Tài chính kế toán là “trái tim” của doanh nghiệp. Sự gia tăng của công nghệ thông tin và cuộc cách mạng số đang mở ra một tương lai rộng lớn hơn, cho phép “trái tim” doanh nghiệp ngày càng “khỏe mạnh” và hoạt động hiệu quả thông qua chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán. Có tiềm năng & cơ hội, nhưng, đồng thời cũng là thách thức & lo ngại.
Vậy đâu là chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán và những vấn đề xoay quanh vai trò của Kế toán viên & CFO – những “hạt nhân” quan trọng quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Những khảo sát về cho thấy sự chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ trong tư duy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán tại doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều ứng dụng công nghệ số đã được doanh nghiệp áp dụng vào lĩnh vực kế toán như: phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán điện tử, phần mềm bán hàng điện tử, phần mềm văn phòng điện tử,... Bên cạnh đó các doanh nghiệp đã dành nguồn lực để đầu từ về mặt công nghệ và về mặt đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt nhất cho các hoạt động nghề nghiệp và cung cấp dịch vụ.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán tại doanh nghiệp đang trở thanh xu thế, vì những lợi ích của nó mang lại là vô cùng to lớn:
11/15 công tác kế toán tài chính mà công nghệ có thể “làm hộ”:
Xử lý dữ liệu: Tìm nguồn dữ liệu, Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu, Đánh giá mức độ liên quan của dữ liệu.
Phân tích dữ liệu: Phân loại & Tổng hợp dữ liệu, Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, Đảm bảo an toàn dữ liệu, Duy trì tính minh bạch kế toán-tài chính, Lập mô hình dữ liệu.
Đưa ra quyết định từ dữ liệu:Cung cấp hướng dẫn và hiểu biết sâu sắc, Lập kế hoạch và kiểm soát.
===> Xem thêm: The Digital Transformation Of Accounting And Finance – Artificial Intelligence, Robots, And Chatbots – Sự chuyển đổi số trong kế toán và tài chính – Trí tuệ nhân tạo, Robot và Chatbots
Tất nhiên, 11/15 với điều liệu công nghệ tân tiến nhất, nhiều doanh nghiệp lớn, trong thởi điểm hiện tại, tình hình tài chính và kế toán chưa thể đạt được mức độ này. Nhưng nếu làn sóng “chuyển đổi số” tiếp tục “mạnh mẽ” thì 11/15 hay thậm chí 15/15 là khả thi.
Ảnh hưởng của công nghệ chỉ là sớm hay muộn, không thể tránh khỏi. Trước đây câu chuyện hóa đơn điện tử như chuyện xa xôi, nhưng sau khi Nhà nước ra quyết định áp dụng từ tháng 7/2022, tất cả đều áp dụng được hết. Navigos Group chuyển đổi ERP rất thành công cách đây 10 năm, sau đó chuyển đổi hóa đơn điện tử cách đây 6 năm và nay đang làm một dự án về RPA rất suôn sẻ.
Công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp
Công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp
Mô tả công việc của kế toán viên trong tương lai sẽ được mở rộng đáng kể, đồng thời vẫn bám sát các năng lực cốt lõi của nghề
Trong phòng ban kế toán – tài chính sẽ xuất hiện những yếu tố “lai” mới. Ví dụ, nhân viên kế toán của bạn sẽ làm việc như những chuyên gia công nghệ thông tin, nhà quản lý dữ liệu và giám đốc kinh doanh để có thêm phân tích tổng hợp để có cái nhìn sâu sắc và ý nghĩa hơn từ các con số.
Từ những phân tích dữ liệu quan trọng của phòng ban tài chính – kế toán, sẽ đưa ra những quyết định điều hành và đầu tư.
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, vai trò của nghề kế toán sẽ được thay đổi thành một nghề CHIẾN LƯỢC HƠN. Họ sẽ là đối tác quan trọng của doanh nghiệp và sẽ có nhiều nhiệm vụ hơn trong việc lập kế hoạch và khu vực chiến lược, đặc biệt là khi đáp ứng với thế giới kinh doanh tập trung vào công nghệ. Kế toán sẽ là “người trung gian” trong tương lai ở mọi tổ chức.
Trong tương lai xa hơn nữa, các nhân viên trong phòng ban kế toán-tài chính của bạn có thể đóng vai trò CỐ VẤN, CHUYÊN GIA TƯ VẤN và làm việc để vạch ra một kế hoạch tìm nguồn cung ứng chiến lược. Nhìn chung, trong tương lai, phòng ban tài chính – kế toán sẽ đóng một vai trò sáng tạo & chiến lược hơn, nhất là khi các chủ doanh nghiệp cần đưa ra quyết định dựa vào những con số kế toán.
Người sử dụng báo cáo có thể đồng thời phân tích thông tin và đề ra quyết định trong kinh doanh. Hệ thống thông minh, Robot và các công cụ AI thay thế con người bằng các thực hiện các công việc kế toán-tài chính sẽ tăng sự tuân thủ, hạn chế được các quyết định chủ quan.
DÒNG DỮ LIỆU tài chính kế toán theo thời gian thực thay vì định kỳ kiểm tra, các quy trình kế toán – tài chính sẽ được tự động hóa và sẽ có các công cụ tiên tiến để phát hiện rủi ro và gian lận.
Thông qua hệ thống kỹ thuật số, mô hình kinh doanh có thể được tự động hóa, sắp xếp hợp lý và được tiêu chuẩn hóa toàn cầu. Chuyển đổi số toàn diện sẽ làm thay đổi các kênh & phương thức huy động, phương thức tiếp cận vốn, quy trình thực hiện công tác kế toán & tổ chức thông tin kế toán.
Theo đó, sự phát triển của các loại đồng tiền “số” & các đồng tiền điện tử buộc các tổ chức tài chính, ngân hàng thay đổi phương thức thanh toán, thay đổi chức năng tiền tệ & cách thức điều hành chính sách tài chính.
Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán tài chính trong doanh nghiệp đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, cụ thể:
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT trong lĩnh vực kế toán tài chính chưa theo kịp được với xu hướng mới và chưa được chú trọng đầu tư tương xứng.
Một bên là môi trường kinh doanh đang biến động ngày càng nhanh đặt ra yêu cầu cấp thiết chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán, một bên là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp còn thủ công, nhập tay, tốn nhiều chi phí để duy trì và lưu trữ.
Điều này cản trở việc tối ưu hóa quy trình kế toán và tài chính. Xa hơn, cản trở việc đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu tài chính kế toán một cách kịp thời.
Một quyết định không hoàn hảo còn hơn là một quyết định muộn màng
Một bài toán nan giải khác đó là: tốc độ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng số không theo kịp tốc độ ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực kế toán. Rất dễ để doanh nghiệp lạc hậu nếu chỉ chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán theo “phong trào”.
Trên nền dữ liệu lớn, kế toán sẽ thay đổi cơ bản về phương thức thực hiện, thông tin kế toán được truyền tải với tốc độ cao, từ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin qua báo cáo tài chính.
Các nghiệp vụ kế toán được thực hiện qua chứng từ điện tử, ghi sổ kế toán bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, chuẩn mực và nguyên tắc kế toán ở Việt Nam hiện nay chắc chắn KHÔNG PHÙ HỢP trong điều kiện tự động hóa. Dữ liệu tài chính và kế toán đang không nói “ngôn ngữ chung” nền việc chuyển đổi các báo cáo tài chính hay thông tin kế toán tài chính khác sẽ khó khăn hơn, đồng nghĩa là chi phí cao hơn.
Bên cạnh đó, công nghệ số tác động trên phạm vi toàn cầu khiến cho việc rà soát điều chỉnh các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán không chỉ phát sinh từ yêu cầu quản lý trong nội bộ nền kinh tế, mà còn xuất phát từ yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới cho việc hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế.
Vậy nên để hội nhập và chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán nhất định sẽ SONG HÀNH với nhu cầu hài hòa nguyên tắc thông lệ chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS – International Financial Report Standards).
Nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất bởi các kiến thức chuyên sâu và gắn với lợi ích của nhiều bên liên quan. Kỷ nguyên số hóa ngày nay với những công nghệ mới lại đòi hỏi trình độ của nhân sự tài chính, kế toán rất cao không chỉ trong chuyên môn mà còn kiến thức về công nghệ.
Sự ra đời của các công nghệ trong cuộc CMCN 4.0 đã thay đổi hoàn toàn phương thức, quy trình kế toán truyền thống: toàn bộ dữ liệu được số hóa thành các thông tin điện tử, công nghệ blockchain trở thành “sổ cái” khổng lồ…
Tuy nhiên, các nguy cơ bị mất cắp các dữ liệu thông tin kế toán tài chính là rất hiện hữu trong môi trường mạng. Đây là một nguy cơ mà phòng ban tài chính kế toán trong doanh nghiệp cần nhận thức được và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra khi ứng dụng các công nghệ mới.
Nếu không có chính sách hay biện pháp bảo mật thì việc lộ thông tin, đánh cắp thông tin là điều dễ nảy sinh.
44% doanh nghiệp không có chiến lược tổng thể về an toàn thông tin;
48% không có chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho nhân viên;
54% không có cơ chế đối phó với tấn công mạng
Rủi ro an ninh mạng bảo mật dữ liệu thông tin có thể xảy ra khi chính sách quản trị và bảo mật thông tin, pháp luật liên quan đến quy định an ninh chưa được thiết lập chặt chẽ, hạn chế trong phân quyền truy cập hoặc kết xuất dữ liệu, chưa có phương án hoặc không duy trì việc phòng chống vi rút hay ngăn chặn phần mềm độc hại.
Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội của thời đại kỹ thuật số, họ cần phải đảm bảo các khoản đầu tư vào bảo mật thông tin bắt kịp với việc áp dụng công nghệ.
Chiến lược tư duy truyền thống không còn phù hợp đối với phòng ban tài chính – kế toán của các doanh nghiệp. Văn hóa là một yếu tố đóng góp lớn vào sự thành công trong công cuộc chuyển đổi số. Văn hóa mới trong tổ chức phải được thiết lập, đảm bảo rằng các nhân viên tin vào tiềm năng chuyển đổi số và đồng lòng thay đổi hướng đến mục đích chung của DN.
Thách thức CFO phải đối mặt trong công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán
Những thách thức doanh nghiệp có thể đối mặt trong công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán
Việc đầu tư công nghệ mới phục thuộc vào định hướng phát triển và tư duy của các nhà quản trị doanh nghiệp. Dưới đây là khung định hướng về các bước chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán mà doanh nghiệp có thể tham khảo thêm:
Các bước chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán
Các bước chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán
Cần đào tạo kế toán viên và những nhân viên khác thuộc bộ phận tài chính kế toán, để họ:
Câu chuyện của công nghệ là câu chuyện của tương lai, nhưng chắc chắn sẽ diễn ra, chúng ta không thể tránh khỏi dòng chảy đó. Doanh nghiệp cần phải phải chuẩn bị tâm thế ngay từ bây giờ để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, phải chấp nhận cái mới và sẵn sàng thay đổi, không thì sẽ bị đào thải
Để đáp ứng số liệu giao dịch ngày một lớn; ứng dụng công nghệ Blockchain để phân tích xử lý dữ liệu, đảm bảo an ninh, an toàn về bảo mật. Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp cần cập nhật dữ liệu thường xuyên, lưu trữ các dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu tài chính và phi tài chính.
Khả năng của một hệ thống Tài chính thông minh
Hệ thống tài chính thông minh
Nhằm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính- kế toán cho mọi doanh nghiệp hướng tới giải quyết bài toán xử lý dữ liệu tài chính – kế toán cho Doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi và tiết kiệm tối đa thời gian cho người dùng.
Quá trình tự động hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ giúp giảm tải được một số công tác kế toán trong doanh nghiệp như là
Các quy trình kế toán được tối ưu có thể bao gồm:
Tích hợp các quy trình này với phần mềm dùng chung như là HRMS, ERP, IMIS,… có thể tại sự thống nhất trong toán công ty, đảm bảo vận hành thông suốt, có tính hệ thống và được kiểm soát chặt chẽ.
Đặc biệt, việc số hóa giúp các quy trình thực hiện từ tạo yêu cầu cho đến phê duyệt tử các cấp lãnh đạo nhanh hơn, chính xác hơn, giảm thời gian trình ký, phê duyệt nội bộ, giúp nâng cao năng suất lao động của các bộ phần.
Trước sự tấn công của tội phạm, cần chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, đảm bảo bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán tài chính.
Cách mạng công nghệ 4.0 khiến cho doanh nghiệp phẳng hơn nhưng cũng đặt doanh nghiệp vào thế dễ bị tấn công bởi các đối tượng đứng chung trong thế giới “phẳng” này. Doanh nghiệp, vì thế, cần xây dựng “bức tường lửa” để phòng thủ, cất giữ cẩn thẩn những thông tin và bộ dữ liệu quan trọng, nhất là bộ dữ liệu và thông tin tài chính – kế toán.
“Bức tưởng lửa” doanh nghiệp có tể xây dựng thông qua:
Để đáp ứng những thay đổi trong lĩnh vực kế toán tài chính, kế toán viên tương lai cần phải có kỹ năng và kiến thức về luật pháp, công nghệ thông tin, truyền thông & quản lý.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán có thể được thúc đẩy bằng quy trình chuyển đổi số trong quản trị nhân sự.
Nếu doanh nghiệp đang mong muốn chuyển đổi số lĩnh vực tài chính kế toán nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào thì một công ty tư vấn phần mềm sẽ là giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp.
TACA thiết kế lộ trình, chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán cho các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp đang trên đà phát triển và bắt đầu mở rộng quy mô) ổn định lại hệ thống và chuẩn hóa các quy trình làm việc từ đó tự động hóa quá trình ra quyết định nhờ có thông tin thời gian thực và chính xác hơn.
Nhân sự trong công ty sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các công việc “tạo ra giá trị” hơn là các công việc “tủn mủn, thủ công, mất nhiều thời gian và ít mang lại giá trị” như nhập liệu, xuất hóa đơn giấy.
Với đội ngũ chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề và 840+ dự án thành công, Taca tự tin sẽ trở thành “đối tác chuyển đổi số” phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Dịch vụ tư vấn triển khai các giải pháp chuyển đổi số (Digital Transformation)
Chuyển đổi kỹ thuật số trong kế toán và tài chính đề cập đến quá trình kết hợp công nghệ kỹ thuật số vào các quy trình và hoạt động kế toán và tài chính. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các công cụ và nền tảng kỹ thuật số cho các nhiệm vụ như lưu trữ hồ sơ, phân tích tài chính và báo cáo. Mục tiêu của sự chuyển đổi này là nâng cao hiệu quả, độ chính xác và khả năng tiếp cận thông tin tài chính, cũng như tạo ra những cách làm việc và cộng tác mới trong bộ phận kế toán và tài chính của các tổ chức. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến việc ra quyết định tốt hơn và quản lý nguồn tài chính hiệu quả hơn.
Chuyển đổi kỹ thuật số trong kế toán và tài chính rất quan trọng vì một số lý do. Một số lợi ích chính của việc kết hợp công nghệ kỹ thuật số vào quy trình tài chính kế toán bao gồm:
Các công cụ kỹ thuật số có thể tự động hóa nhiều công việc thủ công và tốn thời gian, cho phép các chuyên gia tài chính kế toán làm việc hiệu quả hơn và giải phóng thời gian cho các hoạt động có giá trị cao hơn.
Hệ thống kỹ thuật số có thể giúp giảm sai sót và cải thiện tính chính xác của thông tin tài chính. Ví dụ: các công cụ kỹ thuật số có thể được sử dụng để tự động kiểm tra lỗi và sự không nhất quán trong dữ liệu tài chính.
Các công cụ kỹ thuật số có thể giúp các nhóm và cá nhân khác nhau trong tổ chức truy cập và chia sẻ thông tin tài chính theo thời gian thực dễ dàng hơn. Điều này có thể cải thiện sự hợp tác và ra quyết định trong bộ phận tài chính cũng như với các bộ phận khác trong tổ chức.
Công nghệ kỹ thuật số có thể tạo ra những cách làm việc mới và có thể mở ra những cơ hội mới để phát triển và đổi mới trong lĩnh vực tài chính kế toán. Ví dụ: các công cụ kỹ thuật số có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu tài chính theo những cách mới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới.
Nhìn chung, việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong kế toán và tài chính có thể giúp các tổ chức nâng cao hiệu quả, độ chính xác và khả năng tiếp cận thông tin tài chính của họ, đồng thời có thể cung cấp nền tảng vững chắc cho tăng trưởng và đổi mới.
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911