Thương mại điện tử (TMĐT) đang nổi lên như một trụ cột tăng trưởng cho kinh tế số của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều này yêu cầu cấp thiết nguồn nhân lực chất lượng cao và có tư duy sáng tạo bùng nổ song hành cùng ngành nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, nguồn lao động chất lượng của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng để chạm được điểm tới của ngành. Đứng trước bài toán nhân lực khó nhằn của rất nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử, chúng ta cần làm gì? Bài viết sẽ trao đổi về thực trạng nhân lực thương mại điện tử trong các doanh nghiệp ở Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Theo Báo cáo thương mại điện tử các nước Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN (Google, Temasek và Brain&Company). Ngoài ra, theo Báo cáo của Cục thương mại điện tử và kinh tế số (iDEA), Bộ Công Thương thì thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam trong 5 năm gần đây có sự biến động như sau:
Biểu đồ 1: Doanh thu thương mại điện tử B2C ở Việt Nam, giai đoạn 2016 -2021
Nguồn: iDEA
Biểu đồ 2: Một số chỉ tiêu ngành thương mại điện tử Việt Nam, giai đoạn 2016 -2021
Nguồn: iDEA
Năm 2021, doanh thu đạt 14,1 tỷ USD, với mức tăng trưởng ổn định 18%. Chúng ta có thể thấy rõ rằng rằng, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đã tăng từ 170 USD năm 2016 lên 240 USD vào năm 2020. Năm 2021, Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về thị phần bán lẻ trực tuyến, khi năm 2016, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước là 3% thì đến năm 2021 đã tăng 6%.Báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á” của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, tỷ lệ người mua sắm trực tuyến mới trong tổng số người mua sắm trực tuyến Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 53%. Mua sắm trực tuyến mặt hàng thiết yếu đã trở thành một xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam, trong đó loại hình hàng hóa, dịch vụ thường được mua trên mạng nhiều nhất.Theo các chuyên gia bên chúng tôi, Việt Nam hiện có quy mô người tiêu dùng khá lớn sẽ tạo dư địa rất lớn cho tăng trưởng quy mô thương mại điện tử trong thời gian tới. Ngoài ra, niềm yêu thích công nghệ của người Việt, độ phong phú của các nền tảng tham gia và giãn cách xã hội vì Covid-19 đang tạo ra sự sôi động, thúc đẩy quá trình tăng tốc nhanh hơn cho thị trường thương mại điện tử Báo cáo thường niên “SYNC Southeast Asia” (SYNC Đông Nam Á) của Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ) năm 2021 cho thấy, Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD.
Hiện, Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy các thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên sự chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.Dự báo thị trường thương mại điện tử năm 2022. Năm 2022, thương mại điện tử Việt Nam được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh và tạo xung lực mới cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Them khảo thêm tại; https://www.global-e.com/
Trong nhiều năm qua, nguồn nhân lực cho thương mại điện tử và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển thương mại điện tử của Việt Nam. Trong đó, khoảng cách giữa hai thành phố trung tâm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại là rất lớn. Năm 2021, kết quả khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử lại giảm nhiều so với các năm trước, một phần cũng do tác động lớn của đại dịch và áp lực về tài chính nên việc cắt giảm biên chế và kiêm nhiệm nhiều vai trò được các công ty triển khai để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có lao động chuyên trách về thương mại điện tử
Nguồn: VECOM – Chỉ số TMĐT Việt Nam, 2021
Biểu đồ 3: Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có lao động chuyên trách về thương mại điện tử
Nguồn: VECOM – Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, 2021
Xét về quy mô doanh nghiệp (DN) thì nhóm các DN vừa và nhỏ có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử chỉ bằng một nửa so với nhóm các DN lớn. Cụ thể, trong số liệu 4.693 doanh nghiệp tham gia khảo sát của VECOM trong năm 2021 thì chỉ có 22%.
Xét theo lĩnh vực
Trong lĩnh vực kinh doanh của các DN tham gia khảo sát thì Nghệ thuật – vui chơi – giải trí và Thông tin – truyền thông là hai lĩnh vực có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao nhất, chiếm lần lượt là 45% và 42% trên tổng số DN tham gia khảo sát trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tiếp theo sau đó là lĩnh vực hoạt động Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm (38%) và hoạt động chuyên môn – Khoa học – Công nghệ (31%).
Biều đồ 4: Tỷ lệ DN có lao động chuyên trách về TMĐT theo lĩnh vực kinh doanh
Nguồn: VECOM – Chỉ số TMĐT Việt Nam, 2021
Kết quả khảo sát của VECOM cũng cho thấy, trong vòng 3 năm trở lại đây, xu hướng DN gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại điện tử và công nghệ thông tin ngày càng tăng. Đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cả theo hình thức chính quy và không chính quy đều là những vấn đề lớn cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Kỹ năng quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện vẫn là kỹ năng được DN quan tâm nhiều nhất trong những năm gần đây, 46% DN cho biết họ gặp khó khăn khi cần tuyển dụng lao động có kỹ năng này (VECOM, 2021).
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử, thực tế nguồn nhân lực ngành thương mại điện tử cần có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin, quản trị và ngoại ngữ nên đòi hỏi thời gian đào tạo dài, các lớp ngắn hạn và dạy nghề chỉ giải quyết tạm thời trong thời điểm thiếu nhân lực. Do vậy, đào tạo chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo dục đại học trở thành
“cứu cánh” cho nhân lực chất lượng cao của lĩnh vực thương mại điện tử. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thì tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có việc làm được ghi nhận tại một số trường Đại học, Cao đẳng đạt tới trên 90%.
Hình thức đào tạo thương mại điện tử hiện nay chủ yếu theo đơn đặt hàng chiếm 37%; đào tạo ngắn hạn tập trung 33%, đào tạo chính quy dài hạn chiếm 16%, đào tạo trực tuyến chiếm 9%. Khảo sát từ các công ty cung cấp giải pháp thương mại điện tử thì nguồn nhân lực thương mại điện tử còn đang thiếu hụt, có dưới 30% nhân lực được đào tạo chính quy thương mại điện tử, 55% đào tạo từ các ngành kinh doanh, thương mại, công nghệ thông tin, còn lại là các ngành nghề khác.
Những con số trên phản ánh công tác đào tạo chính quy nguồn nhân lực thương mại điện tử hiện nay mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thực tế. Điều đó có nghĩa là nhu cầu nhân lực lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng thu hút các bạn trẻ theo học bởi cơ hội việc làm khá rộng mở với mức lương hấp dẫn cùng môi trường làm việc luôn mới mẻ và năng động.
Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam Trong thời gian tới, nhằm phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, tới đây cần tập trung vào một số giải pháp. Và giải pháp của Taca là
Tư vấn chiến lược nhân sự đối với các doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác liên kết giữa DN với các cơ sở đào tạo, từ khâu tham vấn, định hướng về giáo trình, nội dung kiến thức, dung lượng đào tạo đến khâu tuyển dụng đầu ra. Từ đó, phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về thương mại điện tử.
Tăng cường việc tạo điều kiện để nhân sự chuyên về thương mại điện tử tham gia thêm các khóa tập huấn đào tạo thêm về các lĩnh vực liên quan như: Quản trị hệ thống, quản trị kinh doanh, marketing, thương mại, pháp luật quốc tế… để phục vụ hiệu quả cho DN.
Nên lựa chọn TACA trong công tác tư vấn chiến lược nhân sự cho doanh nghiệp bởi kinh nghiệm chúng tối là thực chiến.Chúng tôi cam kết chỉ duy nhất nhóm chuyên gia thực chiến hàng đầu lĩnh vực. Họ không chỉ nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết mà còn dày dạn kinh nghiệm thực tế về chủ đề mà họ phụ trách. Họ là các chuyên gia trong và ngoài nước, có kiến thức và kinh nghiệm quốc tế, đồng thời rất am tường môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Kinh nghiệm chuyên sâu theo ngành ở các lĩnh vực: Ngành tài chính, ngân hàng; Ngành công nghệ, viễn thông; Ngành sản xuất; Ngành thương mại dịch vụ; Ngành xây lắp, bất động sản; Ngành nông nghiệp Chất lượng dịch vụ: Quy trình thực hiện bài bản, chuyên sâu theo ngành, được may đo thiết kế riêng phù hợp theo nhu cầu thực tiễn từng doanh nghiệp.
Bảo hành: Hỗ trợ doanh nghiệp 24/7, đáp ứng mọi nhu cầu, bài toán của doanh nghiệp.
Tham khảo thêm dịch vụ: Dịch vụ tư vấn Luật lao động TACA
Về phía cơ quan quản lý
Cần thúc đẩy phát triển, tạo ra các mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn trên nền tảng thương mại điện tử để thu hút thêm nhiều lao động từ các ngành nghề khác. Rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, bổ sung các quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại điện tử.
Tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử, chuyển đổi số cho cán bộ, hội viên, thanh niên; Tổ chức các tọa đàm, diễn đàn trực tuyến, trực tiếp cho thanh thiếu niên; phối hợp triển khai các hoạt động nâng cao ý thức của thanh niên về bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia các nền tảng số; tuyên truyền phổ biến kiến thức về kinh tế số tới thanh niên Việt Nam.
Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu
Về phía người lao động
Mỗi người lao động cần nhận thức được rằng năng lực số cũng rất cần thiết cho mỗi cá nhân,
cộng đồng để thích ứng, tồn tại và phát triển trong một “xã hội số” ngày càng được định hình rõ nét. Năng lực số và thương mại điện tử của mỗi người lao động, đặc biệt là thế hệ thanh niên đang học tập trong các trường đại học và cao đẳng có thể coi là một nguồn tài nguyên quý báu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bển vững của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam hiện đang cần nguồn lao động có trình độ về thương mại điện tử, bởi kinh doanh trên mạng xã hội và sàn giao dịch thương mại điện tử đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nguồn nhân lực cho thương mại điện tử và đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển thương mại điện tử của Việt Nam, đòi hỏi cần triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển được nguồn chất lượng mạnh cả về chất và lượng, góp phần thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử phát triển, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam, phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP.
Muốn làm được điều đó, ngay từ bây giớ, các doanh nghiệp cần có các phương án cụ thể để năng cao hiệu quả tuyển dụng. Tìm được những nhân tài đam mê lĩnh vực thương mại điện tử để giúp sức cho doanh nghiệp phát triển. TACA sẽ cũng doanh nghiệp thương mại điện tử thực hiện sứ mệnh đó. Vù mục tiêu sát cánh cùng doanh nghiệp nói riêng và phục vụ ngành thương mại điện tử nói chung.
Taca Business Consulting
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911