Xuất khẩu thủy sản thành công – Nền tảng củng cố bức tranh tổng quát về thị trường và lưu ý quan trọng trong thủ tục xuất khẩu thủy sản nhằm thúc đẩy lợi nhuận, hạn chế rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là ngành “thế mạnh” được chính phủ quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thông qua nhiều ưu đãi thế quan từ hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, để tận dụng những cơ hội thế mạnh của ngành doanh nghiệp không chỉ phải vượt qua áp lực về giá, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh quốc tế mà còn phải vượt qua nhiều khó khăn trong thủ tục xuất khẩu thủy sản.
Hiểu được nỗi “trăn trở” đó TACA gửi đến bạn đọc bài viết này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát toàn ngành xuất khẩu thủy sản và những lưu ý quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng lợi ích FTA, hạn chế rủi ro và tự tin chinh phục thị trường quốc tế.
– Thứ nhất: Hưởng lợi từ các hiệp định thương mại từ do FTA: Xuất khẩu thủy sản là ngành mũi nhọn của Việt Nam từ lâu, đặc biệt trước sự hội nhập toàn cầu và nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của ngành xuất khẩu thủy sản tươi, khô, chế biến… Hơn nữa, doanh nghiệp sản xuất, nuôi tròng thủy sản ngày càng quan tâm đến vệ sinh An toàn thực phẩm, trách nhiệm môi trường – xã hội, các nhà máy chế biến đều áp dụng HACCP, ngày càng nhiều vùng nuôi, nhà máy chế biến đạt các chứng nhận bền vững như ASC, GLOBAL GAP, MSC,VietGAP,… Giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thuận lợi khẳng định thương hiệu uy tín, và mở rộng quy mô xuất khẩu.
Đặc biệt là hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã mở cơ hội mới cho mọi doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản mở rộng thị phần toàn cầu bằng cách tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất mới trong khu vực. Hiệp định này cũng giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường các nước thành viên, đặc biệt là khi xuất khẩu sang thị trường các đối tác thương mại hàng đầu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… nhờ quy tắc xuất xứ được nới lỏng.
– Thứ hai: Công nghệ chế biến phát triển: có thể tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao. Nguồn lao động có tay nghề cao, nguồn cung hàng khá ổn định và có sự áp dụng các mô hình khép kín, liên kết chuỗi tốt trong các ngành hàng nên có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng các nước.
– Thứ ba: Đối tác toàn cầu rộng mở: Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới; trong đó xuất khẩu sang các nước thành viên RCEP chiếm trên 63% thị phần xuất khẩu và chủ yếu sang thị trường các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng khả quan.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2000-2022 (tỷ USD)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2000-2022 (tỷ USD)
Hơn nữa, 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt gần 5 tỷ USD. Các thị trường lớn nhất gồm có Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Trong đó EU, Mỹ và Trung Quốc chiếm 60% thương mại thủy sản toàn cầu và 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tất cả các sản phẩm đều tăng trưởng hai con số, bình quân từ 18 – 77%. Tất cả thị trường đều tăng trưởng hai con số, bình quân từ 15 – 75%, trừ Anh chỉ tăng 3%, trong khi Nga vẫn tăng trưởng 0,2%. Top 4 thị trường chính chiếm 74% giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Trong đó, Mỹ lần đầu đạt trên 2 tỷ USD, Anh trở thành thị trường lớn thứ 7.
=> Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy dù giai đoạn đầu năm 2023, doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều khó khăn tuy nhiên đang có dấu hiệp phục hồi vào cuối năm 2023 khi:
+ Diễn biến kinh tế các thị trường lớn được dự báo khả quan hơn trong nửa cuối năm. Cùng với đó, thực tế nhu cầu nhập khẩu của các thị trường như Mỹ và Trung Quốc đang có xu hướng tăng trở lại, khi lượng tồn kho đang vơi dần và chuẩn bị đơn hàng cho dịp lễ hội cuối năm và năm mới.
+ Nội lực của doanh nghiệp và cộng đồng sản xuất chuỗi cung ứng thủy sản được hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn, các điều kiện sản xuất kinh doanh để giữ được nguồn cung nguyên liệu ổn định, đảm bảo có sẵn nguồn hàng khi thị trường có nhu cầu.
+ Các sản phẩm xuất khẩu có nguồn cung ổn định và có giá thành giảm, giá bán cạnh tranh với một số nước khác.
– Thứ tư: thương mại thủy sản toàn cầu đang tăng trưởng rất lớn: khi thủy sản ngày càng được yêu thích và trở thành nguồn cung cấp protein quan trọng của thế giới. Thương mại thủy sản năm gấp 3,6 lần so với thịt bò, gấp 5 lần thịt heo và gấp 8 lần thịt gia cầm xét về doanh số. Kim ngạch xuất nhập khẩu của riêng khu vực EU đạt 34 tỷ USD, Mỹ là 28 tỷ USD, Trung Quốc là 18 tỷ USD. Cả ba thị trường này chiếm gần 60% thương mại thuỷ sản toàn cầu. >> Đây là bệ phòng giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, tự tin chinh phục nhiều thị trường lớn trên thế giới.
– Thứ năm: Tiềm năng xuất khẩu thủy sản Việt Nam mạnh: Sản lượng thủy sản hàng năm của Việt Nam có thể đạt 10 triệu tấn, trong đó nuôi trồng hơn 7 triệu tấn cung cấp 70% nguyên liệu cho xuất khẩu. Không những thế, nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam rất đa dạng phù hợp xu hướng phát triển kinh tế xanh của thế giới sẽ giúp xuất khẩu thủy sản tăng thị phần tại các nước phát triển.
Việt Nam hiện có công suất chế biến thực tế 3 triệu tấn/năm so với mức xuất khẩu xấp xỉ 2 triệu tấn hiên nay. Hiện có 20 công ty trong câu lạc bộ 100 triệu USD và sẽ gia tăng trong vài năm tới.
Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đang là hướng đi đúng đắn và là ngành thế mạnh của Việt Nam trong hành trình chiếm lĩnh thị phần thủy sản toàn cầu.
Cũng như nhiều lĩnh vực khác các doanh nghiệp hàng đầu trong xuất khẩu thủy sản chính là xương sống và đang giúp ngành xuất khẩu mũi nhọn ở Việt Nam tăng trưởng vượt bậc qua nhiều năm. Vậy có công thức thành công chung của các doanh nghiệp này?
Có thể thấy, không có một công thức duy nhất nào cho sự thành công của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, An Giang, Phương Nam, Cà Mau (Camimex), Minh Quý, Cần Thơ (Cataco), Quốc Việt,… Nhưng hầu hết các doanh nghiệp này đều:
Bắt đầu từ một mặt hàng thế mạnh với tiêu chí đảm bảo chất lượng “cao cấp” trong nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, sau đó dần xây dựng mạng lưới tiêu thụ và mở rộng sang các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, EU, Canada, Nhật Bản,…
Cụ thể, đối với:
– Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú: Tận dụng ưu thế là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên của Việt Nam được nhận tiêu chuẩn GLOBAL GAP về nuôi trồng và chế biến tôm xuất khẩu. Doanh nghiệp đã đẩy mạnh xây dựng mạng lưới tiêu thụ, mở rộng sang các thị trường như Mỹ, Úc, EU, Canada,… và thu về doanh thu cao lên đến 10.000 tỷ VNĐ mỗi năm. Qua đó, doanh nghiệp đã được biết đến là tập đoàn thủy sản đứng đầu Việt Nam khi có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
– Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn: Khởi đầu từ nhà máy chế biến cá nhỏ, nhưng doanh nghiệp đã vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu về chế biến, xuất khẩu cá tra cá ba sa fillet đạt tiêu chuẩn thế giới.
– Công ty Cổ phần Hùng Vương: Bắt đầu hoạt động ở nhiều lĩnh vực về sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn,….Doanh nghiệp này đã chế biến, sản xuất cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, cũng như mở rộng thị trường ra hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.
– Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish): Khởi đầu từ doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá basa, cá tra với mô hình sản xuất chất lượng cao thông qua hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình HACCP, CoC,… để nâng cao nâng suất và chỉ tiêu đạt chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp đã xuất sắc đạt danh hiệu “Thương hiệu quốc gia”.
– Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex): Cũng bắt nguồn từ chế biến và xuất khẩu tôm thành phẩm ra các thị trường, doanh nghiệp đã suy trì sản lượng lên đến 10.000 tấn/năm và cực kì được ưa chuộng ở các nước Thụy Sỹ, Áo, Đức và các nước Tây Âu. Đặc biệt nhất, là công ty còn có trụ sở tại bang California, Mỹ để mở rộng được việc phân phối sản phẩm của Camimex vào các nước ở thị trường Châu Mỹ.
>>Như vậy, qua các bằng chứng sống kể trên có thể thấy để có thành công như hôm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều đã và đang không ngừng cải tiến công nghệ kỹ thuật, chỉnh chu trong chọn trống, cách thức nuôi trồng, chăn nuôi, chế biến theo chuẩn yêu cầu quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp dù không trực tiếp nuôi trồng nhưng lựa chọn tham gia hợp tác đầu tư cùng người nông dân nuôi trồng về thủy sản nhằm đảm bảo nguồn cung chất lượng khi kết hợp đầy đủ các quy trình để có thể cung cấp những sản phẩm an toàn, không có kháng sinh và luôn tươi nhất đến tay người tiêu dùng.
Doanh nghiệp bạn cũng có thể đạt được những thành công trên và thu về lợi nhuận “khủng” từ ngành mũi nhọn này. Từ đó, đưa Việt Nam nâng cấp thứ hạng trên bảng xếp hạng khu vực và quốc tế về xuất khẩu thủy sản, tạo nền tảng “uy tín” giúp doanh nghiệp dễ dàng chinh phục thị trường quốc tế.
Một điểm chung dễ nhận thấy ở hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu tại Việt Nam là sự tập trung vào hệ sinh thái kinh doanh chính của mình, mang tầm nhìn dài hạn và không sa đà vào những thương vụ kinh doanh chóng vánh, nhất thời. Đây cũng chính là bài học từ khó khăn giúp nhiều doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau Covid 19 khi:
– Chủ động trong nguyên liệu, sản xuất và chủ động kiến nghị các cơ quan ban ngành, chính phủ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trong giai đoạn đó, từ đó khi nhiều quốc gia mở của, các doanh nghiệp Việt Nam đã kịp thời nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu.
– Linh hoạt, kiên kì và luôn theo dõi các xu hướng tiêu dùng trong nước/ quốc tế. Từ đó, nhiều doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu này trong nhiều năm, không ngừng đổi mới và cấp nhật các tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng, chế biến bảo quan hàng thủy sản để xuất khẩu.
– Phát triển tính bền vững bao gồm sản xuất xanh đi kèm trách nhiệm xã hội. >> Điều này đã nhận được đánh giá cao từ nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản… Giúp doanh nghiệp Việt Nam thu về nhiều “thắng lợi”.
Phần lớn doanh nghiệp thu được lợi nhuận khủng từ công tác xuất khẩu thủy sản là nhờ những ưu đãi “lớn” từ các hiệp định FTA, đặc biệt là hiệp định RCEP giúp doanh nghiệp dễ dàng đẩy nhanh thời hạn thông quan hàng hóa và được cắt giảm/ xóa bỏ thuế quan thông qua quy trình 4 bước dưới đây:
– Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguồn hàng thủy sản xuất khẩu;
– Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu thủy sản;
– Bước 3: Doanh nghiệp tiến hàng thủ tục khai báo hải quan, thông quan hàng hóa;
– Bước 4: Liên hệ người bán hàng/ hãng tàu/ đơn vị Logistics để theo dõi quá trình đóng hàng, vận chuyển, thông quan;
Phần tiếp theo, TACA sẽ liệt kê chi tiết các bước trong bộ quy trình xuất khẩu thủy sản doanh nghiệp cần nắm vững để chuẩn hóa và đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và tăng tỷ lệ được áp dụng ưu đãi thuế quan.
Sau khi được hỗ trợ ký kết hợp đồng nhận khoản tiền đặt cọc từ đối tác, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp, đóng hàng lô hàng thủy sản vào các container. Và chuẩn bị thủ tục hải quan:
Phần này, TACA sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp giải pháp và lưu ý quan trọng giúp doành nghiệp dễ dàng thông quan lô hàng xuất khẩu thủy sản vì thế doanh nghiệp có thể theo dõi thêm mẹo/ quy trình lựa chọn mặt hàng chất lượng để xuất khẩu dưới phần Q&A. Quay lại với bước kiểm tra nguồn hàng thủy sản xuất khẩu, doanh nghiệp cần:
– Kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay không?
+ Loại thủy sản không có tên trong danh mục thủy sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
+ Loại thủy sản có tên trong danh mục thủy sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
– Lô hàng thủy sản xuất khẩu cần được vận chuyển bằng container lạnh với nhiệt độ được bảo quản hợp lý, sử dụng thêm các vật phẩm hỗ trợ nhằm đảm bảo nhiệt độ ổn định suốt quá trình vận chuyển. Ngoài ra, lô hàng thủy sản cần được sắp xếp một cách cẩn thận, đảm bảo luồng khí lạnh được lưu thông và duy trì suốt chặng đường vận chuyển.
Doanh nghiệp lưu ý, đây là bước quan trọng quyết định việc thông quan của doanh nghiệp có thuận lợi hay không? Doanh nghiệp có được chấp thuận giảm/ xóa bảo thuế xuất nhập khẩu thông qua hiệp định FTA hay không? Thời gian thông quan và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp diễn ra như nào?
>> Vì thế doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết cho công tác hoàn thiện hồ sơ và thủ tục hải quan lô hàng xuất khẩu thủy sản:
Trước khi hiểu sâu hơn về thủ tục xuất khẩu thì Mã HS và thuế nhập khẩu là cái cốt yếu doanh nghiệp cần phải quan tâm.
– Xét về Mã HS tương ứng mặt hàng doanh nghiệp xuất khẩu:
Căn cứ theo biểu thuế mới nhất năm 2023 (27/12/2023), mặt hàng thủy sản trong Chương 03: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác:
Ví dụ mã HS của cá tra là 0302.89.19, cá ba sa 0302.72.90, tôm hùm đá 0306.31.10, cua biển 0306.24.10, ếch đồng 0106.90.00, cá mú vàng nước ngọt 0301.11.99,…
Danh mục mã HS về sản phẩm thủy sản tươi sống và thủy sản đông lạnh rất đa dạng. Vì thế để tra cứu chính xác mã HS Code cho mặt hàng doanh nghiệp cần căn cứ theo tình trạng, thể loại, tên sản phẩm, cách bảo quản, mục đích sử dụng, … của hàng hóa xuất khẩu. Hoặc theo quy định hiện hành, căn cứ theo Biểu mẫu thuế xuất nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Hoặc nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hải quan: “Dịch vụ đánh giá và đề xuất mã số hàng hóa (mã HS)”
– Mức thuế doanh nghiệp sẽ phải chịu khi xuất khẩu thủy sản
Khi xuất khẩu thủy sản vào các thị trường thuộc FTA doanh nghiệp cần lưu ý tra cứu kỹ xem mức thuế doanh nghiệp mình phải chịu là bao nhiêu để có sự chủ động về đàm giá hàng hóa. Tuy nhiên, thông thương, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ không phải chịu thuế VAT và thuế xuất khẩu (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Còn mức thuế nhập khẩu cũng sẽ tùy theo quy định của từng quốc gia khác nhau.
Để đảm bảo chính xác mức thuế doanh nghiệp có thể phải chịu, doanh nghiệp có thể tra cứu theo “Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất 2023”. Và theo dõi các hiệp định thương mại tự do để có kết quả chính xác nhất cho mặt hàng xuất khẩu thủy sản.
– Chính sách xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh
+ Căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc xuất khẩu không phải xin phép ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2
+ Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy đội tượng cần được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật…
>> Doanh nghiệp cần lưu tâm đến các chính sách quy định pháp luật về công tác xuất khẩu thủy sản đông lạnh để đảm bảo tuân thủ và tránh mất nhiều chi phí, thời gian, nhân trong việc hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu thủy sản,
Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để tự tin xuất khẩu thủy sản sang quốc gia khác bao gồm:
+ Invoice (hóa đơn thương mại)
+ Packing list (phiếu đóng gói)
+ Bill of lading (vận đơn)
+ Certificate of origin (giấy chứng nhận xuất xứ) – C/O
+ Health certificate (chứng nhận kiểm dịch động vật) – HC
+ Certificate Of Free Sale (Giấy phép lưu hành tự do) – CFS
+ Analysis certificate (test vi sinh, kháng sinh)
+ Tờ khai báo hải quan
+ Khác (nếu có)
Thông thường hồ sơ xuất khẩu thủy sản đông lạnh sẽ đơn giản hơn bộ hồ sơ xuất khẩu thủy sản tươi sống do ngoài các chứng từ thông thường, thì:
Yêu cầu hồ sơ xuất khẩu thủy sản đông lạnh | Yêu cầu hồ sơ xuất khẩu thủy sản tươi |
|
|
– Bước 3.1: doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản xuất khẩu có nằm trong Danh mục thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục thủy sản xuất khẩu có điều kiện. (Ban hành theo Phụ lục 1 và Phục lục 2 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT). Sau đó chuẩn bị hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
– Bước 3.2: Doanh nghiệp đến Cục Thú Y để nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho mặt hàng thủy sản. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho lô hàng gồm có:
Khi nhận được hồ sơ hợp lệ trong vòng 1 ngày, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch. Các cán bộ trong Cục Thú Y sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,… của mẫu mặt hàng thủy sản đã nộp.
Muốn xuất khẩu mặt hàng thủy sản các loại từ Việt Nam sang nước ngoài (và ngược lại) doanh nghiệp cần phải hoàn tất mọi thủ tục xin giấy phép, giấy khai báo kiểm dịch,…cần thiết.
Muốn xuất khẩu mặt hàng thủy sản các loại từ Việt Nam sang nước ngoài (và ngược lại) doanh nghiệp cần phải hoàn tất mọi thủ tục xin giấy phép, giấy khai báo kiểm dịch,…cần thiết.
– Bước 3.3. Nhận hồ sơ và trả kết quả
+ Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan. Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản không phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;
– Kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu để tránh việc hàng hóa không đủ chất lượng hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
– Doanh nghiệp rà soát lại đầy đủ và chính xác các hồ sơ, chứng từ cần thiết cho thủ tục thông quan lô hàng xuất khẩu thủy sản. Đảm bảo các thông tin (mã HS, trị giá hải quan, C/O, tên hàng, số lượng, nơi gửi, nơi nhận, đơn vị ủy quyền …) chính xác, đảm bảo tuân thủ pháp luật. Và kịp thời sửa đổi/ bổ sung bộ hồ sơ hải quan (nếu cần)
Thủ tục xuất khẩu thủy sản tươi sống | Thủ tục xuất khẩu thủy sản đông |
Quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu. Quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN, ngày 31/12/2013 của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất lượng sản xuất trong nước. Quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu thương mại.
Quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính. Quy định tại Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử với hàng hóa xuất khẩu thương mại. |
Quy định tại Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu. Quy định tại Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/06/2009 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại.
Quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính. Quy định tại Quyết định số 988/QĐ-TCHQ ngày 28/03/2014 về Ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại. |
– Trong thực tế, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại hàng cụ thể, phương tiện vận chuyển,… mà công tác khai báo hải quan và thông quan sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên doanh nghiệp cần đảm bảo điền đầy đủ thông tin của mặt hàng xuất khẩu khi kê khai, tránh trường hợp sai sót vì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thông quan hàng hóa.
Nếu chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ đại lý thủ tục hải quan bên ngoài để giúp quá trình khai báo được diễn ra an toàn và nhanh chóng, đồng thời tránh được các rủi ro không đáng có. Doanh nghiệp có thể thuê các đơn vị Logistics/ hàng tàu/ … để đảm bảo an toàn cho quá trình thông quan và xuất khẩu hàng hóa.
Doanh nghiệp hoàn thiện trách nhiệm nộp thuế và các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu tại chi cục hải quan. Tùy vào kết quả phân luồng mà xem xét lô hàng có phải kiểm tra thực tế hàng hóa hay không.
– Có 3 kết quả phân luồng, cụ thể:
+ Đối với luồng xanh: được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định pháp luật hải quan >> Doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng
+ Đối với luồng vàng: hải quan sẽ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng kiểm tra lại hồ sơ chứng từ (hoặc 1 phần hàng hóa nếu phát hiện sai phạm/ nghi ngờ sai phạm) >> Trường hợp này cán bộ hải quan xem hồ sơ, nếu đầy đủ chuẩn chỉnh thì sẽ phê duyệt. Nếu không sẽ yêu cầu bổ sung chỉnh sửa.
+ Đối với luồng đỏ: Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng. (Các doanh nghiệp lần đầu thực hiện xuất nhập khẩu hoặc lần đầu xuất mặt hàng này hoặc trường hợp khác thường ở trong luồng này) >> Trường hợp này hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa (xem hàng trực tiếp, hoặc qua máy soi container).
Lưu ý:
+ Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
+ Bộ trưởng Bộ tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan , các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan năm 2014.
Khi các hồ sơ được hải quan phê duyệt, doanh nghiệp nộp lại cho hãng tàu để hoàn tất quá trình thông quan. Khi đó, doanh nghiệp cần:
+ Cung cấp/ yêu cầu đơn vị Logistics đáp ứng đúng quy định, tiêu chuẩn đóng container, thông số kỹ thuật theo đúng yêu cầu. Đảm bảo hàng hóa an toàn, chất lượng tránh va đập, hư hỏng hoặc tổn thất phát sinh trong quá trình vận chuyển.
+ Duy trì liên lạc thường xuyên với bên Logistics/ hãng tàu và bên nhận hàng để theo dõi tiến độ vận chuyển, thông quan, thông báo hàng đến để đảm bảo lô hàng xuất khẩu giày được vận chuyển đến nơi người nhận an toàn.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 800 doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên tất cả doanh nghiệp đó đều đang rất nỗ lực để chống chọi với khó khăn đối với ngành thủy sản như hệ lụy của đại dịch COVID-19, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát giá trong nước và ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…
6 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh
Nhiều doanh nghiệp phải cố gắng cầm cự và không ngừng đổi mới để có bước tiến dài hơn trong tương lai.
-Thứ nhất: Xét về chất lượng thủy sản xuất khẩu tại Việt Nam
Tình hình xuất khẩu thủy sản có thể sẽ xấu hơn nếu kết quả thanh tra chương trình chống khai thác IUU của đoàn thanh tra EU vào tháng 10 tới không đạt được kỳ vọng tháo gỡ thẻ vàng. Đồng thời:
+ Mặc dù thị trường có tín hiệu phục hồi, nhu cầu tăng trở lại nhưng hàng thủy sản của Việt Nam vẫn khó cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan…
+ Các vấn đề của ngành chưa có giải pháp tháo gỡ trước mắt cũng như lâu dài. Cụ thể, giá thành sản xuất cao vì các chi phí đầu vào như thức ăn chăn nuôi và con giống cao, lợi nhuận sụt giảm, thiếu vốn để duy trì đầu tư nuôi các vụ tới, người sản xuất bỏ ao dẫn đến thiếu nguyên liệu đáp ứng đơn hàng cuối năm. >> Doanh nghiệp cần thực sự quan tâm và lên kế hoạch xuất khẩu thủy sản dài hạn, phù hợp với doanh nghiệp và thị trường.
Ông Nguyễn Như Tiệp đề nghị doanh nghiệp kiểm tra kỹ hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ code nhằm đảm bảo tương thích trước khi thông quan. Hiện nay, Trung Quốc đã cấp 128 mã sản phẩm liên quan tới thủy sản.
Lãnh đạo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cũng lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cần khẩn trương thực hiện đăng ký gia hạn theo quy định của GACC để không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, hạn chế các ách tắc thương mại.
– Thứ 2: Xét về thị trường:
Nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ thủy sản chính của Việt Nam đang chững lại khi nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái, lạm phát đang ở vùng cao nhất nhiều thập kỷ, và tồn kho tại các nước nhập khẩu đang lớn.
Doanh số bán hàng của nhiều doanh nghiệp đang trùng xuống khi người tiêu dùng ở nhiều nước thắt lưng buộc bụng để ứng phó với tình trạng vật giá leo thang. Ngoài ra, đồng nội tệ của Liên minh châu Âu (EU), Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục mất giá so với USD đã làm giảm sức mua của các thị trường trọng điểm này.
Ở trong nước, lượng tồn kho của các doanh nghiệp thủy sản cũng đang tăng, trong khi khâu bảo quản, lưu kho và hậu cần nói chung (logistics) vẫn là điểm yếu của nhiều công ty Việt.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải huy động nhiều vốn vay để tài trợ nguồn hàng, dẫn tới những khó khăn về tài chính khi tín dụng thắt chặt, lãi suất tăng mạnh khiến cho chi phí đi vay cao và ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh.
– Thứ 3: Xét về nguyên liệu chế biến:
Quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản; cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng; chất lượng con giống, giống bố mẹ, chi phí đầu vào; công tác quản lý thủy sản theo Quy định IUU, chi phí nhiên liệu cho khai thác thủy sản; cường lực khai thác và đánh giá nguồn lợi.
– Thứ 4: Xét về dòng vốn:
Nền kinh tế đang có xu thế phát triển từ thâm dụng vốn. Nợ trên vốn của doanh nghiệp ở mức cao là 1,5 lần; tăng trưởng tín dụng tăng nhanh hơn GDP trong 5 năm gần đây. Sự khó khăn về tài chính hiện nay ở các doanh nghiệp, mạnh nhất là ở khối bất động sản, đang tác động đến các công ty khác, trong đó có thủy sản do vấn đề chúng ta đã thâm dụng vốn. Nhiều doanh nghiệp sản xuất – xuất khẩu phải chon cách chấp nhận “treo ao” để chờ tín hiệu tích cực từ thị trường.
Các doanh nghiệp thủy sản đang bị vạ lây bởi những bất ổn trên thị trường tài chính hiện nay từ đó dẫn đến hệ quả của một quá trình thâm dụng vốn kéo dài trong nhiều năm.
Quý IV và năm 2023, tỷ giá tại 4 thị trường lớn (trừ Mỹ) đang giảm khiến giá xuất khẩu có thể cao trong các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và EU. Ngành thủy sản chắc chắn gặp khó khăn khi bán qua các nước này bởi khách hàng sẽ yêu cầu giảm giá để phù hợp với đồng nội tệ của họ. >> Đòi hỏi doanh nghiệp cần chủ động nguồn vốn lớn trong trung dài hạn, để ngành giữ được phong độ tăng trưởng và nhắm tới mục tiêu phát triển dài hạn.
Đồng thời, lúc này doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng phải đối mặt với áp lực: cạnh tranh giá, phí vận chuyển cao, vấn đề môi trường, chế biến sâu, nguyên liệu ổn định. >> Đòi hỏi nguồn vốn lớn cho đầu tư hệ thống kinh doanh và sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị mà ngân hàng thương mại khó đáp ứng.
– Để hàng hóa đến nơi an toàn, nguyên vẹn, doanh nghiệp cần thận trọng trong khâu đóng gói thủy sản.
– Doanh nghiệp cần phải canh chuẩn xác thời gian hạ container để tránh phát sinh thêm các chi phí ở cảng.
– Đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi xuất khẩu được bảo toàn một cách nguyên vẹn với chất lượng không đổi và đạt lợi nhuận tối ưu nhất.
– Lưu ý về tỷ lệ khối lượng mạ băng với thủy sản/sản phẩm thủy sản đông lạnh (dưới 5%); giáp xác được cắt/lột vỏ và sản phẩm chế biến từ nó đông lạnh (dưới 7%); giáp xác/sản phẩm từ giáp xác nguyên con đông lạnh (dưới 14%); thủy sản/sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng khác (dưới 8%).
– Nhiệt độ: Mỗi thiết bị làm lạnh đều có rải nhiệt độ khác nhau. Do đó, khách hàng cần cung cấp nhiệt độ yêu cầu chính xác để chúng tôi có thể set up nhiệt độ phù hợp, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa;
– Độ thông gió: Đảm bảo không khí trong thiết bị làm lạnh được lưu thông tốt nhất. Qua đó loại bỏ những mùi khó chịu từ hàng hóa, điều hòa độ ẩm, ngăn ngưng tụ hơi nước trên bề mặt hàng hóa và thiết bị làm lạnh;
– Tuân thủ kỹ thuật và tư vấn của đội ngũ chuyên viên Công ty để đảm bảo thiết bị làm lạnh có thể hoạt động tốt và hiệu quả nhất.
Xuất khẩu thủy sản là ngành mũi nhọn của Việt Nam với nhiều cơ hội “trời ban” giúp doanh nghiệp thuận lợi trên chặng hành trình chinh phục và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Tuy nhiên không thể phủ nhận tình hình xuất nhập khẩu thủy sản hiện tại ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức đáng kể, đòi hỏi sự linh hoạt và chiến lược dài hạn từ các doanh nghiệp. Hiểu rõ điều đó, TACA gợi ý cho doanh nghiệp một số gợi ý sau:
– Trước hết: Giải quyết vấn đề về chất lượng thủy sản xuất khẩu:
Doanh nghiệp cần coi trọng chất lượng thủy sản xuất khẩu hơn bao giờ hết. Việc duy trì thẻ vàng và đáp ứng yêu cầu của chương trình chống khai thác IUU của EU đang trở thành một thử thách lớn. Để đối phó, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao tiêu chuẩn quản lý chất lượng từ khâu chăn nuôi đến chế biến. Sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cùng việc thúc đẩy việc hợp tác với các cơ quan quản lý có thể giúp tạo ra sản phẩm thủy sản đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường.
– Thứ 2: Giải quyết vấn đề về thị trường:
Khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam cũng đang gặp khó khăn do giá cả và nguồn cung. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần thực hiện một chiến lược đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Việc tìm kiếm và tiếp cận các thị trường mới có tiềm năng sẽ giúp giảm thiểu tác động của biến động kinh tế toàn cầu. Đồng thời, việc tập trung vào quảng bá thương hiệu và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với đối tác quốc tế là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm thủy sản Việt Nam.
– Thứ 3: Giải quyết vấn đề về nguồn vốn và quản lý tài chính:
Mặt khác, nguồn vốn và quản lý tài chính cũng đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Sự tăng lãi suất và tín dụng thắt chặt đang ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn. Để vượt qua tình hình này, các doanh nghiệp cần tìm kiếm các nguồn tài trợ đa dạng hóa, cùng với việc thiết lập mối quan hệ tốt hơn với các tổ chức tài chính và ngân hàng. Tối ưu hóa quản lý tài chính và chi phí sản xuất cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì sự ổn định tài chính cho hoạt động kinh doanh.
>>Tóm lại: để vượt qua các thách thức đang diễn ra trong ‘nội tại’ ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp cần thiết lập một chiến lược chi tiết và linh hoạt. Việc tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, tối ưu hóa nguồn vốn và tài chính, cùng việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý và đối tác quốc tế sẽ giúp tạo ra cơ hội và định vị mạnh mẽ cho ngành thủy sản Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
Trên đây là toàn bộ bức tranh thị trường và những lưu ý quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục xuất khẩu thủy mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần lưu tâm. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành hàng này hoặc đã tham gia vào ngành hàng này từ lâu nhưng cần sự cố vấn chi tiết:
Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá, rà soát sức khỏe hải quan hoặc tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan – kiểm tra sau thông quan.
Vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911