CO form A – Certificate of Origin form A là giấy chứng nhận xuất xứ phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên theo hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences – GSP) bao gồm tổng cộng 28 nước thành viên EU, Norway, Nhật Bản, Canada, Nga, Belarus và New Zealand. Tuy nhiên, để doanh nghiệp bạn thật sự tối ưu chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và hưởng trọn ưu đãi từ hiệp định thương mại trong việc cắt giảm/ xóa bỏ thuế quan theo quy định, doanh nghiệp cần nắm trọn các lưu ý quan trọng dưới đây!
– Từ 01/01/2019, doanh nghiệp xuất khẩu sang EU phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam. Thời gian quá độ là 06 tháng.
– Theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Registered Exporter system – the REX system), trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu). Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) phải tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác.
Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ tự phát hành bằng chứng về xuất xứ mà cụ thể là khai thông tin về xuất xứ trong các chứng từ thương mại (chẳng hạn như hóa đơn) mà không có sự tham gia của các cơ quan quản lý trong quá trình phát hành.
>> Khuyến nghị:
Doanh nghiệp cần tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form A thông qua sự hỗ trợ từ phía EU cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian quá độ khoảng 6 tháng trước khi áp dụng cơ chế REX.
– Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam: đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.
– Các hàng hóa khác:
Trước hết, nhà quản lý cần nắm vũng một số quy tắc xuất xứ cơ bản sau:
Trị giá nguyên liệu (TGNL) | Quy tắc Bảo trợ (BTr) |
Chi phí sản xuất (CPSX) | Quy tắc cộng gộp (CG) |
Trị giá xuất xưởng (TGXX) | + CG toàn cầu |
Trị giá FOB | + CG khu vực (cụ thể khu vực ASEAN) |
>>Khuyến nghị:
– Để xin giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết.
– Bảo quản các chứng từ, giấy tờ đầy đủ để không hỏng hóc hay mất mát.
– Khi cần thay đổi nội dung, doanh nghiệp cần nhanh chóng đến cơ quan cấp C/O để nhanh chóng sửa thông tin kịp thời để không làm ảnh hưởng đến quá trình giao nhận hàng hóa.
– Thông tin kê khai trong C/O cần chính xác, rõ ràng gồm bao nhiêu kg (khối lượng thô, khối lượng tịch…)
– Quy định xuất xứ GSP của Australia (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí lao động ít nhất bằng 1/2 chi phí sản xuất sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của New Zealand (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của New Zealand (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát sinh tại Việt Nam, các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất 1/2 bằng chi phí sản xuất sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của Canada (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 40% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus, Bulgaria (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của EU, Thụy Sĩ, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ: (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ**, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN) : quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S có thể tra tại Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU
– Quy định xuất xứ GSP của Nhật Bản (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand, Vietnam): quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S và có thể tra tại Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Nhật Bản.
>> Khuyến nghị:
– USA hiện chưa cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSP và các tiêu chuẩn xuất xứ GSP chỉ có tính chất tham khảo để các doanh nghiệp chủ động tham khảo.
– Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường đặc biệt là “Bảo trợ cho cả nguyên liệu nước khác theo nguyên tắc có đi có lại”
Chẳng hạn: EU bảo trợ cho cả nguyên liệu có xuất xứ Switzerland nếu Switzerland cũng bảo trợ cho nguyên liệu EU.
Qua đó doanh nghiệp có thể tìm hiểu sự bảo trợ của quốc gia nhập/ xuất khẩu đối với Việt Nam để được hưởng nhiều ưu đãi thiết thực hơn.
Doanh nghiệp lưu ý, chứng nhận xuất xứ CO form A được áp dụng đối với hệ thống ưu đãi phổ cập GSP bao gồm:
Số thứ tự | Quốc gia | Số thứ tự | Quốc gia | Số thứ tự | Quốc gia |
1 | Áo | 11 | Hungary | 21 | Pháp |
2 | Canada | 12 | Ba Lan | 22 | Đức |
3 | Nhật Bản | 13 | Nga | 23 | Hy Lạp |
4 | New Zealand | 14 | Tây Ban Nha | 24 | Ireland |
5 | Na Uy | 15 | Anh | 25 | Ý |
6 | Thụy Sĩ | 16 | Slovakia | 26 | Luxembourg |
7 | Mỹ | 17 | Áo | 27 | Hà Lan |
8 | Belarusia | 18 | Bỉ | 28 | Bồ Đào Nha |
9 | Bulgaria | 19 | Đan Mạch | 29 | Thụy Điển |
10 | Cộng hòa Séc | 20 | Phần Lan | 30 | Thổ Nhĩ Kỳ |
Hiện nay, liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU, gồm 5 nước: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã tiến hành điều chỉnh danh sách các nước được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi thuế quan thống nhất (GSP). Việc điều chỉnh danh sách này được thực hiện theo Quyết định số 17 ngày 5/3/2021 của Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á – Âu. Quyết định này đã loại 75 nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và 2 nước kém phát triển ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP từ ngày 12/10/2021. Ngoài Việt Nam, EAEU còn loại trừ một số nước khác khỏi danh sách này như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Brunei…
>> Khuyến nghị:
Nếu doanh nghiệp bạn có sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang EU, doanh nghiệp sẽ được được đăng ký theo cơ chế REX. Khi đó, doanh nghiệp bạn (doanh nghiệp xuất khẩu) tự đăng ký chứng nhận xuất xứ và VCCI sẽ không cấp Giấy chứng nhận xuất xứ CO form A.
Tại Việt Nam, có 2 cơ quan phụ trách cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A:
– Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI – Vietnam charmber of Comercial and Industrial) cấp C/O Form A.
– Riêng đối với C/O mẫu A hàng giày dép xuất khẩu sang Châu Âu thì được cấp bởi Các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý khu chế xuất, khu CN
Thời gian làm CO form A không quá lâu nhưng vẫn phải chuẩn bị từ sớm để tránh các rủi ro không đáng có:
– Nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn chỉnh và hợp lệ thì CO sẽ được cấp ngay trong ngày. Thời hạn này có thể được kéo dài không quá 3 ngày trong trường hợp cần thiết
– Trong trường hợp phải xác minh tại cơ sở sản xuất, cán bộ CO sẽ thông báo trước cho người xuất khẩu và kéo dàu không quá 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, lệ phí cấp giấy miễn phí.
– Thiếu tính thống nhất giữa các thông tin kê khai trong các chứng từ thuộc bộ hồ sơ nhập khẩu ( v.d. tờ khai, vận đơn, hóa đơn,…) với chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Số lượng hoặc trọng lượng thực tế hàng nhập khẩu vượt quá số lượng hoặc trọng lượng hàng ghi trên C/O. Dẫn đến không được hưởng ưu đãi;
– Thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tên, địa chỉ của nhà sản xuất thiếu chính xác do quá trình sản xuất không được ghi rõ ràng hoặc do việc không cập nhật thông tin mới nhất;
– Trường hợp không phải là mua bán qua bên thứ ba nhưng người xuất khẩu đứng tên trên C/O không phải người phát hành hóa đơn, không phải là người xuất khẩu trên tờ khai hải quan
– Đánh dấu “issued retroactively” đối với C/O cấp sau trong một số mẫu C/O – Chữ ký của cơ quan cấp C/O không hợp lệ (không thống nhất với dữ liệu của cơ quan Hải quan)
Trong một số trường hợp, đơn xin cấp CO Form A của nhiều doanh nghiệp sẽ bị từ chối do mắc những ‘lỗi’ phổ biến, như:
>> Khuyến nghị:
– Đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp CO, phải nộp đầy đủ hồ sơ bao gồm cả Hồ sơ thương nhân
– Trong một số trường hợp, khi được cán bộ quản lý yêu cầu, chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết có chữ ký, đóng dấu bản chụp.
– Nhờ đến sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về hỗ trợ xin cấp – rà soát CO để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tính hợp lệ cao nhất.
Để thực thi tốt điều này, doanh nghiệp nên ‘lưu tâm’ đến Dịch vụ rà soát CO của TACA, nơi không chỉ cố vấn cách thức giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng nhận xuất xứ CO form A mà còn dọn đường cho doanh nghiệp gia nhập vào hệ sinh thái liên kết chặt chẽ với các Cục Hải quan.
Điểm mấu chốt để doanh nghiệp được công nhận hợp lệ và hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định Việt – Liên Minh Kinh tế Á – Âu là doanh nghiệp cần check kỹ CO from A cả về hình thức – nội dung CO:
– Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp CO của nước xuất khẩu:
– Các thông tin khác trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form A:
+ Nhà nhập khẩu: tên nhà nhập khẩu trên CO phải phù hợp với tên nhà nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
+ Mô tả hàng hóa: hàng hóa mô tả trên CO phải phù hợp với hàng hóa khai báo trong tờ khai hải quan và các chứng từ khác.
+ Mã HS trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO:
+ Kiểm tra tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên CO
Thông thường, nhiều doanh nghiệp bị bác bỏ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không biết nguyên nhân do đâu, có thể là doanh nghiệp đã sơ xuất trong:
>>Khuyến nghị:
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
– Am hiểm quy trình, pháp luật liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm: luật thuế quan, quy định về xuất xứ, và quy tắc đặc biệt cho từng loại hàng hóa (mã HS, trị giá hải quan…) theo hiệp định thương mại đa phương
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa và tài liệu liên quan đảm bảo tính chính xác và thống nhất:
+ Doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định về form mẫu – định dạng – thông tin điền trên chứng từ
+ Đảm bảo tất cả các CO và tài liệu được chứng thực và xác nhận bởi cơ quan chứng nhận có thẩm quyền hoặc đại sứ quán của nước xuất khẩu (vd: Việt Nam)
+ Xác định đúng mã HS để đảm bảo tính chính xác trong quá trình xác nhận chuyển đổi mã số hàng hóa giữa NVL đầu vào và TP sản xuất (Change of Tariff Classification – CTC)
+ Sử dụng BOM kỹ thuật khi tính toán tỷ lệ và thể hiện trên BOM giải trình:
+ Tên hàng, mã HS trên bảng BOM giải trình giống với tờ khai và các chứng từ trong hồ sơ hải quan
+ LVC/RVC phản ánh đúng hàm lượng nội địa/khu vực của sản phẩm xuất khẩu, và thiếu các chứng từ chứng minh nguồn gốc của các NVL đầu vào
+ Không kiểm soát tồn với các tờ khai, hóa đơn đưa vào chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tài liệu hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form A để đảm bảo mọi chứng từ không bị hết hạn trước khi hàng hóa nhập khẩu;
– Hợp tác chặt chẽ với đại diện hải quan tại cảng nhập khẩu để kịp thời bổ sung – sửa đổi – xử lý các phát sinh ngoài ý muốn tại biên giới về hàng hóa và chứng nhận xuất xứ CO form A.
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu:
– Doanh nghiệp cần chú ý đến tính thống nhất giữa các thông tin kê khai trong các chứng từ thuộc bộ hồ sơ nhập khẩu ( v.d. tờ khai, vận đơn, hóa đơn,v.v.) với chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
– Đảm sự đồng nhất về mặt số lượng/ trọng lượng thực tế với số lượng/ trọng lượng được hàng ghi trên CO
– CO form A có hóa đơn nước thứ ba nhưng không khai báo tại Ô số (7)
– Bên phát hành hóa đơn và tên quốc gia (*)
– Tránh rơi vào trường hợp không phải là mua bán qua bên thứ ba nhưng người xuất khẩu đứng tên trên CO không phải người phát hành hóa đơn, không phải là người xuất khẩu trên tờ khai hải quan
– Đánh dấu “issued retroactively” đối với CO cấp sau trong một số mẫu CO
– Chữ ký của cơ quan cấp CO không hợp lệ (không thống nhất với dữ liệu của cơ quan Hải quan)
Nhà quản lý/ trưởng bộ phận xuất nhập khẩu cần kiểm soát bộ hồ sơ đề nghị cấp CO form đáp ứng đủ các chứng từ sau:
– Bản sao vận đơn đường biển (Bill of Lading)
– Bản gốc hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Bản gốc phiếu đóng gói (Packing List)
– Bản sao tờ khai hải quan
– Bản sao bản giải trình quy trình sản xuất
– Bản sao bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu (ghi rõ % nguyên liệu)
– Bản sao hóa đơn mua bán nguyên vật liệu(Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu)
– Bản sao hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu, kèm theo bản gốc để đối chiếu (doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về để xuất khẩu đi)
– Đơn đăng ký cấp C/O form A: khai báo online và in ra trên trang web hoặc doanh nghiệp in ra từ hệ thống COMIS
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A sẽ do Bộ Công thương và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cấp. Theo đó, Doanh nghiệp nên tuân theo quy trình cấp C/O form A sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp sẽ khai báo hồ sơ online trên hệ thống Comis và in các tài liệu đính kèm ra bản cứng.
Bước 2: Sau khi doanh nghiệp hoàn thành các bước khai báo, hệ thống VCCI sẽ tự động cấp C/O. Sau khi có C/O doanh nghiệp sẽ tiếp nhận số C/O. Đối với trường hợp cán bộ C/O chưa xác nhận thì bạn vẫn có thể sửa hồ sơ.
Bước 3: Khi hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp, người đề xuất sẽ khi hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ tới VCCI.
Bước 4: VCCI sẽ tiếp nhận hồ sơ trực tiếp từ doanh nghiệp.
Bước 5: Khi nhận hồ sơ, cán bộ C/O xét duyệt hồ sơ. Ở bước này sẽ xảy ra 2 trường hợp.
Bước 6: C/O không hợp lệ, cán bộ duyệt C/O sẽ từ chối hồ sơ và đưa ra lý do cụ thể. Doanh nghiệp khi nhận thông tin sẽ tiến hành sửa chữa, bổ sung theo nội dung cần sửa (sau đó quay lại thực hiện từ bước 3).
Bước 7: Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, chính xác cán bộ VCCI sẽ duyệt cấp C/O cho doanh nghiệp và gửi thông báo đến người đề xuất, doanh nghiệp.
Bước 8: C/O form A khi được cán bộ VCCI ký duyệt, đóng dấu sẽ được trả lại cho doanh nghiệp để bổ sung vào bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Dưới đây là bảng biểu thể hiện quy trình xin cấp C/O form A
Quy trình xin cấp CO form A [Nguồn: Sưu tầm]
Quy trình xin cấp CO form A [Nguồn: Sưu tầm]
Sau khi nhận được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form A, chủ doanh nghiệp/chủ bộ phận xuất nhập khẩu có thể check trước các thông tin trên chứng nhận xuất xứ hàng hóa trước khi phê duyệt/ tiến hành giai đoạn theo nhằm đảm bảo độ chính xác tuyệt đối và giảm thiểu rủi ro phát sinh.
Dưới đây là bảng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form A:
Bảng mẫu CO form A [Nguồn: Sưu tầm]
Bảng mẫu CO form A [Nguồn: Sưu tầm]
+ Mục 1: Thông tin người xin cấp C/O form A (người bán) bao gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
+ Mục 2: Thông tin người nhận C/O form A (người mua) bao gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
+ Mục 3: Phương thức vận chuyển, thời gian ngày tàu chạy, địa điểm cảng xuất phát, cảng đích.
+ Mục 4: Tên cơ quan tổ chức cấp C/O (Bộ Công thương, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam – VCCI).
+ Mục 5: Mục này người đề xuất sẽ để trống.
+ Mục 6: Mô tả thông tin hàng hóa sẽ bao gồm số đơn hàng, số LC, tên mặt hàng, số lượng, phương thức đóng gói.
+ Mục 7: Trọng lượng tổng của hàng hóa (bao gồm cả vỏ bọc và hàng), số lượng (Ví dụ: 60 pallet hoặc 1000 cái…)
+ Mục 8: Sẽ ghi số và ngày Invoice
+ Mục 9: Xác nhận VCCI
+ Mục 10: Chữ ký và xác nhận của chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện.
(Mỗi bộ C/O mẫu A sẽ có 1 bản chính, 2 bản sao và VCCI sẽ giữ lại một bản)
– Bước đầu tiên, mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đảm bảo xây dựng được hệ thống đội ngũ có khả năng rà soát chi tiết, chính xác các thông tin trên CO, đồng thời cập nhật và nâng cao kiến thức về CO cho mỗi nhân sự phòng ban xuất nhập khẩu của doanh nghiệp mình nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành.
– Doanh nghiệp cần rà soát và đối chiếu hồ sơ chứng từ CO theo biên độ (v.d. tháng, quý,…), bao gồm:
+ Bút toán nhập – xuất – tồn của nguyên vật liệu giữa kế toán và hải quan;
+ Công cụ rà soát trừ lùi các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất thành phẩm xuất theo CO,
– DN tận dụng triệt để “cơ chế một cửa quốc gia” hoặc nhờ đến sự cố vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệp thực chiến để tìm ra những lỗi sai còn tồn đọng trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nói chung và các vấn đề về hải quan nói riêng.
Thấu hiểu sâu sắc những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, đặc biệt là công tác rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form A, TACA hân hạnh mang đến cho quý doanh nghiệp giải pháp tối ưu cung cấp cho quý doanh nghiệp đội ngũ chuyên gia chất lượng với chuyên môn sâu, kỹ năng thực chiến dày dặn mà còn mang đến cho doanh nghiệp “mạng lưới mối quan hệ” vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ và tỷ lệ chấp thuận từ cơ quan Hải quan sớm nhất có thể thông qua dịch vụ rà soát CO dưới đây: Dịch vụ rà soát CO
Hoặc vui lòng liên hệ với TACA theo Hotline CSKH: 0982 518 586
Taca Import & Export Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911