS phổ biến nhất bên dưới.
Phần mềm quản lý kho cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng cốt lõi để cải thiện hiệu quả tổng thể trong kho của họ như: Thiết kế kho, theo dõi, hàng tồn kho, “trợ giúp” công tác chuyển hàng, báo cáo, kiểm soát hàng tồn kho, quản lý lao động.
Hầu hết các hệ thống đều cung cấp khả năng sử dụng các hệ thống theo dõi nâng cao, chẳng hạn như thu thập dữ liệu ID tự động (AIDC- Automated Identification and Data Capture), máy quét mã vạch hoặc nhận dạng tần số vô tuyến (RFID -Radio Frequency Identification) để đảm bảo rằng hàng tồn kho được ghi lại chính xác và dễ dàng định vị khi đến lúc cần di chuyển.
Sau khi hàng tồn kho được ghi lại, hệ thống quản lý kho hàng sẽ hỗ trợ việc lưu trữ hàng tồn kho để truy xuất sau này. Các hệ thống phần mềm kho cao cấp hơn còn cung cấp công nghệ pick-to-light (chọn ánh sáng) và pick-to-voice (chọn giọng nói) để hỗ trợ môi trường kho phức tạp hơn.
Hệ thống quản lý kho thường chứa nhiều tùy chọn như chọn vùng, chọn sóng và chọn theo lô để giúp người quản lý linh hoạt hơn.
Tự động tạo nhãn, biểu mẫu hoặc hướng dẫn lắp ráp để gửi kèm sản phẩm.
Sau khi hàng tồn kho được đóng gói, phần mềm kho có thể gửi vận đơn (B/L – Bill of lading) – đã được chia thành từng khoản trước khi giao hàng, tạo danh sách đóng gói và hóa đơn để người mua đối chiếu các mặt hàng được vận chuyển với các mặt hàng đã đặt hàng và thậm chí bao gồm cả hướng dẫn lắp ráp nếu cần.
Sau khi các mặt hàng đã được đóng gói, phần mềm kho bãi có thể gửi thông báo lô hàng nâng cao (ASN – Advanced Shipping Notice) để thông báo cho các cơ sở khác về việc giao hàng đang chờ xử lý.
Trước khi mua Phần mềm quản lý kho hàng, doanh nghiệp nên so sánh tính năng và giá cả. Phần mềm quản lý kho thường đi kèm với các tính năng cơ bản phổ biến trong khi các hệ thống nâng cao hơn có xu hướng bao gồm các tiện ích bổ sung hoặc cung cấp các dịch vụ cao cấp dành riêng cho ngành. Các doanh nghiệp nên xem xét thêm khả năng Mã vạch/RFID , Khả năng tích hợp, Triển khai và đào tạo, Khả năng tùy chỉnh tính năng và Giấy phép vĩnh viễn so với Giấy phép đăng ký.
Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một đối tác phần mềm có thể cung cấp những phần mềm từ cơ bản cho đến nâng cao, phù hợp với nhu cầu quản lý hàng tồn kho của bạn thì Taca rất vinh hạnh khi được trở thành đối tác sẽ mang đến giải pháp quản lý hàng tồn kho đó cho doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm tư vấn thiết kế và triển khai nhiều dự án xây dựng hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, tư vấn triển khai chuyển đổi số toàn diện,..và với đội ngũ chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong phát triển, duy trì và mở rộng giải pháp phần mềm cho DN dựa trên nền tảng hiện đại, độc quyền. Taca cam kết sẽ luôn mang đến cho doanh nghiệp những ý kiến chuyên gia sâu sắc, đảm bảo độ khả thi, thành công của hệ thống từ khi bắt đầu cho đến tận khi kết thúc và cả sau khi đã đưa vào hoạt động.
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911