Đối với những doanh nghiệp sản xuất, nhà quản lý luôn phải đắn đo với câu hỏi: Kế hoạch sản xuất hàng ngày/tuần/tháng là gì? Làm sao để đảm bảo rằng kế hoạch sản xuất hoàn thành đúng hạn? Cần bao nhiêu lao động, máy móc, và nguyên liệu để hoàn thành một đơn hàng / sản phẩm? Làm thế nào để tăng năng suất của dây chuyền và nhân sự,….?
Người quản lý sản xuất phải luôn thực hiện công việc chính xác, khoa học và có khả năng bao quát, tính toán tỉ mỉ, đảm bảo vận hành hiệu quả sản xuất. Thế nhưng công việc quản lý sản xuất thủ công bằng Excel đang “cản bước” người quản lý tạo ra những giá trị thực sự cho doanh nghiệp.
Thay vì dành thời gian cho việc lập kế hoạch và đưa ra các quyết định quản trị kịp thời, người quản lý “buộc” phải xa đà vào những nhiệm vụ “tủn mủn” như quản lý ngày công nhân viên, kiểm tra máy móc chi tiết mỗi ngày ,…. Nếu doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ, số lượng máy móc và nhân sự ít thì cách này có lẽ vấn ổn. Nhưng khi doanh nghiệp bạn có đến vài nhà máy, số lượng nhân sự hơn 100 người thì thời gian đâu quản lý cho xuể.
Vậy nên, các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang trong thời kì mở rộng quy mô, đã và đang tìm hiểu và ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất (MES – Manufacturing Excution System).
Vậy cụ thể phần mềm quản lý sản xuất này có thể giải quyết vấn đề gì và như thế nào cho doanh nghiệp trong công tác quản lý “khổng lồ”, các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài phân tích dưới đây với Taca.
Quản lý sản xuất là một trong những công việc đòi hỏi tính chính xác cao, khoa học. Do đó người quản lý cần có khả năng bao quát, tính toán tỉ mỉ, đảm bảo vận hành hiệu quả các công đoạn sản xuất. Thực tế cho thấy hoạt động quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, có thể kể đến như:
Khó khăn trong quản lý sản xuất
Khó khăn trong quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất phải quản lý rất nhiều loại dữ liệu khác nhau: Danh mục vặt tư, thành phần bán thành phẩm, hệ số quy chuẩn của từng sản phần, phân bổ vật tư nhân công,danh mục công đoạn, năng lực sản xuất của các bộ phận v.v.
Các công ty sản xuất quản lý thủ công qua nhân công, đồng thời lưu trữ thông tin bằng các văn bản cứng, các file dữ liệu không tập trung gây ra tình trạng chậm trễ trong quá trình xuất nhập hàng tồn, nhân lực, thông tin cập nhật thiếu hoặc sai sót.
Việc sử dụng cách truyền thống như giấy tờ, văn bản, phần mềm cũ gây khó phát hiện lỗi, gián đoạn quy trình làm việc cũng như lưu trữ giấy tờ lâu dài.
Doanh nghiệp sản xuất luôn cần cập nhật thông tin kho hàng, để nắm bắt thông tin nguyên liệu đầu vào về số lượng, loại hàng, tình trạng, bảo quản,… đồng thời cả những mặt hàng còn trong kho để kiểm soát mặt hàng nào đang bán chạy và mặt hàng nào đang bị tồn kho để đưa ra những quyết định phù hợp.
Quản lý hàng tồn kho số lượng lớn bằng “sổ kho” hoặc Excel với một doanh nghiệp sản xuất có danh mục hàng hóa lớn và phức tạp sẽ không phù hợp. Nhưng doanh nghiệp sản xuất khi phát triển đến mức độ nhất định sẽ có nhu cầu sử dụng một phần mềm quản lý hàng tồn kho để có thể lưu kho nguyên liệu đầu vào, sản phẩm, bán thành phẩm một cách thông minh và khoa học. .
Với mỗi đơn hàng mới, doanh nghiệp cần phải tính toán vật tư đầu vào, số lượng nhân công, máy móc, chi phí đầu tư,.. Tuy nhiên, nếu tính toán theo phương pháp thủ công, doanh nghiệp cần rất nhiều nhân lực và tốn thời gian để tính toán chưa kể, với việc phải tính toán rất nhiều dữ liệu rất dễ xảy ra sai số, từ đó có thể báo giá sai cho khách hàng hoặc không thể báo giá nhanh chóng,
Sản xuất trong thời gian nhanh nhất để chuyển sang thực hiện đơn hàng khác. Nếu không quản lý tốt thời gian sản xuất đơn hàng thì không những không nhận được các đơn hàng mới mà còn bị chậm trễ, hủy hợp đồng với khách hàng cũ.
Sự rời rạc, thiếu liên kết thông tin giữa các phòng ban nên việc hoạch định nguồn lực doanh nghiệp để sản xuất cho các đơn hàng trở nên khó khăn. Đôi khi sản xuất chỉ mất có 1 tuần thôi nhưng phê duyệt lệnh sản xuất, nguyên vật liệu bổ sung lai rai ra đề 1,2 tháng,
Quản lý truyền thống như giấy tờ, văn bản, phần mềm cũ,… cũng là một nhân tố khiến quy trình sản xuất hoàn thành đơn hàng bị trễ nải.
Một giấy tờ phê duyệt quan trọng cần sếp kí ngay, nhưng sếp lại đang “vắng nhà” 3 tuần nữa mới về. Ship hỏa tốc giấy đi rồi ship về cũng mất 3 ngày trời, thế là quy trình sản xuất bị trễ mất 3 ngày – nhà máy “đứng im” 3 ngày, bao nhiêu chi phí cứ chạy nhưng không có một đồng doanh thu.
Mà trong khi với tính năng gửi yêu cầu phê duyệt lệnh sản xuất phần mềm quản lý sản xuất, sếp hoàn toàn có thể theo dõi nhà máy và điều chuyển chữ ký số từ nơi công tác cách ngàn dậm trong 1 nốt nhạc. Vừa nhanh vừa tiện, vừa không tồn thêm chi phí.
Việc giám sát quy trình làm việc cần phải giám sát liên tục để đảm bảo tiến độ, chất lượng của đơn hàng. Khi không có công cụ hỗ trợ, nhà quản lý bắt buộc phải đến tận nhà máy, xưởng sản xuất để nắm được tính hình.
Nhà quản lý phải luôn giám sát toàn bộ quy trình làm việc cần giám sát liên tục để đảm bảo tiến độ và chất lượng của đơn hàng.
Hẳn các chủ doanh nghiệp đã “mệt mỏi” với tình trạng cấp quản lý thông báo cho cấp dưới bằng tờ văn bản cứng gây chậm trễ trong việc cập nhật thông tin và ngược lại, cấp quản lý không thể đọc hết các báo cáo, giấy tờ mà cấp dưới gửi. Cách quản lý dữ liệu này đã quá lỗi thời, dễ mất thông tin, tính cập nhật kém.
Tất cả dữ liệu in ra bản cứng đều mất nhiều thời gian và khó kiểm soát.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều lưu trữ thông tin nội bộ như: thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, hàng hóa, dữ liệu kế toán, kế hoạch và tiến độ sản xuất… trên nhiều phần mềm đơn lẻ khác nhau, thậm chí lưu trên file excel.
Khi lưu trữ thông tin rời rạc như vậy, doanh nghiệp sẽ khó quản lý và không thể có báo cáo chi tiết nhanh về cái nhìn tổng quan của công ty. Và khi cần thông tin thì lại mất nhiều thời gian để yêu cầu các bộ phận liên quan tổng hợp, mà tính chính xác cũng không cao.
Ngoài ra, cách quản lý thông tin này khá rủi ro với doanh nghiệp khi nhân viên nghỉ việc, đặc biệt là những nhân viên chủ chốt. Công tác bàn giao không cẩn thận có thể làm mất sót thông tin, cay nhất là “làm mất” thông tin vào tay đối thủ.
Với tất cả các ngành kinh doanh, đặc biệt là ngành sản xuất, doanh nghiệp nào đưa ra được mức giá sản phẩm thấp nhất tới khách hàng với cùng sản phẩm, doanh nghiệp đó giành chiến thắng. Đặc biệt khi thị trường ngành có tính cạnh tranh cao như hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp quản lý sản xuất thủ công tiêu tốn thời gian, nhân lực của doanh nghiệp, khiến giá thành sản phẩm khó cạnh tranh với đối thủ.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ giảm do áp lực cạnh tranh, tăng doanh thu và giảm chi phí. Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp vẫn chưa có quy trình và công cụ kiểm soát chất lượng tốt.
Trong hoạt động sản xuất, việc lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch là việc quan trọng nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng tiến độ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng, cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc lập và quản lý kế hoạch sản xuất do thiếu các công cụ tự động hóa, gây mất nhiều thời gian và công sức.
Cắt giảm tối đa chi phí không cần thiết để tăng doanh thu là lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sản xuất không có đủ thông tin và biện pháp để thúc đẩy doanh thu như: thúc đẩy ở phân khúc thị trường nào, khách hàng nào… và cắt giảm chi phí ở khâu nào… Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất đau đầu và chưa có câu trả lời tối ưu.
Đây là khó khăn trong sản xuất mới của các doanh nghiệp hiện nay. Tình trạng “chảy máu chất xám” – sự ra đi của những người có kiến thức, có chuyên môn, vì điều kiện sống hoặc phúc lợi tốt hơn tại các doanh nghiệp ngày càng cao do sự cạnh tranh về nhân lực giữa các doanh nghiệp. Điều này khiến doanh nghiệp mất đi những nhân sự chủ chốt, tác động mạnh đến quá trình hoạt động của sản xuất cũng như công ty.
Chưa có sự liên kết giữa các phòng ban
Trong một doanh nghiệp sản xuất, mỗi phòng ban là một mắt xích quan trọng ảnh hưởng đến quy trình quản trị sản xuất. Tuy nhiên, việc các phòng ban rời rạc, thiếu sự phối hợp, thông tin không đồng bộ, nhất quán sẽ gây nên sự chậm trễ, gián đoạn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Giám sát quá khắt khe: Vì tâm lý lo sợ nhân viên “lười biếng” hoặc gian lận nên người quản lý luôn giám sát sát sao bên cạnh nhân viên.
Cách này vừa tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của người quản lý, vừa khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái, luôn trong trạng thái khó chịu khi làm việc, tác động đến năng suất làm việc và mối quan hệ giữa nhân viên với người quản lý.
Mất nhiều thời gian tính lương: Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nhân viên nhiều thì công việc tính lương vào mỗi cuối tháng – đầu tháng khá phức tạp.Ngồi dò đối chiếu công với máy chấm công thủ công, giải quyết thắc mắc ngày công từ phía nhân viên cũng mất đến vài ngày.
Nhân viên phàn nàn nhiều vấn đề: Bộ phận nhân sự thường xuyên thay mặt người lãnh đạo để giải quyết thật “êm” những vấn đề nhạy cảm như mẫu đơn xin nghỉ phép/nghỉ việc, chính sách lương thưởng và các chế độ…..
Khó tuyển dụng nhân sự
Một số doanh nghiệp chưa tiếp cận đúng kênh để kết nối người tìm việc. Ngoài ra, lý do có thể xuất phát từ việc thiếu thông tin để người quản lý đánh giá chính xác năng lực của ứng viên.
Khó chấp nhận sự thay đổi với một tâm lý cởi mở
Một trong những thách thức lớn trong nhân sự là bắt kịp với những thay đổi liên tục của thế giới.
Thay đổi và thích nghi là yếu tố cốt lõi để tạo nên thành công.
Tuy nhiên, một số nhà quản lý nhân sự sản xuất chưa nắm bắt được những cơ hội chuyển đổi số và chuẩn bị cho nhân viên. Vì thế mà gây mất thời gian, giảm hiệu suất và đánh mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất.
Xu thế hiện tại trong thế giới số doanh nghiệp cũng đa chuyển sang sử dụng các giải pháp số để giảm thiểu “gánh nặng của công tác quản lý” – thêm những “DNA” công nghệ = phần mềm quản lý doanh nghiệp vào quá trình tạo ra giá trị. Cụ thể trong lĩnh vực sản xuất, các phần mềm quản lý sản xuất với đủ mọi hình thù và loại tính năng đã ra đời phục vụ nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp
Tính năng phần mềm quản lý sản xuất
Tính năng phần mềm quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất quản lý dữ liệu một cách vô cùng hiệu quả. Tất cả các thông tin từ kho hàng, nhân công, quy trình sản xuất,..cũng sẽ được quản lý rất khoa học nhờ phần mềm trên cùng một hệ thống. Cấp quản lý chỉ cần truy cập vào hệ thống ở mọi lúc, mọi nơi cũng nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp. Danh mục dữ liệu quản lý có thể bao gồm:
Danh mục vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm | Hệ số quy đổi của từng loại vật tư | Đơn giá vật tư theo giai đoạn thời gian, mã vật tư |
Đơn giá nhân công, hệ số nhân công theo thời gian | Định mức vật tư, nhân công | Danh mục công đoạn |
Năng lực sản xuất của các bộ phận | Kế hoạch vật tư | Phân bổ dữ liệu |
Yêu cầu sản xuất, lệnh sản xuất- | Kế hoạch sản xuất | Lô sản xuất |
Lịch giao hàng | Yêu cầu mua hàng |
Khi doanh nghiệp nhận đơn hàng, phần mềm dựa trên những định mức được cài đặt sẵn sẽ tự động tính toán những thông số đầu vào như cần bao nhiêu loại vật tư, số lượng các loại, số lượng nhân công, thời gian sản xuất, chi phí,..Việc tính toán hoàn toàn tự động, hoàn toàn chính xác và nhanh chóng, giảm đáng kể thời gian và nhân lực của việc tính toán thủ công, tình huống sai sót,..
Tự động tính toán kế hoạch vật tư | Hệ thống tự động tạo yêu cầu mua hàng |
Hệ thống hỗ trợ “import” trực tiếp flie định mức và vật tư vào phần mềm | Hệ thống cảnh báo tình hình sử dụng vật tư |
Tự động cân đối kế hoạch vật tư sau khi phân bổ | Hệ thống cân đối tồn kho lý thuyết |
Tự động phân bổ vật tư cho yêu cầu sản xuất | Hệ thống tự động truy nguyên nguồn gốc vật tư |
Hệ thống tự động tạo lệnh sản xuất | Hệ thống tự động cập nhật đánh giá tiến độ kế hoạch sản xuất |
Tự động tính toán giá thành sản phẩm theo từng giai đoạn | Hệ thống tùy chỉnh phần mềm giúp quản lý các thông số đặc trưng của mỗi công đoạn một cách chi tiết |
Hệ thống tự động cảnh báo tồn kho tổi thiểu |
Với phần mềm quản lý sản xuất, bất cứ khi nào, tại bất kì đâu cấp quản lý cũng có thể theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Trong trường hợp, quản lý có quá nhiều công việc mà không thể theo dõi thường xuyên được tình hình sản xuất, thì hệ thống cũng sẽ tự động thông báo trong những trường hợp cần thiết như nguyên liệu cạn kiệt, cảnh báo tồn kho, đơn hàng chậm deadline,..Tính năng này chính là cứu cánh cho công ty, báo hiệu những nguy cấp, rủi ro để doanh nghiệp kịp thời xử lý.
Tối ưu hóa và tinh gọn toàn bộ quy trình sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất cho phép tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách xác định và loại bỏ các bước không cần thiết, giảm thiểu lãng phí thời gian và tài nguyên.
Bằng cách truy cập, theo dõi các hoạt động trong doanh nghiệp từ báo cáo và số liệu của các phòng ban khác nhau, nhà quản lý có thể phân tích về toàn bộ quy trình sản xuất, kết quả sản xuất một cách chính xác, nhất quán và kịp thời.
Tại mỗi thời điểm, để giúp quản lý nhìn được tổng quan tình hình, các số liệu sẽ được biểu diễn ở các dạng biểu đồ. Thông tin được hiện ra rõ ràng, khoa học. Dữ liệu cũng sẽ được xuất ra ở các định dạng (excel, word,..) nếu cần.
Tốc độ ra quyết định quản trị
Giúp nhà quản lý có thể đưa ra những giải pháp thúc đẩy doanh thu, giảm chi phí sản xuất và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
Nâng cao uy tín kinh doanh bằng cách sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Giúp nhà quản lý có thể đưa ra những giải pháp thúc đẩy doanh thu, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp cũng như đưa ra biện pháp xử lý kịp thời trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời và chính xác.
Xác định định mức theo từng thời điểm cụ thể, cho phép quản lý đầu vào nguyên vật liệu, tạo lập hóa đơn theo mẫu có sẵn nhanh chóng, dễ dàng theo dõi được tồn kho tại từng địa điểm cụ thể cập nhật theo thời gian thực một cách chính xác.
Hỗ trợ quản lý và đánh giá được hiệu suất của từng giai đoạn trong quy trình, nhanh chóng xác định được vấn đề phát sinh và điều chỉnh kịp thời.
Giảm chi phí vận hành
Nhờ phần mềm quản lý sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng cân nhắc và phân phối tài nguyên như nguyên liệu, lao động và thiết bị một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu rủi ro, sự lãng phí và tăng năng suất.
Giảm thiểu sai sót, lãng phí và rủi ro trong quản lý kho hàng, đơn hàng, nguyên vật liệu, máy móc, nhân công, chi phí….
Thông qua việc quản lý, doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa những hao hụt, dự tính được chính xác nguyên vật liệu cần thiết.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí từ việc sản xuất, vận hành và các hoạt động liên quan đến lưu trữ và ghi chép giấy tờ.
Tiết kiệm thời gian và nhân lực cho việc quản lý bằng cách tự động hóa các công việc nhập liệu, kiểm tra, báo cáo.
trong doanh nghiệp từ mua hàng, kho hàng cho tới sản xuất, bán hàng và kế toán tự động và cập nhật liên tục, giúp cho các bộ phận có thể phối hợp với nhau tốt hơn, các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về hoạt động của các bộ phận.
Đồng bộ và quản lý dữ liệu tập trung
Phần mềm quản lý sản xuất kết nối và tích hợp dữ liệu từ các phòng ban khác nhau như kế hoạch sản xuất, tồn kho, mua hàng, vận chuyển, quản lý chất lượng và tài chính. Điều này giúp tránh sự không nhất quán trong thông tin và tạo ra cái nhìn toàn diện về tình hình sản xuất.
Quản lý đồng thời các nhà máy tại nhiều địa điểm khác nhau, các nhà kho với đầy đủ các thông tin về nguyên liệu, vật liệu bán thành phẩm và thành phẩm.
Phối hợp trơn tru giữa các bộ phận, nâng cao hiệu suất
Với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý sản xuất, đội ngũ trong doanh nghiệp từ kỹ sư, công nhân sản xuất cho đến khối văn phòng như Kế toán, Kinh doanh, Bán hàng,… đều có thể theo dõi được toàn bộ quy trình sản xuất như xây dựng kế hoạch và hoạch định nguồn lực, thiết kế sản phẩm, quản lý tình trạng máy móc và kho hàng, tình trạng sản xuất.
Qua đó, các bộ phận phối hợp với nhau để thực hiện quy trình sản xuất nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Theo dõi được số lượng xuất nhập kho, tạo lập chứng từ theo mẫu có sẵn, quản lý số lượng tồn kho nhanh chóng.
Có thể ghi chép và theo dõi được lịch sử hàng lỗi, xác định công đoạn lỗi, phân loại các lỗi thường gặp với đầy đủ thông tin về sản phẩm và chi phí phát sinh.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Phần mềm quản lý sản xuất giúp theo dõi và quản lý chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành. Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng chất lượng yêu cầu và giảm thiểu sai sót.
Nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục, kịp thời và chính xác.
Cho phép quản lý đơn hàng cập nhật nhanh chóng, xác định số lượng và kế hoạch sản xuất theo lượng đơn đặt hàng hiệu quả.
Cho phép doanh nghiệp xuất các báo cáo về doanh thu, chi phí và lợi nhuận dưới các dạng khác nhau theo nhiều tiêu chí lọc cụ thể, hỗ trợ các nhà quản lý dễ theo dõi và ra quyết định nhanh chóng.
Có thể thiết lập cài đặt phân quyền sử dụng cho nhân viên theo từng bộ phận hoặc từng vị trí cụ thể nhằm nâng cao tính bảo mật cho dữ liệu phần mềm.
===> Khuyến nghị:
Doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp phần mềm uy tín cập nhật công nghệ trong vận hành, nhiều tính năng tiện ích tùy chỉnh nâng cao, có thể CUSTOMIZE, CODE riêng đáp ứng đầy đủ theo ngành nghề, nhu cầu thực tế doanh nghiệp. Tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng phần mềm đã lỗi thời, load chậm, thiếu bảo hành, bảo trì, thiếu update, thường xuyên gây ra lỗ hổng, hacker xâm nhập, không tương thích với xu hướng hiện đại.
Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một đối tác phần mềm có thể cung cấp những phần mềm từ cơ bản cho đến nâng cao, phù hợp với nhu cầu quản lý sản xuất của bạn thì Taca rất vinh hạnh khi được trở thành đối tác sẽ mang đến giải pháp số toàn diện đó
Với kinh nghiệm tư vấn thiết kế và triển khai nhiều dự án xây dựng hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp, tư vấn triển khai chuyển đổi số toàn diện,..và với đội ngũ chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong phát triển, duy trì và mở rộng giải pháp phần mềm cho DN dựa trên nền tảng hiện đại, độc quyền. Taca cam kết sẽ luôn mang đến cho doanh nghiệp những ý kiến chuyên gia sâu sắc, đảm bảo độ khả thi, thành công của hệ thống từ khi bắt đầu cho đến tận khi kết thúc và cả sau khi đã đưa vào hoạt động.
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911