Câu chuyện thành công của Tesla: Hai nguyên tắc quản trị bậc thầy giúp Tesla trở thành “Thương hiệu xe hơi có giá trị nhất thế giới”
Dưới sự quản lí của Elon Musk,những nguyên tắc quản trị cốt lõi nào đã đem lại thành công cho Tesla mà khiến các doanh nghiệp toàn cầu quan tâm đến thế? Bài phân tích này sẽ giúp bạn tìm hiểu hai nguyên tắc kiến tạo sự vượt trội đó:
Vài năm trước, khi Elon Musk gửi một email nhắc nhở tất cả các nhân viên của Tesla, không mấy ai nghĩ rằng lời nhắn đơn giản ấy của Musk lại chính là chiến lược giúp ông đưa cả công ty phát triển phi mã.
Từ một tay mơ khi tham gia vào lĩnh vực sản xuất xe hơi, Tesla dần dần vượt lên cạnh tranh ngang bằng với các đối thủ, những gã khổng lồ đã chiếm lĩnh thị trường suốt hàng chục năm.
Mặc dù có doanh số khiêm tốn hơn nhiều so với Toyota, nhưng vào tháng 7 năm 2020, Tesla đã chính thức soán ngôi hãng xe Nhật để trở thành công ty ô tô có giá trị nhất thế giới với 208 tỷ USD. Đó chính là những gì mà Toyota làm được trước General Motors vào năm 1996.
Để có thể giúp công ty tiếp tục bứt phá,mọi doanh nghiệp nên cần đề ra những nguyên tắc vượt trội.Chính vì quan điểm đó,Tesla đã áp dụng 2 nguyên tắc: Nguyên tắc ‘’No Silo’’ và Nguyên tắc về Quản trị sự thay đổi(Change Management) cho thương hiệu của ông.
Nguyên tắc “No silo”- nghĩa là không co cụm. “Silo” mô tả sự cô lập xảy ra khi nhân viên hoặc toàn bộ các bộ phận trong tổ chức không muốn hoặc không có đủ phương tiện để chia sẻ thông tin hoặc kiến thức với nhau.
Để trở nên thông minh và nhanh nhạy hơn đối thủ cạnh tranh, Musk nhấn mạnh Tesla phải khai thác được một điểm yếu mà bất cứ công ty nào khi phát triển đến một quy mô nào đó đều sẽ mắc phải: Đó là sự phân hóa nội bộ hay nói cách khác là’’Silo’’.
Tesla phải chống lại được xu hướng phân hóa nội bộ
“Các quản lý nên làm việc chăm chỉ để đảm bảo họ không tạo ra các lỗ hổng trong công ty. Đó là thứ sản sinh ra thứ tâm lý chúng ta và những người khác, hoặc bằng bất cứ hình thức nào sẽ cản trở giao tiếp giữa các bộ phận và nhân viên trong công ty”, Musk nói.
Ông mô tả hầu hết các công ty lớn cho đến nay đều phân hóa thành các bộ phận, mỗi bộ phận có một quản lý và các quản lý lại có những người quản lý phía trên họ.Khi một nhân viên (A) phát hiện ra vấn đề và cần nói chuyện với một nhân viên (B) ở bộ phận khác để giải quyết nó, nhân viên (A) phải nói chuyện trước với quản lý trực tiếp của mình.
Người quản lý này sau đó lại phải nói chuyện với quản lý cấp cao. Quản lý cấp cao sau đó nói chuyện với người đồng cấp của họ ở bộ phận khác, nơi phía dưới có nhân viên (B) làm việc. Sau đó quản lý cấp cao ở bộ phận khác nói chuyện với quản lý cấp dưới. Quản lý cấp dưới quản lý trực tiếp sau đó mới nói chuyện với nhân viên (B).
Khi đó, nhân viên (B) đã mất rất nhiều thời gian để tiếp cận được vấn đề. Sau đó, khi đã bắt tay vào giải quyết nó, anh ta lại cần trao đổi lại với nhân viên (A). Và thông tin một lần nữa đi đường vòng để quay lại.
Giám đốc điều hành (CEO) hãng xe điện Tesla của Mỹ Elon Musk
Musk nói ông sẽ đuổi việc bất kỳ cấp quản lý nào ở Tesla để điều này xảy ra, chứ đừng nói là họ khuyến khích hay ép buộc cấp dưới phải báo cáo với mình trước.
“Bất kỳ ai tại Tesla đều có thể, và nên gửi email/nói chuyện với bất kỳ ai khác nếu họ nghĩ đó là cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề, vì lợi ích chung của cả công ty. Bạn có thể nói chuyện với quản lý của quản lý của bạn mà không cần sự cho phép của anh ta.
Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với một phó chủ tịch ở bộ phận khác, bạn có thể nói chuyện với tôi, bạn có thể nói chuyện với bất kỳ ai mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai khác. Hơn nữa, bạn nên xem mình có nghĩa vụ phải làm vậy cho đến khi điều đúng đắn xảy ra”. Musk viết.
Phân hóa nội bộ là điều mà bất cứ một công ty nào trên quãng đường phát triển lớn mạnh đều sẽ gặp phải, Musk thừa nhận. Nhưng Tesla sẽ chọn đấu tranh với nó một cách tích cực.
“Tất cả chúng ta đều đang trên cùng một con thuyền. Vì vậy, hãy luôn tự nhủ bản thân rằng bạn đang làm việc vì lợi ích của công ty, chứ không phải vì lợi ích riêng của bộ phận mà bạn đang làm việc”.
Quản trị sự thay đổi (Change Management) là thuật ngữ thường được đề cập là một trong những kỹ năng cần thiết của nhà quản trị doanh nghiệp. Nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất của nó ta đều thấy quản trị sự thay đổi là kỹ năng tất yếu với tất cả mọi người. Từ những bài học thực tế của những gã khổng lồ “ngã ngựa” vì thiếu sự thay đổi như Nokia (Phần Lan), hay câu chuyện thành công vang dội từ khủng hoảng của những đế chế hàng đầu ngày nay như Toyota, Apple, Samsung…đều cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc dẫn dắt sự thay đổi và thực hiện thay đổi kịp thời.
Tại Tesla, chiến lược của doanh nghiệp là cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm chạy điện và thâm nhập thị trường xe hơi với dòng xe cao cấp nhắm đến những người mua giàu có. Khi sản phẩm dần hoàn thiện và tiêu thụ tốt, công ty sẽ tham gia thị trường bình dân với nhiều cạnh tranh hơn.
Cùng với đó,sự nhạy bén trong việc nắm bắt xu thế phát triển, đáp ứng kỳ vọng khách hàng và không ngừng cải tiến, thay đổi chất lượng đã khiến doanh nghiệp thành công rực rỡ.
Hãng xe điện Tesla
Không bị động ứng phó với thay đổi, Tesla đã chủ động phân tích và nắm bắt những xu hướng đổi thay của thế giới, từ đó thực hiện quản trị sự thay đổi thành công vượt bậc.
Cách đây gần 1 thập kỷ, khi thế giới đang say mê với các dòng xe ô tô dùng động cơ đốt trong thì Musk tuyên bố “mục tiêu của Space, Tesla và Solarcity là thay đổi thế giới”.
Đến khi nhiều mỏ dầu ở Trung Đông, Châu Phi, Trung Mỹ… dần cạn kiệt, và một cảnh báo gây sốc rằng “số phận của động cơ diesel bị đếm ngược từng ngày” thì người ta mới thật sự nghiêm túc với tuyên bố của Elon Musk.
Dòng xe hơi chạy bằng điện do Tesla chế tạo đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một phương tiện sử dụng năng lượng “xanh”. Không có chiếc xe động cơ đốt trong nào đạt được mô-men xoắn 100% ngay lập tức, và xe điện hiệu suất cao chính là mấu chốt của vấn đề.
Sản phẩm của Tesla đã đáp ứng được hai điều kiện quan trọng: Một là sử dụng năng lượng tái tạo; hai là tạo ra những cỗ máy mạnh mẽ không kém xe sử dụng năng lượng hóa thạch.
Rất nhiều cuộc khảo sát cho thấy, Tesla Model S là dòng xe được ưa chuộng nhất tại Mỹ. Đương nhiên, “những chiếc xe không ống xả” là giải pháp không thể nào tốt hơn đối với bài toán bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu như hiện nay.
“Nghiên cứu thị trường” là lĩnh vực không mới, tuy nhiên đối với Elon Musk việc nắm bắt thị trường, xu hướng đôi khi không chỉ bằng những thống kê khô khan bằng con số, ông nhìn được tiềm năng của thị trường bằng tầm nhìn công nghệ của mình.
Dù là một công ty Mỹ, nhưng Trung Quốc mới chính là “thiên đường” của Tesla. Người tiêu dùng Trung Quốc là nhóm khách hàng chịu chi nhất của hãng xe này.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung với các đòn thuế quan ăn miếng trả miếng trong giai đoạn 2018 – 2019 khiến cho giá bán xe tại thị trường chiến lược của Tesla là Trung Quốc tăng gần gấp đôi. Nhưng năm 2019, hãng xe chứng kiến doanh số bán hàng tại thị trường tỉ dân tăng 161% so với năm trước đó, tương đương với 40.000 chiếc Tesla.
Dù đại dịch COVID-19 khiến doanh số bán xe tại thị trường Trung Quốc giảm 42% trong quý I/2020, xong Tesla đã vực dậy với doanh số bán hàng lên tục lập đỉnh trong tháng 3 và tháng 4.Theo nhà phân tích Daniel Ives thuộc Wedbush Securities, doanh số bán xe của Tesla là một “đốm sáng trong tình hình ảm đạm hiện nay”.
Còn trong năm 2021 vừa qua,Tesla vừa cho biết hãng đã bán được 936.172 xe , tăng đến 87% so với 499.647 xe đã bán được trong năm 2020.
Doanh số bán xe điện theo từng mẫu xe tại Hoa Kỳ trong 3 năm gần nhất-Nguồn:Forbes,statista.
Tesla một lần nữa trở nên độc nhất. Vũ khí mạnh nhất của Tesla là bộ điều khiển trung tâm tích hợp, còn gọi là Hardware 3.
Thiết bị này được tích hợp hai con chip trí tuệ nhân tạo do Tesla tự phát minh và sản xuất, qua đó cung cấp tính năng tự lái autopilot, cùng hệ thống thông tin giải trí cực kỳ tiên tiến trong xe hơi được điều khiển thông qua màn hình cảm ứng lên tới 17 inches.
Tất cả những phần mềm hay tính năng nói trên của Tesla đều liên tục được cập nhật, đó là điều khác biệt hoàn toàn với các hãng xe trên thị trường.
Một vũ khí khác mà Tesla sở hữu chính là công nghệ pin. Hãng này đang tiến tới việc phát triển ra những viên pin có thể chạy tới hàng triệu km mới hỏng, thay vì chỉ khoảng 160 km như hiện nay. Mẫu pin mới được kỳ vọng có thể soán ngôi của xăng dầu trong tương lai, tạo thách thức cho ngành ô tô truyền thống.
Điều đặc biệt của Tesla là hãng xe này không hề chi tiền cho quảng cáo, không có giám đốc Marketing, sản xuất xe đến đâu bán hết đến đấy. Mô hình này được gọi là D2C (Direct to customer), tức là bán trực tiếp sản phẩm từ tay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Đây cũng là một sự khác biệt góp phần cho những thành công của Tesla hiện tại.
Sau khi kỷ niệm 10 năm lên sàn chứng khoán vào cuối tháng 6 năm 2020, khi hàng loạt hãng xe điêu đứng vì đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, thì Tesla vẫn bứt phá và vượt qua Toyota để trở thành hãng xe có giá trị nhất thế giới.Năm 2021 là năm bùng nổ với sự tăng mạnh của cổ phiếu Tesla đã giúp vốn hóa hãng xe này gia nhập clb 1000 tỷ đô-vượt cả Facebook về giá trị vốn hóa.
Tesla Inc ngày 26/1 dự đoán số xe giao cho khách hàng của tập đoàn này sẽ tăng hơn 50% trong năm 2022 so với năm 2021, bất chấp các vấn đề còn tồn tại dai dẳng trong chuỗi cung ứng vốn được dự đoán phải đến năm sau mới giảm bớt.
Quản trị sự thay đổi có thể đến từ những việc lớn như chiến lược, tầm nhìn, tái cơ cấu tổ chức, áp dụng công nghệ sản xuất mới…đến những thay đổi nhỏ trong tác phong nghề nghiệp, kết nối hay vị trí của những sản phẩm…Không có đảm bảo nào cho thấy thay đổi là thành công nhưng có một điều chắc chắn rằng: “thay đổi với thời gian hoặc bị bỏ lại phía sau”
Tại sao bạn nên áp dụng 2 nguyên tắc trên trong tổ chức của mình?
Câu chuyện của Tesla cho thấy việc đan cài nguyên tắc “no silo” vào chiến lược phát triển của công ty đã giúp họ vươn tới được thành công. “No silo” thực chất là một nguyên tắc dựa trên trí tuệ cảm xúc – là khả năng khiến cảm xúc làm việc cho bạn thay vì chống lại bạn.
Và nó cũng có thể giúp ích cho tổ chức của bạn.
Giống với những silo ở trang trại, thứ đang giúp những người nông dân phân tách và để riêng các loại ngũ cốc khác nhau, “silo” trong một doanh nghiệp đang gom các nhân viên có chuyên môn cùng nhau hoặc làm cùng một bộ phận vào cùng chỗ, tách biệt họ với các bộ phận nằm trong các “silo” hay nhóm còn lại.
Trong khi từng bộ phận một đang hoạt động hiệu quả như một cỗ máy được bôi trơn tốt, người ta sẽ nghĩ đây là một điểm cộng rõ ràng cho toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhân viên trong một bộ phận không tương tác hiệu quả với những nhân viên ở bộ phận khác, hoạt động kinh doanh có thể bắt đầu bị ảnh hưởng, dẫn đến mất doanh thu và thậm chí là chiến tranh giữa các bộ phận.
Sự hình thành “silo” hay các nhóm tách biệt trong công ty được coi là một thất bại trong khả năng lãnh đạo. Như chuỗi báo cáo từ nhân viên A tới nhân viên B mà Musk lấy ví dụ ở Tesla, nút thắt của silo thường nằm ở chính giữa, ở nhóm lãnh đạo trên cùng.
Các biểu hiện của nó có thể được nhìn thấy ngay trong buổi họp của các lãnh đạo cao nhất trong tổ chức. Theo dõi sự tương tác giữa các thành viên của nhóm lãnh đạo thường sẽ tiết lộ các hành vi tạo ra “silo” trong công ty và cách mà các “silo” đó đang phát triển.
Một khi “silo” đã hình thành, nó sẽ tạo ra thứ tâm lý chúng ta và những người khác, bộ phận của tôi và các bộ phận khác như Musk nói. Các lỗ hổng cản trở giao tiếp giữa các bộ phận và nhân viên trong công ty sẽ xuất hiện.
Các cấp lãnh đạo và nhân viên khi đó chỉ phát triển lòng trung thành với một nhóm hoặc một bộ phận cụ thể trong công ty, hơn là hướng tới lòng trung thành với công ty nói chung và với chủ tịch.
Khi các “silo” tồn tại, nhân viên trở nên thiếu tin tưởng và không tin tưởng vào các bộ phận khác, khiến các nhóm ngày càng khó làm việc cùng nhau. Việc chia sẻ thông tin sẽ bị đình trệ.
Các biểu hiện của ”Silo” có thể được nhìn thấy ngay trong buổi họp của các lãnh đạo cao nhất trong tổ chức
Chúng ta có thể thấy điều này rõ ràng trong các cuộc họp, khi các thành viên trong mỗi nhóm đều rất cẩn thận về những gì họ chia sẻ, miễn cưỡng tham gia thực sự vào các cuộc tranh luận và nhìn chung họ không có vẻ gì là đang giao tiếp.
Thực hiện hiệu quả về Nguyên tắc này Elon Musk đã đưa Tesla vượt trội hơn để sống sót trên thương trường sản xuất xe toàn cầu.
Để cạnh tranh và bứt phá so với các tổ chức cùng ngành,doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng chúng.
Nếu như trước đây,các sản phẩm, công nghệ, ý tưởng mới cần rất nhiều năm để thiết kế ,phát triển,thử nghiệm và triển khai-thì hiện nay ,toàn bộ quy trình đã giảm xuống chỉ còn vài tháng,thậm chí vài tuần.Kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm tốt hơn,nhanh hơn và rẻ hơn cũng như thúc đẩy nhu cầu tổ chức văn hóa làm việc tại doanh nghiệp.
Quản trị sự thay đổi (Change Management)
Dữ liệu thực tế đã cho thấy tác động ngày càng lớn của quản trị sự thay đổi hiệu quả đến khả năng thành công trong hoạt động kinh doanh. nghiên cứu của Prosci cho thấy 93% cấp lãnh đạo thực hiện quản lý thay đổi xuất sắc đã đạt được vượt mục tiêu , trong khi chỉ 15% người quản lý thay đổi kém có thể hoàn thành mục tiêu đề ra .Nói cách khác , chiến lược quản trị sự thay đổi tốt giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội thành công lên gấp 6 lần.
Sự tương quan theo mức độ thực hiện Quản trị sự thay đổi đáp ứng mục tiêu người quản lý
Giảm bớt các hao phí không đáng có: Với quản lý sự thay đổi, doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra các phương pháp có khả năng giải quyết các vấn đề có thể dẫn đến hậu quả. Ví như năng suất giảm trên quy mô lớn, nhà quản lý không hỗ trợ nguồn lực và thời gian thay đổi, các bên liên quan không có mặt tại cuộc họp, nội bộ chia rẽ, gia tăng tình trạng căng thẳng,.. hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Với những biến động liên tục xảy ra trong một môi trường kinh doanh hiện nay, quản lý sự thay đổi đã trở thành một trong những chức năng kinh doanh quan trọng nhất-đặc biệt trong các trường hợp sau:
Làm thế nào bạn có thể thực hiện 2 phương châm này?
Bằng cách áp dụng nguyên tắc “No silo”. Hãy khuyến khích từng cấp lãnh đạo, quản lý trong công ty của bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và làm việc vì lợi ích chung của công ty thay vì từng bộ phận họ quản lý.
Bạn có thể làm điều này thông qua một email, giống Elon Musk.Hoặc bạn cũng có thể làm điều đó bằng cách tổ chức lại công ty và tự mình làm gương, nắm và điều hành các nhóm khác nhau,…
Có nhiều cách để làm điều này, ví dụ, mỗi khi tập hợp một nhóm để làm việc trong một dự án, bạn hãy chỉ định các thành viên của các bộ phận khác nhau làm việc cùng nhau. Nếu đó là một dự án marketing, hãy đưa thêm vào ít nhất một thành viên đến từ bộ phận sản phẩm, thiết kế, tài chính, vận hành- và ngược lại.
Cố gắng tăng cường vai trò của từng thành viên trong nhóm hoặc đào tạo chéo nhân viên trong các phòng ban khác nhau cũng là một ý tưởng tốt. Hãy tạo các vòng phản hồi để giúp các cá nhân hiểu được công việc của nhóm họ ảnh hưởng như thế nào đến công việc của các nhóm khác.
Bằng cách áp dụng nguyên tắc “No silo”. Hãy khuyến khích từng cấp lãnh đạo, quản lý trong công ty của bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và làm việc vì lợi ích chung của công ty thay vì từng bộ phận họ quản lý
Điều này sẽ giúp mỗi nhân viên suy nghĩ chín chắn hơn, họ sẽ hiểu rằng cả công ty đang làm việc cùng nhau và mình có thể phát triển các phương pháp sử dụng nguồn lực trong lĩnh vực này để giải quyết các vấn đề ở lĩnh vực khác.
Thay đổi tổ chức xảy ra ở từng cá nhân một
Chúng ta rất dễ rơi vào’’cạm bẫy’’tư duy về sự thay đổi từ góc độ tổ chức.Chẳng hạn, đối với công tác sáp nhập(merge) hoặc mua lại(acquisition), cấp lãnh đạo thường chỉ tập trung vào các vấn đề như :cấu trúc tài chính, tích hợp dữ liệu-hệ thống,vị trí văn phòng,… Tuy nhiên,thay đổi tổ chức luôn bắt đầu từ từng cá nhân một.
Doanh nghiệp không thay đổi , chỉ có con người mới thay đổi.
Chính sự chuyển đổi của từng thành viên mới tạo thành nền móng thay đổi thành công cho tổ chức.Bằng không , nếu mỗi người không điều chỉnh lại công việc hàng ngày của họ , nỗ lực chuyển đổi doanh nghiệp sẽ chẳng mang lại kết quả gì.
Thiết lập mục tiêu cụ thể
Để có thể đạt được những hiệu quả lớn nhất trong việc quản trị thay đổi trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp bạn phải bắt đầu quy trình thay đổi đó bằng cách thiết lập những mục tiêu cụ thể, rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, những mục tiêu được đề ra cần thiết phải bám sát được với bối cảnh thực tế đồng thời có sự liên quan mật thiết đến với mục đích mà doanh nghiệp đã đặt ra từ ban đầu.
Ngoài ra, yêu cầu của quy trình này là những hoạt động thông tin. Vì vậy, quá trình giao tiếp trong nội bộ cần phải được đảm bảo thông suốt để đội ngũ nhân viên có thể xác định được mục tiêu, đi đúng hướng và không xảy ra mâu thuẫn với nhu cầu nhân viên.
Để có thể đạt được những hiệu quả lớn nhất trong việc quản trị thay đổi trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp bạn phải bắt đầu quy trình thay đổi đó bằng cách thiết lập những mục tiêu cụ thể
Lên kế hoạch chi tiết
Quá trình quản lý sự thay đổi khi được diễn ra một cách thuận lợi sẽ giúp ban quản lý của doanh nghiệp sở hữu được một nguồn lực lớn và chất lượng để xây dựng và phát triển các kế hoạch, lịch trình cũng như các chiến lược kinh doanh hiệu quả mà vẫn giữ được tầm nhìn cũng như các hoạt động kinh doanh thường ngày của doanh nghiệp đó.
Trong trường hợp tái thiết kế cấu trúc, việc doanh nghiệp sắp xếp được cấu trúc cho một tổ chức thông thường tuy chỉ diễn ra trong một giai đoạn quá độ cụ thể nhưng trong quá trình thay đổi của doanh nghiệp, nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Taca Business Consulting,
Trụ sở chính: Tầng 2 tòa A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Hotline: 0982 518 586
Support@taca.edu.vn
Vincom Đồng Khởi, Quận 1, TP. HCM
Hotline: 0985 611 911