CO form AI – Certificate of Origin form AI là giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi Ấn Độ từ Việt Nam hay các nước thành viên thuộc ASEAN dựa theo hiệp định thương mại đa phương AIFTA. Tuy nhiên, để thật sự tiết kiệm thời gian, chi phí hoàn thiện thủ tục xin cấp CO form AI và gia tăng tính hợp lệ + chấp thuận từ hải quan Ấn Độ và hưởng trọn ưu đãi từ hiệp định thương mại trong việc cắt giảm/ xóa bỏ thuế quan theo quy định, doanh nghiệp cần nắm trọn các lưu ý quan trọng dưới đây!
Thông thường, nhiều doanh nghiệp bị bác bỏ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đi Ấn Độ mà không biết nguyên nhân do đâu, có thể là doanh nghiệp đã sơ xuất trong:
>> Để xử lý các vấn đề trên doanh nghiệp cần:
– Am hiểm quy trình, pháp luật liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của các thành viên ASEAN đi Ấn Độ bao gồm: luật thuế quan, quy định về xuất xứ, và quy tắc đặc biệt cho từng loại hàng hóa (mã HS, trị giá hải quan…) theo hiệp định thương mại đa phương AIFTA gồm:
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tài liệu liên quan đảm bảo tính chính xác và thống nhất:
+ Doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định về form mẫu – định dạng – thông tin điền trên chứng từ
+ Đảm bảo tất cả các CO và tài liệu được chứng thực và xác nhận bởi cơ quan chứng nhận có thẩm quyền hoặc đại sứ quán của nước xuất khẩu (vd: Việt Nam)
+ Xác định đúng mã HS để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)
+ Sử dụng BOM kỹ thuật khi tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình:
+ Tên hàng, mã HS trên bảng BOM giải trình giống với tờ khai và các chứng từ trong hồ sơ hải quan
+ LVC/RVC phản ánh đúng hàm lượng nội địa/khu vực của sản phẩm xuất khẩu, và thiếu các chứng từ chứng minh nguồn gốc của các NVL đầu vào
+ Không kiểm soát tồn với các tờ khai, hóa đơn đưa vào chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tài liệu hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AI để đảm bảo mọi chứng từ không bị hết hạn trước khi hàng hóa nhập khẩu vào Ấn Độ;
– Hợp tác chặt chẽ với đại diện hải quan tại cảng nhập khẩu (Ấn Độ) để kịp thời bổ sung – sửa đổi – xử lý các phát sinh ngoài ý muốn tại biên giới về hàng hóa và chứng nhận xuất xứ CO form AI.
>> Khuyến nghị:
– Địa điểm xin cấp CO: VCCI đối với CO form A, B và Phòng quản lý xuất nhập khẩu Bộ Công Thương đối với các mẫu CO còn lại
– Đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp CO, phải nộp đầy đủ hồ sơ bao gồm cả Hồ sơ thương nhân
– Trong một số trường hợp, khi được cán bộ quản lý yêu cầu, chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết có chữ ký, đóng dấu bản chụp.
– Nhờ đến sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về hỗ trợ xin cấp – rà soát CO để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tính hợp lệ cao nhất.
Để thực thi tốt điều này, doanh nghiệp nên ‘lưu tâm’ đến Dịch vụ rà soát CO của TACA, nơi không chỉ cố vấn cách thức giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng nhận xuất xứ CO form AI mà còn dọn đường cho doanh nghiệp gia nhập vào hệ sinh thái liên kết chặt chẽ với các Cục Hải quan.
Trong một số trường hợp, đơn xin cấp CO Form AI của nhiều doanh nghiệp sẽ bị từ chối do mắc những ‘lỗi’ phổ biến, như:
Ngoài Việt Nam, các thành viên nào sẽ được áp dụng CO form AI?
– Đối tượng xuất khẩu sang Ấn Độ là các nước – thành viên thuộc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Ấn Độ, bao gồm các nước sau:
– Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ hiệp định AIFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Đơn vị nào có quyền cấp phát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AI?
Hiện tại ở nước ta có 2 cơ quan có thẩm quyền được phép cấp mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Mỗi cơ quan được cấp một số loại CO nhất định như:
– VCCI: CO form A, B…
– Các phòng Quản lý xuất nhập khẩu của Bộ công thương cấp CO form D, E, AI…
Trong một vài trường hợp, Ban quản lý KCX-KCN sẽ được Bộ Công thương ủy quyền cấp C/O. Hiện nay, tại Việt Nam có 19 Phòng quản lý XNK trên khắp cả nước, có chức năng cấp C/O form AI, bao gồm:
Với những hàng xuất khẩu không được cấp CO thì sẽ yêu cầu cơ quan chức năng nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp,.. Để có thể xin cấp CO về thực trạng của hàng hóa.
Doanh nghiệp lưu ý về thời gian cấp CO form AI
– Doanh nghiệp có thể theo dõi điều 8 PLIV TT 15/2010/TT-BCT quy định về “Thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ” quá ba (03):
1. C/O Mẫu AI được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày xuất khẩu.
2. Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O Mẫu AI không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc sau ba (03) ngày kể từ ngày xuất khẩu do sai sót, sự bỏ quên không cố ý hoặc có lý do chính đáng, C/O Mẫu AI có thể được cấp sau nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày xuất khẩu và phải được đóng dấu cấp sau với dòng chữ tiếng Anh là “Issued Retroactively”.
– Trường hợp C/O mẫu AI cấp không đúng quy định về hình thức, form mẫu thì không hợp lệ, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện từ chối C/O theo quy định tại khoản 4 Điều 5 phụ lục IV Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15/04/2010 của Bộ Công Thương:
“…4. Trong trường hợp C/O Mẫu AI bị từ chối như nêu tại khoản 3, Tổ chức cấp C/O phải gửi cho Nước thành viên nhập khẩu các giải trình chi tiết đối với những vấn đề mà Nước thành viên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi. Cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu sẽ chấp nhận C/O mẫu AI và cho hưởng thuế suất ưu đãi nếu thấy các giải trình này có tính thuyết phục.”
Trường hợp Công ty nêu C/O được cấp trong vòng trong vòng ba (03) ngày từ ngày xuất khẩu, trong đó có ngày chủ nhật. Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận C/O sẽ kiểm tra cụ thể, trường hợp có ngày chủ nhật đúng như nội dung của Công ty trình bày thì C/O không phải đóng dấu cấp sau “Issued Retroactively” theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 dẫn trên.
Doanh nghiệp lưu ý căn cứ pháp lý và thực thi tại Việt Nam
– Nghị định số 159-2017-NĐ-CP ngày 27-12-2017 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean – Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2022
– Chỉ thị số 38/CT-TTg của TTCP về Tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại Tự do đã có hiệu lực
– Nghị định 126/2016/NĐ-CP Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2016 – 2018.
– Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 v/v Ban hành Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của VN để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Ấn Độ giai đoạn 2015-2018
Để hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp CO form AI chỉnh chủ, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
– Đơn đề nghị cấp CO from AI được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu số 3);
– Mẫu CO form Al tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
– Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
– Bản sao hóa đơn thương mại ( có dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn;
– Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chỉ hàm lượng giá trị khu vực;
– Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra ( đối với tiêu chỉ chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể);
– Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân ) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;
– Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước ( có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất. Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó;
– Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
– Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác. Trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp CO form AI. Tổ chức cấp CO form AI có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao trong bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đối chiếu một cách ngẫu nhiên, hoặc trong trường hợp có căn cứ rõ ràng đề nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký CO form AI trên văn bản yêu cầu đó.
>> Lưu ý: Về mã HS của hàng hóa khai trên CO form AI là mã HS của nước nhập khẩu (Ấn Độ). Trong trường hợp mã HS của nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, doanh nghiệp cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu (Ấn Độ) do doanh nghiệp khai báo.
Hiện này, tại Việt Nam CO form AI được cấp bản điện tử, thay vì mẫu giấy như thời gian đầu. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi xin CO. Để hoàn thiện quy trình xin cấp CO mẫu AI một cách nhanh chóng, doanh nghiệp nên tuân thủ 4 bước sau:
Bước 1. Khai báo hồ sơ xin cấp CO trực tuyến
Trước khi bắt đầu quy trình, doanh nghiệp cần đảm bảo đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ đã nêu trên và được sắp xếp và thực hiện đầy đủ trên website https://ecosys.gov.vn/ của Bộ Công thương. Một bộ hồ sơ xin cấp CO form AI sẽ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp CO: tải về sau khi đăng ký online
– Các bản CO đã được khai đầy đủ thông tin
– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Vận đơn (Bill of Lading). Nếu hàng hóa được vận chuyển bằng hàng không, cung cấp Airway bill
– Chứng từ chứng minh xuất xứ. Tùy vào tiêu chí xuất xứ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đúng loại chứng từ:
– Chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu: hóa đơn đầu vào hoặc tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu nguyên liệu)
– Bảng diễn dải quy trình sản xuất chi tiết nhằm mô tả quy trình sản xuất của hàng hóa.
– Và các chứng từ khác (nếu có).
Bước 2. Đăng Ký trên Website eCosys
Đối với doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đi Ấn Độ cần đăng ký eCosys để tham gia vào quá trình này:
– Truy cập trang web https://ecosys.gov.vn/ và đăng ký tài khoản doanh nghiệp.
– Điền đầy đủ thông tin về doanh nghiệp của bạn trên hệ thống.
Bước 3: Khai Báo Hồ Sơ và Gửi Xin Cấp CO
– Sau khi hoàn tất đăng ký, doanh nghiệp sẽ tải về Đơn đề nghị cấp CO form AI từ trang web. Điền thông tin cần thiết vào đơn này.
– Đính kèm tất cả các tài liệu đã chuẩn bị vào đơn đề nghị và gửi hồ sơ xin cấp CO trên trang web eCosys.
Bước 4. Tiếp nhận số CO form AI và phản hồi hồ sơ
– Hệ thống sẽ cung cấp số CO sau khi hoàn tất công tác sửa đổi – bổ sung hồ sơ, doanh nghiệp nộp cho cơ quan cấp CO (Bộ Công thương). Hệ thống ghi nhận tiếp nhận hồ sơ xin cấp CO và chuyên viên sẽ xem xét và phản hồi kết quả trên hệ thống.
– Bộ Công thương xem xét hồ sơ và phản hồi qua đó doanh nghiệp nhận được 1 trong 2 kết quả:
Bước 5. Ký và trả CO form AI gốc
Cơ quan cấp CO ký và trả doanh nghiệp CO gốc theo đúng quy đình.
Thời gian xin cấp CO thường là 1-2 ngày làm việc
>> Lưu ý:
Bên cạnh quy trình trên, doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình xin cấp C/O form AI theo bảng dưới đây:
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AI
Quy trình xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AI
Sau khi nhận được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AI doanh nghiệp cần check kỹ lại nội dung CO form AI thống qua các nội dung như dưới đây:
Dưới đây là bảng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AI:
Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O from AI
Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O from AI
Khi kê khai nội dung xin cấp CO Form AI, người làm giấy tờ cần thực hiện đúng quy trình, điền đầy đủ và chính xác các thông tin vào từng ô tương ứng. Cụ thể thư sau:
– Ô thứ 1 nhất: Điền tất cả các thông tin của người gửi hàng như: Họ tên, địa chỉ, quốc gia của người xuất khẩu sản phẩm
– Ô thứ 2: Ô này dùng để điền các thông tin về người nhận hàng như: Tên, địa chỉ tại quốc gia người sẽ nhận hàng. Trong trường hợp địa chỉ nhận hàng đã được chỉ định trước đó thì trong tờ khai xin CO Form AI sẽ ghi TO ORDER hoặc TO ORDER OF. Thông tin phải thống nhất trên tất cả các loại chứng từ.
Ô trên cùng bên phải: do Tổ chức cấp C/O AI ghi. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
a) Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in hoa) là viết tắt của hai (02) chữ Việt Nam.
b) Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:
c) Nhóm 3: 02 ký tự, thể hiện năm cấp C/O
d) Nhóm 4: 02 ký tự, thể hiện tên Tổ chức cấp C/O AI theo danh sách được Bộ Thương mại uỷ quyền với các mã số như sau:
đ) Nhóm 5: 05 ký tự, thể hiện số thứ tự của C/O Mẫu AI
e) Giữa các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”
– Ô thứ 3: Cung cấp các thông tin vận tải như: Hình thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển, số chuyến, ký hiệu chuyến, tên cửa khẩu nhận hàng…
– Ô thứ 4: Điền thông tin địa chỉ, số điện thoại, cách thức liên lạc với cơ quan có thẩm quyền cấp CO Form AI.
– Ô thứ 5: Dùng để điền một số thông tin ghi chú về đơn vị đã CO Form AI
– Ô thứ 6: Ô này dùng để ghi rõ các thông tin như nhãn hiệu của hàng hóa, chủng loại, số hàng, ngày làm tờ khai hải quan…
– Ô thứ 7: Đây là ô dùng để kê khai trọng lượng thô và số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu
– Ô thứ 8: Ô thứ 8 được dùng để kê khai số và ngày hóa đơn.
+ Nếu không có hóa đơn, cần giải trình lý do cụ thể, chính đáng
+ Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O
– Ô thứ 9: Ô này là thông tin về địa điểm và thời gian cấp CO Form AI. Những thông tin này cần phải chính xác
– Ô thứ 10: Điền thông tin về quốc gia sẽ xuất khẩu hàng đến đó gồm địa điểm xuất hàng.
– Ô thứ 11: Riêng ô 11
– Ô thứ 12: Đây là ô để trống
– Ô thứ 13: Đánh dấu (√) vào một ô, hai ô hoặc ba ô tương ứng đối với các trường hợp
– Bước đầu tiên, mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đảm bảo xây dựng được hệ thống đội ngũ có khả năng rà soát chi tiết, chính xác các thông tin trên CO form AI, đồng thời cập nhật và nâng cao kiến thức về CO cho mỗi nhân sự phòng ban xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành.
– Doanh nghiệp cần rà soát và đối chiếu hồ sơ chứng từ CO theo biên độ (v.d. tháng, quý,…), bao gồm:
+ Bút toán nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu giữa kế toán và hải quan;
+ Công cụ rà soát trừ lùi các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất thành phẩm xuất theo CO.
– Doanh nghiệp tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” hoặc nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệp thực chiến để tìm ra những lỗi sai còn tồn đọng trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói chung và các vấn đề về hải quan nói riêng.
Thấu hiểu sâu sắc những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, đặc biệt là công tác rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form AI, TACA hân hạnh mang đến cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu cung cấp cho quý doanh nghiệp đội ngũ chuyên gia chất lượng với chuyên môn sâu, kỹ năng thực chiến dày dặn mà còn mang đến cho doanh nghiệp “mạng lưới mối quan hệ” vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và tỷ lệ chấp thuận từ cơ quan Hải quan sớm nhất có thể thông qua dịch vụ rà soát CO dưới đây: Dịch vụ rà soát CO
Hoặc vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911