Con người là nhân tố quan trọng nhất của mọi tổ chức. Việc đảm bảo Luật lao động là một trong những điều kiện kiên quyết để giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Một bản thảo về luật lao động không chỉ đảm bảo quyền lợi về lương thưởng và hạn chế những vấn đề liên quan đến lạm dụng, bóc lột cho người lao động mà còn đảm bảo lợi ích cho người sử dụng lao động về việc kiểm soát phạm vi công việc.
Tuy nhiên, điều đáng nói là không ít các doanh nghiệp Việt Nam coi nhẹ hoặc thậm chí vi phạm thường xuyên các vấn đề về luật lao động. Nguyên nhân xuất phát từ TƯ DUY và SỰ KÉM HIỂU BIẾT của một bộ phận nhân sự pháp chế tới chủ doanh nghiệp.
TACA tự hào cho ra đời Dịch vụ Tư vấn luật lao động nhằm giúp các doanh nghiệp đi đúng theo pháp luật một cách thông minh, đảm bảo quyền lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Luật lao động là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
LUẬT LAO ĐỘNG ĐẢM BẢO TÍNH CÔNG BẰNG – ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI GIỮA NGƯỜI LA ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
B1: Tiếp nhận yêu cầu dịch vụ, phân tích nhu cầu doanh nghiệp, thống nhất dịch vụ cần thực hiện
B2: Khảo sát thực trạng của doanh nghiệp,
B3: Báo giá dịch dịch vụ & ký hợp đồng.
B4: Lên kế hoạch thực hiện dịch vụ phù hợp tình hình.Tập trung giải quyết tận gốc các vấn đề tồn tại, đưa ra lộ trình triển khai cụ thể và ứng dụng ngay vào doanh nghiệp.
B5: Thực hiện dịch vụ, chuyển giao và đánh giá hiệu quả.
Chọn một công ty tư vấn dịch vụ Tư vấn luật lao động có kiến thức và kinh nghiệm để hỗ trợ bạn với các nhu cầu cụ thể của bạn.
Nếu bạn muốn trao đổi với nhóm của chúng tôi về các yêu cầu liên quan đến luật lao động của mình, vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline: 0982 518 586 hoặc theo Webiste chính thức của TACA.
1.1. Không làm hợp đồng lao động hoặc làm hợp đồng không đúng loại
Nhiều doanh nghiệp do muốn giảm bớt nghĩa vụ với người lao động, đặc biệt với những người làm việc dưới 06 tháng nên họ thường tránh việc làm hợp đồng mà chỉ thỏa thuận bằng lời nói.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp và người lao động còn muốn trốn tránh đóng thuế và nghĩa vụ đóng BHXH nên đã làm rất nhiều những hợp đồng dưới 03 tháng để đảm bảo túi tiền của mình.
Đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 1000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tuy vào tính chất nghiêm trọng của mỗi hành vi vi phạm.
1.2. Doanh nghiệp thu giấy tờ gốc của người lao động
Nhiều doanh nghiệp vì muốn giữ chân người lao động mà cố tình thu giữ giấy tờ gốc của họ.
Tuy nhiên, đây là hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012. Do vậy, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 25.000.000 đồng nếu có hành vi giữ giấy tờ gốc của người lao động.
1.3. Doanh nghiệp thu tiền “cọc” của người lao động
Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các trung tâm cung cấp gia sư có tình trạng bắt ép người lao động phải ‘đặt cọc” thì mới được vào làm. Hành vi này được xem là trái với pháp luật.
Tại khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 nghiêm cấm: “người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động“. Nếu NSDLĐ có hành vi này có thể bị phạt tiền lên tới 25.000.000 đồng.
1.4. Doanh nghiệp cố tình kéo dài thời gian thử việc. Trả lương thấp hơn so với quy định.
Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc không kéo dài quá 60 ngày và chỉ được thử việc một lần.
Về tiền lương thử việc, Điều 28 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định là ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức, người sử dụng lao động có quyền đặt ra thời hạn thử việc để kiểm tra trình độ và mức độ phù hợp đối với vị trí cần tuyển của người lao động.
Lợi dụng quy định này, người sử dụng lao động thường quy định thời gian thử việc dài hơn mà mục đích đằng sau là chèn ép, bốc lột sức lao động của người lao động, có những doanh nghiệp quy định thời gian thử việc lên tới 03 tháng. Và mức lương thử việc nhiều doanh nghiệp đưa ra cho NLĐ thường bằng 50%, 70 hoặc 80% so với lương của công việc đó.
Theo Điều 6 Nghị định số 88/2015/NĐ-CPngười sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5000.000 đồng nếu vi phạm các quy định về thử việc.
1.5. Doanh nghiệp Cắt giảm lương nhân viên thay cho các chế tài kỷ luật khác
Một số doanh nghiệp dùng hình thức phạt tiền, cắt lương người lao động nếu người lao động vi phạm nội quy công ty để thay cho việc xử lý kỷ luật lao động. Thế nhưng, việc làm này là trái quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012 cấm người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
1.6. Vi phạm các quy định về tiền lương
Nhiều doanh nghiệp thường trả lương chậm, tự ý khấu trừ lương hoặc không xây dựng thang lương, bảng lương, đưa ra mức lương thấp hơn lương tối thiểu hoặc giữ lại lương của người lao động. Đối với hành vi vi phạm này, tùy theo từng hành vi và mức độ vi phạm, NSDLĐ có thể bị phạt lên tới 75.000.000 đồng (Điều 13 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP).
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911