Trong bất kì một tổ chức hoặc doanh nghiệp nào, việc đưa ra quyết định tài chính là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với nhà quản lý. Khi nói đến tài chính doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp và giám đốc tài chính đóng vai trò quan trọng và chịu trách nhiệm chủ yếu trong bốn quyết định tài chính cốt lõi bao gồm: Quyết định đầu tư vốn, Quyết định về hỗ trợ vốn, Quyết định thanh khoản ngắn hạn, Quyết định Cổ tức và Lợi tức vốn.
Bài viết dưới đây TACA sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về các Quyết định tài chính cốt lõi này và Nhà quản trị cần lưu ý điều gì để đưa ra quyết định tài chính thành công cho doanh nghiêp – nhằm đảm bảo giúp doanh nghiệp có thể phát triển tài chính bền vững.
Trong một doanh nghiệp, Tài chính sẽ liên quan đến những vấn đề như cách giải quyết nguồn tài trợ, các quyết định đầu tư, cơ cấu vốn,…Theo đó, các bộ phận đảm nhiệm công việc về Tài chính doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm quản lý cũng như giám sát những quyết định đầu tư, hoạt động Tài chính của công ty.
Quyết định Tài chính có thể được hiểu là chủ trương (ý đồ) của các nhà quản trị doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến Tài chính như huy động vốn, phân bổ và sử dụng nguồn lực về Tài chính mà công ty có sao cho phù hợp với bối cảnh thị trường, điều kiện công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Việc đưa ra các quyết định về Tài chính phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, dựa trên từng bối cảnh cũng như điều kiện kinh doanh mà các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản, doanh nghiệp thường phải đưa ra quyết định Tài chính liên quan đến những vấn đề sau:
Quyết định đầu tư vốn
Những quyết định được đưa ra về vấn đề đầu tư vốn chủ yếu liên quan đến việc lập ngân sách vốn. Thông qua việc theo dõi ngân sách vốn đã được lập, doanh nghiệp sẽ xác định được số vốn chi tiêu và ước tính được dòng tiền sẽ có trong tương lai từ những dự án vốn đã được đề xuất.
Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng so sánh được những khoản đầu tư theo kế hoạch với tiềm năng số tiền thể thu được để đưa ra quyết định cuối cùng sẽ đưa dự án nào vào trong ngân sách vốn của mình.
Trong số những nhiệm vụ về Tài chính doanh nghiệp, ra quyết định đầu tư vốn có thể coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Bởi nếu ra quyết định đầu tư không đúng, cụ thể là lập ngân sách vốn không tốt (đầu tư thiếu vốn hoặc đầu tư quá nhiều), điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình Tài chính của công ty.
Quyết định về hỗ trợ vốn
Quyết định về hỗ trợ vốn trong doanh nghiệp sẽ bao gồm các nhiệm vụ cung cấp vốn dưới dạng vốn chủ sở hữu hoặc nọ. Doanh nghiệp có thể tiến hành vay từ các trung gian tài chính, ngân hàng thương mại hoặc cũng có thể thông qua các ngân hàng đầu tư để phát hành chứng khoán nợ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn hình thức bán lại cổ phiếu cho những nhà đầu tư cổ phần. Tài trợ hay hỗ trợ vốn chính là một hoạt động cân bằng với mục đích quyết định lượng tương đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ. Nếu nợ quá nhiều sẽ khiến rủi ro vỡ nợ tăng cao và có thể làm loãng thu nhập khi dựa nhiều vào vốn chủ sở hữu. Do đó, cuối cùng, để thực hiện các khoản đầu tư vốn, nhà tài trợ vốn sẽ cần phải cung cấp đủ số vốn cần thiết.
Quyết định thanh khoản ngắn hạn
Một trong những nhiệm vụ của Tài chính doanh nghiệp là quản lý tài chính ngắn hạn, trong đó phải đảm bảo được doanh nghiệp có đủ thanh khoản để các hoạt động được diễn ra liên tục và không bị gián đoạn.
Quản lý tài chính trong ngắn hạn sẽ liên quan đến nợ ngắn hạn, tài sản lưu động, dòng tiền hoạt động, vốn lưu động. Một doanh nghiệp cần phải đảm bảo được khả năng đáp ứng tất cả những trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của mình cho đến khi đến hạn.
Bên cạnh đó, những quyết định về thanh khoản ngắn hạn của công ty còn liên quan đến phát hành thương phiếu nhằm dự phòng thanh khoản hoặc nhận thêm hạn mức tín dụng.
Quyết định Cổ tức và Lợi tức vốn
Liên quan đến cổ tức và lợi tức vốn, các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định có nên giữ lại phần thu nhập vượt quá của công ty để dành vào những khoản đầu tư đồng thời yêu cầu hoạt động ở tương lai hay là lựa chọn phân phối nguồn thu nhập cho các cổ đông dưới hình thức mua lại cổ phiếu hoặc cổ tức.
Các nhà quản trị cũng có thể ra quyết định sử dụng phần thu nhập giữ lại không phân phối cho cổ đông để tài trợ, phục vụ cho hoạt động mở rộng kinh doanh. Đây thường được coi là một nguồn vốn tối ưu nhất vì sẽ không làm giảm đi giá trị vốn của chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu hay làm phát sinh khoản nợ cho doanh nghiệp.
Nếu như cuối ngày, các nhà quản trị có thể khá chắc chắn được việc có thể kiếm tỷ suất lợi nhuận/khoản đầu tư cao hơn chi phí vốn công ty bỏ ra, họ có thể ra quyết định theo đuổi nó. Ngược lại, nếu không có niềm tin, họ nên cân nhắc đến việc chia vốn thừa cho cổ đông công ty (thông qua mua lại cổ phần hoặc cổ tức).
Như đã nói ở trên, Quyết định về tài chính trong một tổ chức được định hình bởi nhiều yếu tố khác nhau, dựa trên bối cảnh và điều kiện kinh doanh cụ thể. Các nhà quản trị phải đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với tình hình hiện tại. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng mà các nhà quản trị cần xem xét:
Chia sẻ 4 chìa khóa quyết định thành công tài chính bền vững cho doanh nghiệp – Hãy tận dụng sự ‘’sắc bén’’ trong việc tính toán của bạn nhưng đặc biệt tập trung vào 4 keywords quan trọng.
Đâu là chìa khóa đem lại quyết định thành công tài chính cho doanh nghiệp bạn?
Đâu là chìa khóa đem lại quyết định thành công tài chính cho doanh nghiệp bạn?
Nói thật, đã làm kinh doanh thì luôn cần phải tốc độ, tiết kiệm thời gian, tiền bạc càng lâu càng nhiều càng tốt nên tôi luôn ước tính mọi thứ bằng cảm quan, bằng tính nhẩm. Điều đó chẳng cần ai nói mà nó đã ‘’ngấm vào máu’’ mỗi khi tôi ước tính chi phí, tính toán lợi nhuận hay phân tích các tỷ số tài chính từ ngày đầu thành lập công ty.
Nhất là trong các cuộc đàm phán hay khi xảy ra tình huống thời gian cấp thiết, việc tính nhẩm giúp tôi đưa ra các quyết định tài chính sáng suốt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bằng cách đó, tôi có được sự nhạy bén về tài chính và luôn tự tin vào khả năng ra quyết định của mình.
Nhưng đến một ngày công ty mở rộng hơn, phải xử lý nhiều giao dịch và phân tích tài chính phức tạp thì tôi lại khá…MƠ HỒ về khả năng ‘’tính nhẩm’’ của mình. Mang nhiều căng thẳng và trăn trở khi khối lượng công việc trở nên ngày một lớn khiến việc ‘’làm tròn số’’ của tôi có một chút sai sót nhỏ. Tưởng không đáng kể, ai ngờ lâu ngày chúng cứ tích tụ dần và dẫn đến một cú nổ TỔN THẤT tài chính.
Một case điển hình tôi từng gặp phải khi công ty có dự án bán phụ kiện di động trên thị trường thương mại điện tử. Tôi lấy sản phẩm giá vốn bằng 40% tiền riêng mình. Bằng cách ước tính nhanh chóng, tôi nhập một chiếc headphone với giá 8,40 usd rồi bán nó với giá 13,96 usd và tin chắc rằng sẽ kiếm được 30-40% tiền lời trên mỗi sản phẩm mua đi bán lại. Nhưng khi công ty chuẩn bị bảng cân đối cuối năm, tôi nhận ra mình đã thua lỗ. Bởi tôi đã không xem xét chi phí chênh lệch gồm: phí giao dịch, phí vận chuyển (thay đổi theo từng đơn đặt hàng), chi phí lưu kho và quan trọng nhất – chi phí lợi nhuận. Có thể thấy, đa số các doanh nghiệp cảm thấy rằng họ sẽ nhận lại khá nhiều tiền lãi trong giao dịch nhưng thực tế lại phải chi trả quá nhiều chi phí xung quanh mà không kiểm soát trước.
Sau khi tham vấn một nhóm chuyên gia tư vấn quản trị, họ lập thư tư vấn chỉ ra cho tôi rằng: Đây mới chỉ là một trong những sai lầm về tài chính “chết người” có thể làm ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp bên cạnh việc chưa quản lí tốt được dòng tiền, quản lý thuế không đúng cách,..Và để đảm bảo được sự phát triển tài chính lâu dài của doanh nghiệp, họ khuyên tôi VẪN NÊN TẬN DỤNG sự nhạy bén trong việc tính toán của mình nhưng hãy đặc biệt TẬP TRUNG vào 4 keywords quan trọng là: Quản trị tài chính – Quản trị dòng tiền – Xây dựng chiến lược tài chính kinh doanh – Phân tích dự án đầu tư với mục tiêu nâng cao sức khỏe Tài chính doanh nghiệp trong dài hạn:
Hãy bắt đầu quản trị bằng cách lập kế hoạch tài chính dài hạn bao gồm các mục tiêu tăng trưởng, đầu tư và quản lý nợ. Kế hoạch này cần được thường xuyên xem xét và cập nhật khi hoạt động kinh doanh phát triển. Đồng thời theo dõi các hoạt động tài chính trong quá khứ thông qua việc chuẩn bị và phân tích báo cáo tài chính. Các báo cáo này ghi nhận những giao dịch tài chính của công ty. Nó cho biết công ty lãi hay lỗ bao nhiêu tiền (báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), cấu trúc của tài sản và nợ (bảng cân đối kế toán), dòng tiền đến và đi từ đâu (báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Các báo cáo này cũng giúp doanh nghiệp nhận thức được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và so sánh với trung bình ngành.
Khi sở hữu một bản kế hoạch tài chính, việc dự đoán những chi phí sẽ phát sinh đã giúp doanh nghiệp tôi đã định hình giá bán ổn định hơn khi tới tay người tiêu dùng.
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
Sự thiếu hụt tiền mặt ở mức độ nghiêm trọng, ví dụ như nợ đến hạn phải trả cho ngân hàng hoặc nhà cung cấp nhưng doanh nghiệp không có tiền mặt sẵn sàng để thanh toán, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bị khởi kiện và yêu cầu tuyên bố PHÁ SẢN, bất chấp các báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp đang kinh doanh CÓ LÃI.
Ngược lại, sự dư thừa tiền mặt ở vốn của doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc tiền mặt không được sử dụng hiệu quả và đúng lúc, dẫn đến sự lãng phí trong khi doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng hoặc các quỹ tín dụng với lãi suất cao. Điều này một lần nữa sẽ thể hiện sự yếu kém trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
Chính vì vậy, cần phải có sự hoạch định điều khiển sự vận động ra vào của dòng tiền phát sinh trong quá trình hoạt động đảm bảo sự cân đối, ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Để quá trình thực hiện chiến lược đảm bảo thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực hỗ trợ như: vốn, nhân sự, thời gian, trang thiết bị kỹ thuật.
Trong triển khai chiến lược tài chính, nhà quản trị cần thường xuyên theo dõi quá trình, xây dựng kế hoạch đánh giá bằng các tiêu chí cụ thể. Đảm bảo được tất cả những bước trong thực thi chiến lược thì doanh nghiệp mới có thể thành công trên con đường phát triển tương lai, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo ra góc nhìn tài chính đột phá, góp phần gia tăng lợi nhuận.
Hãy đảm bảo trước khi bạn đồng ý với một dự án lớn, cần phải có một phân tích tài chính thích hợp. Tìm hiểu phân tích nào cung cấp cái nhìn sâu sắc nhất cho tình huống của bạn.
Ở cấp độ phân tích đơn giản nhất, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng tổng chi phí của bất kỳ dự án lớn nào mà bạn thực hiện đều nhỏ hơn tổng lợi ích thu được từ dự án. Bạn có thể chỉ cần cộng các chi phí, sau đó cộng các khoản tăng doanh thu dự kiến và tiết kiệm chi phí trong vài năm tới, và so sánh hai.
Tuy nhiên, nếu bạn đã làm điều đó, bạn sẽ bỏ qua thực tế rằng nhiều chi phí sẽ phát sinh khi bắt đầu dự án, trong khi nhiều khoản thu hoặc tiết kiệm chi phí sẽ xảy ra sau đó, trong khoảng thời gian vài tháng hoặc nhiều năm.
Có một số cách chính thức hơn để đánh giá chi phí hoặc lợi ích mà một giao dịch mua hoặc dự án lớn sẽ mang lại cho công ty của bạn. Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: Phân tích thời gian hoàn vốn, Tỷ lệ hoàn vốn Kế toán, Giá trị hiện tại ròng, Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
4 keywords TACA vừa chia sẻ trên đây cũng chính là ‘’4 chiếc chìa khóa quyết định thành công tài chính’’ cho doanh nghiệp. Nếu chúng ta tập trung quản trị tốt các tiêu chí này NGAY TỪ ĐẦU thì thành công tài chính luôn có thể đến sớm hơn nữa. Để có thể tìm hiểu sâu nhiều thông tin hữu ích, bạn có thể đọc thêm các bài phân tích xoay quanh chủ đề này tại:
Quản trị tài chính doanh nghiệp: https://taca.com.vn/quan-tri-tai-chinh/
Kế hoạch dòng tiền trong kinh doanh: https://taca.com.vn/ke-hoach-dong-tien/
Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện: https://taca.com.vn/chien-luoc-tai-chinh-cua-doanh-nghiep/
Phân tích tài chính doanh nghiệp để quản lý hiệu quả: https://taca.com.vn/phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep/
Hy vọng từ những kinh nghiệm này, TACA có thể đem những ‘’bí quyết’’ thành công tài chính đến cho DN bạn!
Nguồn vốn giống như TỬ HUYỆT của doanh nghiệp, chỉ cần tính toán sai một ly sẽ đi một dặm. Rất nhiều doanh nghiệp chết, không phải do làm ăn thua lỗ mà chết vì không làm chủ được mặt trận tài chính, chết TRÊN CHÍNH ĐỐNG CỦA CÁI do mình tạo ra.
Đừng lo lắng, Với gần 20 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp DỊCH VỤ TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC NGUỒN VỐN cho các Doanh nghiệp trong & ngoài nước, đặc biệt là những DN vay vốn lớn, kinh doanh BĐS, có quỹ đầu tư, nhiều nhà máy,…đội ngũ chuyên gia TACA luôn được các khách hàng tin tưởng hợp tác khi chúng tôi có những chiến lược tư vấn nguồn vốn bền vững, đánh giá nguồn vốn doanh nghiệp kịp thời, phân bổ nguồn vốn hợp lý, quản trj nguồn vốn đi đúng lộ trình giúp hơn 1000 DN đạt hiệu quả duy trì dòng tiền lành mạnh và thanh khoản ổn định.
Bạn có thể xem chi tiết giải pháp qua link sau:
Nếu bạn muốn trao đổi với chúng tôi về các yêu cầu tư vấn Dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586 hoặc đăng kí tư vấn TẠI ĐÂY
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911