sản xuất ô tô 2023
Sản xuất ô tô – Bước ngoặt đến từ các chính sách ưu đãi
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đã bắt đầu được hình thành và chú trọng phát triển cách đây hơn 20 năm, muộn hơn so các nước trong khu vực khoảng 30 năm. Năm 1991 ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam mới ra đời, bởi vậy, khi Việt Nam mới đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngành thì công nghiệp sản xuất ô tô tại các nước khác đã rất phát triển, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn, đe dọa nền sản xuất trong nước.
Ngành công nghiệp sản xuất ô tôViệt Nam đã phát triển khá nhanh trong 3 năm trở lại đây nhờ có chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô đang gặp khó khăn. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), sản lượng ô tô bán ra thị trường trong nước trong đầu năm 2023 giảm 36% svck. Trong đó, doanh số bán xe cá nhân và xe lắp ráp (CKD) giảm 43% chủ yếu do 2 nguyên nhân chính :
Trước tình sản xuất ô tô gặp thách thức, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36 gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Ngoài ra, Chính phủ đã thông qua đề án giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô CKD, có hiệu lực từ 01/07/2023 đến hết năm 2023.
Trước đó, sau khi được áp dụng giảm lệ phí trước bạ trong nửa cuối năm 2020 và 6T22,tổng doanh số bán ô tô toàn thị trường ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ. Đặc biệt, doanh số bán ô tô con trong nửa cuối 2020 tăng 76% so với đầu năm. Do đó, doanh nghiệp sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô đang kỳ vọng mạnh mẽ chính sách ưu đãi từ Chính phủ sẽ là động lực chính cho sự phục hồi của ngành ô tô trong nửa cuối 2023.
Các doanh nghiệp sản xuất ô tô lắp ráp trong nước đã bước đầu khẳng định vai trò, vị trị đối với thị trường ô tô trong nước và đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Tính đến hết năm 2022, ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam có khoảng trên 40 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, lắp ráp xe ô tô bao gồm ô tô con, ô tải, ô tô khách, ô tô chuyên dùng và ô tô sát xi. Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô và lắp ráp xe trong nước đã đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng tỷ USD/năm và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp.
Sản xuất ô tô – Doanh số giảm
Sản xuất ô tô – Doanh số giảm
Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng linh kiện bị gián đoạn, là nguyên nhận khiến rất nhiều nhà máy sản xuất ô tô ở các nước của các hãng ô tô gặp khó khăn hoặc tạm ngừng hoạt động. Đồng thời ưu đãi giảm thuế trước bạ giảm, lãi suất lại tăng cao khiên nhu cầu mua ô tô ảm đạm.
Theo VAMA, sản lượng bán ô tô tại thị trường trong nước trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm một phần ba so với cùng kỳ. Trong đó, doanh số bán xe cá nhân và xe lắp ráp (CKD) cũng giảm hơn một nửa so với cùng kỳ.
TC Group – đơn vị lắp ráp và phân phối xe Hyundai cũng ghi nhận kết quả không khả quan trong 5T23. Doanh số bán hàng của Huyndai chỉ đạt 22.903 chiếc. Trong khi đó, VinFast bán được 8.483 chiếc nguyên nhân đến từ việc ngừng bán xe máy xăng từ cuối tháng 4.
Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam đã có sự phát triển thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ để sản xuất, gia công nhiều sản phẩm, linh kiện đáp ứng nhu cầu thị trường, thâm nhập được vào chuỗi cung ứng.
Nhưng ngành công nghiệp vật liệu, tức là nguyên liệu để sản xuất, chế tạo linh kiện ô tô còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc sản xuất thép hợp kim, nên hầu hết các nguyên liệu cao cấp để chế tạo, gia công và sản xuất linh kiện cho ô tô đều phải nhập khẩu.
sản xuất ô tô – Lượng hàng tồn kho tăng
Sản xuất ô tô – Lượng hàng tồn kho tăng
“Trong thực tế, ngành sản xuất ô tô của Việt Nam đang nhập khẩu từ nguyên vật liệu cho đến máy móc thiết bị, quy trình sản xuất, công nghệ và tiêu chuẩn đánh giá. Trong đó, nền tảng cho sản xuất ô tô là công nghiệp vật liệu, đặc biệt là sản xuất thép hợp kim, Việt Nam không tự chủ được mà phải nhập khẩu hoàn toàn ở nước ngoài”
Theo Tổng cục Hải quan, cả nước trong T3/23 đã nhập khẩu 15.228 chiếc ô tô các loại, đạt kim ngạch 355,4 triệu USD, (+23,2% về lượng và +36,8% về trị giá). Nhìn chung, Việt Nam đã nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, tăng 21% so với cùng kỳ trong 5T23.
Để giải bài toán tồn kho cao, các hãng xe và nhà phân phối đang áp dụng chính sách giảm giá mạnh, lên tới 100% lệ phí trước bạ cùng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn khác. Tuy nhiên tính đến nay lượng hàng bán vẫn ảm đạm.
Ngày 23/5/2023, NHNN đã quyết định điều chỉnh giảm một số lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn , giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng đã tiếp tục giảm lãi suất huy động các kỳ hạn. Hiện mặt bằng chung lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng niêm yết tại các ngân hàng thương mại đã giảm xuống dưới 8%/năm. Lãi suất cho vay sẽ giảm trong nửa cuối năm 2023, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ như ô tô.
Sản xuất ô tô – Cắt giảm lãi suất
Sản xuất ô tô – Cắt giảm lãi suất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36 gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Cụ thể, thời hạn nộp thuế môn bài phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 chậm nhất là ngày 20/11/2023. Hết thời gian gia hạn theo Nghị định này, việc nộp số thuế này sẽ được thực hiện theo quy định hiện hành. Đây là lần thứ 4 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nhằm hỗ trợ và phục hồi sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sản xuất ô tô – Giảm thuế trước bạ
Sản xuất ô tô – Giảm thuế trước bạ
Ngoài ra, Chính phủ đã thông qua đề án giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước, có hiệu lực từ 01/07 đến hết năm 2023. Trước đó, sau khi được áp dụng giảm lệ phí trước bạ trong nửa cuối 2020 và 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh số bán ô tô toàn thị trường chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ.
Do đó, kỳ vọng các chính sách ưu đãi từ Chính phủ sẽ là động lực chính cho sự phục hồi của ngành ô tô trong nửa cuối 2023.
Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn có thuận lợi để làm ô tô xuất khẩu, vì các công ty trong nước đang có những tầm nhìn về thị trường và xu hướng phát triển bắt kịp các xu hướng về ô tô của thế giới.
Năm 2020, Công ty Trường Hải đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, 1.407 xe nguyên chiếc các loại, đạt kim ngạch gần 50 triệu USD. Cùng với đó, Công ty Ford Việt Nam, sau khi nâng công suất lên 40.000 xe/năm, cũng xuất khẩu những mẫu xe EcoSport, Transit, Tourneo sang một số thị trường trong khu vực.
Đầu năm 2021, VinFast gây chú ý khi thông báo xuất sang thị trường Mỹ hai mẫu xe điện cao cấp là VinFast VF33 và VinFast VF32.
Trong khi đó, Công ty TC Motor cũng đang củng cố những điều kiện cần thiết để xuất khẩu ô tô sang các thị trường khu vực, thể hiện qua việc mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng nhà máy thứ hai với công suất lên đến 100.000 xe/năm.
Sản xuất ô tô – Lượng xe Vinfast bán
Sản xuất ô tô – Lượng xe Vinfast bán
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang theo đuổi mục tiêu xuất khẩu ô tô nguyên chiếc và phần nào đã thành hiện thực, tuy vẫn còn hết sức nhỏ bé. Đánh giá trên phương diện tích cực, thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, vì vậy hoàn toàn có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ô tô thương hiệu Việt. Với quốc gia 100 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về ô tô ngày càng nhiều, đủ để đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan 0% với ô tô trong khu vực ASEAN vẫn là cơ hội lớn, doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam phải tận dụng triệt để để xuất khẩu.
Các hãng xe Hàn Quốc đang rất muốn mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Xe Hàn tiêu thụ tốt tại Việt Nam nhưng khá yếu ở các nước còn lại. Đầu tư vào Việt Nam, vừa bán tại chỗ, vừa xuất khẩu sang các nước trong khu vực, là cùng chung một tầm nhìn với các đối tác bản địa.
Còn với VinFast thì đi thẳng vào xe điện, đang là xu hướng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Tại Mỹ và nhiều quốc gia khác đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho người tiêu dùng. Cơ quan Phương tiện Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo rằng doanh số bán xe điện toàn cầu sẽ tăng lên 14 triệu chiếc vào năm 2023, tăng 35% so với cùng kỳ và đạt tổng thị phần khoảng 18% doanh số toàn cầu. Vin Fast sẽ tận dụng xu hướng EV. Hiện tại, Vinfast đang sở hữu loạt sản phẩm xe phổ thông từ phân khúc A đến E, bao gồm VFe34, VF3, VF5, VF6, VF7, VF8 và VF9.
Mặc dù vậy, để trở thành quốc gia xuất khẩu ô tô nguyên chiếc với số lượng lớn giống Thái Lan hay Indonesia, không phải là chuyện dễ dàng. Để có thể xuất khẩu ô tô, sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh. Điều này chưa phải là thế mạnh của Việt Nam.
Các doanh nghiệp trong nước cần cập nhập công nghệ, mở rộng quy mô, đầu tư khu sản xuất linh kiện lớn… Qua đó, tạo động lực gia tăng tỉ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh xuất khẩu ô tô. Đồng thời có thể tự cung ứng linh kiện, phụ từng xe hơi, vừa có thể chủ động lắp ráp.
Nắm chắc bài toán quản trị vốn để đảm bảo việc đầu tư sản xuất mang lại lợi nhuận vượt trội. Mỗi doanh nghiệp sản xuất ô tô phải duy trì lượng tiền mặt nhất định để sẵn sàng thanh toán lương nhân viên và “khoản phải trả” trong BCTC. Đồng thời, khi rơi vào tình trạng tồn kho nguyên liệu hoặc thành phẩm hoàn chỉnh, doanh nghiệp sản xuất ô tô không phải bán rẻ, bán đại hạ giá cho thị trường. Muốn làm được điều này doanh nghiệp phảo có chiến lược nguồn vốn dài hạn.
Hiểu được điều này, TACA tâm huyết mang đến Dịch vụ xây dựng chiến lược nguồn vốn doanh nghiệpcủa TACA để có được chiến lược nguồn vốn dồi dào trong dài hạn.
Vốn là cần thiết cho một doanh nghiệp đang phát triển. Bạn có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi các lựa chọn của mình, nhưng hiểu rõ đối tượng huy động vốn và dành thời gian để xây dựng chiến lược sẽ đảm bảo bạn có được số vốn cần thiết để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh của mình.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI TACA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN SÂU HƠN VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NGUỒN VỐN!
Dịch vụ Xây dựng chiến lược nguồn vốn TACA
TACA consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911