các công cụ quản lý chất lượng
Nếu không ứng dụng các công cụ quản lý chất lượng thì việc cải tiến chất lượng sẽ không mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
Bên cạnh hệ tư tưởng Kaizen, nhờ bộ các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng của các chuyên gia Nhật Bản đã giúp giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan tới quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất mà doanh nghiệp đối mặt phải. Bộ công cụ quản lý chất lượng bao gồm:
Check sheets là một phương tiện lưu trữ đơn giản, giúp doanh nghiệp thống kê các dữ liệu cần thiết và xác định thứ tự ưu tiên của các dữ liệu. Phiếu kiểm soát có thể được coi là một dạng hồ sơ lưu trữ các hoạt động trong quá khứ, đồng thời cũng cho phép doanh nghiệp thấy được xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan nhất. Đây là một trong các công cụ quản lý sản xuất được sử dụng phổ biến. Có nhiều dạng phiếu kiểm tra, tuỳ theo mục đích của bạn cần kiểm soát những thông số gì thì thiết kế biểu mẫu cho phù hợp với mục đích mình cần kiểm soát.
Phiếu kiểm soát thường để dùng để kiểm tra:
Nhờ việc thu thập thông tin qua các phiếu kiểm soát này giúp doanh nghiệp theo dõi các sự kiện theo trình tự hoặc vị trí. Các phiếu này sau đó có thể được sử dụng để xây dựng biểu đồ tập trung, biểu đồ Pareto.
Biểu đồ – charts thể hiện mối tương quan giữa các đại lượng hoặc các số liệu. Qua đây, các dữ liệu được trực quan hóa giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt thông tin.
Có đa dạng các loại biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường, biểu đồ mạng nhện, v.v.
Biểu đồ với hình dạng xương cá thống kê danh sách các nguyên nhân có thể gây ra kết quả. Biểu đồ nhân quả hay biểu đồ xương cá do giáo sư Kaoru Ishikawa chủ trì.
Biểu đồ xương cá giúp phát hiện nguyên nhân của vấn đề nhanh nhất có thể. Qua đó, đưa ra cách khắc phục cho các vấn đề này một cách kịp thời và đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất.
Công cụ được sử dụng nhiều nhất trong việc phát hiện nguyên nhân và khuyết tật trong quá trình sản xuất. Các khóa đào tạo thực hành Lean 6 sigma hiện nay thường được áp dụng công cụ này.
Biểu đồ nhân quả có đặc trưng là giúp giúp liệu kê và xếp loại các nguyên nhân tiềm ẩn chứ không đưa ra phương pháp loại trừ nó.
Đây là một dạng biểu đồ được sử dụng để phân loại các nguyên nhân tác động tới sản phẩm. Qua biểu đồ Pareto, doanh nghiệp sẽ biết được những nguyên nhân nào cần được tập trung xử lý, những vấn đề ưu tiên cần được xử lý. Đồng thời, còn giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả từ việc cải tiến.
Biểu đồ Pareto được áp dụng khi phân tích dữ liệu có liên quan tới việc quyết định nguyên nhân nào có ảnh hưởng nhất tới vấn đề của doanh nghiệp.
Giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp theo hướng từ nguyên nhân gốc rễ khi sử dụng biểu đồ pareto trong quản lý chất lượng sẽ mang lại hiệu quả gấp nhiều lần.
Các biểu đồ giúp doanh nghiệp xác định được các vấn đề liên quan đến sản phẩm
Biểu đồ mật độ phân phối là một dạng biểu đồ cột đơn giản, tổng hợp các điểm dữ liệu nhằm thể hiện tần suất của sự việc đó.
Histogram có nhiệm vụ theo theo dõi sự phân bố các thông số của quá trình nhằm đánh giá năng lực của quá trình đó có đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm không. Đồng thời, thể hiện tần suất xuất hiện của các vấn đề.
Áp dụng để phòng ngừa trước lúc các vấn đề có thể xảy ra.
Histogram (Nguồn: ASQ)
Biểu đồ biểu diễn các giá trị quan sát được của một biến bằng từng điểm nhỏ với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Qua đó, chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu tố.
Scatter Diagram này minh hoạ mối quan hệ giữa Input X và Output Y (Nguồn: ASQ)
Biểu đồ kiểm soát – control chart được thể hiện bằng các đường giới hạn được tính toán bằng phương pháp thống kê nhằm theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính của sản phẩm, sự thay đổi của quy trình để kiểm soát mọi dấu hiệu bất thường xảy ra khi có tín hiệu đi lên hoặc đi xuống của biểu đồ.
Một số các loại đồ thị thường được doanh nghiệp sử dụng bao gồm:
Hiện tại có rất nhiều công cụ để có thể vẽ biểu đồ/đồ thị: Vẽ luôn trên excel, công cụ Power BI… Công nghệ hiện đại của TACASOFT cho phép doanh nghiệp trực tiếp đọc và phân tích các biểu đồ số liệu trên phần mềm doanh nghiệp mà không cần thao tác kết xuất dữ liệu để kéo thả biểu đổ bên ngoài như những phần mềm thông thường. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc đọc hiểu các dữ liệu báo cáo quản trị để ra các quyết định kinh doanh nhanh, chóng kịp thời, chính xác. Góp phần vào sự phát triển bền vững và toàn diện của doanh nghiệp.
Kết luận
Việc áp dụng công cụ quản lý chất lượng nào để phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp cần phải dựa vào đặc tính cụ thể của từng doanh nghiệp và mục tiêu của ông chủ để xác định.
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911