Làm thế nào gọi vốn đầu tư thành công để có được TIỀN để khởi nghiệp hay tiếp tục phát triển ý tưởng và công việc kinh doanh mạnh mẽ? Đó là câu hỏi mà bất kỳ mọi doanh nghiệp nào cũng gặp phải khi bắt đầu kinh doanh cũng như có tham vọng mở rộng kinh doanh, nắm bắt các cơ hội mới. Chính vì vậy, bạn sẽ cần biết các cách kêu gọi vốn đầu tư, quy trình gọi vốn đầu tư, những thách thức thường gặp hay kinh nghiệm gọi vốn thành công,..
Một điều các DN cần lưu ý, đó là các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn đặt ưu tiên rất lớn vào kinh nghiệm trước đây của bạn trong việc xây dựng DN và họ mong muốn sở hữu một phần cổ phần của DN, phân chia lợi nhuận và muốn kiểm soát dòng tiền mà họ đầu tư. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho các DN mới kinh doanh lần đầu muốn tìm vốn vì một trong những CÂU HỎI quan trọng nhất của nhà đầu tư về bạn đó là: ‘’Bạn đang có những gì, đâu là điều bạn sẵn sàng từ bỏ để biến ý tưởng kinh doanh thành dự án khả thi?’’
Đừng lo lắng, những điều DN cần biết cách để có thể gọi vốn thành công sẽ được TACA chia sẻ với bạn ngay dưới đây.
Về cơ bản, gọi vốn có nghĩa là nhận được số tiền Bạn cần để phát triển Doanh nghiệp của mình từ các Nhà đầu tư. Kêu gọi vốn đầu tư là một cách nói khác về kêu gọi tài trợ cho Doanh nghiệp của Bạn. Một Công ty gọi vốn để thêm tiền mặt vào bảng cân đối kế toán, để trả bớt nợ, mở rộng kinh doanh hoặc để có vốn mua lại Doanh nghiệp khác, hoặc đơn giản là cần ‘’đốt’’ tiền mặt để phát triển sản phẩm và tồn tại, như với một số startup. Cụ thể:
Có thể nói, Gọi vốn còn là một quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn bổ sung mà không phải tự chi trả hoặc tạo thêm nợ, đồng thời cũng tạo cơ hội để tìm kiếm đối tác và sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm.
9 hình thức kêu gọi vốn đầu tư thành công
Dưới đây là các cách kêu gọi vốn đầu tư, bao gồm nhưng không giới hạn:
1. Tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng
Kêu gọi vốn đầu tư từ ngân hàng đòi hỏi bạn phải có tài sản thế chấp.
Hình thức gọi vốn này khá phổ biến đối với những doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động tương đối, có lịch sử tín dụng tốt và có khối lượng tài sản đủ để thế chấp cho số vốn muốn vay.
Đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh khó có thể áp dụng phương pháp này bởi lịch sử hoạt động, lịch sử tín dụng chưa đủ để tạo niềm tin nơi nhà đầu tư.
2. Kêu gọi vốn thông qua các thương vụ cho nhà khởi nghiệp
Phương pháp này thường là sự trao đổi kỹ năng hoặc những thứ bạn có để đổi lấy những thứ bạn cần như: Không gian văn phòng miễn phí, dịch vụ hỗ trợ pháp lý, kế toán. Hiện nay có nhiều trang web hoặc diễn đàn về khởi nghiệp như Funding.vn, Comicola.com, GoFundMe, Betado.com, Kickstater, Indiegogo, StartEngine, Circleup… Hãy tạo tài khoản và triển khai dự án của bạn tại đây, cơ hội được những công ty lớn để mắt và rót vốn cho bạn sẽ rất cao.
3. Kêu gọi vốn từ khách hàng, đối tác
Nhiều doanh nghiệp có quỹ phát triển, bạn có thể kêu gọi vốn từ nguồn quỹ này
Hãy tìm một một doanh nghiệp, đối tác mà họ thấy được giá trị ý tưởng của bạn và sẵn sàng cung cấp cho bạn một thỏa thuận về vốn để hoàn thành dự án của mình. Một số doanh nghiệp lớn thường có một khoản quỹ phát triển doanh nghiệp, trong đó cung cấp các khoản trợ cấp, cho vay hỗ trợ kinh doanh nhỏ.
Hiện nay ở Việt Nam có các quỹ như: Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), Quỹ Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP. Hồ Chí Minh (HSIF)…
4. Tham gia chương trình kêu gọi vốn
Tham gia các show truyền hình thực tế kêu gọi vốn cho dự án của mình
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều chương trình truyền hình thực tế về thúc đẩy khởi nghiệp ra đời và có liên kết với các trường đại học hoặc các tổ chức phát triển cộng đồng. Đây sẽ là nguồn tài nguyên miễn phí từ cơ sở vật chất, hỗ trợ và tư vấn pháp lý và cũng là nơi kêu gọi vốn rất hiệu quả cho những startup.
Một trong số các chương trình kêu gọi vốn được cộng đồng khởi nghiệp quan tâm là Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ. Chương trình này đã giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân kêu gọi vốn thành công để phát triển dự án.
Ưu điểm của các chương trình truyền hình thực tế là quy tụ nhiều cá nhân nổi tiếng về lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, là những CEO của các công ty có tiếng, vừa có tiềm lực tài chính vừa có chuyên môn cao. Đây sẽ là nguồn hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong việc đầu tư và phát triển dự án.
5. Thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm
Với cách này, doanh nghiệp hoặc các starup đưa ra các bước cụ thể để thuyết phục nhà đầu tư rót vốn cho doanh nghiệp của mình. Đây thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ tìm kiếm những cơ hội kinh doanh lớn với quy mô triệu đô, vì thế hãy tìm kiếm các quỹ này để kêu gọi vốn. Bạn có thể lựa chọn một số quỹ như CyberAgent Ventures (CAV), Mekong Capital, Vina Capital Venture, Golden Gate Venture, IDG Venture…
6. Nguồn vốn từ cộng đồng
Đây là cách huy động vốn dựa trên sự ủng hộ của cộng đồng, công chúng hay còn được gọi là tài trợ đám đông. Đây là nguồn tài trợ mà ai cũng có thể tham gia.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có quy định pháp lý chính thức và hệ thống về gọi vốn cộng đồng, chưa có quy định cụ thể về tư cách, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên tham gia. Những quy định hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động gọi vốn cộng đồng nhằm tạo điều kiện phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.
7. Nguồn vốn từ bạn bè, gia đình
Gia đình, bạn bè ủng hộ bạn chứng tỏ dự án của bạn có tính khả thi cao
Nếu bạn thuyết phục được gia đình, bạn bè tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của bạn thì chính bạn bè và gia đình sẽ là những người đầu tiên hỗ trợ bạn về vốn. Đây cũng là nguồn vốn chủ yếu, tạo động lực cho bước đầu khởi nghiệp.
8. Nguồn vốn từ chính mình
Khoảng 90% hoạt động khởi nghiệp đều bắt đầu từ nguồn vốn của chính mình. Bạn sẽ cần một khoảng thời gian để tiết kiệm, tích lũy một lượng tiền để hoạt động nhưng bạn sẽ không phải chia sẻ cổ phần hay quyền kiểm soát doanh nghiệp là của bạn với người khác.
9. Tìm kiếm các nhà đầu tư cá nhân
Hãy tìm đến những nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng tài trợ cho dự án
Hãy tìm sự ủng hộ từ những cá nhân giàu có hay các nhà đầu tư thiên thần (angel investor) sẵn sàng rót vốn cho các doanh nghiệp của bạn. Họ đầu tư bằng tiền của chính họ và đổi lấy quyền được sở hữu cổ phần của doanh nghiệp.
Do việc đầu tư được đánh giá là có độ rủi ro cao nên mức lợi suất mà những nhà đầu tư yêu cầu cũng rất lớn. Nếu như công ty bị thất bại từ ngay những dự án đầu tiên thì một phần lớn trong số đầu tư của các angel investor sẽ bị mất đi.
Các angel investor chuyên nghiệp thường tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng tạo ra lợi nhuận ít nhất là 10 lần trong vòng 5 năm, thông qua các chiến lược như IPO hoặc thông qua một vụ sáp nhập.
>>>Xem thêm: Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp
Chúng ta có thể lấy vd thực tế với Coolmate – một Start up thời trang nam với hành trình trở thành top 10 gã “khổng lồ mới nổi” tại Châu á – Thái Bình Dương là một DN tiêu biểu trong việc kêu gọi vốn đầu tư thành công từ chương trình gọi vốn và quỹ đầu tư mạo hiểm. Xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam mùa 4 với màn “ngã giá như đi chợ”, CEO của Coolmate – Phạm Chí Nhu đã gọi vốn thành công với 500.000 USD với 10% cổ phần cùng 2,5% advisory shares. Với tình hình kinh doanh cụ thể năm 2020 là 39 tỷ đồng, lợi nhuận 5,6 tỷ đồng, Coolmate hướng đến mục tiêu mở rộng ra các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, cũng như kế hoạch IPO năm 2025.
Sau chương trình Shark Tank Việt Nam. Coolmate tiếp tục trở thành startup đầu tiên tại Việt Nam nhận vốn từ GSR Ventures, một quỹ đầu tư hàng đầu thế giới từng hỗ trợ hàng loạt các “kỳ lân” startup như Didi, Ele.me, Xiaohongshu với số tiền huy động thêm là 2,3 triệu USD cho vòng gọi vốn Series A mở rộng. Với số vốn mới, Coolmate sẽ nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng cho dòng sản phẩm may mặc của mình, từ việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất mới, đến việc trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp về vải, may & nguyên phụ liệu quy mô lớn hơn và đa dạng hơn.
Tất nhiên để có thể đạt được những ”quả ngọt” trong việc gọi vốn như vậy, Coolmate cũng phải có những chiến lược quản lý DN phù hợp, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh khả quan, tạo niềm tin, xây dựng mối quan hệ, cố vấn chuyên gia,…một cách bài bản.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, năm 2023 sẽ chứng kiến sự dịch chuyển rõ rệt của dòng vốn đầu tư mạo hiểm. Thay vì chỉ tập trung đổ tiền cho các startup có tốc độ tăng trưởng nhanh thì nay các quỹ đầu tư sẽ dồn sự chú ý cho các dự án có khả năng tăng trưởng bền vững. Việc lãi suất ngân hàng tăng, lạm phát tăng, cộng với tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động mạnh tới các nguồn vốn dành cho startup. Dự đoán trong năm 2023, nguồn tiền từ các quỹ đầu tư đổ vào startup Việt trong năm 2023 sẽ chậm lại. Bởi startup luôn gắn liền với kinh tế vĩ mô nên khi kinh tế đang suy thoái thì nguồn vốn chắc chắn sẽ phải giảm. Lúc này các startup có hiệu quả hoạt động bền vững sẽ được chú ý hơn.
Như vậy ta có thể thấy với những lợi ích giúp mở rộng nguồn vốn, đa dạng hóa nguồn vốn, giảm áp lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng khả năng sinh lời, gọi vốn đã đóng một vai trò quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, mang lại sự ổn định tài chính và cung cấp tài chính cần thiết để phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh.
Tài chính được coi là huyết mạch của Doanh nghiệp kinh doanh. Nó là nền tảng cơ bản của mọi loại hoạt động kinh tế. Sự thành công của một tổ chức phần lớn phụ thuộc vào việc hoạch định, sử dụng và quản lý hiệu quả tài chính.
Tài chính là một trong những lĩnh vực chức năng trọng nhất của tất cả các chức năng kinh doanh. Nó có thể được mô tả như trái tim trong cơ thể con người. Chức năng cơ bản của tim trong cơ thể con người là bơm máu cần thiết đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Tương tự, tài chính trong tổ chức phải cung cấp tài chính cần thiết cho tất cả các bộ phận (chức năng) khác để thực hiện các hoạt động.
Tài chính có trách nhiệm xác định các yêu cầu tài chính và cung cấp các khoản tiền cần thiết vào đúng thời điểm. Để có thể hoàn thành các trách nhiệm đó, doanh nghiệp cần lập kế hoạch tài chính sinh lời, tìm kiếm nguồn vốn đa dạng, quản lý dòng tiền một cách hiệu quả, xây dựng mối quan hệ tốt với ngân hàng và nhà đầu tư, sử dụng công nghệ tài chính. Và thực hiện kêu gọi vốn phần nào có thể giúp DN xem xét lại các kế hoạch tăng trưởng, hợp tác với các đối tác kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu vốn và tạo điều kiện phát triển bền vững (Đặc biệt là trong thời gian gần đây, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực như bất động sản, sản xuất, xuất khẩu đang chịu nhiều áp lực trong thanh khoản, nhất là những khó khăn trong quản lý nợ, thu xếp vốn và dòng tiền).
Còn đối với DN startup, TACA có một lời khuyên rằng bạn không cần phải nhất thiết theo đuổi mục tiêu lợi nhuận dương ở hầu hết mọi thời điểm, startup có thể tìm nguồn vốn khởi nghiệp để theo đuổi những mục tiêu ưu tiên hơn: tăng trưởng số người dùng, mở rộng phạm vi hoạt động… Và khi đạt đến một cột mốc quy mô nhất định, lợi nhuận sẽ vượt trội so với số tài chính đã đầu tư.
>>>Xem thêm:
Quản trị tài chính doanh nghiệp: https://taca.com.vn/quan-tri-tai-chinh/
Kế hoạch dòng tiền trong kinh doanh: https://taca.com.vn/ke-hoach-dong-tien/
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện: https://taca.com.vn/chien-luoc-tai-chinh-cua-doanh-nghiep/
Phân tích tài chính doanh nghiệp để quản lý hiệu quả: https://taca.com.vn/phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep/
Giai đoạn Start-up: Đây là giai đoạn ban đầu khi một doanh nghiệp mới thành lập. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường phụ thuộc vào vốn đầu tư từ nhà sáng lập hoặc các nhà đầu tư thiên thần để khởi động hoạt động kinh doanh.
Lưu ý khi ra mắt, doanh số bán hàng lúc này là thấp nhất, rủi ro kinh doanh là cao nhất. Trong giai đoạn này, một công ty không thể tài trợ nợ (Debt Financing – là hình thức huy động vốn của công ty bằng cách phát hành các công cụ nợ và bán cho các nhà đầu tư) do mô hình kinh doanh chưa được chứng minh và khả năng trả nợ không chắc chắn. Khi doanh số bán hàng bắt đầu tăng chậm, khả năng tài trợ nợ của các tập đoàn cũng tăng lên.
Giai đoạn Mở rộng nhanh chóng: Khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển và mở rộng hoạt động, nhu cầu vốn tăng lên. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm vốn từ nguồn đầu tư mạo hiểm, vốn rủi ro hoặc các quỹ đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên ở giai đoạn này đa số các DN vẫn chủ yếu tài trợ bằng vốn cổ phần.
Giai đoạn Tăng trưởng cao: Khi doanh nghiệp đã có vị thế trong thị trường và đạt được lợi nhuận, nhu cầu vốn có thể tăng lên để định vị mạnh mẽ hơn và tăng trưởng. Doanh nghiệp có thể thu hút vốn từ nguồn vốn rủi ro, vốn đầu tư tư nhân hoặc ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tăng cường tiếp thị và quảng cáo, hoặc mua lại các doanh nghiệp khác.
=> Khi các công ty trải qua sự tăng trưởng doanh số bán hàng bùng nổ, rủi ro kinh doanh giảm xuống, trong khi khả năng tăng nợ của họ tăng lên. Trong giai đoạn tăng trưởng, các công ty bắt đầu thấy lợi nhuận và dòng tiền dương, điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của họ. Nhu cầu phát hành cổ phần mới giảm, bắt đầu có dòng tiền trả cổ tức.
Các sản phẩm hoặc dịch vụ của tập đoàn đã được chứng minh là mang lại giá trị trên thị trường. Các công ty ở giai đoạn tăng trưởng ngày càng tìm kiếm nhiều vốn hơn khi họ muốn mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Giai đoạn Bão hòa: Sau giai đoạn tăng trưởng, doanh nghiệp có thể đạt được sự ổn định và lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, nhu cầu vốn vẫn tồn tại để duy trì hoạt động kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu thanh toán và chi trả đúng hạn. Khả năng vay nợ lúc này được tăng lên, công ty có thể mua lại cổ phần, trả cổ tức.
Doanh số lúc này đạt đỉnh và có xu hướng giảm dần. Ngành công nghiệp lúc này có tốc độ tăng trưởng mạnh, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, khi doanh thu đạt đỉnh, vòng đời tài trợ nợ tăng theo cấp số nhân. Các công ty chứng minh vị trí thành công của họ trên thị trường, thể hiện khả năng trả nợ. Rủi ro kinh doanh tiếp tục giảm.
Không giống như các giai đoạn trước khi chu kỳ rủi ro kinh doanh nghịch đảo với chu kì bán hàng, rủi ro kinh doanh di chuyển tương quan với doanh số bán hàng đến mức không có rủi ro kinh doanh. Do loại bỏ rủi ro kinh doanh, các doanh nghiệp trưởng thành và ổn định nhất có khả năng tiếp cận vốn nợ dễ dàng nhất.
Giai đoạn Suy thoái: Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể đối mặt với khó khăn tài chính hoặc suy thoái kinh tế. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc cung cấp vốn, chi trả nợ, hoặc duy trì hoạt động kinh doanh. Để vượt qua giai đoạn này, doanh nghiệp có thể tìm kiếm hỗ trợ từ ngân hàng, tái cấu trúc tài chính, hoặc tìm kiếm các giải pháp khác để tái tạo sức khỏe tài chính.
Trong giai đoạn cuối của vòng đời tài trợ, doanh số bán hàng bắt đầu giảm với tốc độ nhanh. Sự sụt giảm doanh số bán hàng này cho thấy các công ty không có khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi và kéo dài vòng đời của chúng.
Tham khảo thêm về mối tương quan giữa tài trợ vốn (Debt Funding), rủi ro kinh doanh (Business risk) và đường cong doanh số (Sales):
Biểu đồ thể hiện tương quan giữa tài trợ vốn, rủi ro kinh doanh và doanh số trong từng giai đoạn phát triển DN
Hầu như tất cả Doanh nghiệp đều cần gọi vốn khi lợi nhuận giữ lại của họ hàng năm không đủ tài trợ cho các dự án mới. Các startup cần gọi vốn để phát triển sản phẩm và tung ra thị trường. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tìm kiếm nhà đầu tư để mở rộng kinh doanh hoặc nắm bắt các cơ hội mới. Hay các doanh nghiệp đang trả nợ muốn cải thiện tình hình tài chính và các doanh nghiệp đang muốn thực hiện mua bán sáp nhập M&A.
Sụ thực, tăng vốn là một hoạt động quan trọng đối với nhiều công ty trên con đường dẫn đến sự ổn định và thành công lâu dài. Mặc dù các mục tiêu và bối cảnh cụ thể có thể khác nhau rất nhiều từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, nhưng mục tiêu chung rất rõ ràng: Gọi vốn có thể hỗ trợ một tổ chức vì nó đảm bảo các cơ hội phát triển, tăng trưởng và liên tục phù hợp trong tương lai.
Từ khi khởi nghiệp cho đến giai đoạn tăng trưởng của bất kỳ doanh nghiệp nào, việc huy động tiền là cần thiết. Tuy nhiên, những người tham gia tài trợ sẽ thay đổi từ bạn bè và gia đình của bạn sang các nhà đầu tư thiên thần hiểu biết và các nhà đầu tư tổ chức sẽ cần một đề xuất phức tạp bao gồm các yếu tố như kinh nghiệm quản lý, tài chính và kế hoạch sinh lời.
Một cái bánh vẽ thật to bao gồm ý tưởng sơ xài, mô hình doanh nghiệp đơn giản, cùng tiềm năng thể hiện qua cơ cấu dân số, quy mô thị trường nào đó thì chắc hẳn không đủ để gọi vốn. Việc gọi vốn đặc biệt là gọi vốn khởi nghiệp thành công luôn cần một kế hoạch cụ thể, vạch rõ nhu cầu gọi vốn, kế hoạch dùng vốn, gặp nhà đầu tư, thương thảo,vv,..
Về cơ bản, qui trình gọi vốn thường qua 4 bước sau:
Một lưu ý cho chủ doanh nghiệp trước khi thực hiện quy trình gọi vốn là gọi vốn chỉ thật sự phù hợp cho những mô hình kinh doanh nghiêm túc, đã được cân nhắc và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, và thường là trong 2 trường hợp dưới đây:
Trường hợp 1: Khi doanh nghiệp vừa mới thành lập và cần vốn để hoạt động
Việc kêu gọi vốn đầu tư có thể theo các giai đoạn như sau:
Trường hợp 2: Khi doanh nghiệp đang phát triển
Chủ doanh nghiệp cần đầu tư vào việc nâng cấp thiết bị, máy móc phục vụ việc kinh doanh, tuyển thêm nhân sự, mở rộng chi nhánh… để phát triển mô hình kinh doanh. Lúc này lợi thế thương lượng của các đơn vị đầu tư sẽ không lớn như trường hợp 1, đặc biệt là với những mô hình kinh doanh đã đi vào ổn định và giàu tiềm năng.
Xác định thời gian bắt đầu gọi vốn
Các founder nên cân nhắc về chuyện gọi vốn khi startup đạt ngưỡng chỉ còn khoảng 12 tháng runway (runway là khoảng thời gian ước lượng còn lại của startup trước khi startup đó sử dụng hết số tiền đang có).
Bởi lẽ không có chuyện startup cần tiền là nhà đầu tư sẽ cho tiền. Kể cả khi đã được “chốt” bởi các đơn vị đầu tư, startups vẫn cần thực hiện hàng loạt các thủ tục cần thiết để nhận khoản tiền đó. Vì vậy, hãy tính toán cẩn thận để duy trì dòng tiền trước khi tài khoản của doanh nghiệp cạn kiệt trước khi tiền về, tránh tạo ảnh xấu và gián đoạn kinh doanh..
8 thách thức trong việc gọi vốn
Sự hấp dẫn của tiền bạc khiến các nhà sáng lập đánh giá thấp thời gian, nỗ lực và năng lượng cần thiết để có được nguồn vốn. Ở các Công ty mới nổi, trong chu kỳ huy động vốn, các nhà quản lý thường dành một nửa thời gian và phần lớn năng lượng của họ để cố gắng huy động vốn bên ngoài. Chúng tôi đã thấy những người sáng lập bỏ gần như mọi thứ khác mà họ đang làm để tìm các nguồn tiền tiềm năng cho Doanh nghiệp của mình.
Quá trình này rất căng thẳng và có thể kéo dài trong nhiều tháng khi các Nhà đầu tư quan tâm tham gia vào các kỳ “rà soát và thẩm định” Doanh nghiệp gọi vốn.
Nhà đầu tư mạo hiểm Richard Harroch từng phát biểu: “Việc huy động vốn hầu như luôn khó hơn bạn tưởng và luôn mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy hãy lên kế hoạch cho điều đó.”
Do phải dành nhiều thời gian và năng lượng để gọi vốn mà khách hàng của Doanh nghiệp có khi cảm thấy bị bỏ quên, dù không cố ý. Kết quả là, doanh số bán hàng chững lại hoặc sụt giảm, thu tiền mặt chậm và lợi nhuận giảm dần. Và nếu nỗ lực gọi vốn cuối cùng không thành công, thì tinh thần chủ Doanh nghiệp bị suy giảm và những người chủ chốt thậm chí có thể rời đi. Những tác động có thể làm tê liệt một Doanh nghiệp non trẻ đang gặp khó khăn.
Vì vậy, để đảm bảo sự cân đối giữa việc gọi vốn và hoạt động kinh doanh, cần có một kế hoạch chi tiết và khéo léo để quản lý tài nguyên và thời gian. Điều này có thể bao gồm sự phân chia công việc, tìm kiếm nguồn tài trợ đa dạng, và xác định ưu tiên đối với việc duy trì mối quan hệ và phục vụ khách hàng hiện tại.
Khi tìm kiếm nguồn vốn, Bạn phải chuẩn bị để nói chuyện và trình bày với 5, 10, thậm chí hàng chục người khác nhau về công việc kinh doanh của Bạn, chẳng hạn như Doanh nghiệp Bạn phụ thuộc vào một kỹ thuật viên hay kỹ sư xuất sắc nào đó, khả năng và thiếu sót của ban quản lý là gì, Bạn sở hữu bao nhiêu Công ty, Bạn được trả thù lao như thế nào, và chiến lược tiếp thị và cạnh tranh của Bạn là gì. Và Bạn sẽ phải chia sẻ báo cáo tài chính Doanh nghiệp của mình.
Tiết lộ những thông tin như vậy khiến các doanh nhân không thoải mái. Mặc dù hầu hết các Nhà đầu tư tiềm năng đều tôn trọng tính bảo mật của Doanh nghiệp thông qua một NDA (Non-Disclosure Agreement, Thỏa thuận Bảo mật Thông tin), nhưng thông tin đôi khi bị rò rỉ một cách vô tình.
Xác suất để thông tin lọt vào tay kẻ xấu là rủi ro cố hữu trong việc tìm kiếm vốn, cho nên hãy đảm bảo rằng Bạn thực sự cần tiền và đang nhận tiền từ những nguồn có uy tín cao. Mặc dù Bạn không thể loại bỏ rủi ro, nhưng Bạn có thể giảm thiểu nó, bằng cách thảo luận thương vụ với những Nhà đầu tư rõ ràng, tránh một số nguồn gần gũi với đối thủ cạnh tranh và chỉ nói chuyện với những nguồn có uy tín.
Mặc dù tiền thúc đẩy nỗ lực gọi vốn của Bạn, nhưng đó không phải là điều duy nhất mà các đối tác tài chính tiềm năng cung cấp. Vì ngoài tiền ra, Bạn có thể cần chú ý xem liệu đối tác có kinh nghiệm trong ngành không, họ có nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp hoặc khách hàng tiềm năng và danh tiếng tốt hay không. Việc tìm một Nhà đầu tư Chiến lược đôi khi đem lại cho Doanh nghiệp của Bạn những lợi ích to lớn khác ngoài tiền bạc, một ví dụ là nếu Bạn có thể đồng thời tận dụng được kênh phân phối rộng lớn của họ nữa thì thật tuyệt vời.
Có một Nhà đầu tư chiến lược là một điều tốt nhưng đôi khi điều này có một chút cản trở Bạn có thêm khách hàng tiềm năng mới. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh của Nhà đầu tư chiến lược có thể không muốn mua sản phẩm từ Công ty Bạn, vì nếu làm như vậy sẽ làm giàu cho đối thủ của họ.
Thị trường đầu tư vào Doanh nghiệp, nhất là đối với Doanh nghiệp chưa niêm yết không nhộn nhịp như thị trường mua bán Bất động sản hay Ô tô. Và thường số lượng Nhà đầu tư Vốn tư nhân (Private Equity Investors) thì ít hơn số lượng Doanh nghiệp cần vốn nên Bạn cần phải có sẵn mạng lưới các Nhà đầu tư, hoặc Bạn cần một bên Môi giới Đầu tư chuyên nghiệp. Thường các đơn vị này đã xây dựng được mạng lưới các mối quan hệ với Nhà đầu tư hoặc họ sẽ giúp Bạn ‘’săn tìm’’ Nhà đầu tư phù hợp.
Khi quyết định gọi vốn, Chủ Doanh nghiệp sẽ đối mặt với một loạt thách thức mới chờ đợi họ. Họ sẽ phải đối mặt với sự phức tạp của cấu trúc thỏa thuận thương vụ, đàm phán, các vấn đề pháp lý, thẩm định, tình huống dự phòng, khung thời gian và việc chuẩn bị không ít tài liệu. Quá trình này bao gồm một loạt các nhiệm vụ, thời hạn, thủ tục giấy tờ và các Chuyên gia phải quản lý từ đầu đến cuối. Tất nhiên, mọi thỏa thuận đều có những trục trặc và bế tắc và để vượt qua những rào cản bất ngờ này, và cần phải có sự sáng tạo, chuyên môn và kỹ năng đàm phán lão luyện.
Hai yếu tố quan trọng nhất trong việc gọi vốn là: Quyền kiểm soát và Lợi ích Kinh tế. Có thêm cái này có thể buộc Bạn phải đánh đổi cái còn lại. Cho nên Bạn cần phải cân bằng hai thứ này. Gọi quá nhiều vốn cùng một lúc có thể khiến tỷ lệ sở hữu của Chủ Doanh nghiệp hoặc Người sáng lập giảm đi nhanh chóng và mất quyền kiểm soát Công ty. Cho nên việc hoạch định một lộ trình gọi vốn qua các vòng, bao nhiêu vốn cho từng vòng, giá trị Doanh nghiệp ước tính sau mỗi vòng, tỷ lệ sở hữu còn lại sau mỗi vòng là bao nhiêu, là rất cần thiết.
TƯ DUY GỌI VỐN CÙNG WIN – WIN. DN BẠN NHẬN ĐƯỢC “GIÁ TRỊ” GÌ KHI “CÓ ĐƯỢC VỐN ĐÚNG NGHĨA”?
Tất nhiên, nếu việc gọi “vốn” thành công, DN bạn sẽ nhận được vốn để đầu tư mở rộng kinh doanh, tuy nhiên NẾU CHỈ “ĐƯỢC VỐN” THÌ DN BẠN CHƯA WIN.
Nếu DN gọi vốn thành công, chắc chắn DN rất “VUI” vì điều này góp phần giúp DN rút ngắn thời gian đáp ứng mục tiêu kinh doanh, giảm áp lực tài chính, tăng độ tin cậy và danh tiếng của DN, đồng thời giúp DN nhanh chóng giải quyết các vấn đề tài chính phải đối diện trong suốt quá trình vận hành DN. Điều này làm giảm căng thẳng và áp lực tài chính đang gánh nặng lên chủ DN, cho phép họ tập trung vào các hoạt động quan trọng khác như nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, cạnh tranh trên thị trường, và phát triển chiến lược dài hạn.
Bên cạnh đó, DN cũng sẽ trực tiếp đối mặt với nhiều “ÁP LỰC VÀ NỖI LO” vô hình. Những áp lực này có thể kể đến như: áp lực trả nợ, áp lực tăng trưởng và sinh lời, áp lực quản lý tài chính, áp lực báo cáo và minh bạch, áp lực đánh giá và khảo sát từ các nhà đầu tư, áp lực đối thủ cạnh tranh… Những áp lực này đòi hỏi chủ DN phải đảm bảo có khả năng tăng cường hiệu suất hoạt động, phát triển thị trường, tăng doanh số bán hàng. Từ đó, xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính, giám sát việc sử dụng vốn, tối ưu hóa cấu trúc vốn và duy trì sự ổn định tài chính nhằm tuân thủ các quy định báo cáo và minh bạch về tài chính, đảm bảo trả nợ đúng hạn, đảm bảo tiến độ thanh toán để tránh rủi ro tài chính. Đồng thời, họ cũng cần thường xuyên báo cáo về tiến độ, hiệu quả và tình hình tài chính để duy trì sự tin tưởng và ủng hộ của nhà đầu tư.
DN bạn đã sẵn sàng cho tất cả những điều này? Thông thường, nhiều chủ DN có xu hướng quên đi những khó khăn trên do “NGỦ QUÊN” trong “NIỀM VUI GỌI ĐƯỢC VỐN”.
Giả sử DN bạn hiện nay có lợi nhuận là 1,5 tỷ/năm và chủ DN sở hữu 100% cổ phần. DN gọi vốn 4 tỷ để đổi lấy 10% cổ phần nhưng nhà đầu tư muốn 4 tỷ lấy 20% cổ phần thì: DN bạn có sẵn sàng cho “CUỘC CHƠI” này không?
Vâng, điều này chắc chắn sẽ khiến nhiều chủ DN đắn đo vì 10% cổ phần nữa cơ mà và DN bạn nghĩ 10% cổ phần rất lớn vì DN bạn đang rất tiềm năng và có khả năng phát triển mạnh hơn nữa.
Liệu DN bạn có đang bị “chịu thiệt thòi”? Nào, hãy nghĩ lại xem: Nếu đặt vị trí là nhà đầu tư liệu bạn có sẵn sàng bỏ ra 4 tỷ?
Nhà đầu tư bỏ ra số tiền đó là để đầu tư vào chủ DN, đầu tư vào cơ hội kinh doanh trong tương lai, đầu tư vào rủi ro (rủi ro luôn nhiều hơn sự chắc chắn). Số tiền đầu tư không phải là ngày mai hay tháng sau là thu về ngay mà là tương lai dự kiến, nhà đầu tư có nguy cơ mất 4 tỷ vì tương lai đâu có gì là chắc chắn, còn DN bạn nhận được 4 tỷ là chắc chắn.
DN bạn có chấp nhận để nhà đầu tư sở hữu 20% với 4 tỷ còn chủ DN (tức là bạn) sẽ sở hữu 80% lấy 1 DN có lợi nhuận 10 tỷ/ năm?
Tại sao không khi mà 80% cổ phần lúc này lợi nhuận của DN bạn trong một năm là 8 tỷ còn người đầu tư có thể thu hồi vốn sau 2,5 năm?
Tuy nhiên để có thể đưa lợi nhuận từ 1,5 tỷ lên 10 tỷ thì ngoài yếu tố con người DN cần phải có một MÔ HÌNH KINH DOANH cực kỳ “đổi mới, sáng tạo” và một CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ VÀ PHÁT TRIỂN DN “bền vững”. Vì vậy đừng tiếc 10 % nếu “thực sự” sự tham gia của nhà đầu tư có thể đưa DN của bạn lên tầm cao mới so với việc bạn giữ lại 10 % nhưng bạn chẳng bao giờ bạn có được con số lợi nhuận 8 tỷ.
Tuy vậy, thương trường không đơn giản là những con số. Nếu bạn ĐƠN PHƯƠNG ĐỘC MÃ thì bạn khó có thể đạt được mục tiêu vì vậy bạn rất cần có những người vừa đầu tư vừa là MENTOR/ CỐ VẤN cho bạn. Đây là “yếu tố cực kỳ quan trọng”, bạn không chỉ được vốn mà bạn được cả con người, được cả CHẤT XÁM, được chia sẻ cả MẠNG LƯỚI HỆ SINH THÁI của nhà đầu tư.
=> ĐÂY MỚI LÀ WIN
Còn với DN không cần vốn (ở đây được hiểu là tiền) nhưng chủ DN vẫn đang loay hoay một mình trong một mô hình kinh doanh “chưa thể bứt phá” thì tốt nhất bạn cũng cần tìm cho DN của mình một NGUỒN VỐN VÔ HÌNH đó chính là những “người cố vấn/người huấn luyện” – đơn giản bạn không thể giỏi tất cả hoặc bạn giỏi rồi thêm một người giỏi nữa mà hợp lại càng tốt cho DN bạn – “BẢN CHẤT HAI CÁI ĐẦU GIỎI VẪN HƠN MỘT CÁI ĐẦU”.
Với những người cố vấn huấn luyện giỏi, không phải lúc nào DN bạn cũng tìm được và thường bạn không đủ tiền trả lương cho họ lên đến vài tỷ / năm.
=> Tốt nhất là “HÃY MỜI HỌ LÊN CHUNG 1 CHIẾC THUYỀN VỚI BẠN” theo một cách nào đó thật thông minh, ĐÓ CŨNG LÀ CÁCH GỌI VỐN – NHƯNG LÀ VỐN VÔ HÌNH.
Và bất cứ lúc nào doanh nghiệp cũng luôn cần vốn.
Chúc Quý Doanh Nghiệp thành công!!!
>>>Xem thêm: Dịch vụ tìm nhà đầu tư và gọi vốn
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911