CO form EAV – Certificate of Origin form EAV là giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước như Liên minh Kinh tế Á Âu (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Russian,..) dựa theo hiệp định VN-EAEU FTA. Tuy nhiên, để doanh nghiệp bạn thật sự tối ưu chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EAV nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và hưởng trọn ưu đãi từ hiệp định thương mại trong việc cắt giảm/ xóa bỏ thuế quan theo quy định, doanh nghiệp cần nắm trọn các lưu ý quan trọng dưới đây!
Điểm mấu chốt để doanh nghiệp được công nhận hợp lệ và hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định Việt – Liên Minh Kinh tế Á – Âu là doanh nghiệp cần check kỹ CO from EAV cả về hình thức – nội dung CO và bộ chứng từ kèm theo:
Thứ nhất: Doanh nghiệp cần lưu ý khi ‘check’ CO form EAV về mặt hình thức:
Thứ hai: Doanh nghiệp cần lưu ý khi ‘check’ CO form EAV về mặt nội dung:
– Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp CO của nước xuất khẩu:
– Các thông tin khác trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV:
+ Nhà nhập khẩu: tên nhà nhập khẩu trên CO phải phù hợp với tên nhà nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
+ Mô tả hàng hóa: hàng hóa mô tả trên CO phải phù hợp với hàng hóa khai báo trong tờ khai hải quan và các chứng từ khác.
+ Mã HS trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO:
+ Kiểm tra tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên CO: Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên CO được quy định tại các Quy tắc xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt – Liên Minh Kinh tế Á – Âu do Bộ Công Thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau CO.
>>>Xem thêm:
Dưới đây là bảng các mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO phổ biến, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các thông tin để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu trong dài hạn:
C/O form D | C/O mẫu S |
C/O mẫu VJ | C/O mẫu AK |
C/O mẫu AI | C/O mẫu B |
C/O mẫu AANZ | C/O mẫu A |
C/O mẫu VC | C/O mẫu E |
Thông thường, nhiều doanh nghiệp bị bác bỏ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu từ Việt Nam sang Liên Minh Kinh tế Á – Âu mà không biết nguyên nhân do đâu, có thể là doanh nghiệp đã sơ xuất trong:
>>Giải pháp khắc phục tình trạng trên:
Thứ nhất: Đối với bộ chứng hồ sơ đi kèm
Theo quy định, để xin được CO form EAV, Doanh nghiệp xuất khẩu phải nộp đầy đủ bộ hồ sơ như sau tại Phòng quản lý Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương:
Do đó, nhà quản lý có thể kiểm tra lại bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam – Liên Minh Kinh tế Á – Âu đảm bảo các tiêu trí trên trước khi nộp cho phòng quản lý Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo những điều dưới đây:
Thứ 2: Đối với các tài liệu khác
– Doanh nghiệp cần am hiểu quy trình, pháp luật liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam – Liên Minh Kinh tế Á – Âu bao gồm: luật thuế quan, quy định về xuất xứ, và quy tắc đặc biệt cho từng loại hàng hóa (mã HS, trị giá hải quan…) theo hiệp định thương mại đa phương VN-EAEU FTA gồm:
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tài liệu liên quan đảm bảo tính chính xác và thống nhất:
+ Doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định về form mẫu – định dạng – thông tin điền trên chứng từ
+ Đảm bảo tất cả các CO và tài liệu được chứng thực và xác nhận bởi cơ quan chứng nhận có thẩm quyền hoặc đại sứ quán của nước xuất khẩu (vd: Việt Nam)
+ Xác định đúng mã HS để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)
+ Sử dụng BOM kỹ thuật khi tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình:
+ Tên hàng, mã HS trên bảng BOM giải trình giống với tờ khai và các chứng từ trong hồ sơ hải quan
+ LVC/RVC phản ánh đúng hàm lượng nội địa/khu vực của sản phẩm xuất khẩu, và thiếu các chứng từ chứng minh nguồn gốc của các NVL đầu vào
+ Không kiểm soát tồn với các tờ khai, hóa đơn đưa vào chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tài liệu hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV để đảm bảo mọi chứng từ không bị hết hạn trước khi hàng hóa nhập khẩu;
– Hợp tác chặt chẽ với đại diện hải quan tại cảng nhập khẩu để kịp thời bổ sung – sửa đổi – xử lý các phát sinh ngoài ý muốn tại biên giới về hàng hóa và chứng nhận xuất xứ CO form EAV.
– Nhờ đến sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về hỗ trợ xin cấp – rà soát CO để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tính hợp lệ cao nhất.
Để thực thi tốt điều này, doanh nghiệp nên ‘lưu tâm’ đến Dịch vụ rà soát CO của TACA, nơi không chỉ cố vấn cách thức giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng nhận xuất xứ CO form EVA mà còn dọn đường cho doanh nghiệp gia nhập vào hệ sinh thái liên kết chặt chẽ với các Cục Hải quan.
Thứ nhất: Doanh nghiệp cần xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV ở đâu?
Doanh nghiệp nộp hồ sơ qua Ecosys, sau khi được chấp thuận, doanh nghiệp đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp CO form EAV để Tổ chức cấp CO đối chiếu và ký, đóng dấu vào CO bản giấy.
Hiện tại, doanh nghiệp có thể lưu ý các cơ quan có thẩm quyền dưới đây:
Hiện tại ở nước ta có cơ quan có thẩm quyền được phép cấp mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EVA Bộ Công Thương (hoặc 1 số cơ quan cấp phát CO được Bộ Công Thương ủy quyền). Do đó, doanh nghiệp có thể đến các cơ quan tổ chức/ một trong 21 Phòng quản lý XNK gần nhất.
Dưới đây là bảng “Danh mục các tổ chức cấp CO tại Việt Nam” được ban hành theo Thông tư số 21/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Kinh tế Á – Âu.
STT | Tên đơn vị | Mã số |
1 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 01 |
2 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh | 02 |
3 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 03 |
4 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 04 |
5 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng | 05 |
6 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 06 |
7 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 07 |
8 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn | 08 |
9 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh | 09 |
10 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai | 71 |
11 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình | 72 |
12 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa | 73 |
13 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An | 74 |
14 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 75 |
15 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang | 76 |
16 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 77 |
17 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương | 78 |
18 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên | 80 |
19 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa | 85 |
20 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh | 86 |
21 | Phòng quản lý các Khu Công nghiệp, Chế xuất Hà Nội | 31 |
Danh mục các tổ chức cấp CO form EAV
Với những hàng xuất khẩu không được cấp CO thì sẽ yêu cầu cơ quan chức năng nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp,.. Để có thể xin cấp CO về thực trạng của hàng hóa.
Thứ 2: Doanh nghiệp lưu ý về thời gian xin cấp, xử lý CO form EAV
– Thời gian doanh nghiệp xin cấp CO form EAV diễn ra như thế nào?
– Thời gian xử lý chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV?
+ Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp CO nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp CO được thông báo trên hệ thống. Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp CO nhận được Đơn đề nghị cấp CO và đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy đối với trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp CO tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn;
+ Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp CO nhận được hồ sơ đề nghị cấp CO đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp thương nhân nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp CO;
+ Trong thời hạn 24 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp CO nhận được hồ sơ đề nghị cấp CO đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư đối với trường hợp thương nhân gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp CO.
Thứ 3: Doanh nghiệp cần căn cứ pháp lý nào để tuân thủ pháp luật liên quan EAV?
– Thông tư 05/2018/TT-BCT
– Nghị định 31/2018/NĐ-CP
– Thông tư 21/2016/TT-BCT
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì cần gấp rút chuẩn bị Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp CO.
Bước 2: Doanh nghiệp đính kèm hồ sơ đề nghị cấp CO tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp CO tại trụ sở của Tổ chức cấp CO nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp CO nơi doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ doanh nghiệp.
Bước 3: Tổ chức cấp CO kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho doanh nghiệp một trong các nội dung sau:
Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp CO kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp CO.
Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp CO ký cấp CO.
Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp CO đóng dấu, vào sổ và trả CO cho doanh nghiệp.
>>Xem thêm:
Tối ưu thủ tục xin cấp CO – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO
Sau khi nhận được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV, chủ doanh nghiệp/chủ bộ phận xuất nhập khẩu có thể check trước các thông tin trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước khi phê duyệt/ tiến hành giai đoạn theo nhằm đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và giảm thiểu rủi ro phát sinh.
Dưới đây là bảng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV:
Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV
Mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV
Ô số 1: Thông tin này chứa các thông tin của doanh xuất khẩu hàng hóa như: Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia…
Ô số 2: Thông tin của doanh nghiệp nhập khẩu với các thông tin như tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia….
Ô số 3: Thông tin vận tải (theo như đã biết) bao gồm ngày khởi hành (ngày giao hàng), phương tiện vận tải (tàu, hàng không…); địa điểm dỡ hàng (cảng, cảng hàng không).
Ô số 4: Thông tin về số tham chiếu riêng, quốc gia cấp và quốc gia nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Ô số 5: Ghi các cụm từ”
Ô số 6: Thông tin về số thứ tự hàng hóa
Ô số 7: Thông tin về ố và loại kiện hàng
Ô số 8:
Thông tin mô tả hàng hóa bao gồm HS 6 số của bên nhập khẩu và mẫu mã, thương hiệu để có thể xác định được sản phẩm.
– Trong một số trường hợp đặc biệt, khi hóa đơn được phát hành tại nước thứ 3 không có sẵn tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, số và ngày của hóa đơn phát hành bởi người xuất khẩu (được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ) phát hành phải được thể hiện.
Ngoài ra, cần thể hiện nội dung hàng hóa xuất khẩu sẽ được cấp một hóa đơn khác do nước thứ 3 phát hành cho mục đích nhập khẩu vào bên nhập khẩu, ghi tên, địa chỉ đầy đủ của người sẽ phát hành hóa đơn nước thứ 3.
– Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan của bên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp các hóa đơn và các chứng từ có liên quan khác có nội dung xác nhận giao dịch giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đối với hàng hóa được khai báo nhập khẩu.
Nếu hàng hóa đáp ứng mô tả của “ngoại trừ 6403.91 và 6403.99 Giầy da được sử dụng cho hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời” theo quy định tại Phụ lục 1 của Hiệp định, phải đánh dấu “Giày thể thao”
Ô số 9: Thông tin về tiêu chí xuất xứ cho tất cả hàng hóa theo bảng sau:
Tiêu chí xuất xứ | Thông tin số 9 |
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một bên theo điều kiện tại Điều 4.4 của Hiệp định | WO |
Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ một hay hai bên | PE |
Hàng hóa được sản xuất tại một bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu về quy tắc mặt hàng cụ thể tại Phụ lục 3 của Hiệp định | PSR |
Ô số 10: Thông tin có số lượng sản phẩm: Tổng trọng lượng (kg) hoặc các đơn vị khác (chiếc, lít…) Và trọng lượng thực tế của hàng hóa được giao không quá 5% trọng lượng ghi trên Giấy chứng nhận xuất xứ.
Ô số 11: Thông tin về số và ngày của hóa đơn nộp cho cơ quan được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.
Trong trường hợp hóa đơn được phát hành bởi nước thứ 3, các thông tin bao gồm: đánh dấu “TCI” và thể hiện tên và quốc gia của công ty phát hành hóa đơn.
Ô số 12: Thông tin có địa điểm và ngày phát hành Giấy chứng nhận xuất xứ, chữ ký và con dấu của cơ quan được ủy quyền.
Ô số 13: Thông tin về Xuất xứ của hàng hóa
Cùng thông tin về địa điểm và ngày khai, chữ ký và con dấu của người khai
>> Khuyến nghị:
Nhà quản lý có thể trực tiếp check lại toàn bộ nội dung chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đảm bảo sự chính xác của thông tin trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa như trên và đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật Hải quan 2 quốc gia.
>>Xem thêm:
Hướng dẫn Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO chính xác, hiệu quả cao
Tổng hợp các Quy định Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO tại Việt Nam
– Bước đầu tiên, mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đảm bảo xây dựng được hệ thống đội ngũ có khả năng rà soát chi tiết, chính xác các thông tin trên CO form EAV, đồng thời cập nhật và nâng cao kiến thức về CO cho mỗi nhân sự phòng ban xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành.
– Doanh nghiệp cần rà soát và đối chiếu hồ sơ chứng từ CO theo biên độ (v.d. tháng, quý,…), bao gồm:
+ Bút toán nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu giữa kế toán và hải quan;
+ Công cụ rà soát trừ lùi các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất thành phẩm xuất theo CO.
– Doanh nghiệp tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” hoặc nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệp thực chiến để tìm ra những lỗi sai còn tồn đọng trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói chung và các vấn đề về hải quan nói riêng.
Thấu hiểu sâu sắc những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, đặc biệt là công tác rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form EAV, TACA hân hạnh mang đến cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu cung cấp cho quý doanh nghiệp đội ngũ chuyên gia chất lượng với chuyên môn sâu, kỹ năng thực chiến dày dặn mà còn mang đến cho doanh nghiệp “mạng lưới mối quan hệ” vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và tỷ lệ chấp thuận từ cơ quan Hải quan sớm nhất có thể thông qua dịch vụ rà soát CO dưới đây: Dịch vụ rà soát CO
Hoặc vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911